Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

ĐỀ CƯƠNG CHĂN NUÔI DÊ THỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.95 KB, 39 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHĂN NUÔI DÊ THỎ K13TY, K13CN
1. CHĂN NUÔI THỎ
Câu 1: Yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ con giai đoạn bú sữa? Thời gian và
biện pháp cai sữa cho thỏ con?
• Yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ con gđ bú sữa:
- Nếu thỏ mẹ đẻ nhiều hơn 8 con/ lứa thì loại bớt những con yếu hoặc tách ghép bớt cho đàn ít con
nhưng chênh lệch không quá 2 ngày tuổi, nuôi không quá 8 con/lứa.
- Chỉ ghép đàn trong 1-2 ngày sau đẻ ( do thỏ gđ sơ sinh độ chênh lệch chưa cao, thỏ mẹ chưa phân
biệt được mùi thỏ lạ).
- Khi ghép: tạo sự đồng mùi ( bằng vật liệu lót ổ hoặc phun chất tạo mùi như rượu).
- Thỏ mẹ chỉ cần cho thỏ con bú 1lần/1 ngày đêm là đủ no.
- Sau đẻ 1 ngày: đưa ổ đẻ ra khỏi chuồng của thỏ đẻ, vệ sinh, thay đồ lót ổ rồi mới đưa ổ đẻ vào
chuồng, cho thỏ con bú.
- Thường xuyên kiểm tra ổ đẻ, sức khỏe thỏ con, thay mới chất lót ổ.
- 18-21 ngày tuổi: có thể bỏ ổ đẻ, cho ăn tập thức ăn cùng mẹ.
- 23 -25 ngày tuổi: có thể đáp ứng được 50% dinh dưỡng từ thức ăn chung của thỏ mẹ.
- ngày 26: sữa thỏ mẹ chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu dinh dưỡng.
• Thời gian và biện pháp cai sữa:
- Thời gian:
+ phụ thuộc sức khỏe thỏ con, số con/lứa, khả năng tiết sữa của thỏ mẹ.
+ dựa trên quy luật tiết sữa của thỏ cái, thường tiến hành cai sữa ở:
+) 28-30 ngày tuổi: đối với thỏ thương phầm
+) 40-45 ngày tuổi: đối với thỏ giống
( quy luật tiết sữa:
+) ngày 1-20 sau đẻ: tăng nhanh
+) từ ngày 25 trở đi: giảm nhanh
+) đến ngày 30: giảm dần rồi hết hẳn).
- Biện pháp:
+ Trước khi cai sữa phải tiến hành tập ăn cho thỏ con bằng thức ăn thô xanh, bắt đầu cho ăn
từ khi thỏ biết nhảy ra khỏi ổ đẻ.
+ Khi cai:


+) cai sữa từ từ = cách giảm dần sữa mẹ, tăng dần thức ăn thỏ con.
+) đặc biệt quan tâm: thức ăn, nước uống, môi trường nuôi dưỡng... ( Thức ăn phải
đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, sạch và không mang mầm bệnh trứng giun sán, sao cho
thỏ ăn được nhiều và không bị rối loạn tiêu hoá. Trong chuồng thỏ luôn luôn có nước sạch,
hàng ngày phải thay nước nhiều lần để nước không bị nhiễm bẩn).
Câu 2: Phân tích vai trò và tầm quan trọng của ngành chăn nuôi thỏ ở nước ta?
- Cung cấp thịt chất lượng cao: Chăn nuôi thỏ cung cấp cho con người một loại thịt có giá trị dinh
dưỡng cao hơn thịt các loại thịt gia súc khác.
+ Hàm lượng protein trong thịt thỏ (21%) cao hơn so với thịt bò (17%) và thịt lợn (15%).


+ Tỷ lệ mỡ trong thịt thở (10 %) thấp hơn so với thịt gà (17%), thịt bò (25%) hay thịt lợn
(29,5%).
+ Thịt thỏ giàu chất khoáng (1,2%) so với thịt bò (0,8%) hay thịt lợn (0,6%).
+ Nhờ hàm lượng cholesteron rất thấp nên thịt thỏ là loại thực phẩm được dùng để điều
dưỡng cho những người bị bệnh tim mạch.
- Cung cấp phụ phẩm có giá trị:
+ lông, da: mũ, áo, đồ mỹ nghệ,..
+ phân: phân bón (tốt hơn phân gia súc khác: chất hữu cơ, đạm, lân, kali tỉ lệ cao), nuôi cá,
nuôi giun.
- Dùng làm động vật thí nghiệm: thỏ rất mẫn cảm => thử nghiệm thuốc, vacxin
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược phẩm: sản xuất thuốc chữa bệnh Alzeimer.
Câu 3: Những ưu thế của chăn nuôi thỏ? Theo anh (chị) chăn nuôi thỏ còn gặp phải những
hạn chế nào chưa khắc phục được?
• Ưu thế:
- Khai thác được nguồn thức ăn sẵn có.
- Thỏ có khả năng chuyển hoá protein cao:
+ có thể chuyển hóa 20% protein trong thức ăn thành protein động vật có giá trị dinh dưỡng (
gà thịt (broiler) là 22-23%, lợn 16-18% và bò thịt 8-12%).
- Thỏ mắn đẻ và sinh trưởng nhanh:

+ trung bình mỗi thỏ cái sinh sản 6-7 lứa/năm, 6-7con/lứa, mang thai 1 tháng.
+ Sau 3 tháng nuôi thỏ có khối lượng xuất chuồng 2,5-3,0 kg.
- Chăn nuôi thỏ tận dụng được lao động phụ và cần ít vốn:
+ già, trẻ em có thể tìm kiếm thức ăn và chăm sóc cho thỏ.
+ vốn đầu tư ban đầu thấp: chuồng nuôi có thể tận dụng các vật liệu sẵn có rẻ tiền, chi phí để
mua con giống thấp, quay vòng vốn nhanh
- Nguy cơ lây bệnh từ thỏ sang người thấp.
• Hạn chế:
- Dễ mẫn cảm với bệnh tật: rất mẫn cảm với đk ngoại cảnh.
- Thị trường tiêu thụ hạn chế:
+ ít phổ biến
+ giá thành đắt
- Phải có thức ăn xanh.
- Ô nhiễm môi trường: nước tiểu rất khai.
- Kiến thức nuôi thỏ còn hạn chế.
Câu 4: Những đặc điểm sinh học đặc thù của thỏ? Ý nghĩa trong thực tiễn chăn nuôi?
• Đặc thù sinh học:
- Thỏ là động vật gặm nhấm ( thuộc lớp đv có vú, bộ gặm nhấm).
+ răng thỏ dài ra liên tục => phải gặm nhấm.
- Thỏ là đv ăn phân:
+ phân có 2 dạng: phân mềm ( thải ra buổi sáng sớm), phân cứng.


- Thỏ rất nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh:
+ nhiệt độ: có ít tuyến mồ hôi => chỉ thải nhiệt qua hô hấp.
+ nhip tim nhanh và yếu
+ thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp tim tỉ lệ thuận với nhiệt độ môi trường
 Nhiệt độ thích hợp nhất: 20-28,50C
+ tần số hô hấp bình thường: 60-90 lần/phút.
- Cơ quan khứu giác rất phát triển:

+ xoang mũi: có cấu tạo phức tạp, nhiều vách ngăn, có các rãnh xoang ngăn cách.
+ ngửi mùi: thỏ mẹ mới đẻ xong nhận biết mùi rõ => không nên xáo trộn đàn con, ổ đẻ.
+ khi cho ăn: nếu thức ăn dạng bột nghiền quá nhỏ => thỏ hít phải sẽ đọng lại trong vách
ngăn => gây viêm xoang mũi.
- Rất thính tai, tinh mắt.
- Thỏ sơ sinh chưa mở mắt, chưa mọc lông:
+ khi mới đẻ mới chỉ có 1 lớp da mỏng màu hồng.
+ 3 ngày tuổi: bắt đầu mọc lông
+ 20-25 ngày tuổi: bộ lông phát triển hoàn toàn.
+ 9-12 ngày tuổi: bắt đầu mở mắt ( thời gian mở mắt phụ thuộc số con/lứa).
• Ý nghĩa:
- Cho ăn thức ăn củ quả để gặm nhấm.
- Chú ý nhiệt độ, tránh các tác động gây stress, bệnh.
- Tránh cho ăn thức ăn dạng bột nghiền quá nhỏ: có thể vẩy nước tạo ẩm trước khi cho ăn.
- Chú ý giữ ấm, chăm sóc gđ thỏ con sơ sinh.
Câu 5: Phương pháp chọn lọc thỏ giống theo đàn và theo khối lượng cá thể? Ý nghĩa của từng
phương pháp?
• Chọn theo đàn:
- Số con sơ sinh còn sống sau 15h tối thiểu là 6 con.
- Khối lượng sơ sinh cả ổ tối thiểu:
+ 300g: thỏ ngoại
+ 200-250g: thỏ nội
- Khối lượng sơ sinh trung bình/con:
+ 50g: ngoại
+ 35-40g: nội
=> Ý nghĩa:
+ giúp chọn lọc, giữ lại đàn con tốt để tiếp tục chọn lọc theo cá thể.
+ những lứa đẻ của các cặp bố mẹ không đạt những chỉ tiêu trên thì sẽ loại cả đàn để nuôi
thịt.
• Chọn theo khối lượng các thể:



- 21 ngày tuổi: phải đạt khối lượng
+ 250g/con: ngoại
+ 200g/con: nội
- 30 ngày tuổi:
+ 500g/con: ngoại
tăng trọng 21-70 ngày phải đạt: 30g/con/ngày.
+ 350g/con: nội
- 70 ngày tuổi:
+ 1,9 kg/con: ngoại
+ 1,4 kg/con: nội
- 90 ngày tuổi: tối thiểu
+ cái: 2,2 kg
+ đực: 2,5 kg
=> Ý nghĩa:
+ chọn được cá thể có khối lượng tối thiểu thoe quy định cho các độ tuổi khác nhau để giữ
lại làm giống.
Câu 6: Phương pháp chọn lọc thỏ giống theo ngoại hình, hoạt tính sinh dục và khả năng sinh
sản? Ý nghĩa của từng phương pháp?
• Theo ngoại hình, hoạt tính sinh dục:
- Chọn lọc với thỏ đực làm giống:
+ đầu to, thô
+ 2 má hơi phình
+ tai dày và cứng, dựng khép hình chữ V, mắt sáng tinh nhanh.
+ lưng dài, rộng, phẳng, bụng thon.
+ mông và đùi sau nở rộng, 4 chân khỏe.
+ dịch hoàn to đều, dương vật thẳng, có tính hăng.
- Chọn lọc với thỏ cái làm giống:
+ đầu nhỏ, mặt thon dài, mắt tinh nhanh, tai thẳng.

+ lưng dài, mông nở, hông rộng.
+ 2 hàng song song cách đều nhau, mỗi hàng có 5 vú.
+ giai đoạn 3 tháng tuổi:
+) loại thải 70-75% con trong đàn
+) giữ lại 25-30% làm giống
+ giai đoạn 5-7 tháng tuổi: chọn lọc lần cuối trước khi đưa vào sử dụng.
=> Ý nghĩa:
+ chọn lọc được những con đực, cái có ngoại hình, hoạt tính sinh dục tốt để giữ lại làm
giống.
• Theo khả năng sinh sản:
- Chọn lọc trong 1 năm:
+ thỏ cái đẻ tối thiểu:
+) 5-6 lứa/năm
+) 6 con/lứa


+ khối lượng con sơ sinh tối thiểu 50g.
+ tỉ lệ thụ thai trên 70%
+ số con sơ sinh sống sau 15h tối thiểu 6 con
+ tỉ lệ nuôi sống từ sơ sinh => cai sữa: 80% ( 21 ngày tuổi)
+ thỏ đực: có thể phối ít nhất 10 thỏ cái => ít nhất 7-8 con có chửa, đẻ từ 6 con trở lên
=> Ý nghĩa:
+ chọn lọc cá thể đạt chỉ tiêu sinh sản để giữ lại làm giống.
Câu 7: Trình bày đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của các giống thỏ: Thỏ Ré, thỏ
Xám và thỏ Đen Việt Nam? Ưu, nhược điểm của các giống thỏ này?
• Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất:
Thỏ Ré
- Ngoại hình:
+ màu sắc lông da rất đa dạng, thường là màu
xám nhạt loang trắng hay màu vàng nâu pha

trắng.
+ mắt màu đen.
- Khối lượng trưởng thành:
+ 2,2 – 2,7 kg
- Khối lượng cai sữa:
+ 300-350g
- Khả năng sinh sản:
+ 6-7 con/lứa
+ 5,5-6 lứa/năm

Thỏ Xám và Thỏ Đen
+ Thỏ Xám có màu không thật thuần khiết.
+ Thỏ Đen màu lông ổn định hơn.
+ Đều có mắt đen.
+ 3 – 3,5 kg

+ 5-5,5 con/lứa
+ 5-5,5 lứa/năm
- Tỷ lệ sơ sinh còn sống: 85%

• Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ được chọn lọc từ các giống địa phương nên có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nước
ta
- Nhược điểm:
+ khả năng sản xuất còn thấp ( sinh trưởng, sinh sản).
Câu 8: Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa của thỏ? Điểm khác biệt giữa cấu tạo bộ máy tiêu
hóa của thỏ với các loài gia súc ăn cỏ khác?
• Cấu tạo bộ máy tiêu hóa:
Miệng => thực quản => dạ dày => ruột non => ruột già

- Miệng:
+ chức năng:
+) lấy thức ăn
+)tiêu hóa cơ học và 1 phần hóa học
+ cấu tạo bộ răng:


Hàm trên

Răng cửa
2

Răng nanh
0

Răng hàm
6

Hàm dưới

1

0

5

+) răng cửa trước hàm trên lớn, cong vào trong => gặm nhấm
- Thực quản:
+ chạy song song với đốt sống cổ => tận cùng dạ dày.
+ chức năng: dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

- Dạ dày:
+ thuộc loại dạ dày đơn.
+ có thể chứa 90-100g thức ăn
+ có khả năng có dãn tốt nhưng co bóp yếu
+ dạ dày thỏ luôn chứa thức ăn, nếu để bị lép hoặc chứa nhiều thức ăn dạng lỏng => thỏ bệnh
=> phân nhão.
- Ruột:
+ ruột non: dài 4-6m, bao gồm tá tràng, không tràng, hồi tràng
+ ruột già:
+) manh tràng: 40-45cm, đường kính 3-4cm, chứa 100-120g thức ăn, tiếp giáp ngay
sau ruột non.
 Manh tràng chiếm 49% dung tích đường tiêu hóa ( lớn gấp 5-6 lần dạ dày), thực
hiện chức năng tiêu hóa xơ nhờ hệ vsv.
+) kết tràng: 2 phần: phần 1 là ống nhỏ nổi lên trên và phần 2 hình ống nối với trực
tràng => chức năng: tham gia quá trình tiêu hóa chất xơ.
+) trực tràng: 90 cm => chức năng: tái hấp thu, tạo khuôn phân


Khác biệt:
Thỏ

Gia súc ăn cỏ khác
- dạ dày đơn
- dạ dày 4 túi
- tiêu hóa xơ ở manh tràng
- tiêu hóa xơ ở dạ cỏ
- nhai lại không hoàn toàn
- nhai lại
- răng của loài gặm nhấm: răng của lớn, dài - răng loài nhai lại: không có răng của hàm
liên tục

trên
Câu 9: Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của thỏ? Tại sao thỏ lại được gọi là “động vật ăn phân”?
• Sinh lý tiêu hóa:
- Dạ dày:
+ thức ăn được đưa vào dạ dày, đây là môi trường axit =>lưu lại thức ăn khá lâu: 3-6h
+ nhờ tác dụng của dịch vị dạ dày mà thức ăn có sự biến đổi thành phần hóa học ( thiếu muối
trong khẩu phần => dịch vị tiết ít => không chuyển hóa hết pro trong khẩu phần)


+ thức ăn trong dạ dày được xếp thành lớp và nhờ sự co thắt mạnh của dạ dày để đẩy xuống
ruột non.
- Ruột non:
+ Có 2 tuyến tiêu hóa chính là tuyến gan và tuyến tụy.
+ các chất chứa trong ruột non sẽ được hòa tan với dịch mật, sau đó là dịch tụy.
+) trong dịch tụy có enzyme tiêu hóa protein ( trypsin, chymotrypsin), tiêu hóa gluxit
( amilaza, lipaza).
+ protein, gluxit, lipit trong thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng và được hấp
thu qua ruột non.
• Thỏ gọi là “đv ăn phân” vì:
- chất chứa của manh tràng thỏ đi tới ruột già vào ban đêm hoặc sáng sớm ít bị biến đổi về mặt hóa
học, sinh học => các chất nhầy ruột già tiết ra bao phủ xung quanh tạo thành phân mềm (phân
vitamin) => sau khi thải ra ngoài, thỏ sẽ ăn lại => vào dạ dày và hấp thu lại ở ruột non.
- Thỏ con bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, chỉ bắt đầu khi đcược 3 tuần tuổi.

Câu 10: Nhai lại giả là gì? Dựa vào đặc tính nào của thỏ mà người ta xếp thỏ vào loài “nhai lại
giả”? Phân biệt đặc điểm, sự tạo thành phân cứng và phân mềm ở thỏ?
• Nhai lại giả:
• Đặc tính nhai lại giả ở thỏ:
- chất chứa của manh tràng thỏ đi tới ruột già vào ban đêm hoặc sáng sớm ít bị biến đổi về mặt hóa
học, sinh học => các chất nhầy ruột già tiết ra bao phủ xung quanh tạo thành phân mềm (phân

vitamin) => sau khi thải ra ngoài, thỏ sẽ ăn lại => vào dạ dày và hấp thu lại ở ruột non
• Phân biệt phân cứng, phân mềm:
Dạng

Thời gian thải
Quá trình hình thành

Phân mềm
- viên nhỏ, mịn, dính kết với
nhau, được tạo ra ở manh tràng,
chứa nhiều chất dinh dưỡng
- chủ yếu thải ra vào ban đêm
hoặc sáng sớm
- chất chứa của manh tràng thỏ
đi tới ruột già vào ban đêm
hoặc sáng sớm ít bị biến đổi về
mặt hóa học, sinh học => các
chất nhầy ruột già tiết ra bao
phủ xung quanh tạo thành phân
mềm (phân vitamin) => sau khi
thải ra ngoài, thỏ sẽ ăn lại =>
vào dạ dày và hấp thu lại ở ruột
non.

Phân cứng
- dạng viên tròn, cứng =>
thỏ không ăn được.
- chủ yếu thải ra ban ngày
- thỏ ăn phân mềm => nuốt
ngay vào dạ dày => xuống

ruột non và ruột già => ban
ngày các phản ứng hóa học
ở ruột già sẽ xảy ra hoàn
toàn triệt để, hấp thu nước
cũng triệt để hơn => tạo
phân cứng.


Câu 11: Nhu cầu năng lượng, nhu cầu bột đường và nhu cầu protein của thỏ? Kể tên một số
loại axit amin thiết yếu cho thỏ?
• Nhu cầu năng lượng:
- Nhu cầu năng lượng tỉ lệ nghịch với tầm vóc cơ thể ( đv càng nhỏ => nhu cầu năng lượng càng
cao).
- Nhu cầu năng lượng cơ bản:
+ được xác định trong tình trạng thỏ không sản xuất, không vận động trong 24h.
+ có sự khác nhau theo trọng lượng cơ thể
1,5 kg
80
2
100
2,5
120
3
140
3,5
180
- Nhu cầu năng lượng cho duy trì:
+ gồm nhu cầu cơ bản + 1 số năng lượng cần thiết cho hoạt động tiêu hóa và hoạt động sinh
lý nhưng không sản xuất.
Nhu cầu duy trì = nhu cầu cơ bản x 2

- Nhu cầu năng lượng cho sản xuất: bao gồm sinh trưởng, sinh sản, sản xuất sữa
+ sinh trưởng:
+) là nhu cầu năng lượng để con vật tăng lên về thể trạng
+) nhu cầu sinh trưởng tăng dần theo tuần tuổi
+ sinh sản:
+) con đực: phối giống
+) con cái: mang thai
Nhu cầu sinh sản = 5-10% nhu cầu duy trì
+ sản xuất sữa:
+) mục đích: con non tăng trọng tốt, con mẹ không bị hao mòn do nuôi con
+) 1 chu kỳ cho sữa của thỏ: 45 ngày
+) sản lượng sữa cao nhất: ngày 12 => ngày 25
+) nhu cầu năng lượng cho sx sữa tăng nhanh vào tuần 3->4 sau đẻ.
• Nhu cầu bột đường:


- Thức ăn cung cấp tinh bột:
+ hạt ngũ cốc: ngô, đỗ tương, lạc,...
+ củ quả: khoai, sắn
 Phân giải => cung cấp năng lượng cho cơ thể
- Nhu cầu bột đường của thỏ:
+ thỏ từ cai sữa => vỗ béo: cần tăng dần lượng tinh bột
+ thỏ hậu bị, thỏ giống không sinh sản: hạn chế tinh bột, đường
+ thỏ đẻ và nuôi con:
+) 20 ngày đầu: lượng tinh bột gấp 2-3 lần giai đoạn có chửa
+) 20 ngày sau đẻ trở đi: nhu cầu tiết sữa giảm => nhu cầu tinh bột giảm
• Nhu cầu protein:
- Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển, duy trì hoạt động và khả
năng sản xuất của thỏ.
- Nhu cầu pro của thỏ tăng dần, lớn nhất ở giai đoạn mang thai.

- Nếu thiếu pro:
+ thỏ gđ mang thai, nuôi con:
+) không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để duy trì cơ thể mẹ
+) sữa mẹ ít => không đủ sữa nuôi con => khối lượng sơ sinh thỏ con thấp, tls, tlns
thấp.
+ thỏ gđ sau cai sữa: thỏ con còi cọc, thiếu dinh dưỡng, dễ mắc bệnh.
- Nhu cầu chất lượng protein: tùy từng giai đoạn mà nhu cầu các loại aa khác nhau ( thỏ ăn phân
mềm đáp ứng được 17-18% nhu cầu pro ăn vào => vẫn phải bổ sung)
• 1 số loại aa thiết yếu cho thỏ:
- Thỏ cần 10 loại aa trên tổng số 21 aa thiết yếu:
+ Arginine
+ threonine
+ Histidine
+ phenylalanine
+ Leucine
+ Tyrocine
+ Isoleucine
+ Methionine
+ Lysin
+ Cystein
Câu 12: Trong chăn nuôi thỏ cần đáp ứng nhu cầu xơ, vitamin, chất khoáng và nhu cầu về
nước như thế nào? Nếu thiếu những thành phần này thì sẽ gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thỏ?
• Nhu cầu xơ:
- Do đặc điểm sinh lý tiêu hóa của thỏ: trong dạ dày lúc nào cũng chứa đầy thức ăn để:
+ chống đói
+ đảm bảo hoạt động tiêu hóa ( đặc biệt là hđ lên men thức ăn nhờ hệ vsv)
+ cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng
- Hàm lượng xơ thích hợp: 13-15%
- Thiếu xơ: gây rối loạn tiêu hóa



+ tỷ lệ xơ thấp thì thời gian lưu trữ thức ăn trong đường tiêu hóa ngắn => sự thay thế chất
chứa khác trong manh tràng => lên men các chất không mong muốn ở manh tràng => gia tăng vsv
gây bệnh.
+ khẩu phần rau củ không đủ 8% xơ ( theo vck) => bị tiêu chảy.
- Thừa xơ: > 16% xơ
+ thức ăn lưu lại lâu => táo bón
+ cản trở nhu động ruột, đường tiêu hóa => giảm hiệu quả sử dụng thức ăn => tăng trọng
thấp.
- Bổ sung xơ:
+ rau củ quả, thức ăn thô xanh
+ bột cỏ, bột rau ( trộn thức ăn)
• Nhu cầu vitamin:
- Quan trọng nhất: A, D, E ( đặc biệt gđ thỏ sinh sản, thỏ sau cai sữa)
+ vtm A:
+) kích thích sinh trưởng, sinh sản
+) bảo vệ, duy trì lớp thương bì niêm mạc, da
+) duy trì thị giác trong bóng tối, ngoài ánh sáng
+ vtm D: vai trò trong hấp thu Ca, P
+ vtm E: được coi là vtm sinh sản => kích thích khả năng sinh sản
- Thiếu:
+ vtm A: sinh trưởng chậm, rối loạn sinh sản, dễ viêm da, viêm kết mạc mắt, đường hô hấp
=> bổ sung: thức ăn đỏ, xanh: bí đỏ, cà rốt,...
+ vtm D: giảm hấp thu Ca, P => còi cọc, mềm xương
+ vtm E: thai kém phát triển, số con/lứa ít ( thỏ cái), giảm tính hăng, giảm hoạt tính tinh
trùng, tỉ lệ thụ thái thấp ( thỏ đực) => bổ sung = các thức ăn mọc mầm, bơ, rau xanh,..
+ vtm nhóm B: chậm lớn, viêm dây thần kinh, kem ăn, thiếu máu, bại liệt,..
• Nhu cầu khoáng:
- Là dinh dưỡng quan trọng đối với thỏ ( đặc biệt thỏ nuôi nhốt) do khoáng tham gia cấu tạo tế bào,
các enzyme, hormone trong cơ thể.

- Thỏ tiết sữa nuôi con: 7-8g khoáng huy động vào sữa
- Thiếu:
+ Ca, P: ảnh hưởng xương, răng => còi xương, xốp xương, răng yếu
+ Sinh sản kém, dễ chết
+ thiếu muối: rối loạn tiêu hóa, sinh trưởng chậm
• Nhu cầu nước:
- Thỏ có nhu cầu nước cao => chiếm 60-90% thể trạng cơ thể, cần cho trao đổi chất, phát triển bào
thai, sx sữa.
- Nhu cầu nước phụ thuộc: nhiệt độ, thức ăn ( vck trong kp), giai đoạn, lứa tuổi, thời kì sx
- Thiếu nước: rất nguy hiểm, thỏ khát => giảm khả năng trao đổi chất, sinh trưởng => 10-12 ngày sẽ
chết.


Câu 13: Phân tích đặc điểm một số loại thức ăn bổ sung cho thỏ: thức ăn củ quả, thức ăn tinh,
thức ăn viên? Biện pháp để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn thức ăn đó?
• Thức ăn củ quả:
- Giàu nước, giàu tinh bột nhưng pro thấp, xơ thấp.
- Thỏ ưa thích: cà rốt, dưa chuột, sắn, su hào
• Thức ăn tinh:
- Nguồn gốc thực vật: Ngô, đỗ, gạo, lạc
- Nguồn gốc động vật: bột cá, bột thịt,..
=> Được coi là thức ăn bổ sung nhằm:
+ nâng cao khả năng sản xuất
+ hạ giá thành sảm phẩm
• Thức ăn viên:
- Giai đoạn mang thai, nuôi con: cần bổ sung thêm ăn viên ( 2500 kcal năng lượng, 16% pro,
khoáng, vtm )
• Cách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm:
- Thức ăn củ quả:
+ cho ăn với tỉ lệ thích hợp do nhiều nước dễ gây tiêu chảy

+ chế biến: băm, cắt ngắn, thái lát với độ dày 5-8 mm
- Thức ăn tinh:
+ hạt to: nghiền thành mảnh nhỏ ( ngô, lúa)
+ hạt nhỏ: ngâm nảy mầm ( đậu đỗ)
+ dạng bột: vảy thêm ít nước để thức ăn kết dính => tránh bụi hít vào mũi, tránh lãng phí
thức ăn.
- Thức ăn viên: phối hợp các loại thức ăn với nhau tạo thành thức ăn hỗn hợp => tăng khẩu vị, tăng
khả năng tiêu hóa.
- Thức ăn khô thô: phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn xanh sau thu hoạch => phơi khô, cất trữ => dự
trữ cho mùa đông.
Câu 14: Biện pháp nâng cao khả năng tiêu hóa và sử dụng thức ăn trong chăn nuôi thỏ? Khi
cho thỏ ăn cần phải lưu ý điều gì?
• Biện pháp nâng cao khả năng tiêu hóa và sử dụng thức ăn:
- Nhóm thức ăn thô xanh:
+ rửa sạch, nếu quá dài phải cắt ngắn
+ thức ăn nhiều nước => rải ra phơi khô bớt nước
- Thức ăn củ quả:
+ cho ăn với tỉ lệ thích hợp do nhiều nước dễ gây tiêu chảy
+ chế biến: băm, cắt ngắn, thái lát với độ dày 5-8 mm
- Thức ăn tinh:
+ hạt to: nghiền thành mảnh nhỏ ( ngô, lúa)
+ hạt nhỏ: ngâm nảy mầm ( đậu đỗ)


+ dạng bột: vảy thêm ít nước để thức ăn kết dính => tránh bụi hít vào mũi, tránh lãng phí
thức ăn.
- Thức ăn viên: phối hợp các loại thức ăn với nhau tạo thành thức ăn hỗn hợp => tăng khẩu vị, tăng
khả năng tiêu hóa.
• Khi cho thỏ ăn cần lưu ý:
- Quá to, dài => cắt ngắn, thái lát

- Thức ăn dạng bột => vảy nước để tránh hít vào mũi gây viêm mũi.
Câu 15: Mục đích và nguyên tắc chung trong việc xây dựng chuồng trại nuôi thỏ? Làm thế nào để
xác định được kích thước chuồng nuôi phù hợp với tầm vóc để thỏ hoạt động được dễ dàng?
• Mục đích:
• Nguyên tắc chung:
- Phù hợp với đặc điểm sinh lý, đảm bảo cho thỏ hoạt động thoải mái, dễ dàng, không ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe.
+ nhiệt độ tối ưu 20-28,50C
- Dễ quét dọn vệ sinh, sát trùng ( tránh 1 số bệnh: viêm ruột, tiêu chảy, cầu trùng, ghẻ)
- Tốn ít công khi cho ăn uống, chăm sóc, bắt thỏ.
- Thỏ không chui lẫn đàn hay ra ngoài.
- Bảo vệ được thỏ chống bắt trộm hay không cho các động vật khác, đặc biệt là chuột, chui vào lồng
chuồng cắn thỏ.
- Bền vững, chắc chắn nhưng rẻ tiền.
- Những phần hay bẩn, hay mòn và hư hỏng như đáy lồng, lưới cỏ, máng ăn uống ... phải dễ tháo ra
lắp vào và thay thế được dễ dàng.
• Cách xác định kích thước chuồng phù hợp:
- Chiều rộng: cho thỏ nằm ngang trên bàn, kéo rộng 2 chân sau, đo khoảng cách từ mũi đến điểm
cuối 2 chân sau => được chiều rộng tối thiểu.
- Chiều dài: cho thỏ bật nhảy và đo khoảng cách giữa 2 chân sau khi nhảy => đến chân trước khi thỏ
phóng tới.
- Chiều cao: phải xác định vừa đủ để thỏ có thể chồm lên ăn được trên cao ( tùy loại khác nhau,
trung bình = 60 cm).
Câu 16: Chuồng nuôi thỏ có những chi tiết cơ bản nào? Yêu cầu cụ thể đối với vị trí, kích
thước, đáy lồng chuồng để đảm bảo phù hợp với đặc tính sinh học của thỏ và thuận lợi cho
việc chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý?
• Chi tiết chuồng thỏ:
- Lồng chuồng
- Đáy lồng chuồng
- Máng thức ăn tinh

- Giá thức ăn thô
- Dụng cụ uống nước
- Ổ đẻ ( nếu thỏ là mẹ sinh sản)


• Yêu cầu với vị trí chuồng:
- Đảm bảo đủ không khí, thông thoáng sạch sẽ, chóng được mưa tạt, gió lùa, mát mùa hè, ấm mùa
đông.
- Đặt chuồng nơi cao ráo, dễ quét dọn vệ sinh, phân rác thoát được dễ dàng ( nên làm = xi măng, tạo
độ dốc, thiết kế rãnh thoát nước).
- Không đặt chuồng thỏ gần chuồng gà, chuồng lợn ( do mùi, lây bệnh).
- Đặt chuồng nơi yên tĩnh, ít người và gia súc qua lại, thuận tiện cho việc di chuyển
• Yêu cầu với kích thước chuồng:
- Phải thuận tiện trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quan sát sức khỏe, bắt thỏ
- Phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại thỏ.
• Yêu cầu với đáy lồng chuồng:
- phải nhẵn, phẳng, êm, không để đầu đinh, mối buộc hoặc vật liệu làm lồng nhô lên dễ làm xây xát
da, loét gan bàn chân thỏ.
- đáy lồng phải có khe hở, lỗ thoát phân, nước tiểu dễ dàng, ít thấm nước và tháo ra lắp vào được.
Câu 17: Yêu cầu vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi thỏ? Ý nghĩa của việc chuẩn bị ổ đẻ,
kiểm tra, vệ sinh ổ đẻ?
• Yêu cầu vệ sinh chuồng trại:
- Vệ sinh thường xuyên:
+ phải đảm bảo chuồng luôn được làm vệ sinh sạch sẽ.
+ phân thải ra phải được thu dọn, không để chất đống trong chuồng.
- Vệ sinh định kỳ:
+ định kỳ sát trùng lồng chuồng, máng ăn, máng uống,.. để tiêu diệt vsv, kst với lịch sát
trùng như sau:
+) sát trùng máng ăn, máng uống 2 lần/tuần
+) sát trùng lồng chuồng, lưới cỏ 2 tuần 1 lần

+) quét dọn mặt bằng, rắc vôi bột/ phun thuốc sát trùng diệt ruồi muỗi
1 lần/quý.
• Ý nghĩa việc chuẩn bị ổ đẻ, kiểm tra, vệ sinh ổ đẻ:
Câu 18: Chu kỳ động dục là gì? Những yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ động dục của thỏ cái?
Phương pháp phát hiện động dục ở thỏ cái?
• Chu kỳ động dục:
- Là khoảng thời gian lặp đi lặp lại bao gồm các thay đổi sinh lý định kỳ được gây ra bởi hoocmon
sinh dục.
- Chu kỳ động dục thỏ: 13-16 ngày
- Thời gian động dục: 3-5 ngày
• Những yếu tố ảnh hưởng:
- Sức khỏe: quá gầy, quá béo.
- Chế độ dinh dưỡng: khẩu phần thiếu dinh dưỡng ( nếu chỉ thu nhận 75% dinh dưỡng trong khẩu
phần => muộn 3 tuần).


- Khí hậu: nhiệt độ quá nóng, quá lạnh => không động dục hoặc động dục ít hưng phấn.
• Phương pháp phát hiện:
- Bỏ ăn, phá chuồng để tìm con đực.
- Gặm chuồng, húc máng ăn nhất là ban đêm.
- Toàn thân nằm ở tư thế phục phị ( 2 chân trước duỗi thẳng, 2 chân sau thu vào bụng, mông vồng
lên, đuôi cong).
- Sờ vào tai thỏ => thấy nóng.
- Niêm mạc âm hộ từ hồng nhạt chuyển sang đỏ tươi, sưng tấy lên, có dịch nhầy ( nếu chuyển sang
đỏ thẫm, tím bầm là kết thúc thời kì động dục).
Câu 19: Biểu hiện động dục ở thỏ cái? Trong chăn nuôi thỏ, để thỏ đẻ sai có thể sử dụng
những phương pháp nào? Cơ sở khoa học của phương pháp đó?
• Biểu hiện động dục ở thỏ cái:
- Bỏ ăn, phá chuồng để tìm con đực.
- Gặm chuồng, húc máng ăn nhất là ban đêm.

- Toàn thân nằm ở tư thế phục phị ( 2 chân trước duỗi thẳng, 2 chân sau thu vào bụng, mông vồng
lên, đuôi cong).
- Sờ vào tai thỏ => thấy nóng.
- Niêm mạc âm hộ từ hồng nhạt chuyển sang đỏ tươi, sưng tấy lên, có dịch nhầy ( nếu chuyển sang
đỏ thẫm, tím bầm là kết thúc thời kì động dục).
• Phương pháp để thỏ đẻ sai, cơ sở khoa học:
Câu 20: Tuổi phối giống lần đầu và kỹ thuật phối giống cho thỏ cái?
• Tuổi phối giống lần đầu:
- Tuổi thành thục về tính: 4-4,5 tháng tuổi
- Bỏ qua 2 chu kỳ, khi thỏ đạt 70-80% khối lượng trưởng thành mới cho phối lần đầu.
=> tuổi phối giống lần đầu: 5,5-6 tháng tuổi.
• Kỹ thuật phối:
- Thời gian phối: sáng sớm hoặc chiều mát, không phối lúc nắng nóng.
- Bắt thỏ cái đến chuồng thỏ đực để giao phối, không làm ngược lại ( đực sẽ hoảng sợ không phối
hoặc cái sẽ cắn lại).
- Thoa tác:
+ tay phải nắm da gáy của thỏ cái nhấc ra khỏi lồng.
+ tay trái đỡ ấy phần mông => đưa đến chuồng thỏ đực.
- Mùi thỏ cái sẽ kích thích thỏ đực => thỏ hưng phấn cao độ => thỏ đực chồm lên lưng thỏ cái, thỏ
cái đứng yên, kiễng chân, mông nâng cao, đuôi vắt sang 1 bên ở tư thế chờ phối.
( Trong quá trình thỏ động dục thì không rụng trứng, khi có phản xạ nhảy mới rụng trứng)
- Thời gian phối: 15-20s.
- Trường hợp thỏ động dục nhưng không cho giao phối thì dùng 1 tay tóm da gáy lên, tay kia luồn
xuống nâng mông lên cao để thỏ đực phối dễ dàng.
+ nuôi thương phẩm: phối 2 lần với 2 con đực khác nhau


+ nuôi làm giống thuần chủng: 2 lần cách nhau 4-6h
Câu 21: Theo anh (chị) thời gian cai sữa thích hợp đối với thỏ con là khi nào? Tại sao? Biện
pháp cai sữa cho thỏ con? (~ câu 1)

Câu 22: Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của thỏ Newzealand và thỏ
California?
Newzealand
California
Nguồn gốc - từ các nước ở châu Âu, châu Mỹ
- Mỹ ( do lai của Newzealand x Nga x
Chichila)
Ngoại hình - lông trắng tuyền, dày
- lông trắng nhưng tai, mũi, 4 chân,
- tầm vóc: tầm trung
đuôi có lông màu đen.
- tầm vóc: tầm trung
Sinh
- khối lượng trưởng thành: 5-5,5 kg
- khối lượng trưởng thành: 4,5-5 kg
trưởng
- khối lượng sơ sinh: 55-60g
- khối lượng cai sữa: 650-700g
- khối lượng 3 tháng tuổi: 2,8-3 kg

Sinh sản

- tỉ lệ thịt xẻ: 55-58%
- tỉ lệ thịt xẻ: 55-60%
- sinh sản tốt, mắn đẻ, thành thục sớm.
- tuổi động dục lần đầu: 4-4,5 tháng
tuổi.
- tuổi phối giống lần đầu: 5,5-6 tháng
~ Newzealand
tuổi.

- 6-8 con/lứa.
- 6-7 lứa/năm.

Câu 23: Để phân loại thỏ có thể dựa trên những căn cứ nào? Cho ví dụ cụ thể?
- Căn cứ vào tầm vóc:
+ thỏ tầm đại: 6-9 kg ( Flandro Pháp, thỏ Đan Mạch)
+ thỏ tầm trung: 4-6 kg ( Newzealand, Califorlia)
+ thỏ tầm tiểu: 2-3 kg ( ré, xám, đen Việt Nam)
- Căn cứ vào hướng sử dụng:
+ thỏ lấy lông: Pháp, Nga
+ thỏ làm cảnh: Trung Quốc
+ thỏ thịt: Newzealand, Califorlia
Câu 24: Loại thức ăn nào được sử dụng làm thức ăn chính trong khẩu phần ăn của thỏ? Liên
hệ thực tế tại địa phương anh (chị), cho ví dụ?
• Thức ăn chính trong khẩu phần ăn của thỏ:
- Thức ăn chính trong khẩu phần ăn của thỏ là: thức ăn thô xanh ( chiếm 90%) bao gồm:
+ nhóm cỏ:
+) cỏ tự nhiên: cỏ gấu, cỏ gà, cỏ mật,..
+) cỏ trồng: Pangola, Stylo, ghine,..


+ nhóm rau:
+) rau tự nhiên: dưới nước ( ngổ, lấp, thài lài), trên cạn ( sam, dền, rượu)
+) rau trồng: cải, bắp cải, su hào, rau muống, rau lang,..
+ nhóm cỏ dại, thân cao, thân leo: lá sắn, lá keo dậu, lá chuối, lá râm bụt,..
• Liên hệ:
- Trên địa bàn huyện Ba Vì, thức ăn thô xanh nuôi thỏ chủ yếu là các loại rau trồng nông nghiệp như
bắp cải, su hào, rau muống, rau lang và 1 số cây cỏ dại, thân cao như lá râm bụt, lá tầm vông do các
nguyên liệu trên rẻ tiền, dễ kiếm, sẵn có ở địa phương.
Câu 25: Đặc điểm sinh lý của thỏ cái giai đoạn mang thai? Ứng dụng trong thực tiễn chăn nuôi?

• Đặc điểm sinh lý thỏ cái mang thai:
- Thời gian mang thai: 30 ngày ( tùy thuộc số con đẻ ra/lứa đó, càng nhiều => tgian càng ngắn).
- Sau khi phối giống, đến ngày thứ 8 hợp tử sẽ bán chặt vào tử cung.
- Ngày thứ 9 mới hình thành bào thai.
- 10 ngày cuối giai đoạn mang thai, bào thai sẽ phát triển rất nhanh, có khối lượng tăng gấp 3 lần so
với 20 ngày đầu.
• Ứng dụng:
- Cân đối khẩu phần và có chế độ cho ăn phù hợp với từng thời kì của giai đoạn mang thai.
Câu 26: Anh (Chị) hãy giải thích hiện tượng chửa giả và hiện tượng vô sinh ở thỏ? Trong chăn
nuôi làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này?
- Hiện tượng chửa giả: do kích thích làm thần kinh hưng phấn => nhảy lẫn nhau, trong đó cả những
con đực non => làm con cái tiết hormone ngăn cản sự động dục tiếp theo.
=> Khắc phục: 3-4 tháng tuổi ( tuổi bắt đầu thành thục về tính) phải tách riêng thỏ, không nhốt
chung.
- Hiện tượng vô sinh: 2 dạng là lâu ngày không có biểu hiện động dục hoặc cho phối nhưng không
có chửa.
+ nguyên nhân:
+) con cái bị bệnh đường sinh dục.
+) khẩu phần thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vtm sinh sản.
+) stress trong chăn nuôi: trật trội
=> Khắc phục:
+ tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục: điều trị bệnh đường sinh dục, cân đối khẩu phần, tách
đàn.
+ nếu vô sinh bẩm sinh thì cần loại thải.
Câu 27: Yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng thỏ cái mang thai?
- Sau khi phối giống: để thỏ cái ở trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh căng thẳng, giảm thức ăn thô
xanh trong khẩu phần để tránh ảnh hưởng bộ máy tiêu hóa đến tử cung.
- 9 ngày sau phối: khẩu phần phải đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng ( nếu thiếu => làm cho thai bị
teo).
+ chế độ ăn: cho ăn lá cây họ đậu + 40-60g thức ăn tinh ( bột đậu tương, khoai sắn).



- Ngày 26-30: bào thai phát triển rất nhanh nên tăng thức ăn và tỉ lệ đạm thêm khoảng 20% so với
thời kì sinh trưởng.
- Cho ăn theo giờ nhất định để tạo oharn xạ và thói quen tiết dịch tiêu hóa.
- Khẩu phần và thời gian cho ăn:
+ sáng: 9-10h => 40-60g thức ăn hạt + 150-200g thức ăn xanh.
+ chiều: 13-15h => cho ăn gấp 2 lần buổi sáng.
+ tối: 20-21h (là bữa chính) => cho ăn 1,5-2 kg thức ăn xanh.
Câu 28: Nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn con, bới đàn ở thỏ? Làm thế nào để phòng tránh
được hiện tượng này?
- Ăn con:
+ Nguyên nhân:
+) thiếu nước
+) thiếu khoáng
+) stress
+ phòng tránh: thỏ đẻ cho uống nhiều nước, cân bằng khoáng thích hợp trong khẩu phần,
tránh tác động gây stress cho thỏ mẹ.
- Bới đàn con:
+ nguyên nhân: do thỏ bị ức chế thần kinh => hung dữ, bới con
+ phòng tránh, khắc phục: tách con, quá hung dữ không thể điều tiết được thì loại thải.
Câu 29: Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ đực giống?
• Nuôi dưỡng:
- Không được để quá gầy, quá béo => hiệu quả sản sinh tinh trùng kém.
+ Lượng tinh dịch một lần phóng tinh của thỏ trung bình đạt 0,5-2ml
- Thức ăn cho thỏ đực giống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, các vitamin A,
D, E....
+ Không nên cho ăn quá nhiều các loại thức ăn giàu tinh bột => quá béo, hiệu quả phối giống
kém.
+ Trong những ngày phối giống trong khẩu phần ăn cần tăng thêm thức ăn giàu protein, vitamin

E như giá đỗ, ngô hạt ủ mầm...=> tăng hoạt động của đực giống và tăng sức sống của tinh trùng.
- Mỗi ngày nên cho ăn:
+ 500-600 gam cỏ lá các loại
+ 200-300 gam củ quả
+ 100-150 gam thức ăn tinh hỗn hợp có 15% protein.
• Chăm sóc:
- Lồng chuồng rất quan trọng:
+ Lồng chuồng nuôi thỏ đực nên cách xa chuồng nuôi thỏ cái => tránh những kích thích
phản xạ có hại cho con đực.
+ Bốn chân chuồng và khung chuồng phải chắc, khoẻ.
+ Đáy lồng chuồng phải bằng phẳng => khi thỏ đực phối giống không bị rung, không ảnh
hưởng đến kết quả giao phối.


+ Mỗi thỏ đực được nuôi ở một lồng riêng có nắp đậy ở phía trên => không đẩy phá nhảy ra
ngoài.
- Thường xuyên theo dõi => phát hiện sớm những đực giống có đực tính kém, khi phối giống không
hăng, không khoẻ, kết quả thụ thai thấp => tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hoặc loại
thải kịp thời.
Câu 30: Phân tích các yêu cầu cơ bản khi thiết kế máng ăn, máng uống, ổ đẻ cho thỏ?
• Máng ăn:
- Giá thức ăn thô:
+ Thiết kế sao cho thỏ tự rút rau lá cỏ để ăn được, nhưng không cào bới vào đáy lồng hoặc
không chui vào dẫm nát, làm bẩm thức ăn.
+ Nên đặt ra ngoài ngăn lồng gắn vào một bên thành lồng phía trước so le với vị trí đặt máng
thức ăn tinh ở phía trong.
- Máng thức ăn tinh:
+ vật liệu khác nhau như sành sứ, xi măng, gỗ, tôn, sắt.
+ Nếu làm bằng vật liệu nhẹ thì phải làm móc hoặc dây buộc gá vào thành lồng phía trước để
thỏ không làm lật đổ được.

+ Kích thước máng ăn phù hợp là hình khối hộp chữ nhật dài 35-40cm để đủ chỗ cho cả đàn
cùng ăn, nhưng chỉ làm hẹp miệng khoảng 10-12cm để thỏ không nằm vào máng ăn được, chiều cao
6-8cm.
+ Miệng máng nên làm gờ hoặc uốn cong vào phía trong để tránh thỏ bới thức ăn rơi ra
ngoài.
• Máng uống:
- có thể làm bằng sành, sứ hoặc đổ xi măng => không dẫm chân vào và không lật đổ được.
- Để giữ vệ sinh được nước uống, có thể làm van nước bằng ống kim loại hoặc thuỷ tinh dày cắm
vào nút chai, nút can dốc ngược có giá giữ vào thành lồng để thỏ hút liếm được nước hoặc làm khay
nước có chai chứa nước dốc ngược.
• Ổ đẻ:
- Yêu cầu: đảm bảo kín gió, ấm, có bóng tối, thỏ mẹ có thể vào cho con bú dễ dàng, chống được
chuộc chui vào ăn thỏ con.
- Vật liệu: gỗ mỏng, cót ép.
- Kích thước:
+ hình hộp chữ nhật 45x30x25.
+ mặt trên có làm nắp đạy 1 nửa cố định, 1 nửa di động.
II. CHĂN NUÔI DÊ
Câu 1: Anh (Chị) hãy chứng minh nhận định: “Chăn nuôi dê là phương tiện an sinh cho người
nghèo và phát triển kinh tế bền vững”?
Do chăn nuôi dê có những lợi thế sau:
- Sử dụng được các loại thức ăn có sẵn có, ít cạnh tranh.
+ thức ăn chính: thức ăn giàu xơ ( cỏ, chè đại,...)
+ thích ăn cây lùm bụi
 Đa dạng, phong phú, dễ tìm kiếm.
- Dê có khả năng thích nghi rộng về khí hậu, địa hình.


+ chịu khát tốt => sống vùng khí hậu cằn
+ leo trèo tốt => sống vùng núi cao

- Không đòi hỏi vốn đầu từ lớn.
+ vốn đầu tư dê >< trâu bò
+ ít chịu rủi ro về dịch bệnh
- Sức sản xuất cao.
+ lứa đầu sớm: 11 tháng tuổi
+ 1,4 – 1,8 con/lứa
 Tăng đàn nhanh
+ sức sản xuất sữa cao ( tỉ lệ sữa/klg cơ thể: bò Taurus 4,4, dê lai 7,1)
- Dễ chăm sóc, quản lý: thông minh, dễ nuôi, dê rất sạch.
- Thị trường tiêu thụ thịt dê thuận lợi: thực phẩm có giá trị dinh dưỡng được thị trường ưa chuộng.
Câu 2: Mục đích của việc cạn sữa cho dê? Thời gian cạn sữa thích hợp? Phương pháp cạn
sữa? Theo anh (chị) phương pháp cạn sữa dê được tiến hành dựa trên nguyên tắc nào?
• Mục đích:
- Tập trung dinh dưỡng nuôi thai.
- Cho các mô tuyến sữa được phục hồi.
- Dê mẹ phục hồi.
- Tích lũy dinh dưỡng cho quá trình tiết sữa sau đẻ.
- Sx sữa đầu sau đẻ..
• Thời gian:
- Trước khi đẻ ít nhất 45 ngày, khi sản lượng sữa dê còn dưới 30% so với sản lượng trung bình/ngày
• Phương pháp:
- Giảm số lần vắt sữa từ 2 lần/ ngày => 1 lần/ ngày => cách 1 ngày 1 lần => ngừng vắt hẳn.
- Sát trùng đầu vú sau mỗi lần vắt ( nếu viêm => bơm kháng sinh vào đầu vú).
- Mỗi lần vắt phải vắt kiệt sữa khi có phản xạ tiết sữa.
• Nguyên tắc:
( - Là phản xạ có điều kiện thành lập bởi các tín hiệu: nơi vắt, người vắt, giờ vắt,...)
- Phải thay đổi các tín hiệu có điều kiện để thành lập phản xạ trong thời gian vắt sữa => ngăn cho
phản xạ thải sữa không xảy ra bằng cách thay đổi nơi vắt, người, giờ,..
- Phải nhốt dê vào đàn cạn sữa.
- Nhốt dê vào đàn con trước thời gian vắt sữa.

Câu 3: Khối lượng cơ thể dê sữa biến đổi như thế nào trong quá trình khai thác sữa? Tại sao
khi khai thác sữa lại cần theo dõi khối lượng dê? Dựa vào đặc điểm nào để nói: sữa dê tốt hơn
sữa bò?
• Khối lượng cơ thể dê biến đổi trong quá trình khai thác sữa:
- Trong 1-2 tháng đầu dê mẹ sẽ sụt trọng từ 5-7% nhưng từ giữa tháng thứ 2 dê sẽ hồi phục dần và
ổn định khối lượng.
• Khi khai thác sữa cần theo dõi khối lượng vì:
- Nếu nuôi dưỡng không tốt, thiếu khoáng thì hao hụt khối lượng dê mẹ lớn, sự hồi phục chậm, sản
lượng sữa sẽ giảm, dê chậm động dục trở lại và đôi khi sẽ bị bệnh bại liệt.
• “Sữa dê tốt hơn sữa bò” vì:
- Hàm lượng vitamin, khoang, protein, đường đều cao hơn sữa bò.


- Kích thước hạt mỡ sữa trong sữa dê nhỏ hơn so với sữa bò.
Câu 4: Những yêu cầu chung của việc xây dựng khẩu phần ăn cho dê? Trong chế độ cho dê ăn
cần lưu ý những gì để dê có thể sử dụng thức ăn tốt hơn?
• Yêu cầu chung:
- Đảm bảo cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của dê.
- Có nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Có độ choán thích hợp để dê ăn được hết và đủ no.
- Sử dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ.
- Đảm bảo hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao.
• Lưu ý:
- Khi cho dê ăn càng rải đều các loại thức ăn trong ngày càng tốt.
- Đặc biệt không cho dê ăn nhiều thức ăn tinh một lúc để hạn chế axit hoá môi trường dạ cỏ.
- Không nên thay đổi khẩu phần đột ngột => dễ làm cho dê bị rối loạn tiêu hoá.
- Có thể áp dụng các biện pháp sau để dê ăn được nhiều thức ăn:
+ Thức ăn thô xanh: nên cắt ngắn cho dê ăn.
+) Dê thích ăn thức ăn ở độ cao, nên cần phải treo máng thức ăn lên cao trên mặt đất
0,5-0,7 m => Làm sao thức ăn không rơi vãi vì dê không ăn lại thức ăn đã rơi xuống đất.

+) Ngoài sân chơi hoặc trong chuồng nuôi nhốt nên có máng ăn rộng để tất cả dê có
thể ăn cùng một lúc được và dê dễ ăn.
+ Thức ăn củ quả, mía cây: nên cắt thành miếng mỏng cho dê dễ ăn, không nên nghiền nát,
nhỏ hay để cả củ quả nguyên cho ăn.
+ Thức ăn bổ sung như khoáng, muối nên làm thành tảng liếm, hoặc cho vào ống tre có đục
lỗ nhỏ phía dưới treo lên thành chuồng cho dê liếm.
Câu 5: Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái? Anh (chị) hãy cho biết đặc điểm của sự động dục
ở dê cái và yếu tố ảnh hưởng?
• Đặc điểm sinh lý sinh sản:
+ Thông thường tuổi động dục lần đầu của dê 6-8 tháng tuổi,
+ tuổi phối giống lần đầu 8-10 tháng
+ tuổi đẻ lứa đầu là 12-14 tháng.
+ Chu kỳ động dục của dê là 19-21 ngày.
+ Thời gian biểu hiện động dục kéo dài 1-3 ngày.
+ Trung bình dê đẻ 1.3 – 1.8 con/lứa
+ số lứa 1.5-1.7 lứa/năm
+ Tg mang thai 5 tháng
+ động dục lại sau đẻ: tb 42 ngày
+ khoảng cách lứa để bình quân 206 ngày
• Đặc điểm động dục:
+ Phần ngoài của bộ phận sinh dục sưng, chảy dịch nhờn, đỏ và nóng lên.




+ Ðuôi luôn luôn ve vẩy.
+ Nhảy lên lưng con khác hoặc con dê khác nhảy lên.
+ Kêu la và giảm ăn.
+ Nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột.
Yếu tố ảnh hưởng:


+ Dê thường động dục quanh năm. Tuy nhiên, ở những nơi thường xảy ra khô hạn nặng và
kéo dài dê dễ bịgiảm trọng và chịu nhiều stress về dinh dưỡng thì chúng có thể không có
biểu hiện động dục trong mùa này vì lý do dinh dưỡng.
+ Thời gian chiếu sáng: dựa vào tập tính sinh sản theo mùa khá rõ rệt ở dê người ta thấy,
phần lớn dê động dục và phối giống vào cuối hè, đầu thu và đông, còn vào cuối xuân và đầu
hè hoạt động sinh dục của dê kém.
Nguyên nhân có liên quan đến thời gian và cường độ chiếu sáng cao. Do đó, để dê hoạt động
sinh dục đều, thường xuyên trong năm, ng ta thường giảm bớt thời gian chăn thả
Câu 6: Có những kiểu chuồng nuôi dê thông dụng nào? Yêu cầu đối với công tác vệ sinh
chuồng trại trong chăn nuôi dê ở nước ta?
• Kiểu chuồng:
- Chuồng riêng rẻ (chuồng đơn).
- Chuồng sàn có chia ngăn.
- Chuồng sàn không chia ngăn.
- Chuồng trệt không chia ngăn.
- Chuồng nhốt chung trong một khu rào.
Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là chuồng sàn có chia ngăn và chuồng sàn không
chia ngăn.
a. Chuồng sàn có chia ngăn:
Chuồng sàn có chia ngăn áp dụng đối với dê nuôi lấy sữa. Kiểu chuồng này có thể chia theo
nhóm dê như vắt sữa, chữa, khô, hậu bị và dê con.
b.. Chuồng sàn không chia ngăn:
Kiểu chuồng này được phổ biến ở phương thức nuôi chăn thả đặc biệt đối với dê thịt.
Loại này vách ngăn ít tốn kém hơn và chỉ cần cửa rộng cho toàn bộ đàn dê ra vào dễ dàng.
Máng ăn có thể đặt chạy dài theo mái lợp. Nước uống có thể đặt ở cửa và sân chơi.
Kiểu chuồng này cũng có thể áp dụng ñối với dê sữa nuôi nhốt bằng các sợi dây cố ñịnh ở mỗi
con. Tuy nhiên loại chuồng này cũng cần có ngăn riêng cho những dê con mới sinh, hoặc phải có
chuồng úm để tránh hao hụt đối với dê con.
• Yêu cầu:

- Hàng ngày quét dọn sạch sẽ sàn chuồng, nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước
thải.
- Hàng tuần lau rửa cửa, vách, mái và kiểm tra nền chuồng để sửa chữa kịp thời.
- Thức ăn phải để trong nhà kho, ở chuồng chỉ để thức ăn đủ dùng trong ngày hay lấy theo từng
bữa.


- Nếu chăn nuôi tập trung phải có thiết bị phòng hoả và tập huần cho người chăn nuôi biết cách sử
dụng những thiết bị đó khi cần thiết.
- Có biện pháp thường xuyên diệt ruồi, muỗi, chuột trong chuồng.
- Hàng năm định kỳ quét vôi, tẩy uế, kiểm tra toàn bộ chuồng để tu sửa những nơi bị hư hỏng.
- Cung cấp đầy đủ nước sạch kết hợp với các loại hoá chất tẩy rửa và sát trùng và sử dụng các loại
chổi, bàn chải thích hợp khi làm vệ sinh.
Câu 7: Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi dê? Những yêu cầu chung đối với chuồng trại
chăn nuôi dê?
• Vai trò chuồng trại:
- Bảo vệ sức khỏe cho dê
Một trong những chức năng quan trọng của chuồng nuôi là bảo vệ sức khỏe cho dê.
+ Có chuồng nuôi tốt dê không bị tác ñộng lớn bởi các điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi
như mưa, gió, nóng, lạnh, ẩm.
+ Do vậy chuồng nuôi sẽ giúp hạn chế dê bị bệnh tật.
+ Dê đang có chửa, dê nuôi con và dê con bú sữa đặc biệt nhạy cảm với điều kiện thời tiết
khí hậu xấu, do đó cần có chuồng nuôi để bảo vệ.
- Quản lý dê được tốt hơn
+ Chuồng trại tốt giúp cho người chăn nuôi theo dõi dê ñược dễ dàng để phát hiện các hiện
tượng như động dục, phối giống, dê chửa, đẻ… khi chúng được nuôi ở trong chuồng hơn
là thả tự do. Một số triệu chứng bệnh tật (như ỉa chảy) có thể phát hiện dễ hơn khi nhốt dê
trong ô chuồng của nó.
+ Một khu chuồng nuôi thiết kế tốt sẽ có khu vực để nuôi cách lý nhưng
con vật ốm hay nghi bị ốm. Khi có chuồng nuôi người chăn nuôi có thể theo dõi từng cá thể

dê và có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn nếu cần thiết, đồng thời tránh phiền phức
cho xã hội do dê phá phách cây cối, hoa màu.
- An ninh
+ Làm chuồng nhốt dê sẽ hạn chế được bị bắt trộm. Do vậy chuồng nuôi dê thường được làm
chắc chắn và gần nhà ở. Nhiều khi cần nuôi chó để trông giữ chuồng dê.
+ Mặt khác, cần phải đảm bảo cho dê không tự do phá hoại mùa màng, hoa màu. Do vậy
trong nhưng giai đoạn nhất định dê phải được nhốt trong chuồng vì lý do này.
+ Chuồng trại tốt cũng giúp hạn chế dê bị tai nạn giao thông hay các tai nạn khác.
- Tận thu phân
+ Nuôi dê trong chuồng có thể tập trung được nguồn phân để sử dụng có hiệu quả hơn.
• Yêu cầu:
- Cao ráo, sạch sẽ:
+ Dê là loài động vật sạch sẽ, không ưa độ ẩm cao. Ở điều kiện bình thường khi nghỉ
ngơi dê thường tìm chỗ cao ráo để nằm. Do vậy khi làm chuồng trại cho dê phải đảm bảo cao ráo,
sạch sẽ, tránh ẩm ướt. Chuồng dê phải đảm bảo tránh mưa hắt, gió lùa và ánh nắng gay gắt trực
tiếp chiếu vào dê. Vị trí chuồng dê nên ở nơi dễ thoát nước và tốt nhất là nơi có bóng cây.
- Giảm thiểu tác động xấu của khí hậu và thời tiết


+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nên tốt nhất là làm chuồng dê theo hướng
đông nam. Với hướng này, mùa hè có thể hứng được gió đông nam mát mẻ, còn khi vào mùa đông
giá rét thì lại tiện cho việc che chắn. Tuy vậy khi làm chuồng còn phải căn cứ theo đặc điểm từng
vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng yếu tố thuận lợi và
hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với dê.
- Thuận tiện
+ Chuồng dê có thể làm sát nhà hay sát bếp, hoặc riêng biệt, nhưng phải đảm bảo thuận tiện
trong chăm sóc, nuôi dưỡng dê.
+ Chuồng nuôi dê phải có sân chơi để theo dõi, quản lý đàn dê, cũng như khi cần bắt dê để
kiểm tra, phối giống, cho ăn và phòng trị bệnh hay bán. Trong chuồng và sân chơi phải có máng ăn,
máng uống để bổ sung thức ăn và nước uống cho dê.

+ đối với dê sữa thì tốt nhất chuồng dê nên ngăn thành các gian chuồng có kích thước 1,2 x
1,5 m và mỗi gian nhốt một con để thuận tiện cho vắt sữa và chăm sóc. Còn với dê thịt hay dê sinh
trưởng thì có thể làm gian chuồng to hơn để mỗi gian có thể nhốt được nhiều con cùng một lúc. Mỗi
gian chuồng phải có máng ăn, máng uống riêng.
- Kinh tế:
+ Chuồng dê không nhất thiết phải xây dựng đắt tiền. để tiết kiệm chuồng dê có thể làm đơn
giản bằng các vật liệu có sẳn tại địa phương như gỗ tận dụng, tre, tầm vông, thân cây dừa, thân cây
cau...Các loại lá tranh, dừa nước, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái.
Câu 8: Đặc điểm của dê cái mang thai? Biện pháp chăm sóc và nuôi dưỡng dê cái mang thai?
• đặc điểm của dê cái mang thai
- Sau khi phối giống theo dõi nếu đến chu kỳ động dục bình thường (21 ngày) mà không thấy dê
động dục trở lại là có thể dê đã thụ thai.
- Thời gian mang thai của dê trung bình là 150 ngày (biến động 145-157 ngày).
- Khi dê có chửa, nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần lên, đặc biệt ở 2 tháng cuối cùng dê cái chịu
kiếm ăn hơn, phàm ăn hơn bình thường.
- Biểu hiện bên ngoài là lông mượt và dê tăng cân .
- đối với dê đang cho sữa, thì tuổi thai càng lớn, lượng sữa của dê mẹ khai thác càng giảm
• . Nuôi dưỡng và chăm sóc dê cái mang thai
+ Chế độ nuôi dưỡng dê cái phù hợp là rất cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai
đoạn trước khi đẻ, đề phòng bệnh nhiễm độc huyết từ thai và bại liệt sau đẻ. Dê mẹ nên được quản
lý, nuôi dưỡng tốt để có trạng thái sinh lý bình thường, cơ bắp đầy đặn, mông nở, lông mượt bóng,
nhưng không béo quá trong thời gian mang thai.
+ Cần cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống có chất lượng tốt, đặc biệt là giai đoạn 2 tháng cuối
của thời kỳchửa.
+ Hàng ngày nên cho dê chửa vận động ngoài sân chơi ít nhất 1-2 giờ.
+ Không chăn dê quá xa chuồng và tránh dồn đuổi, đánh đập dê.
+ Tuyệt đối không nhốt dê đực giống trong đàn cái đang chửa.
+ đối với dê sữa chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho
dê quen dần với việc vắt sữa sau này.



+ Trước khi dê đẻ khoảng 50 ngày tiến hành cạn sữa cho dê để bào thai phát triển tốt và tránh được
sản lượng sữa giảm ở các chu kỳsau.
+ Dự tính ngày dê đẻ để chuẩn bị trực, chủ động đỡ đẻ và chăm sóc dê con sơ sinh được chu ñáo.
Thời gian mang thai của dê trung bình là 150 ngày (biến động từ145-157 ngày), vì vậy phải chuẩn bị
đỡ đẻ cho dê trước 140 ngày. Trước khi đẻ 5-10 ngày nên giảm bớt thức ăn tinh ở những dê cái có
năng suất sữa cao để tránh viêm vú, sốt sữa.
Câu 9: Tại sao trong chăn nuôi dê cần thiết phải trồng và chế biến dự trữ thức ăn? Đặc điểm
yêu cầu biện pháp của việc trồng, chế biến dự trữ thức ăn cho dê?
• Trồng
- Phát triển trồng cây thức ăn là biện pháp chủ động nâng cao số và chất lượng thức ăn để đảm bảo
đủ thức ăn quanh năm cho dê trên cơ sở hợp lý và có khoa học.
Trồng cây thức ăn xanh còn có tác dụng làm giảm sự xói mòn đất, giảm bớt công chăn thả, giảm sự
ô nhiễm bệnh và nâng cao năng suất chăn nuôi. Trồng cây thức ăn cho dê là việc làm mới mẻ đối
với nông dân.
- Trước hết cân đối diện tích của nông trại, chọn giống cây, cỏ để trồng. Tốt nhất nên gắn việc trồng
cây thức ăn cho dê vào hệ thống nông trại, kết hợp với hệ sinh thái Vườn – Ao Chuồng Rừng (VACR) bền vững và bảo vệ được môi trường.
- Có thểtrồng cây thức ăn ngay trong vườn, trồng quanh nhà làm hàng rào hoặc dọc theo bờ ruộng,
nếu có đồng bãi thì nên trồng theo băng xen canh với cây màu hoặc cây ăn quả.
• Chế biến và dự trữ
- Trong thực tế hầu hết những người chăn nuôi dê thường tận dụng các nguồn cây cỏ tự nhiên hay
phụ phẩm và cho dê ăn những gì có thể kiếm được. Kiểu nuôi dưỡng như vậy có thể gọi là nuôi theo
“cung” chứ không phải nuôi theo “cầu”, nghĩa là nuôi dê tuỳ theo nguồn cung cấp thức ăn sẵn có.
điều này làm cho việc nuôi dưỡng dê mang tính mùa vụ rất cao.
Người chăn nuôi có thể khắc phục tính mùa vụ này bằng cách trồng cây thức ăn trái vụ hay bằng
cách chế biến và dự trữ các nguồn thức ăn để cho ăn rải vụ.
- Các phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn thường được áp dụng là:
+ Phơi khô áp dụng với cỏ, lá sắn, lá keo dậu, lá đậu Flemingia...
+ Ủ chua áp dụng với cây ngô, cỏ voi, thân lá lạc, sắn củ...
+ Xử lý để làm tăng giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn cho dê như xử lý rơm với urê.

Câu 10: Anh (chị) hãy kể tên và nêu đặc điểm 3 loại thức ăn phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ở
khu vực Phú Thọ cho chăn nuôi dê, cách sử dụng?
- Rơm:
đây là nguồn thức ăn sẵn có, phổ biến, dễ bảo quản sử dụng cho dê, nhất là trong phạm vi gia đình.
Rơm thường có tỷ lệ chất xơ cao, ít protein, ít chất béo và thường nghèo vitamin, chất khoáng. để
tăng khả năng tiêu thụvà tiêu hoá thì nên xửlý rơm trước khi cho dê ăn bằng cách làm mềm hoá hay
kiềm hoá.
+ Mềm hoá: Chặt rơm rạ thành từng đoàn 5-10 cm rồi vẩy nước muối, trộn đều cho ăn.
+ Kiềm hoá: Chặt rơm 5-10 cm rải đều trên mặt sàn sạch, phẳng. Dùng nước (1kg rơm cho 1 kg
nước) pha loãng với 1-2% vôi và 2-3% urê tưới lên rơm rồi ủ kín khí và nén chặt trong một thời
gian (2-3 tuần) rồi cho ăn.


- Lá sắn:
Có thể sử dụng lá sắn tươi cho dê ăn trực tiếp khoảng 0,5-1 kg/ngày/con. Lá sắn tươi phải đảm bảo
tươi mới, không dập nát, không bị héo. Nếu cho ăn nhiều dê dễ bị ngộ độc vì trong lá sắn có chất
độc là axít cyanhydric (HCN).
Tốt nhất là phơi khô lá sắn làm thức ăn dự trữ cho dê. Lá sắn khô có hàm lượng protein cao (19-21%
VCK), là nguồn thức ăn bổ sung đạm rất tốt, rẻ tiền dễ kiếm cho dê.
- Thân cây ngô:
Thân, lá cây ngô sau khi thu hoạch bắp cũng là nguồn thức ăn rất tốt cho dê. Nếu dê không ăn hết
có thể ủ chua hoặc cắt nhỏ phơi khô làm thức ăn dự trữ.
Câu 11: Phân tích, đánh giá những lợi thế của ngành chăn nuôi dê ở nước ta? Với những lợi
thế đó thì nuôi dê có phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở Phú Thọ hay không?
Chăn nuôi dê có những lợi thế quan trọng sau đây:
- Sử dụng được các loại thức ăn sẵn có ít cạnh tranh
+ Dê là gia súc nhai lại có khả năng sử dụng các nguồn thức ăn giàu xơ, đặc biệt là các loại
cây lùm bụi
+ Thức ăn của dê đa dạng, phong phú, dễ tìm kiếm. Chăn nuôi dê cần ít diện tích đồng cỏ.
- Dê có khả năng thích ứng rộng về khí hậu và địa hình

Dê có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, kể cả vùng khô cằn
khắc nghiệt (nhờ có khả năng sử dụng nước tiết kiệm) hay địa thế hiểm trở (nhờ khả năng leo trèo
giỏi).
- Chăn nuôi dê không đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn
+ Vốn cần để nuôi dê ít hơn so với trâu bò tính theo mỗi đầu con. Hiện nay ở Việt Nam với
giá 1 bò sữa trung bình có thể mua ñược 10-15 con dê sữa Bách Thảo hoặc 25-30 dê Cỏ nuôi lấy
thịt. Chính vì thế mà nuôi một sốcon dê (giá trị thấp đối với mỗi con) sẽ ít bị rủi ro hơn là nuôi một
con bò (có giá trị lớn). Hơn nữa, nuôi dê phù hợp hơn ñối các nông hộ có tiềm lực đầu tư thấp với
quy mô chăn nuôi nhỏ.
- Dê có sức sản xuất khá cao
+ Dê có tuổi đẻ lứa đầu tương đối sớm (11-13 tháng tuổi),
+ mỗi năm trung bình mỗi dê cái sinh sản đẻ 1,5-1,7 lứa, mỗi lứa 1,4-1,8 con.
 chăn nuôi dê cho phép tăng đàn và thu hồi vốn nhanh hơn chăn nuôi trâu bò.
- Dê dễ chăm sóc và quản lý
+ Dê là con vật nhỏ bé, hiền lành nên dễ chăm sóc quản lý và dễ vận chuyển, đặc biệt là
trong tình trạng khẩn cấp. Chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi dê thường đơn giản, dễ làm và
không tốn kém nhiều. Phụ nữ và trẻ em có thể dễ dàng chăm sóc dê.
- Thị trường tiêu thụ thịt dê thuận lợi
+ Thịt dê là nguồn thực phẩm có giá trị và được thị trường ưa chuộng, nhưng chăn nuôi dê ở
nước ta mới chỉ đáp ứng ñược một phần nhỏ nhu cầu đó. Như vậy, ngành chăn nuôi dê không có
khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Câu 12: Chuồng trại chăn nuôi dê có những chi tiết cơ bản nào? Trình bày yêu cầu cụ thể đối
với sàn chuồng để đảm bảo tập tính sinh học của dê?
• Chi tiết


×