Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cương giới lãnh thổ của âu lạc thời bắc thuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.77 KB, 2 trang )

Cương giới lãnh thổ của Âu Lạc thời Bắc thuộc

Đất nước rơi vào ách Bắc thuộc hơn nghìn năm, trong thời gian này có nhiều sự
biến chuyển về lãnh thổ nước ta tùy thuộc vào cách chia của triều đình phong kiến
phương Bắc nhưng tựu trung lại thì phần lãnh thổ của nước Âu Lạc được nằm
trong hai phần đất Giao Chỉ và Cửu Chân.

Dưới thời Hán thì đất Giao Chỉ là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền Tây Bắc
còn phạm vi thống trị của nhà Hán, một góc Tây Nam tỉnh Ninh Bình bấy giờ là
địa đầu của quận Cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình đến huyện Kim Sơn
tỉnh Ninh Bình, bấy giờ chưa được bồi đắp, cộng thêm một vùng đất về phía Tây
Nam tỉnh Quảng Tây. Quận Cửu Chận thì tương đương với phía Bắc dãy Hoành
Sơn gồm 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Về phía Nam dãi Hoành
Sơn, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam.

Dưới thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn thì sau khi nhà Ngô chia Giao Châu
làm Quảng Châu và Giao Châu thì đất Giao Châu sau này vào thời kỳ độc lập tự
chủ thì chúng ta không còn gồm dải đất ở miền Quảng Tây nữa. Thời kỳ này, thì
Champa đã đánh chiếm toàn bộ quận Nhật Nam lấy Hoành Sơn làm ranh giới phía
Bắc của mình.

Sự khảo cứu của học giả Đào Duy Anh trong sách Đất nước Việt Nam qua
các đời cho rằng “Theo tình hình châu huyện của An Nam đô hộ phủ của nhà
Đường như trên thì chúng ta thấy phạm vi thống trị của Đô hộ phủ mà phủ thành là
địa điểm Hà Nội ngày nay rộng hơn phạm vi của Giao Châu thời Tam Quốc và thời
Nam Bắc Triều. Nếu không kể các châu ky my ở miền Tây bắc lệ thuộc Phong
Châu, chỉ kể các châu thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây ngày nay của Trung Quốc, và
các châu Lâm Ảnh là đặt khống ở miền nam Hoành Sơn”.


Năm 347, vua Champa là Phạm Văn đã đánh chiếm được toàn bộ quận


Nhật Nam do nhà Hán lập ra, Champa còn nhiều lần cho quân đánh chiếm quận
Cửu Chân, nhưng đều bị đánh bại. Về sau núi Đồng Trụ được coi là giới hạn phía
Nam của nước ta thời Bắc thuộc với vương quốc Champa. Đến thời điểm bây giờ,
việc xác định địa điểm chính xác của núi Đồng Trụ còn dựa nhiều vào truyền
thuyết. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng thì đã được chính sử ghi lại rõ ràng, các
cuộc khởi nghĩa này đã nổ ra ở Nhật Nam (Nghệ An xưa). Như vậy có lẽ vào thế
kỷ I, sông Lam là biên giới của quận Cửu chân và quận Nhật Nam (hiện tại vẫn có
nhiều cơ sở khoa học để chứng minh rằng dòng chảy phần Hạ lưu sông Lam xưa
khác với bây giờ, nếu điều đó là sự thật thì việc xác định ranh giới xưa là rất phức
tạp). Từ thế kỷ II, III, IV nhiều cuộc nổi dậy và xâm lấn đã nổ ra. Các cuộc nổi dậy
và xâm lấn này do các lãnh chúa và thủ lĩnh địa phương người Chăm ở đồng bằng
ven biển Hà Tĩnh cầm đầu. Nhưng các lãnh chúa này đã bị đánh bật về phía Nam
Sông Lam (theo An Tĩnh cổ lục) (Các lãnh chúa vùng đồng bằng ven biển Hà Tĩnh
vì trong số họ một số là người Champa, một số chưa thể khẳng định được là người
Việt hay người Champa, kể cả Mai Thúc Loan).

Đầu thế kỷ VI, Lý Bí khởi nghĩa ở Cửu Đức (Nghệ An) lập ra nước Vạn
Xuân (544 – 602). Nhưng rồi vua Champa là Can-Thực-Luật-Bạt-Ma lại vượt qua
Sông Lam. Các thế kỷ VIII (780), IX (802 – 803) quân Champa lại tiếp tục chiếm
đóng Châu Hoan và Châu Ái nhưng rồi lại bị quân Đường đánh bật về phía Nam
Sông Lam.

Cho ta thấy rằng tuy trải quả các thời kỳ bị đô hộ khác nhau của phong kiến
phương Bắc, cương giới lãnh thổ của Âu Lạc tuy có sự thay đổi ít nhiều nhưng
phần đất cơ bản là ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta.



×