Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận tình huống xử lý tình huống trong việc giải quyết tranh chấp đất đai tại xã TV, huyện mê linh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.84 KB, 20 trang )

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2
NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN ........................................................................... 5
Phần 1: Mô tả tình huống ................................................................................. 5
1. Nội dung đơn của bà Lê Thị N ................................................................. 5
2. Nội dung đơn của bà Lê Thị M ................................................................. 5
3. Hồ sơ địa chính......................................................................................... 6
4. Hiện trạng sử dụng đất:............................................................................. 6
5. Quá trình giải quyết tranh chấp của UBND xã TV và UBND huyện ML .. 7
Phần 2: Xác định mục tiêu xử lý ....................................................................... 9
Phần 3: Phân tích nguyên nhân và hậu quả ..................................................... 10
1. Nguyên nhân .......................................................................................... 10
1.1. Nguyên nhân khách quan:................................................................ 10
1.2. Nguyên nhân chủ quan: ................................................................... 10
2. Hậu quả: ................................................................................................. 11
Phần 4: ........................................................................................................... 12
Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống................. 12
1. Phương án 1............................................................................................ 12
2. Phương án 2: .......................................................................................... 13
Phần 5 ............................................................................................................ 15
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án..................................................... 15
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 16
1. Kiến nghị, đề xuất ...................................................................................... 16
2. Kết luận ...................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 20

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015



Trang 1


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Trải qua
nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo
vệ được vốn đất đai như ngày nay.
Hiện nay, việc quản lý đất đai và nhà ở đã và đang là một trong những vấn
đề mang tính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên hàng
đầu. Qua từng thời kỳ cách mạng chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ
sở đó mà có những thay đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.
Nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có sửa đổi nhằm
giúp cho các quan hệ đất đai vận động và phát triển.
Trong nhiều năm gần đây, vấn đề tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
đang nổi lên như một bức xúc xã hội chưa có giải pháp giải quyết thỏa đáng. Lịch
sử đất đai với nhiều chính sách phù hợp với các giai đoạn cách mạng khác nhau
đã làm cho các quan hệ có liên quan tới đất đai trở nên rất phức tạp. Mặt khác, giá
trị đất đai càng cao thì càng làm cho tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có xu hướng
gay gắt hơn. Trên thực tế, việc xây dựng pháp luật của ta cũng chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển đất nước, thường phải chạy theo cuộc sống để điều chỉnh sao
cho kịp thời.
Trên cơ sở đó Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Theo đó
Nhà nước là chủ thể duy nhất đối với quyền sở hữu đất đai, song bên cạnh đó
cũng mở rộng thêm các quyền cho người sử dụng đất như quyền thừa kế, chuyển
nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi,
vi phạm quyền sử dụng đất bất hợp pháp. Việc nhận thức và vận dụng pháp luật

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 2


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

không đúng, không thống nhất, thậm chí sai phạm dẫn đến khiếu nại, tố cáo
nhiều, công tác quản lý nhà nước các cấp phải tập trung quá nhiều lực lượng, kinh
phí để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, gây tốn kém, mất thời gian. Có
sự việc nhỏ chỉ cần giải quyết ở cấp cơ sở là xong nhưng thực tế việc hiểu biết và
vận dụng pháp luật của một số bộ phận công dân và cán bộ công chưa đúng đắn,
phù hợp dẫn đến khiếu nại, tố cáo vượt cấp, làm cho vụ việc phức tạp, kéo dài
thời gian, tạo ra nhiều dư luận không tốt cho quần chúng nhân dân.
Với nhận thức còn mới được bổ sung qua khóa học bồi dưỡng kiến thức
quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu
trong công tác tại cơ quan đơn vị nên trong bài tiểu luận này tôi xin lựa chọn đề
tài: " Xử lý tình huống trong việc giải quyết tranh chấp đất đai tại xã TV,
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội."
Bố cục của tiểu luận bao gồm các phần như sau:
I. Phụ lục
II. Lời mở đầu

III. Nội dung của tiểu luận
Phần 1: Mô tả tình huống
Phần 2: Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Phần 3: Phân tích nguyên nhân, hậu quả
Phần 4: Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình
huống
Phần 5: Lập kế hoạch để tổ chức thực hiện phương án lựa chọn
IV. Kết luận và kiến nghị
V. Tài liệu tham khảo
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, tiểu luận không tránh khỏi những
khiếm khuyết, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 3


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

thầy cô và các bạn học viên để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp cho bản thân có
thêm kiến thức, kinh nghiệm trong thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn!

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 4


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội


Tiểu luận tốt nghiệp

NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN
Phần 1: Mô tả tình huống
1. Nội dung đơn của bà Lê Thị N
Bà Lê Thị N, thường trú tại xã TL, huyện Mê Linh có một ngôi nhà trên
thửa đất số 148, tờ bản đồ số 29 (đo đạc năm 2005), diện tích 1614,1m2 (bao gồm
cả vườn và ao) tại xóm 6, thôn TV, xã TV, huyện Mê Linh. Nguồn gốc đất do bố
mẹ bà Lê Thị N là ông Lê Văn Ban và bà Lưu Thị Ty để lại qua nhiều đời. Bà Lê
Thị N là con duy nhất của ông Lê Văn Ban và bà Lưu Thị Ty, bố mẹ bà Lê Thị N
đã mất. Bà Lê Thị N lấy chồng tại xã TL, huyện ML nên tạm thời có giao cho anh
họ là ông Lê Văn L ở và thờ cúng tổ tiên, trông nom nhà đất nói trên cho bà Lê
Thị N.
Đến năm 2006, nghe tin gia đình bà bị bà Lê Thị M đang lấp đất ao của gia
đình bà N thì bà N có phản đối nên xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp đất đai từ đó.
Bà N cho biết lúc bố mẹ bà còn sống không hề bán hay chuyển nhượng cho ai
thửa đất nói trên.
2. Nội dung đơn của bà Lê Thị M
Bà Lê Thị M, thường trú tại khu 6, thôn TV, xã TV, huyện Mê Linh. Năm
1997, bà M có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ao tại thửa số 318, 319, tờ
bản đồ số 01 diện tích 540,m2 năm 1987 của ông Ngô Văn H. Khi bà M nhận
chuyển nhượng thửa ao trên bà M được biết nguồn thửa đất ao là của bố mẹ bà N
để lại. Năm 1992 gia đình bà N đã chuyển nhượng diện tích trên cho ông H cùng
khu với số tiền là 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Việc mua bán có chứng kiến
của chính quyền địa phương và các hộ dân trong xóm. Sau khi chuyển nhượng bà
N và ông H đã phân chia ranh giới rõ ràng, bà N đã nhận đủ tiền của ông H,
nhưng vì thửa đất ao chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hai bên
chưa hoàn thành thủ tục mua bán về mặt hình thức.
Năm 1997 do không có nhu cầu sử dụng đất ông Ngô Văn H đã chuyển

nhượng toàn bộ diện tích trên cho bà M. Sau khi chuyển nhượng bà M đã sử dụng
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 5


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

ổn định đến năm 1999 thì bà M có chặt tre trên bờ ao để bán cho địa phương
nhưng không ai có ý kiến gì, hàng năm bà M vẫn tiến hành nạo vét ao để bắt cá.
Từ ngày sử dụng bà M vẫn đóng tiền thuế sử dụng đất hàng năm đầy đủ. Từ năm
1999 do nuôi cá không hiệu quả nên bà M san lấp dần để làm vườn và có mục
đích sau này sẽ xây nhà cho con ở. Việc bà M đổ đất san nền lấp ao diễn ra nhiều
năm nhưng phía bà N và chính quyền địa phương không ai có ý kiến gì cho đến
cuối năm 2006 đầu năm 2007 bà N mới có đơn khiếu nại.
3. Hồ sơ địa chính
Bản đồ lập năm 1986 diện tích ao có tranh chấp tại xóm 6, thôn TV, xã TV
thể hiện các thửa đất số 317, 318, 319 tờ bản đồ số 01, diện tích 760m 2, chủ sử
dụng là bà Lê Thị N; thửa đất 321 diện tích 902m 2 loại đất ở và đất vườn, đứng
tên chủ sử dụng là bà Lê Thị N.
Bản đồ lập năm 2005 diện tích ao có tranh chấp tại xóm 6, thôn TV, xã TV
thể hiện nằm rong thửa đất số 148, thuộc tờ bản đồ số 29, diện tích 1614,1m 2.
Đến thời điểm ngày 06/8/2008: Tại biên bản xác định chủ sử dụng đất của
UBND xã TV đối với việc sử dụng đất của ông Lê Văn Lái và vợ là bà Ngô Thị
Kiền, bà Lê Thị N thể hiện như sau: “thửa đất số 148, thuộc tờ bản đồ số 29, bản
đồ đo đạc năm 2005, diện tích 1614,1m 2 đất ở tại nông thôn, thơi hạn sử dụng lâu
dài, hiện nay gia đình ông Lê Văn Lái đang sử dụng và sinh sống trên thửa đất đó
nhưng chính chủ là bà Lê Thị N, thửa đất trên hình thành từ khi còn bố mẹ bà N

và được sử dụng ổn định từ lâu đời đến nay. Nay UBND xã xác nhận và đính
chính hồ sơ địa chính theo quy định cho chính chủ sử dụng thửa đất số 148, thuộc
tờ bản đồ số 29, bản đồ đo đạc năm 2005, diện tích 1614,1m 2 đất ở tại nông thôn,
thời hạn sử dụng đất lâu dài mang tên bà Lê Thị N.
4. Hiện trạng sử dụng đất:
Khu đất ao có tranh chấp tiếp giáp với 02 mặt đường làng, một mặt giáp
tường gạch xây của ông Ngô Văn B, một mặt giáp với ngõ và đất của nhà và
Vương Thị Lan. Tại thời điểm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, ao đã san lấp gần
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 6


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

xong, còn diện tích khoảng 200m2 chưa san lấp hiện vẫn là ao, trồng cây xung
quanh làm hàng rào, mặt bằng đất đã san lấp xong hiện để trống.
5. Quá trình giải quyết tranh chấp của UBND xã TV và UBND huyện
Mê Linh
Ngày 29/11/2006, UBND xã TV có tiếp nhận đơn của bà Lê Thị N đề nghị
giải quyết việc thửa đất số 148 thuộc tờ bản đồ số 29, bản đồ xã TV lập năm 2005
đang bị bà Lê Thị M tranh chiếm.
UBND xã TV đã tổ chức hòa giải nhiều lần, thành lập hội đồng tư vấn giải
quyết tranh chấp đất đai nhưng các bên không đi đến thống nhất hòa giải thành.
Ngày 08/6/2009, UBND xã TV có Báo cáo số 115/BC-UBND về báo cáo
kết quả xác minh, hòa giải đồng thời tiến hành chuyển hồ sơ vụ việc đến UBND
huyện Mê Linh để được giải quyết theo thẩm quyền. Nội dung báo cáo: “Nguồn
gốc thửa đất có tranh chấp là của ông, cha bà Lê Thị N để lại, đến thời điểm

UBND xã TV xem xét đơn của bà Lê Thị N thì ông Lê Văn Lái (anh họ bà N)
vẫn đang sinh sống trên thửa đất số 148 thuộc tờ bản đồ số 29, bản đồ đo đạc năm
2005, diện tích 1614,1m2. Trong đó phần diện tích ao đang tranh chấp hiện hay
gia đình bà M đã đổ đất lên phần ao tại vị trí đang tranh chấp giữa hai hộ;
Theo lời khai của ông Hám thì năm 1993 ông Hám mua lại diện tích ao của
bà N, sau đó ông Hám bán diện tích ao mua của bà N cho mà M; tuy nhiên tại các
buổi hòa giải bà M không xuất trình được các giấy tờ mua, bán thửa đất mà chỉ có
các bản photo biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, đơn xin cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất có xác nhận của cán bộ địa chính và UBND xã TV năm
2004”.
Ngày 25/8/2010, phòng TNMT huyện Mê Linh có báo cáo số 64/BCTNMT báo cáo UBND huyện ML kết quả xác minh vụ việc tranh chấp và đề xuất
biện pháp giải quyết.

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 7


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

Trên cơ sở báo cáo của phòng TNMT và ý kiến của hội nghị các ngành liên
quan ngày 19/8/2010, UBND huyện Mê Linh đã ban hành Quyết định số
5895/QĐ-CT ngày 01/09/2010 với nội dung xác định: “Bà Lê Thị N được hưởng
thừa kế đất ở và ao của bố mẹ để lại. Năm 1992 bà N đi lấy chồng và thường trú
tại thôn NT, xã TL huyện Mê Linh nên sau khi bố mẹ bà N qua đời thì ông Lê
Văn Lái là anh họ của bà N trông nom nhà cửa đất đai và thờ cúng tổ tiên (giữa
bà N và ông Lái không có tranh chấp). Năm 1993 bà N có chuyển nhượng ao cho
ông Hám; năm 1994 ông Hám chuyển nhượng cho bà M. Việc chuyển nhượng lại

cho bà M là có thật, tuy hiện nay không còn lưu giấy tờ gì nhưng việc chuyển
nhượng ao có các nhân chứng công nhận.
Sau khi mua đất ao của ông Hám, hàng năm bà M có thuê người đổ đất, lấp
ao nhưng đến lần đổ tháng 11/2006 thì mới xảy ra tranh chấp giữa bà N với bà M.
Vì vậy đây là tranh chấp ranh giới, không phải bà M ngang nhiên chiếm đất ao
của bà N.
Đối với thửa đất số 317 diện tích 137m 2 tờ bản đồ số 01 đo đạc năm 1987
(diện tích đo đạc lại năm 2005 là 126m2) chủ sử dụng là bà Lê Thị Duyến, diện
tích đất ao nay hiện có giấy tờ mua bán đất giũa gia đình bà Duyến với ông Hám,
sau đó ông Hám chuyển nhượng lại cho bà M”.
Nội dung của Quyết định số 5895/QĐ-CT của UBND huyện ML:
“1 - Công nhận cho bà Lê Thị N và bà Lê Thị M mỗi người được quyền sử
dụng ½ diện tích trong tổng thể diện tích ao tranh chấp 540,8m 2 (thuộc thửa đất
số 319 và thửa đấ số 318 tờ bản đồ số 01 đo đạc năm 1987).
2- Công nhận diện tích đất ao theo hiện trạng 126,7m 2 thuộc thửa đất số
317 tờ bản đồ số 01 đo đạc năm 1987 cho bà Lê Thị M do đất có nguồn gốc
chuyển nhượng của gia đình bà Lê Thị D….”
Sau khi nhận được quyết định của UBND huyện bà Lê Thị N không đồng ý
và khiếu nại lên UBND thành phố Hà Nội với nội dung: “khiếu nại Quyết định số

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 8


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

5895/QĐ-CT của UBND huyện ML về việc giải quyết khiếu nại của gia đình bà

với gia đình bà Lê Thị M”.
Phần 2: Xác định mục tiêu xử lý
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải sớm giải quyết dứt điểm vụ việc này và
nắm bắt cách nào để nâng cao hiệu quả giải quyết, đáp ứng tình hình hiện nay.
Xét thấy đây là một vụ khiếu nại kéo dài, phức tạp cần phải giải quyết ngay với
mục tiêu:
- Xử lý dứt điểm vụ việc khiếu nại kéo dài lên tất cả các cấp, các cơ quan
có thẩm quyền đúng điểm dừng theo quy định của Luật khiếu nại và Luật đất đai
hiện hành (quyết định giải quyết cuối cùng).
- Việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Lê Thị N phải đảm bảo đúng pháp
luật, hợp tình, hợp lý, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bà Lê Thị N người
có đơn khiếu nại cũng như bà Lê Thị M người được nhận chuyển nhượng từ ông
Ngô Văn Hám.
- Phải khắc phục được tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong tình
hình hiện nay nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh
vực quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ uy tín , củng cố lòng tin của công dân đối
cới chính quyền địa phương các cấp.
- Xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật
về đất đai, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức, chính quyền có liên quan đến
vụ việc khiếu nại kéo dài phức tạp này.
- Thông qua việc giải quyết thấu tình đạt lý vụ việc khiếu nại của bà Lê Thị
N ở xóm 6, thôn TV, xã TV huyện Mê Linh để góp phần tuyên truyền phổ biến
giáo dục ý thức tuân thủ nghiêm minh các văn bản pháp luật đất đai và Luật khiếu
nại, Luật Tố cáo đối với cá nhân bà N, bà M, UBND xã TV, UBND huyện Mê
Linh và các cơ quan tổ chức có liên quan.

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 9



Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

Phần 3: Phân tích nguyên nhân và hậu quả
1. Nguyên nhân
Vụ việc này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do các nguyên nhân chủ
quan và khách quan sau:
1.1. Nguyên nhân khách quan:
- Trong một thời gian dài, công tác quản lý đất đai bị buông lỏng, quy trình
quản lý còn thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học. Hồ sơ địa chính, tài liệu lịch sử làm
căn cứ giải quyết không đầy đủ.
- Các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đau có
nhiều thay đổi, có những vấn đề chưa thực sự cụ thể. Mặt khác, công tác cập nhật
văn bản pháp luật của cán bộ cơ sở còn yếu, vì vậy việc vận dụng, thực thi trên
thực tế còn nhiều khó khắn.
- Giá trị quyền sử dụng đất ngày càng tăng cao nên việc khiếu nại, tố cáo
ngày càng trở nên gay gắt và phức tạp hơn nhằm đòi lại quyền lợi và lợi ích của
các cá nhân có liên quan.
1.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Trình độ quản lý hành chính nhà nước nói chung về đất đai của các cấp,
các ngành từ huyện đến cơ sở còn nhiều bất cập. Quản lý không chặt chẽ, buông
lỏng một thời gian dài, hồ sơ địa chính của thửa đất (làm căn cứ quan trọng để
giải quyết vụ việc) không đầy đủ, chưa được cập nhật, thiếu chặt chẽ.
- Đối với UBND xã TV, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước của xã qua các
thời kỳ về đất đai còn non yếu về chuyên môn, kém hiểu biết pháp luật về đất đai,
thiếu tinh thần trách nhiệm. Không quản lý chặt chẽ được hồ sơ quản lý đất của
địa phương cũng như quản lý về con người dẫn đến việc xác minh nguồn gốc sử
dụng đất, quá trình sử dụng đất và chủ sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, gây bức

xúc cho người dân cũng như mất lòng tin của người dân vào chính quyền địa
phương.

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 10


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

- Về phía bà N à bà M cũng như ông Hám chưa có ý thức tự giác tìm hiểu,
nhận thức đúng đắn và đầy đủ các quy định của pháp luật đất đai dẫn đến việc
thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với thửa đất chưa có, làm cho các cấp chính
quyền khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất. Cụ thể như việc mua bán,
chuyển nhượng đất giữa bà N và ông Hám không có giấy tờ mua bán mà cũng chỉ
là lời nói từ một phía của ông Hám dẫn đến việc ông Hám bán cho bà M cũng
không có giấy tờ mà chỉ có người chứng kiến nhưng cũng không đồng nhất,
không có giấy tờ mua bán chuyển nhượng để chứng minh làm cho quá trình tìm
hiểu, xác minh của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và dẫn đến kéo dài,
phức tạp.
2. Hậu quả:
- Một khi vụ việc tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm thì
việc khiếu nại sẽ kéo dài, làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung của những người
có liên quan, của gia đình bà N và bà M, gây mất ổn định tình hình an ninh – trật
tự xã hội trên địa bàn toàn khu dân cư.
- UBND xã TV buông lỏng trong quản lý đất đai, thiếu trách nhiệm trong
việc quản lý hồ sơ địa chính cũng như con người tại địa phương. Việc cập nhật
chỉnh lý những biến động đất đai không được theo dõi và chỉnh lý kịp thời dẫn

đến khó khăn trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất và xác minh chủ sử
dụng đất đúng đắn và nhanh nhất.
- Việc vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý đất đai
làm thất thoát đi một phần lợi ích kinh tế của nhà nước (việc mua bán, chuyển
nhượng phải có lập thành hợp đồng mua bán chuyển nhượng và phải nộp thuế
vào cơ quan nhà nước). Làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự quản lý điều
hành của Nhà nước nói riêng, chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật nước
ta nói chung.

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 11


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

Phần 4:
Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Việc giải quyết khiếu nại đòi hỏi phải được phân loại theo tính chất vụ việc
từ đơn giản đến phức tạp, để kịp thời có biện pháp giải quyết, xử lý phù hợp.
Những vụ việc có tính chất tranh chấp trong bộ phận nhân dân.
Để vụ việc khiếu nại tranh chấp đất đai giữa bà N và bà M được giải quyết
dứt điểm thấu đáo, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên, em đưa ra các phương án sau:
1. Phương án 1
- UBND huyện ra quyết định thu hồi và hủy bỏ quyết định số 5895/QĐ-CT
ngày 01/9/2010 về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà Lê Thị M với bà Lê
Thị N.

- Yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã TV
kiểm tra, xác định rõ lại ranh giới, vị trí, diện tích, loại đất và các chủ sử dụng để
đính chính lại hồ sơ, bản đồ, sổ sách địa chính và quản lý.
- Ban hành quyết định giải quyết như sau:
+ Công nhận thửa đất số 318 diện tích 376m 2, mục đích sử dụng là đất ao,
thuộc tờ bản đồ số 01, HTX thôn Tráng Đẹp lập năm 1987 cho bà Lê Thị N,
thường trú tại thôn Ngự Tiền, xã TL vì có nguồn gốc thửa đất là của ông cha để
lại và có tên là chủ sử dụng đất trong sổ mục kê lập kèm theo bản đồ giải thửa
HTX thôn Tráng Đẹp.
+ Công nhận thửa đất số 319 diện tích 247m2, mục đích sử dụng là đất ao,
thuộc tờ bản đồ số 01, HTX thôn Tráng Đẹp lập năm 1987 cho bà Ngô Thị K (vợ
ông Lê Văn Lái), thường trú tại thôn Tráng Việt, xã TV vì có nguồn gốc thửa đất
là của ông cha để lại và có tên là chủ sử dụng đất trong sổ mục kê lập kèm theo
bản đồ giải thửa HTX thôn Tráng Đẹp.

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 12


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

+ Công nhận thửa đất số 317 diện tích 137m 2, mục đích sử dụng là đất ao,
thuộc tờ bản đồ số 01, HTX thôn Tráng Đẹp lập năm 1987 cho bà Vương Thị
Lan, thường trú tại thôn Tráng Việt, xã TV vì có nguồn gốc thửa đất là của ông
cha để lại và có tên là chủ sử dụng đất trong sổ mục kê lập kèm theo bản đồ giải
thửa HTX thôn Tráng Đẹp.
Ưu nhược điểm của phương án:

* Ưu điểm:
Giải quyết được vấn đề về khía cạnh “lý” vì căn cứ vào cơ sở pháp lý có
trên giấy tờ quản lý của cơ quan nhà nước được lưu tại xã. Các bên có trong hồ sơ
địa chính đều được bảo đảm về quyền lợi và lợi ích của mình.
* Nhược điểm:
Chưa giải quyết được vấn đề về khía cạnh “tình”. Vì chưa chắc quá trình
cập nhật hồ sơ địa chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã chính xác nên
mới dẫn đến việc tranh chấp đất đai giữa bà N với bà M.
2. Phương án 2:
- UBND huyện ra quyết định thu hồi và hủy bỏ quyết định số 5895/QĐ-CT
ngày 01/9/2010 về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà Lê Thị M với bà Lê
Thị N.
- Yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã TV
kiểm tra, xác định rõ lại ranh giới, vị trí, diện tích, loại đất và các chủ sử dụng để
đính chính lại hồ sơ, bản đồ, sổ sách địa chính và quản lý.
- Nếu phía bà Lê Thị N khiếu nại Quyết định trên của UBND huyện phải
cung cấp được thêm bằng chứng xác nhận của bà Vương Thị Lan và bà Ngô Thị
Kiền xác nhận các thửa đất số 317, 318, 319 tờ bản đồ số 01 (lập năm 1987) có
nguồn gốc là của ông Lê Văn Ban (bố bà Lê Thị N) để lại cho bà Lê Thị N.
- Sau khi xác minh ban hành quyết định giải quyết như sau:

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 13


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp


Công nhận quyền sử dụng các thửa đất 317, 318, 319 tờ bản đồ số 01 (lập
năm 1987) tại thôn TV, xã TV, huyện ML cho bà Lê Thị N, thường trú tại thôn
Ngự Tiền, xã TL, huyện ML vì có nguồn gốc là của ông cha để lại.
Việc bà Lê Thị M trú tại thôn TV, xã TV, huyện Mê Linh đề nghị công
nhận quyền sử dụng các thửa đất 317, 318, 319 tờ bản đồ số 01 (lập năm 1987) tại
thôn TV, xã TV, huyện Mê Linh là không có cơ sở pháp lý vì bà Lê Thị M không
cung cấp được các giấy tờ mua bán, chuyển nhượng với ông Ngô Văn Hám.
Phương pháp này có ưu và nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
Phương án này là phương án tối ưu, đảm bảo đúng pháp luật lại hợp tình,
có lý đảm bảo lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cá nhân công dân có liên quan.
Khi bà Lan và bà Kiền đã xác nhận không liên quan đến việc sở hữu các
thửa đất nói trên và thửa đất nói trên là của bố bà M để lại cho bà N thì quyền sử
dụng đất sẽ được công nhận cho bà N là có cơ sở.
* Nhược điểm:
Mặc dù có thể chưa giải quyết được dứt điểm ngay nhưng cũng không có
cơ sở để công nhận quyền sử dụng đất cho bà M vì bà không có giấy tờ chứng
minh việc mua bán, chuyển nhượng với ông Hám, việc bà M sẽ khiếu nại Quyết
định cũng không có cơ sở để xem xét giải quyết. Vụ việc khiếu nại sẽ sớm được
kết thúc.
Mỗi phương án đều có nhưng ưu và nhược điểm nhất định, tuy nhiên theo
bản thân tôi, phương án thứ 2 là tối ưu và nó thỏa mãn được nhiều mục tiêu, có
tính khả thi và hợp tình hợp lý, phù hợp với thực tế chứng kiến của đông đảo
người dân ở địa phương, giữ lòng tin của quần chúng nhân dân trong việc thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 14



Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

Phần 5
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án

STT

1

Nội dung công việc

Ban

hành

Chủ thể thực

Thời gian

hiện

thực hiện

Điều kiện cần
thiết để thực
hiện


Quyết UBND huyện Mê 05 ngày

định thu hồi và hủy Linh
bỏ Quyết định số
5895/QĐ-CT

ngày

01/9/2010
2

Giao

Phòng

nguyên



Tài Phòng TNMT và 07 ngày
Môi UBND xã TV

Thu thập thêm
các nguồn tài

trường phối hợp với

liệu từ những

UBND xã TV kiểm


người dân sống

tra, xác định rõ lại

lâu năm quanh

ranh giới, vị trí, diện

thửa đất xảy ra

tích, loại đất và các

tranh chấp

chủ sử dụng để đính
chính lại hồ sơ, bản
đồ,

sổ

sách

địa

chính và quản lý
3

Yêu cầu phía bà Lê Phòng TNMT và 07- 15 ngày


bà Vương Thị

Thị N cung cấp các UBND xã TV

Lan và bà Ngô

chứng cứ xác minh

Thị Kiền xác

nguồn gốc thửa đất

nhận

nguồn

gốc thửa đất là
của bố bà N để

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 15


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

lại cho bà N
4


Ban

hành

định

giải

Quyết UBND huyện Mê Chậm
quyết Linh

khiếu nại

nhất

là 04 ngày
sau khi bà N
cung

cấp

thêm giấy tờ
chứng minh

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kiến nghị, đề xuất
Từ trường hợp tranh chấp đất đai cụ thể nói trên và tình hình thực tế tranh
chấp đất đai đã và đang diễn ra trên địa bàn, tôi xin có một số kiến nghị sau:
* Đối với cơ quan trung ương:

Hiện nay Luật đất đai 2013 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ
ngày 01/7/1014. Tuy nhiên, Nhà nước cần xây dựng ban hành nhanh chóng hệ
thống chính sách pháp luật đất đai một cách hoàn thiện, đồng bộ, các văn bản
hoàn thiện, thống nhất từ trung ương đến địa phương đầy đủ, kịp thời, tránh hiện
tượng chồng chéo và phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Chú trọng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành địa chính từ Trung
ương đến địa phương, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
trong ngành nhằm nâng cao trình độ, kiến thức quản lý nhà nước về đất đai cũng
như năng lực chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tế đặt
ra, đặc biệt là đối với đội ngũ địa chính xã, phường, thị trấn. Lực lượng này có vai
trò rất quan trọng, đảm nhiệm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở.
Quan tâm đầu tư kinh phí cho đo đạc lập bản đồ và hồ sơ địa chính cũng
như đầu tư các trang thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại, tạo điều kiện

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 16


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

cho ngành xây dựng nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hệ thống thông tin địa lý
để đáp ứng việc quản lý đất đai một cách có hiệu quả.
* Đối với cơ quan địa phương:
Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật đất đai nói riêng và pháp luật
nói chung trong nhân dân bằng nhiều hình thức, nhằm giáo dục cho mọi người có
ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước. Đồng thời cấp ủy và các cấp chính
quyền địa phương cần quan tâm đến công tác địa chính một cách thỏa đang để

giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề đặt ra.
Khi có hiện tượng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng đất và các chủ
sử dụng có đơn đề nghị các cấp giải quyết thì chính quyền các cấp mà ở đây đầu
tiên là chính quyền cấp xã, phường, thị trấn phải tiến hành giải quyết ngay tại cơ
sở theo thẩm quyền của mình, tránh để tồn đọng kéo dài khiến cho nhân dân bức
xúc dẫn đến khiếu kiện vượt cấp.
Khi giải quyết thì phải giải quyết triệt để trên cơ sở hợp pháp, hợp lý. Ngày
khi giải quyết tranh chấp ổn thỏa cần phải tiến hành cập nhập, hoàn thiện hồ sơ
địa chính cần thiết có liên quan để tránh có sự tranh chấp tiếp theo mang tính dây
chuyền. Đây là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai sau này.
2. Kết luận
Qua phân tích vụ việc tranh chấp đất đai tại thôn TV, xã TV, huyện Mê
Linh, có thể rút ra kết luận là:
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai là một trong
những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Các vụ việc
đã được giải quyết thì cần phải tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc kịp thời để
không xảy ra khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu
kiện mới phức tạp hơn. Thực hiện tốt nội dung này không những góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai mà còn góp phần

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 17


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

đáng kể trong việc phát triển k inh tế, đảm bảo trật tự xã hội cũng như củng cố

niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Để khắc phục được những tồn tại, hạn chế và nâng cao hơn nữa chất lượng,
hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai cần phải có các giải
pháp sau:
1. Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sát
sao, kiên quyết, nhất quán của cấp huyện, cấp tỉnh đối với chính quyền cơ sở, đặc
biệt trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong quản lý đất
đai.
Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều
hành các mặt hoạt động của địa phương. Tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan
quản lý đất đai, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ - công chức quản lý đất đai
trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong tình hình mới. Tăng
cường trách nhiệm, sự phối hợp hoạt đông, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn
trong quản lý đất đai giữa các ngành, các cấp, khắc phục tình trạng chồng chéo và
các khoảng trống trong quản lý đất đai.
2. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác tuyên truyền
phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai, nâng cao ý thức pháp luật đất đai. Công khai
minh bạch hóa các văn bản Nhà nước liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử
dụng đất. Tập trung xử lý dứt điểm những vấn đề lịch sử để lại trong quản lý đất
đai.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai đối với cấp
huyện, gắn với tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại giải đáp, giải thích pháp
luật có liên quan đến khiếu nại, tranh chấp. Để làm tốt nội dung này đòi hỏi cán
bộ thị lý hồ sơ phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu pháp luật, có
kinh nghiệm thực tiễn, trách nhiệm cao và nghiên cứu kỹ hồ sơ.
4. Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, hiện đại hóa tin học, ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên địa bàn, xây dựng hoàn thiện
Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 18



Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác, cập nhật kịp thời mọi
biến động trong quản lý sử dụng đất.
Tăng cường công tác xác lập hồ sơ địa chính các cấp, chỉnh lý biến động
đất đai thường xuyên gắn với công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu. Nội dung này liên
quan trực tiếp đến cán bộ địa chính cấp xã, thông tin về nguồn gốc đất, quá trình
sử dụng đất, biến động đất đai.... để tham mưu hòa giải ở cơ sở ngay khi có khiếu
nại, tranh chấp phát sinh.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về áp dụng pháp luật đất đai để
sớm phát hiện những bất cập trong chính sách, thiếu sót, vi phạm trong tổ chức
thực hiện nhằm triệt tiêu nguyên nhân, ngăn chặn những phát sinh mới về tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Kiên quyết giải quyết hết các trường hợp còn
tồn đọng, không để kéo dài, phức tạp thêm.

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 19


Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội

Tiểu luận tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.

2. Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất
đai năm 1998 và năm 2001; Luật Đất đai năm 2003;
3. Luật Đất đai năm 2013;
4. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai 2003;
5. Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
6. Luật khiếu nại 2011;
7. Thông tư 07/2014/TT-CP ngày 31/10/2014 của Thanh tra chính phủ quy
định trình tự xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị phản ánh.
8. Quyết định số 80/2014/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định về khiếu
nại và giải quyết khiếu nại thuộc thành phố Hà Nội.

Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng - Lớp K4A-2015

Trang 20



×