Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thưởng phạt phù hợp tạo động lực cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.87 KB, 4 trang )

THƯỞNG VÀ PHẠT LIỆU CÓ THỂ TẠO NÊN MỘT ĐỨA TRẺ SAY MÊ HỌC TẬP?

(Bài viết của TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh)

Trong buổi tọa đàm MỖI ĐỨA TRẺ, MỘT CÁCH HỌC, tôi đã đặt câu hỏi cho phụ huynh: Điều
gì khiến một đứa trẻ say mê học tập? Liệu phần thưởng có phải là một yếu tố thúc đẩy niềm say
mê học tập ở trẻ hay không?
Một phụ huynh chia sẻ: Cô giáo con em thường dùng phần thưởng để khuyến khích các con học
tập. Mỗi buổi học, cô sẽ thưởng kẹo kit kat cho 3 bạn học giỏi nhất lớp. Ban đầu, con em rất
thích học vì được thưởng, nhưng về sau vì được thưởng nhiều quá nên con cũng chán, trong khi
đó có những bạn lại chẳng bao giờ được thưởng cả nên cũng không cảm thấy hào hứng khi học
tập.
Ở nhà tôi, mỗi khi bọn trẻ con làm được một việc gì đó tốt, thỉnh thoảng bọn chúng lại hỏi: Mẹ
thưởng cho con cái gì. Tôi thường nói: Phần thưởng của mẹ á, quí lắm, là một cái ôm. Câu nói
này quen thuộc tới mức, mỗi lần làm được việc gì tốt, vừa đặt câu hỏi xong, chúng đã tự trả lời:
Con biết rồi, phần thưởng của mẹ là cái ôm chứ gì. Tuy chúng chẳng nhận được phần thưởng gì
đáng giá cho những việc tốt đó, nhưng tôi nhận thấy chúng vẫn rất tự nguyện và vui vẻ học tập
và giúp mẹ việc nhà.
Câu chuyện thưởng và phạt, có lẽ là câu chuyện rất quen thuộc trong các gia đình và trong các
lớp học ở Việt nam.
Rất nhiều phụ huynh và giáo viên đã và đang dùng phần thưởng và hình phạt để điều chỉnh hành
vi của trẻ, khiến cho trẻ tự giác thực hiện một việc gì đó mà chúng ta mong đợi. Câu nói cửa
miệng của chúng ta là: Nếu con được 10 điểm, con sẽ được thưởng một bộ đồ chơi lego. Nếu con
ngoan, mẹ sẽ cho đi chơi. Mệnh đề nếu…thì này nhiều khi rất có ích, đứa trẻ sẽ tự giác và phấn
khởi thực hiện công việc, vì chúng muốn nhận được một cái gì đó.
Trong giáo dục, có một lý thuyết gọi là thuyết hành vi, được phát triển vào cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX. Những người theo thuyết hành vi cho rằng, hành vi con người là một loại phản ứng
với những kích thích từ môi trường bên ngoài và do đó quá trình dạy học là quá trình làm tăng
cường, suy giảm những hành vi nào đó, bằng cách điều chỉnh những kích thích từ môi trường. Ví



dụ nổi tiếng cho mô hình kinh điển của thuyết hành vi là thí nghiệm của Ivan Pavlov, một nhà
sinh học người Nga. Pavlov thường rung chuông trước khi mang thức ăn đến cho con chó, và
nhận thấy con chó thường nhỏ nước dãi khi nhìn thấy thức ăn. Thí nghiệm này được lặp đi lặp
lại, cho đến lúc khi ông rung chuông mà không mang theo thức ăn, con chó vẫn nhỏ nước dãi.
Như vậy, hành vi của con chó chịu sự điều khiển của những kích thích có điều kiện và không
điều kiện từ môi trường bên ngoài.
Nhà tâm lý học hành vi B.F.Skinner cho rằng, học tập là cũng là một quá trình được điều kiện
hóa. Bằng cách dùng khen thưởng và kỉ luật, nhà giáo dục có thể thúc đẩy việc lặp lại những
hành vi tốt và hạn chế những hành vi không tốt của trẻ và bằng cách thưởng và phạt, ta có thể
điều chỉnh được phần lớn hành vi của con người. Những kết luận này được rút ra sau khi Skinner
quan sát thí nghiệm trên chuột và bồ câu. Ông để thức ăn ở trong một cái hộp, và thả vào đó một
con chuột. Mỗi khi con chuột bấm nút, thức ăn sẽ rơi xuống. Nhiều lần như vậy, con chuột bắt
đầu nhận ra lợi ích của việc bấm nút và nó hăm hở lặp lại hành vi này. Vậy là, những kết quả có
lợi, mang lại cảm giác dễ chịu sẽ củng cố hành vi và ngược lại, những kết quả có hại, mang lại
những cảm giác khó chịu sẽ triệt tiêu và suy giảm hành vi.
Thuyết hành vi và đặc biệt là việc dùng thưởng/ phạt để điều chỉnh hành vi con người từng được
áp dụng rộng rãi trong giáo dục và có mang lại những hiệu quả nhất định, tuy nhiên, về sau,
nhiều người rất phản đối vì cho rằng, hành vi con người không đơn giản như hành vi của các loài
động vật. Ngoài việc chịu ảnh hưởng của những kích thích từ môi trường, hành vi con người còn
là kết quả của những quá trình tâm lí phức tạp hơn, chịu sự chi phối của tình cảm, động cơ, nhu
cầu, thậm chí là vô thức. Và vì thế, không thể chỉ dùng thưởng và phạt để điều chỉnh hành vi con
người, nhất là hành vi học tập. Những người phê phán thuyết hành vi thậm chí còn cho rằng,
thưởng cho trẻ vì kết quả học tập của chúng còn làm thủ tiêu niềm yêu thích học tập tự nhiên của
trẻ, nhất là với những đứa trẻ đã có sẵn động cơ học tập bên trong, và việc áp dụng phần thưởng
chỉ có tác dụng với những đứa trẻ đã có tiền sử thất bại trong học tập, những đứa trẻ có quá ít
động cơ học tập bên trong song lại có quá nhiều lo lắng. Và phần thưởng chỉ nên áp dụng khi
không còn một giải pháp nào khác.
Các nghiên cứu về giáo dục cũng đưa ra những cảnh báo khi sử dụng phần thưởng để điều chỉnh
hành


vi

học

tập

của

trẻ:

- Phần thưởng có thể làm giảm ý nghĩa và giá trị của trải nghiệm học tập. Ví dụ: đứa trẻ nỗ lực


giải bài tập toán vì mỗi khi giải được một bài tập khó, con cảm thấy hạnh phúc vì mình đã chinh
phục được thách thức, có cảm giác tự tin và thỏa mãn vì nhìn thấy sự tiến bộ và phát triển của
mình, trong khi một phần thưởng ví dụ như kẹo hoặc một món đồ chơi có thể khiến cho đứa trẻ
đánh

giá

thấp

những





chúng


đạt

được.

- Phần thưởng có thể làm gợi nên cảm giác cạnh tranh và không công bằng, ví dụ, nếu giáo viên
vì sơ suất mà trao thưởng cho một bạn mà cả lớp cho là không xứng đáng, hoặc trẻ sẽ nảy sinh
tâm



đố

kị

khi

bạn

khác

được

nhiều

phần

thưởng

hơn


mình.

- Phần thưởng có thể làm gia tăng số lượng nhưng không thực sự cải thiện chất lượng của các
hoạt động, ví dụ đứa trẻ sẽ cố gắng làm được nhiều bài tập để có thể giành được nhiều phần
thưởng nhất, nhưng chúng không nỗ lực để tìm ra những cách giải mới thông minh và sáng tạo
hơn.
- Phần thưởng có thể cô lập và gia tăng sự tự ti ở những học sinh yếu, những bạn ít có cơ hội
giành được phần thưởng.
Trên thực tế, các bố mẹ và giáo viên có thể dễ dàng nhận thấy, việc thưởng khi con học tốt hay
phạt khi con học không tốt cũng có nhiều điểm bất cập. Khi không còn phần thưởng hoặc khi
chúng đạt được phần thưởng một cách quá dễ dàng, hoặc phần thưởng không còn mới mẻ và hấp
dẫn, đứa trẻ không có động lực để học tập. Mặt khác, khi phạt trẻ vì chúng lười học, thiếu tập
trung, học kém, đứa trẻ sẽ có xu hướng giả vờ đang học tập chăm chỉ khi có sự hiện diện của bố
mẹ, song thực ra chúng chẳng hề thích thú với việc học, và chỉ học một cách chống chế.
Chịu khó quan sát một chút, bạn có thể nhận thấy, một đứa trẻ từ sơ sinh đã say mê học hỏi mọi
thứ từ môi trường bên ngoài. Mắt chúng không ngừng quan sát tất cả mọi hình ảnh và chuyển
động xung quanh. Tai chúng say mê nắm bắt những âm thanh của cuộc sống. Tay chúng không
ngừng khám phá thế giới đồ vật bằng cách chạm, ném, xé. Không một đồ vật nào không được
chúng cho vào mồm nếm thử. Khi lên ba, đứa trẻ không ngừng đặt ra những câu hỏi vì sao và sẽ
hỏi cho đến khi nào chúng nhận được câu trả lời thỏa mãn. Lớn hơn nữa, chúng nhanh chóng
cảm thấy chán những gì đã biết và háo hức chờ đợi và khám phá những điều bí ẩn mới mẻ. Niềm
say mê học hỏi tự nhiên đó không có được do nhận được bất cứ một phần thưởng mang tính vật
chất thực dụng nào, mà bắt nguồn từ trí tò mò về thế giới. Nhà giáo dục J.Dewey đã nói, trí tò
mò chính là động cơ quan trọng nhất thôi thúc một đứa trẻ học tập.


Khác với các loài động vật, hành vi học tập của con người được dẫn dắt bởi những nhu cầu và
động cơ bên trong phức tạp hơn rất nhiều. Đứa trẻ học tập để thỏa mãn trí tò mò. Đứa trẻ học tập
vì cảm giác hạnh phúc khi chúng chinh phục được những thử thách. Đứa trẻ tự giác học tập vì
những nỗ lực của chúng được ghi nhận, vì chúng được tôn trọng, được phát triển. Những bài tập

dễ, lặp đi lặp lại khiến chúng mau chóng cảm thấy chán nản, trong khi đó những hoạt động khó,
phức tạp lại kích thích chúng, khiến chúng tập trung cao độ, phát huy hết tiềm năng của mình,
thậm chí say mê tới mức quên hết cả thời gian trôi qua. Vì thế, việc lặp đi lặp lại một kích thích
từ môi trường bên ngoài có thể khiến cho con chuột hay con vẹt cảm thấy thích thú, nhưng việc
lặp đi lặp lại các bài tập tẻ nhạt, các phần thưởng nhàm chán chỉ làm thủ tiêu động lực học tập
bên trong của một đứa trẻ.
Vậy nếu không dùng phần thưởng hay hình phạt, làm thế nào để có thể khiến đứa trẻ tự giác học
tập? Làm thế nào để trẻ có thể say mê học tập mà không cần tới một phần thưởng hay hình phạt
nào? Cái gì mới là "động cơ đốt trong" trong quá trình học tập của trẻ? Làm thế nào để khơi dậy
niềm say mê học tập tự nhiên của trẻ?
Giống như trong tiểu thuyết chương hồi, tôi sẽ để dành phần trả lời cho câu hỏi này trong một bài
viết sau. Vậy nên, muốn biết sự thể ra sao, xem hồi sau sẽ rõ.



×