Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 141 trang )

BÙI THỊ QUYÊN ***

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC (TIỂU HỌC) *** KHÓA HỌC: 2016 - 2018

BÙI THỊ QUYÊN

GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO HỌC SINH
LỚP 1 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI THỊ QUYÊN

GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO HỌC SINH
LỚP 1 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 8 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ


HÀ NỘI, 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn “Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học
sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm” tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng
dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn trong suốt
thời gian nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các trường tểu học Vietkids và
trường tiểu học Bế Văn Đàn đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ
nhiệt tình trong quá trình tôi thực hiện việc nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, dù đã cố gắng nhưng do thời
gian và năng lực có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót và
hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các
thầy, cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Bùi Thị Quyên


ii


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn: “Giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 qua
hoạt động trải nghiệm” được tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Vũ Trọng Rỹ. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và
không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Bùi Thị Quyên


3


4

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................
iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT....................................... vii DANH
MỤC BẢNG SỐ LIỆU......................................................................... viii MỞ ĐẦU
............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHO

HỌC


SINH

LỚP

1

QUA

HOẠT

ĐỘNG

TRẢI

NGHIỆM............................................................................................................
6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................ 6
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống.......... 6
1.1.2. Những nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm ....................................
12
1.2. Lí luận về kĩ năng tự phục vụ và giáo dục kĩ năng tự phục vụ .......... 19
1.2.1. Kĩ năng ............................................................................................. 19
1.2.2. Kĩ năng tự phục vụ ........................................................................... 20
1.2.3. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ ............................................................ 20
1.2.4. Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự phục vụ .............................................. 21
1.2.5. Đặc điểm giáo dục kĩ năng tự phục vụ............................................. 21
1.2.6. Hình thức giáo dục kĩ năng tự phục vụ ............................................ 23
1.3. Hoạt động trải nghiệm ............................................................................
24

1.3.1. Trải nghiệm...................................................................................... 24
1.3.2. Hoạt động trải nghiệm .....................................................................
25
1.3.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm ...................................................
28


5

1.3.4. Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm ..............................................
29
1.3.5. Hoạt động trải nghiệm ở tểu học ....................................................
31


4

1.4. Đặc điểm học sinh lớp 1 ..........................................................................
41
1.4.1. Nhận thức cảm tính......................................................................... 41
1.4.2. Nhận thức lý tính ............................................................................ 41
1.4.3. Chú ý............................................................................................... 43
1.4.4. Trí nhớ ............................................................................................ 43
1.4.5. Sự phát triển của học sinh lớp 1 phụ thuộc nhiều vào nhà giáo
dục và môi trường giáo dục ......................................................................
44
1.5. Sự phù hợp của giáo dục kĩ năng tự phục cho học sinh lớp 1 và
hoạt động trải nghiệm....................................................................................
45
1.6. Thực trạng về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 qua hoạt

động trải nghiệm.................................................................................... 46
1.6.1. Khái quát về điều tra khảo sát thực tế ............................................
46
1.6.2. Kết quả khảo sát ............................................................................. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................. 56
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ GIÁO DỤC
KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO HỌC SINH LỚP 1 ...................................... 57
2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục kĩ năng tự phục
vụ cho học sinh lớp 1......................................................................................
57
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn................................................
57
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của người học ..........
58
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự đa dạng về môi trường giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho học sinh lớp 1 ................................................................. 58


5

2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học
sinh lớp 1 .................................................................................................. 59
2.2.1. Quy trình thiết kế các hoạt động trải nghiệm giáo dục kĩ năng tự
phục vụ cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm ..........................
59


6

2.2.2. Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục kĩ năng tự

phục vụ cho học sinh lớp 1...................................................................... 61
2.2.3. Đánh giá các hoạt động trải nghiệm giáo dục kĩ năng tự phục vụ
cho học sinh lớp 1.................................................................................... 62
2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục một số kĩ năng tự phục
vụ cho học sinh lớp 1......................................................................................
65
2.3.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục kĩ năng chăm sóc
bản thân cho học sinh lớp 1 .....................................................................
65
2.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục kĩ năng tự phục
vụ học tập cho học sinh lớp 1 .................................................................. 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................. 83
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 84
3.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm ...................................................... 84
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................... 84
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................... 84
3.1.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm ................................................... 84
3.1.4. Công cụ và thang đánh giá kết quả thực nghiệm .......................... 88
3.1.5. Tiến trình thực nghiệm.................................................................. 89
3.2. Kết quả thực nghiệm, phân tích ............................................................
89
3.2.1. Kết quả thực nghiệm nội dung giáo dục 1..................................... 89
3.2.2. Kết quả thực nghiệm nội dung giáo dục 2..................................... 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................. 95
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 99
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................
103



7

PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................
107
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................
108


8

PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................
110
PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................
111
PHỤ LỤC 6 ........................................................................................................
112
PHỤ LỤC 7 ........................................................................................................
113
PHỤ LỤC 8 ........................................................................................................
114
PHỤ LỤC 9 ........................................................................................................
115


vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu, chữ viết tắt


Viết đầy đủ

1

CLB

Câu lạc bộ

2

ĐC

Đối chứng

3

GD

Giáo dục

4

GDKNS

Giáo dục kĩ năng sống

4

GV


Giáo viên

5

HĐGDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

6

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

7

HS

Học sinh

8

HSTH

Học sinh tiểu học

9

KN


Kĩ năng

10

KNS

Kĩ năng sống

11

PP

Phương pháp

12

PPDH

Phương pháp dạy học

13

TN

Thực nghiệm

14

SL


Số lượng


viii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
STT

Tên bảng

Số
trang

1

Bảng 1.1. Nhận thức về giáo dục kĩ năng tự phục vụ

47

2

Bảng 1.2. Mức độ cần thiết của giáo dục kĩ năng tự phục vụ

48

3

Bảng 1.3. Kết quả về thực trạng KN tự phục vụ ở HS lớp 1


49

4

Bảng 1.4. Tần số GD KN tự phục vụ cho HSTH

50

5

Bảng 1.5. Mức độ sử dụng các hình thức GD trong giáo dục
KN

51

6

tự phục vụ cho HSTH
Bảng 1.6. Nhận thức của GV về HĐTN

52

7

Bảng 1.7. Tần số tổ chức HĐTN cho HSTH

53

8


Bảng 1.8. Nhận thức về tầm quan trọng của việc GD kĩ năng

53

tự phục vụ thông qua HĐTN
9

Bảng 1.9. Thực trạng GD kĩ năng tự phục vụ cho HS thông

54

qua HĐTN
10

Bảng 3.1. Bảng thống kê sĩ số lớp

85

11

Bảng 3.2. Bảng thống kê học lực của 2 lớp TN và ĐC

85

12

Bảng 3.3. Bảng kết quả HS tham gia kiểm tra kĩ năng tự

87


chăm sóc bản thân trước thực nghiệm.
13

Bảng 3.4. Bảng kết quả HS tham gia kiểm tra kĩ năng tự

87

phục vụ học tập trước thực nghiệm
14

Bảng 3.5. Kết quả kiểm định khác biệt trung bình sau

90

thực nghiệm KN tự chăm sóc bản thân.
15

Bảng 3.6. Kết quả kiểm định khác biệt trung bình sau
thực nghiệm KN tự phục vụ học tập.

92


1


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là một trong những vấn đề quan
trọng của nền giáo dục hiện nay. Một trong những nội dung đang được quan
tâm và có những bước tến mạnh mẽ đó là giáo dục kĩ năng sống cho HS
trong nhà trường phổ thông nói chung và học sinh tểu học nói riêng nhằm
thực hiện mục têu giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tểu học là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tễn rất lớn đối
với mỗi cá nhân. Bởi lẽ, theo đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ
thông hiện nay, mục têu của giáo dục kĩ năng sốnggiúp trẻ chuyển tri thức,
tình cảm, niềm tn thành các hành động thực tế mang tính tích cực. Đối với
học sinh, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cần và nên được giáo dục ngay từ
khi các em còn nhỏ, đặc biệt là các kĩ năng sống nền tảng. Trong đó, giáo dục
kĩ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1 là thiết yếu và cấp bách. Giáo dục kĩ
năng tự phục vụ để các em có kĩ năng tự phục vụ, thực hiện mọi việc làm cho
bản thân, sống tự giác, chủ động.
Tự phục vụ là một trong những KNS quan trọng với HSTH, đặc biệt với
HSTH ở giai đoạn 1. Giáo dục KN tự phục vụ để các em có kĩ năng tự phục vụ
chính nhu cầu của bản thân, tự lập trong cuộc sống của cá nhân. Tuy nhiên,
hiện nay, việc tổ chức các hoạt động GD KN tự phục vụ cho HSTH khiến cho
giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách giáo dục phù hợp.
Cho nên, việc GD KN tự phục vụvẫn còn chưa đạt được hiệu quả cao. Việc
giáo dục cho HSTH thường chỉ diễn ra trong một số tình huống giáo dục, hay
chủ yếu trong phân môn đạo đức. Và hầu hết giáo viên thường lựa chọn cách
giảng giải cho học sinh hiểu về một vấn đề nào đó chứ học sinh không được
trải nghiệm trong các tình huống giáo dục.
Có nhiều cách tiếp cận trong tổ chức GD KN tự phục vụ cho HSTH
như dựa vào vấn đề, dựa vào dự án, trải nghiệm,… Với mỗi cách tiếp cận lại


mang lại hiệu quả giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, việc GD KN tự phục vụ
nên được tiến hành bằng các hoạt động chứa đựng những nhiệm vụ cụ thể

để HS giải quyết, từ đó HS hình thành được những kĩ năng cần thiết. Đó
chính là phương pháp GD KN tự phục vụ qua hoạt động trải nghiệm. Với
đặc điểm thực tiễn mang tính trải nghiệm cao và đặc biệt là trong việc giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục các hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức cho
trẻ.
Từ các lý do trên chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm”, nhằm đề xuất ra
các giải pháp giáo dục hợp lý để giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh,
giúp tháo gỡ một phần khó khăn trong giáo dục kĩ năng sống ở trường tểu
học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho học sinh lớp 1, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ
năng sống ở tiểu học.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1, tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hoạt động trải nghiệm với sự phát triển kĩ năng tự
phục vụ ở học sinh lớp 1.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 lựa chọn
được nội dung, hình thức tổ chức và quy trình tổ chức theo hướng đưa học
sinh vào các tình huống thực thì sẽ phát triển được kĩ năng tự phục vụ cho học
sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng tự phục vụ
cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm.



- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học
sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm.
- Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm để nhằm giáo dục kĩ
năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1.
- Thực nghiệm sư phạm.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục 2 nhóm kĩ
năng tự phục vụ:
+ Kĩ năng chăm sóc bản thân
+ Kĩ năng tự phục vụ học tập
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 của một số trường
tểu học thuộc địa bàn quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: trường tểu học
Vietkids, trường tiểu học Bế Văn Đàn.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu sách và tài liệu lí luận để khai thác những
thông tin khoa học lí luận giáo dục có liên quan đến vấn đề giáo dục kĩ năng
tự phục vụ cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm.Vận dụng các
thao tác trí tuệ như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để nghiên
cứu các tài liệu, sách báo liên quan đến đề tài nhằm xây dựng được cơ sở lý
luận cho
đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tễn
7.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục
+ Phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi các giáo viên ở trường tiểu học
Vietkids và trường tểu học Bế Văn Đàn về thực trạng giáo dục kĩ năng tự
phục vụ qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1.
+ Tọa đàm với giáo viên ở trường tiểu học Vietkids và trường tểu học



Bế Văn Đàn về thực trạng giáo dục kĩ năng tự phục vụ qua hoạt động trải
nghiệm cho học sinh lớp 1.
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
+ Vận dụng phương pháp quan sát sư phạm để quan sát các thao tác,
biểu hiện kĩ năng tự phục vụ của HS lớp 1 tại trường tểu học Vietkids và
trường tểu học Bế Văn Đàn.
7.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến GV ở một số trường tiểu học về thuận lợi và khó khăn và
phương hướng khắc phục khó khăn khi GD KN tự phục vụ cho HS lớp 1 qua
HĐTN để làm cơ sở đề xuất các biện pháp GD KN tự phục vụ cho HS lớp 1
qua HĐTN; đồng thời xin ý kiến của họ về tính khả thi của các biện pháp này.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của quy trình tổ
chức HĐTN nhằm GD KN tự phục vụ cho HS lớp 1 được đề xuất. Tiến hành
thực nghiệm theo trình tự sau:
+ HS khối 1: Chọn 1 lớp làm lớp ĐC (25 HS), 1 lớp làm lớp TN (25
HS), 2 lớp tương đồng với nhau về các phương diện cơ bản, kiểm tra đầu
vào để đảm bảo 2 lớp có mức độ biểu hiện KN tự phục vụ ngang nhau.
+ Khi tến hành tác động, ở lớp ĐC sẽ tổ chức việc GDKN tự phục vụ
như vẫn thường sử dụng, ở nhóm TN sẽ áp dụng quy trình tổ chức hoạt động
TN đề xuất để GDKN tự phục vụ cho HS lớp 1; đo kết quả biểu hiện KN tự
phục vụ của HS lớp 1.
+ Phân tích và tổng hợp kết quả thu được trước và sau TN.
7.3. Phương pháp thống kê Toán học
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng các công thức của
thống kê toán học vào xử lí các số liệu trong khảo sát thực tế và thực nghiệm
sư phạm.



8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”,phần “Kết luận và kiến nghị”, “Danh mục tài
liệu tham khảo”, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục kĩ năng tự phục vụ
cho học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm
- Chương 2:Biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho học sinh lớp 1
qua hoạt động trải nghiệm
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO
HỌC SINH LỚP 1 QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống
1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Vào những năm 1960 thuật ngữ KNS được đưa ra bởi các nhà tâm lí
học thực hành và xem KNS là một khả năng xã hội rất quan trọng trong việc
phát triển cá nhân. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ KNS thường
xuyên xuất hiện trong một loạt chương trình giáo dục của Quỹ cứu trợ Nhi
đồng liên hiệp quốc – UNICEF. Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này
hướng đến thống nhất quan niệm chung về KNS và đưa ra danh mục
KNS cơ bản cần có. Đó là nền tảng để các Tổ chức Y tế thế giới – WHO,
UNICEF, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc - UNESCO
cùng nhau xây dựng chương trình GDKNS cho thanh thiếu niên. Những KNS
này đã hỗ trợ đắc lực hơn cho trẻ và thanh thiếu niên đối mặt với những thử
thách trong cuộc sống so với những kĩ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán.
Sang thế kỉ XXI, trong diễn đàn thế giới về giáo dục tại Senegal năm
2000, kế hoạch hành động Dakar đã đề ra 6 mục têu, trong đó, có đến 2 mục

têu yêu cầu mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương
trình GDKNS phù hợp và việc đánh giá chất lượng giáo dục phải hàm chứa cả
KNS của người học. Hay nói cách khác, kĩ năng của người học là một tiêu chí
của chất lượng giáo dục. Điều này đưa GDKNS cho người học lên vị trí như
là một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong số những nhiệm vụ giáo dục của
một quốc gia.


Một trong những dự án trọng yếu nhằm vào nhiều vấn đề khác
nhau liên quan đến KNS là dự án ở 5 nước Đông Nam Á do tổ chức UNESCO
tến hành. Kết quả của dự án phản ánh các nhận thức, quan niệm về KNS mà
các nước tham gia dự án đang áp dụng hoặc dự kiến áp dụng. Dự án này
chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 nhằm xác định quan niệm của mỗi quốc
gia về KNS. Việt Nam cũng tham gia qua ấn phẩm “Life skills Mappingain Việt
Nam” trong khuôn khổ hợp tác giữa UNESCO với Viện Chiến lược và
chương trình giáo dục. Giai đoạn 2 tập trung đưa ra những chỉ dẫn đo
đạc, đánh giá và xây dựng các công cụ kiểm tra [24].
Tính đến nay, thế giới đã có nhiều công trình, dự án nghiên cứu
về KNS. Bốn trụ cột về giáo dục mà UNESCO đã đưa ra trong thời gian gần
đây: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng
chung sống” thực chất chính là một cách tiếp cận KNS. Từ đó, các quốc gia
từng bước nghiên cứu và đưa KNS vào chương trình giáo dục chính khóa và
ngoại khóa, chẳng hạn:
- Tại Mỹ Latnh, năm 1996, hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa Rica
nhằm đẩy mạnh giáo dục sức khỏe thông qua GDKNS trong các trường học.
- Tại vùng Caribe, các cơ quan Liên Hiệp Quốc phối hợp với đại học
Tây Ân, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đã đưa KNS vào các bậc học Mẫu giáo, TH và
Trung học qua giáo dục sức khỏe và cuộc sống gia đình.
- Tại Botswana và Nam Phi, bắt đầu từ năm 1996, được sự hỗ trợ bởi
Trung tâm Chính sách quốc tế về rượu (ICAP), chương trình “Growing Up”

(1996 – 1999) được ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trường TH ở
khu vực này.
- Tại khu Đông Nam Á, đối tượng và phạm vi nghiên cứu GDKNS
cũng đa dạng ở nhiều lứa tuổi HS, mở rộng trong nhiều hoạt động giáo dục,
chẳng hạn:


+ Ở Thái Lan, năm 1996, GDKNS được triển khai cùng chương trình
ngăn chặn AIDS. Chương trình được thực hiện ở cả 3 bậc học phổ thông, chủ
yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa.
+ Ở Indonesia, năm 1997, GDKNS được đưa ra qua chương trình
GDKNS cho cuộc sống khỏe mạnh, thực hiện trong cấp TH. Nội dung
GDKNS bao gồm: GDKNS cho cuộc sống khỏe mạnh; GDKNS cho phòng chống
HIV/AIDS.
+ Ở Philippin, KNS bắt đầu được tích hợp giảng dạy vào trong chương
trình giáo dục cơ bản từ năm 2001. Nước này còn triển khai GDKNS trong
quân sự, lồng ghép đưa KNS cốt lõi vào giảng dạy.
+ Ở Lào, năm 1998, nghiên cứu về KNS bắt đầu phát triển với các nội
dung cơ bản như phòng chống HIV/AIDS; phòng chống ma túy và sử dụng
rượu, thuốc lá…được đưa vào chương trình giảng dạy của môn học Thế giới
xung quanh ta ở TH.
+ Ở Myanmar, năm 1998, dự án “Chương trình giáo dục sống khỏe
mạnh và phòng chống HIV/AIDS dựa vào trường học” được bắt đầu. Dự án
này là sự hợp tác giữa chính phủ Myanmar và tổ chức UNICEF nhằm đưa KNS
vào trong giáo dục để thúc đẩy lối sống lành mạnh và ngăn ngừa lây nhiễm
HIV.
+ Ở Campuchia, năm 2001, chương trình GDKNS được phát triển bởi
một nhóm liên ngành của Bộ giáo dục, thanh niên và thể thao. Chương trình
này là một phần của kế hoạch quốc gia “Giáo dục cho con người”, được thể
hiện ở cả chính khóa và ngoại khóa trong cả hai cấp học:TH và Trung học [23].

Hầu hết các công trình nghiên cứu về KNS và GD KNS đã đề cập và lí
giải rõ các quan điểm, khái niệm về KNS và tiếp cận khái niệm KNS ở mức
độ chi tết và rõ ràng. Các công trình đưa ra được cách phân loại các nhóm
KNS để có những cách GD với từng nhóm KNS phù hợp. Tuy nhiên, đa số


các công trình nghiên cứu trên chưa đi cụ thể, sâu sắc vào cách giáo dục phù
hợp với từng KNS. Nên, khi nhà GD tếp cận với cách giáo dục KNS cho HSTH
gặp khó khăn trong cách tổ chức phù hợp.
Tóm lại, hệ thống các nghiên cứu ở nước ngoài cho phép chúng ta hình
dung khái quát quá trình phát triển vấn đề KNS và hoạt động GDKNS. Trải
qua các giai đoạn, GDKNS cho HS trở thành một trong những mối quan tâm
hàng đầu, đã và đang được nhiều quốc gia thực hiện rộng rãi, được xem như
xu thế chung của hầu hết các nền giáo dục trên toàn thế giới. Quan niệm, nội
dung, cách tiến hành GDKNS ở từng nước vừa có điểm chung, vừa có điểm
đặc thù. Do phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai GDKNS nên
những nghiên cứu lí luận về vấn đề này mặc dù khá phong phú, song
chưa thật sự đi sâu.
1.1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Từ lâu, KNS và GDKNS đã được người xưa đúc kết, truyền dạy cho
con cháu qua những câu thành ngữ, tục ngữ, những bài ca dao. Chẳng hạn,
thành ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” mang hàm ý đề cao những kĩ
năng gần gũi, gắn bó mật thiết với sinh hoạt hàng ngày, những kĩ năng mang
tính chất kinh nghiệm đơn giản nhất để ứng phó với thiên nhiên, để ứng
xử với con người.
Vào những năm 1995 – 1996, thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện trong
các trường phổ thông Việt Nam, thể hiện trong dự án “GDKNS để bảo vệ sức
khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà
trường” do UNICEF phối hợp với Bộ GD&ĐT, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tến
hành. Trong dự án này, UNICEF đã giới thiệu tại Việt Nam các KNS cốt lõi như

kĩ năng tự nhận thức, giao tiếp, xác định giá trị, ra quyết định, kiên định và
thiết lập mục têu nhằm vào các chủ đề giáo dục sức khỏe. Trong giai đoạn
đầu, GDKNS chỉ gói gọn trong giáo dục các vấn đề thực tế xã hội như:


×