Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tieu luan giải quyết khiếu nại của công dân về thông báo số 305 ngày 3102016 của chi cục thi hành án dân sự tp bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.59 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

1.Lý do chọn tình huống.....................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...............................................................3
PHẦN 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.................................................3
1. Thời gian xảy ra tình huống............................................3
2. Diễn biến của tình huống...............................................4
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG..........................................7
1. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý............................................7
2. Phân tích tình huống......................................................8
2. Đề xuất phương án giải quyết tình huống....................13
3.Lựa chọn phương án xử lý tình huống..........................14
4. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án, giải pháp xử lý
..........................................................................................16
5. Kiến nghị và đề xuất.....................................................16
III. KẾT LUẬN...........................................................................17

I. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn tình huống
Căn cứ vào nội dung, chúng ta có thể phân chia thi hành án thành năm
loại hình cơ bản gồm thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án kinh
tế, thi hành án lao động, thi hành án hành chính. Tuy nhiên, trong các văn bản
luật có liên quan như Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Luật Thi hành
án dân sự năm 2008, Luật Tố tụng hành chính năm 2010, các khái niệm thi
1


hành án dân sự, thi hành án kinh tế, thi hành án lao động, thi hành án hành
chính cũng không được định nghĩa cụ thể. Luật Thi hành án hình sự năm 2010
chỉ định nghĩa thi hành án hình sự theo từng hình phạt cụ thể ví dụ như: thi
hành án tử hình, thi hành án treo... mà cũng không có định nghĩa tổng quát


chung về thi hành án hình sự.
Thi hành án dân sự là việc đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền ra thi hành trên thực tế. Việc đưa bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật ra thi hành dứt điểm, sẽ làm phát sinh hiệu
lực của Bản án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân và
thông qua đó tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì
vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ
vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi. Hiến pháp 2013 khẳng
định: "Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được
cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải
nghiêm chỉnh chấp hành”.
Thi hành án dân sự là một bước cuối cùng trong hoạt động tố tụng dân sự.
Và trên thực tế hoạt động Thi hành án dân sự chưa được quan tâm chú ý tới
một cách đúng mực. Điều này có thể được lý giải bởi rất nhiều người trong
chúng ta đã nghĩ một cách đơn giản rằng khó khăn chủ yếu tập trung ở giai
đoạn điều tra, xét xử còn thi hành án thì cứ theo Bản án, quyết định mà làm.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Trong thi hành án dân sự liên quan đến rất
nhiều mối quan hệ xã hội, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, như quan hệ
hôn nhân gia đình, bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự.. trong đó có
một lĩnh vực rất phổ biến, giá trị tranh chấp rất lớn, việc giải quyết tranh chấp
đảm bảo quyền lợi của các bên khó khăn, phức tạp đó là tranh chấp hợp đồng

2


vay tài sản . Qua thực tiễn công tác tại Chi cục Thi hành án dân sự thành phố
Bắc Ninh bằng những kinh nghiệm thực tiễn và quá trình học tập, nghiên
cứu lớp bồi dưỡng , tôi mạnh dạn lựa chọn tình huống “giải quyết
khiếu nại của công dân về thông báo số 305 ngày 3/10/2016 của chi cục

Thi hành án dân sự Tp Bắc Ninh ”
Dù đã cố gắng, nhưng chắc hẳn bài viết còn nhiều thiếu sót, mong nhận
được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Bắc Ninh tỉnh B.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PHẦN 1: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1. Thời gian xảy ra tình huống
Ngày 12/12/2012 Toà án nhân dân thành phố Bắc Ninh , tỉnh B mở phiên
toà công khai xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thụ lý số 31/TLST-DSST ngày
15/11/2012 về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”
3


2. Diễn biến của tình huống
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 01/2017/QĐXX-ST ngày
25/09/2017 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Chị Phạm Thị L, sinh năm 1977
Địa chỉ: Thôn A, xã P, thành phố Bắc Ninh, tỉnh B.
- Bị đơn: Chị Trần Thị Phương H, sinh năm 1976
Đại chỉ: Thôn D, xã P, thành phố Bắc Ninh, tỉnh B.
Với thành phần Hội đồng xét xử gồm có:
- Chủ toạ phiên toà: Ông Đinh Xuân T
- Các hội thẩm nhân dân: 1- Ông Nguyễn xuân Dư
2- Ông Nguyễn Mạnh P
- Thư ký toà án ghi biên bản phiên toà: Ông Trần Văn T - Cán bộ Toà án.
Nhận thấy:
Theo đơn khởi kiện đề ngày 11/09/2017 và bản tự kê khai đề ngày
15/09/2012, nguyên đơn là chị Phạm Thị L trình bày:
Chị có cho chị Trần Thị Phương H, sinh năm 1976 ở thôn D, xã P, thành

phố Bắc Ninh, tỉnh B vay tổng cộng số tiền là 1.760.000.000đồng, cụ thể các
lần vay:
+ Lần 1, ngày 15/9/2016, chị L cho chị H vay 500.000.000đổng;
+ Lần 2, ngày 15/10/2016, chị L cho chị H vay 1.260.000.000đồng.
Với lãi suất đề là 2%/tháng và đều không có thời hạn thanh toán.
Nay chị có việc cần sử dụng số tiền trên, chị đã nhiều lần yêu cầu chị H
trả nhưng chị H không trả. Nay chị L đề nghị Toà án giải quyết buộc chị H
4


phải có nghĩa vụ thanh toán cho chị L số tiền 1.760.000.000đồng còn nợ và
không có yêu cầu về lãi suất. Ngoài ra, chị L không có yêu cầu nào khác.
Tại bản tự khai ngày 15/09/2017, bị đơn là chị Trần Thị Phương H xác
định là có vay của chị Phạm Thị L tổng số tiền là 1.760.000.000đồng. Nhưng
do hoàn cảnh khó khăn nên hiện tại chị Hải không thể trả chị Liên số tiền này.
Quá trình giải quyết vụ án, Toà án đã tiến hành hoà giải đối với hai bên
về thời hạn thanh toán cũng như phương thức thanh toán nhưng không thành.
Chị Phạm Thị L vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại
phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử nhận
định: Chị Phạm Thị L và chị Trần Thị Phương H là chỗ quen biết. Vào các
ngày 15/9/2016 và ngày 15/10/2016, chị Liên có cho chị Hải vay tổng số tiền
1.760.000.000đồng, với lãi suất 2%/tháng và không có thời hạn trả. Hai bên có
viết giấy biên nhận. Nay chị L có việc cần sử dụng đến số tiền trên, mặc dù chị
đã nhiều lần yêu cầu chị H trả chị số tiền trên, nhưng chị H không trả. Nay chị
L đề nghị Toà án giải quyết buộc chị H phải có nghĩa vụ thanh toán cho chị L
số tiền 1.760.000.000đồng còn nợ và không có yêu cầu về lãi suất. Ngoài ra,
chị L không có yêu cầu gì khác.
Tại phiên toà, chị L vẫn giữ nguyên yêu cầu chị H phải có nghĩa vụ thanh
toán cho chị số tiền 1.760.000.000đồng, chị không yêu cầu về lãi suất. Chị H

xác định còn nợ chị L số tiền 1.760.000.000đồng nhưng do hiện tại hoàn cảnh
kinh tế của chị khó khăn nên chưa thể thanh toán cho chị L số tiền này trong
(02) hai năm tới được. Chị đề nghị Toà án giải quyết theo pháp luật và tính lại
lãi suất tiền vay của chị L vì theo chị H tiền lãi quá cao.

5


Xét thấy, việc vay nợ giữ chị L và chị H là có thật. Việc chi L yêu cầu chị
Hi phải có nghĩa vụ thanh toán trả chị số tiền 1.760.000.000đồng còn nợ và
không tính lãi suất, xét thấy là hợp pháp nên cần được chấp nhận.
Tại phiên toà, chị H xuất trình giấy vay nợ lãi suất cao 1.750đồng/1
triệu/ngày ghi ngày 15/9/2016 nhưng việc đó chưa xảy ra và cũng trong ngày
chị H ký vay nợ với lãi suất 2%/tháng, nhưng từ khi hai bên đương sự xác lập
vay tiền vào các ngày 15/9/2016 và ngày 15/10/2016 giữa chị L và chị H chưa
thực hiện việc tính lãi suất. Nay, chị Liên không yêu cầu lãi suất đối với số
tiền chị H vay nợ, nên không chấp nhận yêu cầu của chị Hải về việc tính lại lãi
suất. Còn một số giấy tờ ghi lãi suất có ký nhận giữa chị L và chị H không rõ
thời điểm nào, số tiền tính lãi là bao nhiêu và thanh toán lãi ở số nợ nào nên
việc chị H yêu cầu tính lãi suất trên số tiền vay chị L là không có căn cứ chứng
minh. Nên bác yêu cầu này của chị H.
Về án phí:Chi cục thi hành án dân sự Tp Bắc Ninh ra quyết định số 305
ngày 3/10/2017 về việc: Chị Trần Thị Phương H phải chịu án phí dân sự sơ
thẩm theo quy định. Trả chị Phạm Thị L số tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Toà án quyết định
Áp dụng: Điều 471, Điều 474; Điều 477 của Bộ Luật Dân sự; Điều 25;
Điều 131 của Bộ luật Tố tụng dân sự và Pháp lệnh về án phí, lệ phí Toà án của
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 27/02/2009.
Xử: Buộc chị Trần Thị Phương H phải có nghĩa vụ thanh toán trả chị
Phạm Thị L số tiền 1.760.000.000đồng (Một tỷ bảy trăm sáu mươi triệu đồng

chẵn).
Kể từ ngày 3/10/2017 thông báo số 305 người được thi hành án có đơn
yêu cầu thi hành án, hàng tháng người có nghĩa vụ phải thi hành còn phải chịu

6


lãi suất theo mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước quy định trên số tiền
chưa thi hành án và tương ứng với thời gian chậm thi hành án.
Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có
quyền thoả thuận thi hành, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án
hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 Luật
Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại
Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
- Bác yêu cầu của chị Trần Thị Phương H về việc tính lại lãi suất.
Về án phí: Chị Trần Thị Phương H phải chịu 64.800.000 đồng tiền án phí
DSST.
Trả lại chị Phạm Thị L 30.000.000đồng tiền tạm ứng án phí chị L đã nộp
theo Biên lai thu số BN/2017/003977 ngày 15/10/2017 của Chi cục thi hành
án thành phố Bắc Ninh .
Thông báo cho nguyên đơn, bị đơn có mặt được quyền kháng cáo trong
hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý.
Quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự bao gồm
nhiều giai đoạn khác nhau. Việc giải quyết vụ việc dân sự tại Toà án tuy rất
quan trọng nhưng thực ra mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong giai đoạn này, Toà án mới chỉ làm rõ các

tình tiết của vụ việc dân sự và áp dụng các quy phạm pháp luật quyết định

7


quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Quyền và nghĩa vụ của các đương sự
trong vụ việc dân sự đã được Toà án quyết định muốn trở thành hiện thực thì
phải thông qua việc thi hành án. Do vậy, đã có quan điểm cho rằng: “Bản án,
quyết định của Toà án như là “bản vẽ” hay là “bài lý thuyết” mang tính hướng
dẫn còn việc tổ chức thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự là “người thợ
xây” hay là hoạt động đưa bài lý thuyết đó thực hành trên thực tế.
Tình huống này được áp dụng các văn bản pháp luật như sau:
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014;
-Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
-Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ
tục thi hành án dân sự;
-Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định
về hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
2. Phân tích tình huống
Khi Bản án nêu trên có hiệu lực pháp luật. Ngày 01/10/2017 Chi cục Thi
hành án dân sự Thành phố nhận được đơn yêu cầu thi hành án của chị Phạm
Thị L, địa chỉ: Thôn A, xã P, thành phố Bắc Ninh, tỉnh B. Nội dung đơn: Yêu
cầu chị Trần Thị Phương H, địa chỉ: Thôn D, xã P, thành phố Bắc Ninh, tỉnh B
phải có nghĩa vụ thanh toán cho chị số tiền 1.760.000.000đồng và lãi suất
chậm thi hành án theo quy định của pháp luật.


8


Ngày 11/10/2017 Chi cục Thi hành án dân sự huyện G, tỉnh B, đã ra
Quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu số 17/QĐ-CCTHA ngày 11/10/2017.
Về khoản: Chị Trần Thị Phương Hải phải trả nợ cho chị Phạm Thị L số tiền
1.760.000.000 đồng và lãi xuất chậm thi hành án theo lãi xuất cơ bản của
Ngân hàng nhà nước kể từ ngày 6/2/2013.
Ngày 21/12/2017 Chấp hành viên thi hành án được phân công giải quyết
vụ việc nêu trên, đã làm việc và xác minh điều kiện thi hành án đối với chị
Trần Thị Phương H tại địa phương, Chính quyền địa phương cho biết: Hiện tại
chị Hải là giáo viên trường THCS xã P, chồng chị mở xưởng sản xuất chế biến
lâm sản.
Về tài sản: chị H và gia đình tài sản là: 01 ngôi nhà 03 tầng có diện tích
khoảng 400m2 tại Thôn D, xã P, huyện G, tỉnh B; có 01 xưởng sản xuất chế
biến lâm sản và một số đồ dùng phục vụ sinh hoạt trong đời sống như: ti vi, tủ
lạnh, bàn ghế.
Chị H trình bày: chị vay khoản tiền 1.760.000.000 đồng là cho chị gái
chồng buôn bán bất động sản, nhưng hiện tại chưa bán được tài sản nên chưa
có tiền trả cho chị L, gia đình lại rất khó khăn, mọi tài sản trong nhà đã cấm
cố, thế chấp hết, (đã thế chấp nhà cửa, đất đai tại ngân hàng), tiền lương hàng
tháng trừ vào lãi vay thấu chi và vay quỹ nhà trường.
Trong quá trình giải quyết vụ việc với chị H, ngày 24/12/2017 Chi cục
Thi hành án dân sự huyện G đã tiến hành xác minh tại Ngân hàng Công
thương - Chi nhánh thành phố Bắc Ninh, tỉnh B, được biết là vợ chồng anh
Trương Công H và chị Trần Thị Phương H có vay vốn của ngân hàng với số
tiền là 1.300.000.000đ cách đây khoảng (02) hai năm và 6 tháng đáo hạn một
lần, đến nay vẫn đang vay số tiền trên. Đại diện Chi cục Thi hành án dân sự

9



thành phố Bắc Ninh đã đề nghị Ngân hàng cung cấp hồ hơ vay vốn cụ thể của
vợ chồng chị H để cơ quan có cơ sở giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ngày 27/12/2017 Cơ quan Thi hành án dân sự đã làm việc với UBND xã
P về quyền sử dụng đất mà gia đình chị H đang quản lý và sử dụng, được biết
là gia đình chị H có 01 thửa đất có tổng diện tích là 400m 2, theo giá thực tế tại
địa phương là 4.000.000đ/m2 x 400m2 = 1.600.000.000đ; nhưng theo giá quy
định của UBND tỉnh là 2.350.000đ/m2 x 400m2 = 940.000.000đ.
Từ những xác minh cụ thể trên, nhận thấy gia đình chị H có tài sản nên
Cơ quan Thi hành án dân sự tiến hành giải quyết vụ việc theo đúng quy định
của pháp luật. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong công tác thi
hành án và đảm bảo quyền lợi của công dân;
Ngày 01/01/2018 Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Bắc Ninh đã tiến
hành mời các cơ quan hữu quan đến làm việc về vụ việc này như: Phòng Tài
nguyên & Môi trường, Phòng Công thương, UBND xã P; trưởng thôn D và
Trung tâm định giá Tỉnh B tiến hành định giá sơ bộ tài sản theo quy định để
trả cho chị L.
Trên thực tế, sau khi trừ lưu không theo sổ đỏ là 400m 2 - 100m2 = 300m2
x 2.500.000đ/m2 = 750.000.000đ;
Còn tài sản trên đất là 01 ngôi nhà 2,5 tầng có tổng diện tích sàn gần
200m2 cùg toàn bộ hệ thống cửa gỗ, cầu thang gỗ, kiến trúc các phòng trong
nhà có tổng giá trị là: 200m2 x 3.700.000đ/m2 = 740.000.000đ x 6,5% khấu
hao năm = 48.000.000đ x 6 năm (ngôi nhà xây từ năm 2007) = 288.600.000đ;
giá trị còn lại là 740.000.000đ - 288.600.000đ = 451.400.000đ;
Và 01 lán nhà xưởng lợp prô xi măng ở trước nhà có diện tích 150m 2 =
30.000.000đ;

10



Như vậy, tổng toàn bộ giá trị tài sản nhà cửa, đất đai, nhà xưởng của gia
đình chị Hải là:
750.000.000đ + 451.400.000đ + 30.000.000đ = 1.231.400.000đ.
Nhưng trên thực tế số tài sản trên gia đình chị H đã thế chấp vay ngân
hàng hết nên việc thu hồi số nợ là 1.760.000.000đ trả cho chị L là rất khó khăn
cho cơ quan Thi hành án dân sự.
* Nguyên nhân
Diện tích đất trên của vợ chồng chị H là đất nông nghiệp chưa được
chuyển đổi sang mục đích đất ở lâu dài. Nhưng trên thực tế, diện tích đất trên
đã được cấp giấy CNQSD đất với mục đích đất ở lâu dài. Hiện trạng đất đã
được xây nhà ở kiên cố.
Trong những năm qua, tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép
ở các địa phương xảy ra rất phổ biến. Đó là việc bán, chuyển mục đích trái
phép đất nông nghiệp thành đất ở tại các vùng nông thôn, hoặc gom đất nông
nghiệp để chờ dự án, dẫn đến bỏ hoang hóa đất ven các TP lớn và một số tỉnh
lân cận... Phổ biến nhất là chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở các
vùng nông thôn, trong đó chủ yếu là chuyển đất trồng lúa nước sang nuôi
trồng thủy sản, trồng cây lâu năm, đất ở.
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống
Một là, đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, quyết định về mặt thực tế
Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các đương sự cũng như đảm bảo hiệu lực
thi hành của bản án, quyết định, cơ quan thi hành án phải áp dụng các biện
pháp thi hành án để tổ chức thi hành các phán quyết này. Việc áp dụng các
biện pháp thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án là để đảm bảo: “Bản án,
11


quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ

chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm
chỉnh chấp hành” theo đúng quy định tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013.
Hai là, thi hành án dân sự là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của
người được thi hành án được xác định trong bản án, quyết định trong tình
huống này là quyền lợi của chị Trần thị Phương Hải và chị Phạm Thị Liên.
Pháp luật thi hành án dân sự quy định và bảo vệ quyền được tự nguyện,
quyền được thỏa thuận trong thi hành án cho các đương sự. Trong mọi giai
đoạn của quá trình thi hành án, đương sự đều có quyền thỏa thuận, định đoạt
các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong bản án, quyết
định. Đây là một quyền quan trọng của đương sự trong thi hành án dân sự.
“Vấn đề dân sự, thương sự cốt ở hai bên, đó là nguyên tắc xuyên suốt, chỉ yêu
cầu Nhà nước can thiệp khi họ không thể tự giải quyết. Việc tự giải quyết
không chỉ làm giảm gánh nặng của cơ quan thi hành án, mà còn làm tăng tình
đoàn kết giữa hai bên. Nhất là truyền thống của Việt Nam khuyến khích hòa
giải ở bất kỳ giai đoạn nào. Do đó, theo chúng tôi nghĩ cần giữ nguyên tắc để
các bên thi hành án tự nguyện thi hành, khi bên phải thi hành cố tình không
thực hiện, bên được thi hành án có yêu cầu thì cơ quan thi hành án mới vào
cuộc”.
Ba là, góp phần nâng cao chất lượng của bản án, quyết định
Thông qua kết quả thi hành án, công tác xét xử được củng cố, bản án, quyết
định được đảm bảo thi hành trong thực tế, đồng thời thông qua việc áp dụng
các biện pháp thi hành án, nếu có sai sót trong bản án, quyết định được thi
hành, cơ quan thi hành án sẽ có những kiến nghị thích hợp, giúp cho cơ quan
ra bản án, quyết định có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm trong việc
áp dụng pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng của bản án, quyết định.
12


Bốn


là,

nâng

cao

ý

thức

pháp

luật

trong

nhân

dân

Việc tự nguyện thi hành án, đặc biệt là những trường hợp đương sự thỏa thuận
được với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định, sẽ tác
động tích cực đến quyền lợi của các bên đương sự: Bên được thi hành án sớm
khôi phục lại quyền lợi của mình; bên phải thi hành án có thể giảm được một
phần nghĩa vụ theo bản án, quyết định, giảm được các thiệt hại so với trường
hợp cơ quan thi hành án tổ chức thi hành, như giảm các chi phí cưỡng chế thi
hành án, lãi suất chậm thi hành án. Với những ý nghĩa như vậy, sẽ thúc đẩy
các đương sự ý thức tự nguyện trong việc thi hành án, cũng như thái độ, ý
thức khi thỏa thuận với nhau trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong bản
án, quyết định, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

2. Đề xuất phương án giải quyết tình huống.
Bằng hiểu biết, kinh nghiệm cũng như kiến thức của mình tôi đề xuất 03
phương án giải quyết tình huống.
2.1.Phương án 1. Tổ chức kê biên tài sản của chị H trong khối tài sản
chung của gia đình chị Hải.
- Ưu điểm của phương án: đảm bảo triệt để tính nghiệm minh của pháp
luật.
- Nhược điểm của phương án: giải quyết phức tạp và không hiệu quả.
Tài sản của chị H là tài sản chung của hộ gia đình, nên khi xử lý phải đảm bảo,
phân chia tài sản cho tất các các thành viên của hộ gia đình. Bên cạnh đó qua
xác minh khối tài sản này đã được gia đình chị H thế chấp tại Ngân hàng Công
Thương với số dư nợ 1.300.000.000 đ, giá trị thực tế tài sản ở thời điểm hiện
tại là 1.231.400.000đ. Căn cứ Điều 90 Luật thi hành án dân sự “1. Trường hợp
người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng
13


không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn
hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.2.Khi kê biên
tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho
người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm
cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47
của Luật này.” Như vậy, tài sản của gia đình chị Hải sau khi xử lý thực tế chỉ
đảm bảo cho khoản vay đã thế chấp với Ngân hàng, không thể thanh toán cho
khoản nợ của chị Liên.
2.2.Phương án 2: Tạo điều kiện mời chị H, chị L lên cơ quan Thi hành
án dân sự để thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ việc, Chấp hành viên sẽ tổ
chức thi hành theo sự thỏa thuận đó.
- Ưu điểm của phương án: Tránh được những căng thẳng trong quá trình

tổ chức thi hành vụ việc, người phải thi hành án tự nguyên thi hành án.
- Nhược điểm của phương án: việc thi hành án sẽ bị kéo dài, trong quá
trình các bên không thực hiện theo thỏa thuận lại phải tổ chức thi hành án theo
đúng quy định của pháp luật.
2.3.Phương án 3: Trả đơn yêu cầu thi hành án của chị Phạm Thị L và
đề nghị chị Liên nộp đơn yêu cầu thi hành án lại khi chị Hải có điều kiện thi
hành án.
3.Lựa chọn phương án xử lý tình huống.
Tôi lựa chọn phương án 3 để xử lý tình huống. Lý do:
Thứ nhất: Việc vay nợ giữa chị Phạm Thị L với chị Trần Thị Phương H là
vay nợ cá nhân của chị H, chị H có trách nhiệm trả nợ cho chị L. Tuy nhiên
xác minh được biết hiện tại chị Hải chỉ có tài sản là nhà đất thuộc sở hữu
14


chung cùng với gia đình, vì vậy việc xử lý tài sản chung phải tuân thủ theo
một quy trình hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo quyền lợi cho các đồng chủ sở
hữu, việc này tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
Thứ hai: Qua xác minh, tài sản của gia đình chị H đã được thế chấp vay
vốn tại Ngân hàng thì theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự năm
2008 thì Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản của người phải thi hành án
đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được đảm
bảo, chi phí cưỡng chế. Và khi xử lý tài sản này thì phải ưu tiên thanh toán
cho nghĩa vụ được đảm bảo đó. Tuy nhiên, tài sản nhà chị Hải đã được xác
định giá trị thực tế hiện tại thấp hơn khoản bảo đảm. Vì vậy nếu có thực hiện
cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thì cũng không đủ để thanh toán cho khoản
bảo đảm.
Thứ ba: Đối với thu nhập của chị H, do chị H đang là giáo viên, thu nhập
hàng tháng đã được dùng để trả các khoản thấu chi tại Ngân hàng, như vậy
cũng không có thu nhập để thi hành khoản tiền trả nợ cho chị L.

Như vậy, trong trường hợp này trả đơn yêu cầu thi hành án cho chị Phạm
Thị L là phương án tối ưu, đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên việc trả đơn này trên thực tế đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi
ích hợp pháp của chị Phạm Thị L, để giải quyết vấn đề này tại Luật Thi hành
án dân sự có hiệu lực 01/7/2015 đã có sự sửa đổi, để đảm bảo quyền lợi cho
người được thi hành án, cụ thể:
Tại điểm a, khoản 1 Điều 44a quy định: Trường hợp người phải thi hành
án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu
cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không
có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí

15


cưỡng chế... thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc
chưa có điều kiện thi hành án.
4. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án, giải pháp xử lý
- Xác minh cụ thể một lần nữa điều kiện tài sản, nhân thân của chị Trần
Thị Phương H và gia đình.
- Ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án theo đúng mẫu quy định.
- Mời chị Liên lên làm việc giải thích rõ ràng, cụ thể và tống đạt cho chị
L quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án.
5. Kiến nghị và đề xuất
- Kiện toàn hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án dân
sự nói riêng.
- Định kỳ hàng năm tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ chấp hành viên làm công tác thi hành án dân sự để nâng cao năng lực, trình
độ chuyên môn. Và đặc biệt thông qua các buổi tập huấn đưa ra những vụ việc
mang tính chất phức tạp, điển hình để xây dựng phương án tổ chức thi hành có
hiệu quả, đúng quy định.

- Cần xây dựng một quy chế phối hợp hiệu quả, đồng bộ giữa cơ quan
Thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan. Phải có biện pháp chế tài
nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thiếu
trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự.

16


III. KẾT LUẬN
Thực tiễn cho thấy việc tổ chức thi hành án một bản án, quyết định của
Tòa án liên quan đến tranh chấp tài sản, kinh doanh thương mại, tranh chấp
vay tài sản vô cùng phức tạp. Vì đến giai đoạn thi hành án là giai đoạn tổ chức
thi hành, đưa các quyết định của Tòa án ra thi hành trên thực tiễn thì quyền và
lợi ích của các đương sự mới thật sự bị ảnh hưởng. Hơn nữa đối với mỗi một

17


vụ việc thì diễn biến, tình tiết lại khác nhau, quy định của pháp luật thì cứng.
Do đó, đòi hỏi người Chấp hành viên trong việc áp dụng các quy định của
pháp luật phải linh hoạt, phù hợp với từng vụ việc và thực tế của địa phương.
Trong tình hình hiện nay, việc giải quyết thi hành án trong tranh chấp tài sản
còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các quy định của pháp luật về
tranh chấp ngày càng phải được hoàn thiện để đáp ứng, thích nghi với tình
hình đất nước đang phát triển, đang trong tiến trình hội nhập với thế giới
Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hành
nghiêm chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp
luật. Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Hiến

pháp 1992 khẳng định: "Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có
hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và
đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành". Thi hành án dân sự là một bước
cuối cùng trong tố tụng dân sự . Và đây thật sự là một giai đoạn không được
chúng ta chú ý tới một cách đúng mực. Điều này có thể được lí giải bởi rất
nhiều người trong chúng ta đã nghĩ một cách đơn giản rẳng khó khăn chủ yếu
tập trung ở giai đoạn điều tra, xét xử còn thi hành án thì cứ theo bản án mà
làm. Nhưng thực tế không phải như vậy. Qua bài tiểu luận nhỏ này, tôi xin
phép được trình bày một vài vấn đề về thực tiễn thi hành án dân sự ở Việt
Nam để chúng ta có một cái nhìn sâu sắc hơn về thủ tục đặc biệt này.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;
2. Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự;

19


3. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình Chuyên
viên (do Bộ Nội Vụ ban hành);
4. Bài giảng của các thầy cô giáo trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.

20




×