Tải bản đầy đủ (.docx) (217 trang)

Tiểu luận Nhà Báo Quang Đạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.23 KB, 217 trang )

I.Mục lục

1


II.Lời nói đầu

2


1. Đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu

3


Một nhà báo Việt Nam hoạt trước năm 1975: Nhà báo Quang Đạm

4


2.Lí do chọn đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu

5


Nhà báo Quang Đạm, một trong những cây đại thụ đầu tiên của báo
Nhân dân, một dịch giả có tên tuổi trong làng dịch thuật Việt Nam.

6



Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học truyền thống, với tư chất
thông minh và sự kiên trì rèn luyện, học tập, ông đã tự trang bị cho mình
vốn hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến văn hóa, xã
hội, pháp luật.

7


Đến với báo chí qua sự dìu dắt của Tổng Bí thư Trường Chinh, ông đã
sớm bộc lộ tài năng thiên phú với những bài báo đầy trí tuệ và tính chiến
đấu.

8


Ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, vừa mới bước chân vào sự nghiệp làm báo chưa lâu, ông đã có
những bài báo sắc sảo đăng trên báo Sự thật- tranh luận với một số học
giả có tên tuổi về vấn đề tư pháp- một vấn đề gai góc lúc bấy giờ.

9


Cả cuộc đời làm báo, ông luôn tận tụy với công việc, hết lòng vì độc
giả, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trải qua hơn nửa thế
kỉ cầm bút, ông nổi lên như một cây bút hàng đầu của báo chí cách mạng
Việt Nam. Từ khi thôi nhiệm, cây bút của ông ngày càng phóng khoáng,
toàn diện, sâu sắc hơn. Nhiều công trình, nhiều bài viết mang tính chuyên
khảo của ông lần lượt được công bố trong sự chào đón của độc giả.


10


Trong suốt 30 năm làm báo chuyên nghiệp, Quang Đạm đã viết hàng
trăm bài báo thuộc các thể loại xã luận, bình luận, những bài có tính chất
khảo luận, nghiên cứu, đáng tiếc là, cho đến nay, chưa có ai chưa từng có
cơ quan báo chí nào tiến hành thu thập những bài báo đó lại. Đây là công
việc khó khăn bởi trong cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, các tờ báo Đảng
thường không đăng tên tác giả dưới các bài xã luận bình luận, chúng
được coi là hiện thân của ý chí tập thể. Giờ đây ta chỉ xác định tên tác giả
qua phong cách viết, nhưng không cho đáp án chính xác. Bạn bè, đồng
nghiệp của Quang Đạm hầu như đã khuất núi, những người còn sống,
tuổi đã cao không thể cung cấp nhiều tư liệu về ông. Có điều ai cũng
khẳng định Quang Đạm là một nhà báo có đạo đức, có tài, có nhiều đóng
góp đối với báo chí cách mạng Việt Nam.

11


Vì vậy qua tìm hiểu về nhà báo Quang Đạm, chúng ta đặc biệt là
những sinh viên báo chí sẽ có thêm hiểu biết về thế hệ tiền bối đi trước,
hiểu được phong cách làm báo của ông, rút ra những bài học cho sự
nghiệp làm báo sau này. Trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin,
chúng ta có thêm kiến thức về lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam cũng
như hoàn cảnh lịch sử nước nhà giai đoạn bấy giờ.

12


3.Mục tiêu


13


Nắm chắc được cuộc đời sự nghiệp, phương pháp làm báo của nhà
báo Quang Đạm và rút ra bài học kinh nghiệm làm báo cho bản thân.

14


4. Nhiệm vụ

15


Từ cơ sở xác định rã ràng mục tiêu, bài tiểu luận sẽ có nhiệm vụ cung
cấp thông tin khách quan về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu; trình bày
một cách cung phu các mục từ cuộc đời, sự nghiệp, các bài viết, đánh giá
về cách làm báo từ đó đưa ra những bài học.

16


5. Phạm vi nghiên cứu

17


Tìm hiểu nhà báo Quang Đạm qua nghiêm cứu tài liệu, sách, báo, các
bài viết trên mạng internet.


18


6.Phương pháp nghiên cứu

19


-Phương pháp phân tích và tổng hợp: thu thập và phân tích các nguồn
tư liệu đưa ra kết luận.

20


-Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Tìm hiểu về nguồn gốc(tiểu sử, hoàn
cảnh gia đình), quá trình phát triển, các biến hóa(điều kiện không gian,
thời gian, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội) đã ảnh hưởng đến đối tượng
nghiên cứu.

21


7. Ý nghĩa

22


-Về lý luận: Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu bài luận giúp hiểu rõ về
tiểu sử nhà báo Quang Đạm cũng như phong cách làm báo và con người

của ông.

23


-Về thực tiễn: Bài luận có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên
báo chí cũng như những người quan tâm đến nhà báo Quang Đạm.

24


8. Kết cấu đề tài

25


×