Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Khi nói về truyện ngắn vợ nhặt kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.46 KB, 1 trang )

Khi nói về truyện ngắn Vợ nhặt Kim Lân - Ngữ Văn 12
Bình chọn:

Khi nói về truyện ngắn Vợ nhặt Kim Lân đã tâm sự: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà
nghĩ đến cái sống". Hãy chứng tỏ điểu đó qua các nhân vật trong Vợ nhặt của ông.



Bà cụ Tứ - người mẹ nghèo trong truyện ngắn Vợ nhặt - Ngữ Văn 12



Tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân - Ngữ Văn 12



Sự sống đối mặt với cái chết trong Vợ nhặt của Kim Lân - Ngữ Văn 12



Ngọn lửa tình người thắp lên giữa đêm đen cuộc sống cảm nhận Vợ nhặt của Kim Lân -...

Xem thêm: Vợ nhặt - Kim Lân Học trực tuyến Môn Văn học

BÀI LÀM
Nhắc đến năm 1945, hẳn chúng ta nhớ ngay đến sự kiện lịch sử trọng đại và niềm vui của
ngày khai sinh đất nước. Nhưng cũng xót xa nhớ về những đồng bào đã ra đi trong nạn đói
khủng khiếp năm ấy. Trong truyện ngắn Vợ nhặt Kim Lân đã chọn bối cảnh những ngày cái đói
bủa vây con người, nhưng ông không trực tiếp viết về cái đói đã cướp đi hơn hai triệu đồng
bào. Ông viết về những người đói, nhưng “họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống”
với niềm tin không bao giờ tắt hướng về con người và ước muốn sự sống sẽ được gieo mầm


từ cái chết.
Như nhiều tác phẩm trước đó viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước
những số phận lương thiện và cùng khổ. Ông không dành nhiều trang viết mô tả kĩ hiện thực
tàn khốc lúc bây giờ - người chết đói như ngả rạ - mà chủ tâm thể hiện vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu
trong cái bề ngoài xơ xác vì đói khát của những người nghèo khổ - tên Tràng - độc thân, chỉ với
mấy câu “hò chơi cho đỡ nhọc”, đã có được cô “vợ nhặt” - đang sống dở, chết dở vì đói. Họ
thành vợ thành chồng giữa cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát”. Đêm tân hôn của họ âm thầm
trong bóng tối, giữa tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió đưa lại. Bữa
cơm cưới của đôi vợ chồng trẻ và người mẹ già chỉ có cháo loãng, muối hột, nhưng ăn uống rất
ngon lành, trong hồi trống thúc thuế. Ba mẹ con vừa ăn cơm. vừa bàn chuyện Việt Minh phá
kho thóc chia cho dân nghèo. "Trong óc Tràng, vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp
phới”.
Ngay từ đầu, câu chuyện đã hiện lên đượm màu sắc tang thương tử khí: “Cái đói đã tràn đến
xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng
bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người
chết như ngã rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ,

Xem thêm tại: />


×