Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận nam từ liêm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 93 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LÊ NGỌC CHƢƠNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NHẰM QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ DIỆN TÍCH ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƢỢC GIAO ĐẤT KHÔNG THU TIỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Hà Nội - Năm 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LÊ NGỌC CHƢƠNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NHẰM QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ DIỆN TÍCH ĐẤT
CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐƢỢC GIAO ĐẤT KHÔNG THU TIỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số

: 8850103

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. VŨ DANH TUYÊN


TS. TRẦN XUÂN BIÊN

Hà Nội - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Chƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình.
Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Danh Tuyên và

TS. Trần Xuân Biên ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và đóng góp những ý kiến
quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai trƣờng Đại
học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời
thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn
này./.


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
THÔNG TIN LUẬN VĂN ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. T NH CẤP THIẾT ........................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU .................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: T NG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất ........................................................ 4
1.1.1. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai .......................................................... 4
1.1.2. Các quyền của ngƣời sử dụng đất ........................................................... 7
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng đất ..................................................... 12
1.2.1. Vấn đề giao đất trong cuộc cách mạng Dân tộc - Dân chủ Nhân dân và
cách mạng Xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1945 - 1980 ....................................... 12
1.2.2. Vấn đề giao đất trong cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ

năm 1981 đến 2003 ......................................................................................... 17
1.2.3. Vấn đề giao đất từ năm 2003 đến nay ................................................... 25
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 27
1.3.1. Chính sách giao đất không thu tiền của một số nƣớc trên thế giới ....... 27
1.3.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý, sử dụng đất của các t chức đƣợc giao đất
không thu tiền sử dụng đất của thành phố Hà Nội. ......................................... 30
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG,PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU33
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 33
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 33
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33


iv

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 35
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm. ........................ 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35
3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ............ 43
3.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quận Nam Từ Liêm .................. 43
3.2.2. Hiện trạng và biến động đất đai của Nam Từ Liêm giai đoạn từ
01/4/2014 đến tháng 8/2018 ............................................................................ 49
3.3. Thực trạng quản lý, sử dụng đất của các t chức đƣợc giao đất không thu
tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ............ 52
3.3.1. Hiện trạng các t chức đƣợc giao đất không thu tiền sử dụng đất trên
địa bàn quận Nam Từ Liêm ............................................................................ 52
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng diện tích đất
của các t chức đƣợc nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất ............. 67
3.4.1. Định hƣớng chung về vấn đề giao đất không thu tiền sử dụng đất ...... 67
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý, sử

dụng đất của các t chức đƣợc giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa
bàn quận Nam từ Liêm. ................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN ........................................................ 81


v

THÔNG TIN LUẬN VĂN
1. Họ và tên học viên: Lê Ngọc Chƣơng
2. Lớp: CH3A.QĐ

Khóa : 3A

3. Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Vũ Danh Tuyên
TS. Trần Xuân Biên
4. Tên đề tài : Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm quản
lý, sử dụng có hiệu quả diện tích đất của các t chức đƣợc giao đất không thu
tiền sử dụng đất tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
5. Những nội dung chính đƣợc nghiên cứu trong luận văn và kết quả đạt
đƣợc:
- Nội dung chính đƣợc nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các t chức đƣợc Nhà
nƣớc giao đất không tu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng
đất đối với các t chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
- Kết quả đạt đƣợc:

+ Góp phần b sung cơ sở khoa học và lý luận về công tác giao đất
không thu tiền sử dụng đất đối với các t chức sự nghiệp, chính trị xã hội,
giáo dục.....
+ Góp phần đánh giá thực tiễn công tác quản lý diện tích đất đƣợc
giao của các t chức đƣợc nhà nƣớc giao đất không thu tiền.
- Kết quả của luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo đối với công tác
quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích đất của các t chức đƣợc giao đất
không thu tiền sử dung đất.


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH
GCNQSDĐ
GPMB
HSĐC
KT-XH
MNCD
QSDĐ
SDĐ
SXKD
TC
TĐC
TTCN
TTXD
HĐND
UBND
UBMTTQ


Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giải phóng mặt bằng
Hồ sơ địa chính
Kinh tế - xã hội
Mặt nƣớc chuyên dùng
Quyền sử dụng đất
Sử dụng đất
Sản xuất kinh doanh
T chức
Tái định cƣ
Tiểu thủ công nghiệp
Trật tự xây dựng
Hội đồng nhân dân
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban Mặt trận t quốc


vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 T ng hợp diện tích tự nhiên theo phƣờng ....................................... 32
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất quận Nam Từ Liêm năm 2018 .................. 49
Bảng 3.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2014 – 2018 .......... 50
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất của các loại hình t chức ........................... 52
Bảng 3.5. Hiện trạng các t chức đƣợc giao đất không thu tiền sử dụng đất
phân theo đơn vị hành chính phƣờng tại quận Nam Từ Liêm ........................ 54
Bảng 3.6. T ng hợp tình hình sử dụng đất của các t chức đƣợc giao đất
không thu tiền sử dụng đất tại quận Nam Từ Liêm ........................................ 55

Bảng 3.7. Tình hình tranh chấp, lấn chiếm và bị lấn chiếm đất của các t chức
đƣợc giao đất không thu tiền sử dụng đất quận Nam Từ Liêm ...................... 59
Bảng 3.8. T ng hợp tình hình sử dụng đất của các t chức đƣợc giao đất
không thu tiền sử dụng đất tại quận Nam Từ Liêm ........................................ 61
Bảng 3.9. Tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các t chức
đƣợc giao đất không thu tiền sử dụng đất quận Nam Từ Liêm ...................... 63


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THI T
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là tài sản lớn và quan trọng
nhất của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc đã và đang đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý Nhà
nƣớc về đất đai, đặc biệt là việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời
sử dụng đất. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, các
mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đất đai ngày càng phức tạp và đa dạng,
đòi hỏi phải có sự giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời sử dụng đất.
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng
đất để phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, đến nay tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất ở các địa phƣơng vẫn
còn tồn tại nhiều bất cập cần đƣợc giải quyết nhƣ: Các quy định pháp luật của
cơ quan quản lý Nhà nƣớc có nhiều ảnh hƣởng đến việc thực hiện các quyền
của ngƣời sử dụng đất; Ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất
nhƣng không làm thủ tục theo quy định vì những lý do khác nhau; công tác bồi
thƣờng đất đai khi Nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, dựa vào khung
giá đất do Nhà nƣớc ban hành hàng năm còn có nhiều bất cập, gây bức xúc cho
ngƣời dân ..Đồng thời, do ý thức và hiểu biết pháp luật đất đai của các đối

tƣợng sử dụng đất còn hạn chế, việc thực hiện các quyền đƣợc pháp luật quy
định đối với hộ gia đình, cá nhân còn chƣa phát huy tối đa, dẫn đến những vi
phạm pháp luật trong việc sử dụng đất gây nhiều hậu quả xấu về mặt kinh tế xã hội, đặc biệt là khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, trốn thuế và lạm dụng
quyền sử dụng đất.


2

Đối với lĩnh vực thị trƣờng đất đai đƣợc triển khai thực hiện từ năm
2007 là cuộc t ng kiểm kê quy đất, qu nhà ở, trụ sở làm việc của các cơ quan
Nhà nƣớc, các t chức chính trị xã hội.
Ở nƣớc ta, quy đất của các t chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất
là rất lớn. Theo kết quả t ng kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2014 diện tích này
là hơn 13.000.000ha, chiếm hơn 32

diện tích đất tự nhiên cả nƣớc. Qu đất

của các t chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất là rất lớn nhƣng việc
quản lý và sử dụng nhìn chung còn chƣa chặt ch , hiệu quả thấp, còn xảy ra
nhiều vấn đề nhƣ: sử dụng không đúng diện tích, không đúng mục đích, bị lấn
chiếm, chuyển nhƣợng, cho thuê trái ph p.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn khách quan, Thủ tƣớng chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 Về việc kiểm kê qu
đất đang quản lý, sử dụng của các t chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê
đất đến ngày 01/4/2008. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng
cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng
về đất đai nói chung và diện tích đất đang giao cho các t chức quản lý sử
dụng nói riêng.
Quận Nam Từ Liêm là một quận mới đƣợc thành lập của thành phố Hà
Nội. Trong những năm gần đây quận Nam Từ Liêm có tốc độ phát triển đô thị

hóa vô cùng mạnh m . Các khu đô thị mới, trung tâm thƣơng mại dịch vụ
đƣợc quy hoạch và đang đƣợc xây dựng đồng bộ trên địa bàn quận dẫn đến
hoạt động thực hiện quyền sử dụng đất của ngƣời dân cũng có xu hƣớng gia
tăng. Qu đất công ích của các t chức trên địa bàn huyện đƣợc sử dụng
tƣơng đối hiệu quả, tuy nhiên chƣa có một đánh giá nào cụ thể nào về qu đất
của các t chức (s nghi p c ng, ch nh tr x hội, U N , tr
dụng đất nhƣ thế nào

ng h c

) sử


3

Để có cái nhìn chính xác và mang tính thực tế về các t chức sử dụng đất
mà đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất ra sao Thực trạng sử
dụng đất hiện nay nhƣ thế nào Hiệu quả sử dụng đất ra sao Giải pháp để
giải quyết những tồn tại nhƣ thế nào Việc giải đáp đầy đủ và chính xác các
câu hỏi này nhằm đƣa ra hƣớng giải quyết thích hợp trong giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ tình hình trên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu th c tr ng
v đề xuất các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích đất c
các t chức đ
th nh phố

c gi o đất h ng thu tiền sử dụng đất t i quận N m Từ Liêm,
N i”, nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng và giải pháp nâng

cao hiệu quả sử dụng đất của các t chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu
tiền sử dụng đất trên địa bàn quận, từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm sử

dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
2. MỤC TIÊU
- Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của các t chức đƣợc Nhà
nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng
đất đối với các t chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Số liệu nghiên cứu từ 01/4/2014 đến tháng 8/2018.
* Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
-

nghĩa khoa học: Góp phần b sung cơ sở khoa học và lý luận về công

tác giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với các t chức sự nghiệp, chính
trị xã hội, giáo dục
-

nghĩa thực tiễn: Góp phần đánh giá thực tiễn công tác quản lý diện

tích đất đƣợc giao của các t chức đƣợc nhà nƣớc giao đất không thu tiền.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với
công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích đất của các t chức đƣợc giao
đất không thu tiền sử dụng đất.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất

1.1.1. Chế đ sở hữu to n dân về đất đ i
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chế độ sở hữu đất đai khác nhau, tuy
nhiên tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia ngƣời ta công nhận một trong
số 9 loại hình sở hữu đất đai chính. Đó là các hình thức sở hữu đất đai: sở hữu
toàn dân sở, hữu Nhà nƣớc, sở hữu t chức, sở hữu chung, sở hữu địa phƣơng,
sở hữu hỗn hợp, sở hữu tập thể, sở hữu gia đình, và sở hữu tƣ nhân. Không
phải pháp luật nƣớc nào cũng công nhận tất cả các hình thức sở hữu là trên.
Nói chung, mỗi nƣớc thƣờng chỉ công nhận một số hình thức sở hữu nhất
định tùy thuộc vào thể chế chính trị, truyền thống và trình độ kinh tế xã hội.
Nhiều quốc gia không công nhận sở hữu tƣ nhân về đất đai nhƣ Trung Quốc,
Mông C , Lào, Mianma, Cuba, Việt Nam. Việt Nam chỉ công nhận duy nhất
chế độ sở hữu đất đai là hình thức sở hữu toàn dân.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân
bố dân cƣ, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tại Điều 18 Chƣơng II Hiến
pháp Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định "Nhà
nƣớc thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nƣớc giao đất cho các t chức
cho các t chức và cá nhân sử dụng n định lâu dài". Một lần nữa đƣợc khẳng
định tại Hiến pháp Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy
định tại Điều 54 “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan
trọng phát triển đất nƣớc, đƣợc quản lý theo pháp luật. T chức, cá nhân đƣợc
Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Ngƣời sử
dụng đất đƣợc chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ
theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất đƣợc pháp luật bảo hộ. Nhà nƣớc


5

thu hồi đất do t chức, cá nhân đang sử dụng trong trƣờng hợp thật cần thiết

do pháp luật quy định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế.
Sở hữu toàn dân là một khái niệm mang tính khái quát; có nghĩa đất đai
là tặng vật của tự nhiên cho tất cả mọi ngƣời thì thuộc sở hữu của tất cả mọi
ngƣời; cơ quan có quyền lực cao nhất do nhân dân bầu ra đại diện cho toàn
dân quyết định hoặc quyết định ủy nhiệm thực hiện các quyền năng của quyền
sở hữu.
Tính chất sở hữu đất đai có những đặc điểm riêng không giống tính
chất của sở hữu tài sản khác bởi đất đai có những đặc điểm đặc biệt mà không
một loại tài sản nào có đƣợc nhƣ: đất đai có vị trí cố định, có số lƣợng hạn
chế, bị giới hạn về quy mô không gian bằng ranh giới thửa đất do con ngƣời
tạo ra,

Chính điều này đã dẫn đến sự khác nhau đƣợc quy định trong hệ

thống pháp luật của các nƣớc. Việc chỉ công nhận một hình thức sở hữu toàn
dân về đất đai ở nƣớc ta cũng dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn.
Các luận cứ cụ thể nhƣ sau:
- Chế độ sở hữu tƣ nhân về đất đai là vô lý về mặt bản chất vì cá nhân
không có quyền sở hữu một phần tặng vật của thiên nhiên cho toàn thể loài
ngƣời;
- Theo lý luận về địa tô tƣ bản hóa, chế độ sở hữu toàn dân hoặc Nhà
nƣớc về đất đai loại bỏ đƣợc địa tô tuyệt đối mà ngƣời sử dụng đất phải trả
cho chủ sở hữu đất;
- Bảo vệ đất đai trƣớc chiến tranh xâm lƣợc của nƣớc ngoài và thiên tai
phải trả bằng máu và mồ hôi của toàn dân tộc;
- Mô hình kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa dựa trên
nguyên tắc một số tƣ liệu sản xuất chủ yếu trong đó có đất đai phải thuộc sở
hữu toàn dân;



6

- Trong một xã hội công nghiệp, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt có thể tách riêng mà không ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng
đất về cả kinh tế lẫn xã hội; điều quan trọng là phải xác định rõ quyền và nghĩa
vụ của ngƣời có quyền sử dụng đất;
- Ngay trong trƣờng hợp pháp luật công nhận chế độ sở hữu tƣ nhân về
đất đai thì đây cũng chỉ là hình thức sở hữu không đầy đủ, chủ sở hữu không
đƣợc sử dụng vào các mục đích mà pháp luật cấm và cũng chỉ đƣợc định đoạt
trong khuôn kh hành lang pháp lý (chính vì vậy mà có thể thấy tính tƣơng
đƣơng giữa chế độ sở hữu tƣ nhân hạn chế và chế độ sở hữu toàn dân có
quyền mở rộng cho ngƣời sử dụng);
- Lịch sử quan hệ đất đai rất phức tạp nên thống nhất chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập nền chính trị
n định, cải cách hệ thống hành chính, tạo công bằng xã hội, phát triển kinh
tế, bảo vệ môi trƣờng, và đảm bảo quốc phòng, an ninh;
- Quy định Nhà nƣớc nắm quyền định đoạt chủ yếu thông qua hệ thống
quản lý đất đai tạo đƣợc động lực để ngƣời sử dụng đất phải nỗ lực sử dụng
đất đạt hiệu quả cao nhất (đất đã giao mà không sử dụng, sử dụng không hiệu
quả hoặc sử dụng sai pháp luật thì bị Nhà nƣớc thu hồi);
- Tại thời điểm năm 1980, đại đa số đất đai ở Việt Nam đều thuộc sở
hữu Nhà nƣớc hoặc sở hữu tập thể, các hình thức sở hữu khác có tồn tại
những chiếm tỷ lệ rất nhỏ; việc lựa chọn hình thức sở hữu toàn dân về đất đai
nhƣ Điều 19 của Hiến pháp năm 1980, Điều 17 và Điều 18 Hiến pháp năm
1992 là phù hợp với thực tế cuộc sống.
Đến nay, nƣớc ta đang từng bƣớc hội nhập nền kinh tế quốc tế, đã có
quan hệ thƣơng mại tốt đẹp với các nƣớc trên thế giới, đã trở thành thành viên
chính thức của t chức thƣơng mại thế giới (WTO). Việc tiếp tục đ i mới
chính sách, pháp Luật Đất đai cho phù hợp với quá trình hội nhập là một



7

nhiệm vụ quan trọng. Trong nhiệm vụ đó việc cân nhắc cách tiếp cận đối với
chế độ sở hữu đất đai là rất cần thiết.
Dựa trên quy định chế độ sở hữu đất đai, tùy thuộc vào loại đất, ngƣời
sử dụng đất mà trong từng giai đoạn khác nhau Nhà nƣớc có các chính sách
giao đất, cho thuê đất cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Các quyền c

ng ời sử dụng đất

Với vị thế là đại diện chủ sở hữu, Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là chủ thể duy nhất và tuyệt đối có quyền định đoạt về đất đai. Nhà
nƣớc thực hiện quyền năng định đoạt thông qua việc phê duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai; các quyền định giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất đối với ngƣời đang sử dụng, thu hồi đất; đồng thời Nhà
nƣớc thông qua hệ thống pháp luật trao một phần quyền năng định đoạt đối
với đất đai cho t chức, hộ gia đình và cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho
thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất dƣới dạng quyền dân s của
ng

i sử dụng đất
Thực tế, trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam, từ Luật

Đất đai đầu tiên năm 1987 đến Luật Đất đai hiện hành năm 2003, Nhà nƣớc
đã san sẻ quyền sở hữu về đất đai của mình cho ngƣời sử dụng đất tiếp cận
đến quyền sở hữu: Từ chỗ không công nhận quyền đƣợc dịch chuyển quyền
sử dụng đất về đất đai của ngƣời sử dụng đất (Luật Đất đai năm 1987), đến
chỗ công nhận 5 quyền (Luật Đất đai năm 1993); 9 quyền (Luật Đất đai năm

2003) và 7 quyền (Luật Đất đai năm 2013).
Nh vậy, ở Vi t Nam, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đ ợc mở rộng
theo h ớng Nhà n ớc trao một số quyền cho ng

i sử dụng đất, kh ng khác

nhiều với cách tiếp cận của một số n ớc theo h ớng c ng nhận đa sở hữu về
đất đai nh ng hạn chế lại bằng cách giành một số quyền của chủ sở hữu cho
Nhà n ớc


8

Từ đó, Nhà nƣớc Việt Nam với vị thế là đại diện chủ sở hữu về quy đất
quốc gia trên phạm vi cả nƣớc phải điều tiết cán cân cung - cầu về đất và đảm
bảo công bằng về kinh tế - xã hội trong hoạt động giao đất và quản lý việc sử
dụng đất. Quyền dân s về đất đai của các chủ sử dụng đất phải đ ợc hoạch
đ nh bởi Nhà n ớc và nằm trong mối t ơng quan kinh tế - x hội và điều tiết
của Nhà n ớc bằng các hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất
không thu tiền sử dụng đất Nếu không có sự khác biệt tƣ, cách đại diện chủ
sở hữu của Nhà nƣớc s bị suy thoái và chỉ là trên lý thuyết.
Chế định quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất là một chế định cơ
bản của Luật Đất đai năm 2003. Chế định này ra đời trên cơ sở chế độ sở hữu
đất đai mang tính đặc thù ở Việt Nam: chế độ sở hữu toàn dân. Quyền sử
dụng đất đƣợc hình thành trên cơ sở quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Điều
này có nghĩa là ngƣời sử dụng đất có quyền sử dụng đất khi Nhà nƣớc giao
đất, cho thuê đất sử dụng n định lâu dài. Tuy nhiên, do pháp luật cho ph p
ngƣời sử dụng đất đƣợc chuyển quyền sử dụng đất (bao gồm các quyền năng:
quyền chuyển đ i, quyền chuyển nhƣợng, quyền cho thuê, quyền cho thuê lại,
quyền thừa kế quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, quyền bảo lãnh và quyền

góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền tặng (cho) nên quyền sử dụng đất
tách khỏi quyền sở hữu đất đai và trở thành một loại quyền tƣơng đối độc lập
so với quyền sở hữu.
Theo pháp luật đất đai hiện hành, các quyền dân sự của ngƣời sử dụng
đất đƣợc Nhà n ớc giao đất kh ng thu tiền sử dụng đất đƣợc quy định nhƣ
sau (Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả, 2007).
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kh ng phải là tổ chức kinh tế trong n ớc,
kh ng phải là nhà đầu t . Các t chức không phải là t chức kinh tế trong
nƣớc, không phải là nhà đầu tƣ đ ợc Nhà n ớc giao đất kh ng thu tiền sử


9

dụng đất thì không đƣợc hƣởng các quyền dân sự đối với quyền sử dụng đất,
trƣờng hợp này có các quyền và các nghĩa vụ nhƣ sau:
1. Các t chức trong nƣớc bao gồm cơ quan Nhà nƣớc, t chức chính trị,
t chức chính trị - xã hội, t chức sự nghiệp công của Nhà nƣớc, đơn vị vũ
trang nhân dân, cộng đồng dân cƣ đƣợc Nhà nƣớc giao đất để sử dụng phải sử
dụng đúng mục đích và không đƣợc thực hiện các quyền dân sự đối với quyền
sử dụng đất.
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cƣ đang sử dụng đất tôn giáo, tín
ngƣỡng đƣợc Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất hoặc đƣợc Nhà nƣớc
giao đất để sử dụng phải sử dụng đúng mục đích và không đƣợc thực hiện các
quyền dân sự đối với quyền sử dụng đất.
Nhƣ vậy, chỉ ngƣời sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sản
xuất nông - lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản đƣợc Nhà nƣớc
giao đất không thu tiền sử dụng đất mới đƣợc hƣởng đầy đủ 9 quyền của
ngƣời sử dụng đất.
T chức trong nƣớc đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất
để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy

sản, làm muối đƣợc thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với
quyền sử dụng đất đó tại t chức tín dụng Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh
doanh, đƣợc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh
doanh

.

Các đối tƣợng sử dụng đất khác khi đƣợc Nhà nƣớc giao không thu tiền
sử dụng đất thì chỉ đƣợc quyền sử dụng đúng mục đích và không đƣợc thực
hiện các quyền dân sự đối với quyền sử dụng đất.
3. Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai kế thừa và đ i mới - Luật Đất
đai hiện hành 2003 - công nhận đất có giá (giá trị vốn, lao động đã đầu tƣ, cải
tạo đất và giá của quyền sử dụng đất). Nhà nƣớc khi giao đất là giao một giá


10

trị kinh tế và pháp lý to lớn, xác định cho chủ sử dụng đất. Vì vậy, đƣơng
nhiên Nhà nƣớc phải xác định rõ nguyên tắc chủ đạo trong việc giao nguồn
vốn có giá trị này cho các chủ sử dụng. Từ đó, hình thành quy định về giao
đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất là hình thức giao đất trên
căn bản không tính toán lợi ích kinh tế, mà lấy tiêu chí đảm bảo n định chính
trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, an toàn lƣơng thực, bền vững môi trƣờng
và lợi ích công cộng làm điều kiện tiên quyết. Hình thức giao đất có thu tiền
sử dụng đất giành cho các đối tƣợng sử dụng đất vì mục tiêu lợi ích kinh tế và
đó cũng là một tiêu chí chỉ thị cho một nền kinh tế thị trƣờng lành mạnh và
phát triển.
4. Vấn đề ruộng đất là một trong hai mục tiêu cơ bản của cuộc cách
mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân từ khi Đảng cộng sản đƣợc thành lập

(1930): Đánh đ thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc; đánh đ địa chủ,
phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho
ngƣời dân đã trở thành động lực của Cách mạng, nâng tầm sức chiến đấu của
dân tộc, đƣa đến thắng lợi cho cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ và hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống M .
Xử lý vấn đề ruộng đất sau khi hoàn thành cuộc cách mạng Dân tộc Dân
chủ, thống nhất đất nƣớc và trong hoàn cảnh đ i mới nền kinh tế - xã hội hiện
nay vẫn phải đảm bảo tính nhất quán mang ý nghĩa chính trị nêu trên của
Đảng Cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam. Pháp luật đất đai hi n hành đ thể
hi n rõ t nh ch nh tr trong hình thức giao đất kh ng thu tiền sử dụng đất cho
hộ gia đình và cá nhân tr c tiếp lao động đối với các loại đất sản xuất n ng
nghi p, đất rừng sản xuất, đất nu i trồng thủy sản, đất làm muối trong hạn
mức mà Nhà n ớc quy đ nh


11

6. Vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng thực cho quy mô dân số khoảng 100
triệu ngƣời ở tƣơng lai gần và phát triển bền vững về môi trƣờng trong giai
đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc luôn là ƣu tiên hàng đầu, xếp
trên cả lƣu cầu tăng trƣởng kinh tế. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các
chủ sử dụng các loại đất có vai trò trọng đại là đóng góp cho việc đảm bảo an
ninh lƣơng thực và bền vững môi trƣờng, Nhà nƣớc áp dụng hình thức giao
đất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tƣợng sử dụng đất để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối là giải pháp có tính
chiến lƣợc, lâu dài nhằm đạt đƣợc những mục tiêu trên.
Những loại đất đƣợc giao không phải trả tiền sử dụng đất theo tiêu chí
này - ngoài hộ gia đình và cá nhân đã nêu ở mục 4 trên đây - phải kể đến:
+ T chức sử dụng đất và mục tiêu nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

+ Đơn vị vũ trang nhân dân đƣợc Nhà nƣớc giao đất để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
+ Ngƣời sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; .
+ Cộng đồng dân cƣ sử dụng đất nông nghiệp;

.

7. Trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế - xã hội
đất nƣớc ta hiện, nay nhu cầu sử dụng đất rất lớn. Việc đảm bảo công bằng xã
hội trong sử dụng đất càng trở nên bức xúc và cũng là mục tiêu chiến lƣợc của
Nhà nƣớc. Khi quy định "đất có giá", Nhà nƣớc giữ độc quyền định đoạt đất
đai trong hoạt động giao đất và lấy công cụ kinh tế đất để điều tiết cán cân
cung - cầu về đất. Nguyên tắc điều tiết bằng công cụ kinh tế đất không những
đƣợc thể hiện ở các loại đất giao không thu tiền sử dụng đất nhƣ đã nêu trong
các mục: 4, 5 và 6 ở trên, mà còn đƣợc thực hiện đối với các loại đất có mục
đích sử dụng công cộng. Chủ sử dụng đất c ng cộng kh ng gắn với mục đ ch
kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận thì kh ng phải trả tiền sử dụng đất


12

Để cân bằng lại lợi thế không phải trả tiền sử dụng đất, theo đúng các
tiêu chí cơ bản của nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc cũng đồng thời quy định:
1. Các t chức trong nƣớc bao gồm cơ quan Nhà nƣớc, t chức chính trị,
t chức chính trị -,xã hội, t chức sự nghiệp công của Nhà nƣớc, đơn vị vũ
trang nhân dân, cộng đồng dân cƣ đƣợc Nhà nƣớc giao đất để sử dụng phải sử
dụng đúng mục đích và không đƣợc thực hiện các quyền dân sự đối với quyền
sử dụng đất.
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cƣ đang sử dụng đất tôn giáo, tín

ngƣỡng đƣợc Nhà nƣớc công nhận quyền sử dụng đất hoặc đƣợc Nhà nƣớc
giao đất để sử dụng phải sử dụng đúng mục đích và không đƣợc thực hiện các
quyền dân sự đối với quyền sử dụng đất.
Nhƣ vậy, chỉ ngƣời sử dụng đất là hộ gia đình cá nhân trực tiếp sử dụng
đất sản xuất nông - lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản trong
hạn mức quy định đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất mới
đƣợc hƣởng đầy đủ 9 quyền của ngƣời sử dụng đất.
1.2. Cơ sở ph p lý về quản lý, sử dụng đất
1.2.1. Vấn đề gi o đất trong cu c cách m ng Dân t c - Dân ch Nhân dân
v cách m ng Xã h i ch nghĩ gi i đo n 1945 - 1980
a) Th i kỳ 1945 - 1960
Căn cứ vào học thuyết Mác - Lênin vấn đề chính quyền, về liên minh
công nông và về cách mạng ruộng đất, trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ
tình hình kinh tế - xã hội cụ thể đã đề ra hai mục tiêu cơ bản trong cuộc cách
mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân: Đánh đ Đế quốc, giành độc lập dân tộc và
đánh đ Địa chủ - phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Tuy nhiên, xác định việc bảo vệ chính quyền Cách mạng non trẻ mới
thành lập năm 1945 và công cuộc kháng chiến chống pháp giai đoạn 1947 -


13

1954 là cực kỳ gay go, gian kh , cần sự đồng tâm nhất trí của cả khối đại
đoàn kết dân tộc, Đảng Cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã tạm gác khẩu hiệu về ruộng đất để tập trung vào cuộc chiến bảo vệ độc lập
dân tộc.
Cuối năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã giành
đƣợc những thắng lợi liên tiếp trên chiến trƣờng, đƣa nƣớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa lên thế và lực mới, đủ điều kiện để tiến hành cuộc Cách mạng về

ruộng đất, thực hiện triệt để mục tiêu thứ hai trong Cách mạng Dân tộc Dân
chủ Nhân dân: "Ngƣời cày có ruộng" bằng việc thông qua và thực hiện "Luật
Cải cách ruộng đất".
"Luật Cải cách ruộng đất" đƣợc Quốc hội nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa thông qua trong khóa họp lần thứ III ngày 4/12/1953, đƣợc Chủ tịch nƣớc
ban hành bằng Sắc lệnh 197/SL-CT ngày 19/12/1953. Luật có 5 Chƣơng 38
Điều, trong đó những điểm cơ bản trong quy định về cách chia ruộng đất, những
ngƣời đƣợc chia, nguyên tắc chia và quyền của ngƣời đƣợc chia ruộng đất
Nhƣ vậy, từ những điểm chính yếu của Luật Cải cách ruộng đất có liên
quan đến đối tƣợng chia đất, loại đất đƣợc chia, quyền lợi của ngƣời đƣợc chia
và những hiệu quả thực tiễn khi thực hiện, có thể thấy: Những nội dung cơ bản
nhất của vấn đề giao đất không thu tiền sử dụng đất - thời kỳ này là thông qua
việc chia đất sản xuất nông nghiệp miễn phí cho nông dân và các tầng lớp dân
nghèo ở nông thôn - đã đƣợc xác lập tƣơng đối đầy đủ và toàn diện.
Sau khi thực hiện thắng lợi (có sửa sai) công cuộc Cải cách ruộng đất,
mặc dù nƣớc ta phải trải qua những biến động lớn lao về chế độ chính trị và
sự sụt giảm, suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế - xã hội trong chiến tranh
thế giới thứ hai và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhƣng quan hệ sản
xuất nông nghiệp ở Miền Bắc đã thay đ i căn bản, quan hệ sản xuất phong
kiến đã bị xóa bỏ, sự bình đẳng trong sử dụng đất nông nghiệp đã đƣợc xác


14

lập, tƣ liệu sản xuất chủ yếu là đất đai đƣợc cải thiện thông qua chƣơng trình
khai hoang, phục hóa và khôi phục các công trình thủy lợi.
b) Th i kỳ Hợp tác hóa và xây d ng XHCN ở Miền ắc (1960 - 1980)
Vào thời gian cuối năm 1958 đến năm 1960, Nhà nƣớc quyết định thay
đ i quan hệ sản xuất theo hƣớng xây dựng hình thức kinh tế tập thể hợp tác hóa
nông nghiệp. Phần lớn đất đai thuộc sở hữu Nhà nƣớc và sở hữu tập thể, tuy sở

hữu tƣ nhân về đất đai còn đƣợc thừa nhận song hầu nhƣ không đáng kể.
Quá trình Hợp tác hóa diễn ra theo 2 bƣớc: Hợp tác xã bậc thấp rồi tiến
tới Hợp tác xã bậc cao. Hợp tác xã bậc thấp: Ruộng đất, trâu bò, vƣờn cây, ao
cá, nông cụ

đều đƣa vào Hợp tác xã sử dụng thống nhất nhƣng chƣa thành

sở hữu tập thể, vì còn trả hoa lợi, tiền thuê trâu bò, nông cụ cho xã viên là chủ
sở hữu. Hợp tác xã bậc cao: Ruộng đất, trâu bò, vƣờn cây, ao cá, nông cụ .
đều thành sở hữu tập thể. Hợp tác xã thống nhất quản lý, sử dụng, xóa hoa lợi
ruộng đất, xóa tiền thuê trâu bò, nông cụ .
Tốc độ hợp tác hóa rất nhanh chóng, năm 1958 có 4.808 Hợp tác xã
nông nghiệp, năm 1959 có 28.800, năm 1960 có 41.000. Toàn Miền Bắc đã
căn bản hoàn thành xây dựng Hợp tác xã bậc thấp, thu hút 2,4 triệu hộ nông
dân, chiếm 85,8

số hộ và 76

diện tích đất đi vào làm ăn tập thể. Ngoài ra,

đã có 3.643 Hợp tác xã bậc cao và một số Hợp tác xã quy mô toàn xã ở một
số địa phƣơng.
Hiến pháp năm 1959 quy định cụ thể về sở hữu đối với đất đai: Điều 11
công nhận 4 hình thức sở hữu về tƣ liệu sản xuất (trong đó có 3 hình thức sở
hữu đất đai) gồm "sở hữu Nhà nƣớc tức là của toàn dân", "sở hữu của Hợp tác
xã tức là của tập thể nhân dân lao động", "sở hữu của ngƣời lao động riêng
lẻ", "sở hữu của nhà tƣ sản dân tộc"; Điều 12 quy định "đất hoang (chƣa có
chủ sở hữu) thuộc sở hữu của toàn dân"; Điều 14 quy định "Nhà nƣớc bảo hộ
quyền sở hữu về ruộng đất của nông dân".



15

Trong 3 hình thức sở hữu về đất đai đƣợc Nhà nƣớc công nhận và bảo hộ
thì sở hữu nhà nƣớc đƣợc ƣu tiên, sở hữu tập thể đƣợc bảo hộ và khuyến
khích, sở hữu cá thể bị hạn chế. Vì vậy, mặc dù có rất nhiều dấu hiệu bất n
về kinh tế - xã hội và hiệu quả sử dụng đất của mô hình sản xuất tập thể, song
phong trào Hợp tác xã tiếp tục phát triển. Đến năm 1965, phong trào Hợp tác
xã đã thu hút 90,3 số hộ nông dân Miền Bắc trong đó có 80
các Hợp tác xã bậc cao. Ở miền núi, gần 80

số hộ tham gia

số hộ nông dân đã đi theo con

đƣờng làm ăn tập thể.
Hoạt động giao đất của Nhà nƣớc hầu nhƣ chỉ tiến hành đối với các nông
trƣờng quốc doanh, các lâm trƣờng quốc doanh đối với đất sản xuất nông lâm nghiệp, các xí nghiệp đối với đất sản xuất phi nông nghiệp. Các đơn vị vũ
trang nhân dân, các cơ quan Nhà nƣớc, các t chức với đất làm trụ sở. Các
Hợp tác xã nông nghiệp đƣợc giao đất dƣới hình thức t chức khai hoang. Từ
sự khuyến khích và trợ giúp của Nhà nƣớc, qu đất nông nghiệp có xu hƣớng
tăng nhƣng t c độ chậm do t chức khai hoang không hiệu quả.
Cá nhân, hộ gia đình chỉ đƣợc Nhà nƣớc giao đất miễn phí dƣới hình
thức cấp đất giãn dân ở nông thôn theo kế hoạch và cấp căn hộ tập thể ở đô
thị theo khả năng của từng cơ quan.
c) Th i kỳ kháng chiến ở Miền Nam Vi t Nam (1954 - 1975)
Thời kỳ này Miền Nam Việt Nam có 2 vùng đất đan xen và nhiều thời
điểm thay thế cho nhau: Vùng đô thị và đồng bằng trù phú do chính quyền
Việt Nam Cộng hòa kiểm soát và vùng rừng núi - nông thôn cho chính quyền
MTDTGP nắm giữ. Chính sách và pháp luật về "Giao đất" thông qua chƣơng

trình "Cải cách ruộng đất" đƣợc thực hiện rất khác nhau.
Ở Vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Việt Nam
Cộng hòa đã thực hiện 2 đợt cải cách về ruộng đất, nhằm củng cố vị thế tranh
thủ lòng dân.


16

Đợt 1 là "Cải cách điền địa" của Ngô Đình Diệm và đợt 2 là "Luật ngƣời
cày có ruộng" của Nguyễn Văn Thiệu.
1. Cải cách điền địa của T ng thống Ngô Đình Diệm (1955 - 1963).
Nội dung cơ bản của đợt cải cách này nằm trong 3 Đạo dụ;
+ Dụ số 2 (8/1/1955) và Dụ số 7 (5/21955) buộc nông dân lập khế
ƣớc tá điền:
+ Dụ số 57 (20/10/1956) truất hữu địa chủ: (Hạn chế số ruộng đất mà mỗi
địa chủ có quyền sở hữu, số thừa ra s bị truất hữu). Địa chủ chỉ đƣợc giữ lại 100
ha ruộng đất và 15 ha ruộng hƣơng hỏa (30 mẫu trực canh, 70 mẫu tá canh).
Ruộng đất bị truất hữu, chính quyền Việt Nam Cộng hòa s bồi thƣờng
và bán lại cho nông dân không quá 5 ha/hộp, trả tiền trong 6 năm. Địa chủ s
đƣợc bồi thƣờng 10

tiền mặt, số còn lại đƣợc trả bằng trái phiếu trong 12

năm, mỗi năm lời 5 .
2. Luật Ngƣời cày có ruộng của T ng thống Nguyễn Văn Thiệu (1970 1973) Nguyễn Văn Thiệu ban hành Luật "Ngƣời cày có ruộng" vào ngày 26
tháng 3 năm 1970 và gọi là ngày "Nông dân Việt Nam".
+ Tờ New York Time (Thời báo Niu - Giooc) bình luận "Có l đây là
cuộc cải cách ruộng đất công cộng sản mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất
của thế kỉ XX".
+ Ruộng đất không trực canh đƣơng nhiên bị truất hữu và đƣợc bồi

thƣờng thỏa đáng.
+ Chủ đất đƣợc bồi thƣờng 20
trả 10

bằng tiền và 80

bằng công khố phiếu

lãi trong 8 năm. Giá trị của ruộng đất quy định là 2,5 lần giá năng

suất thóc từ khoảng đất đó.
+ Ruộng đất truất hữu đ ợc u tiên cấp phát miễn ph cho tá điền (3
mẫu ở Nam phần và 1 mẫu ở Tây Nguyên và Trung Bộ).


×