Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Hình Tượng Người Phụ Nữ Trong Thơ Lý Bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.82 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài
Lịch sử vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phươg pháp nghiên cứu
Đóng góp của đề tài
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC KIỂU NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ LÝ BẠCH
1.1.

Các kiểu phụ nữ được đề cập trong thơ

1.1.1. Kiểu chinh phụ
1.1.2. Kiểu thương phụ
1.1.3. Kiểu cung nữ
1.1.4. Kiểu phụ nữ lao động
1.2.

Thái độ của Lý Bạch khi sử dụng hình ảnh phụ nữ trong thơ

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ NHỮNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
2.1. Người phụ nữ hiện thân của cái đẹp
2.1.1. Cái đẹp hình thể


2.1.2. Cái đẹp tài năng
2.1.3. Cái đẹp tâm hồn
2.2. Vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ
2.3. Giá trị của hình tượng người phụ nữ
2.3.1. Giá trị hiện thực


2.3.2. Giá trị nhân đạo
2.3.3. Giá trị thẩm mỹ
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
3.1. Thể loại
3.2. Ngôn ngữ
3.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
3.4. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nói đến văn hóa nhân loại thì không thể bỏ qua văn hóa Trung Quốc,
văn hóa Trung Quốc được xem là “cái nôi văn hóa phương Đông” và là nơi chứa
đựng những gì tinh túy nhất. Trong đó văn học đóng một vai trò to lớn đến văn hóa
Trung Hoa, niềm tự hào của văn học Trung Quốc đến nay vẫn là thơ Đường. Giai
đoạn này có nhiều tên tuổi lớn như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Xương Linh…Đặc
biệt là Lý Bạch một ngôi sao sáng trên bầu trời thơ ca đời đường, ông đã để lại sự
nghiệp sáng tác đồ sộ với thành công về nội dung lẫn nghệ thuật. Đây là thời kì nhà
Đường phát triển về mọi mặt: xã hội, kinh tế, văn hóa…nhưng trong xã hội Nho
giáo phong kiến vẫn còn những bất công, có những số phận nhỏ bé, bị chèn ép, bị
vùi dập, tiêu biểu là người phụ nữ. Lý Bạch nhận thấy điều đó và giành cho họ cái
nhìn ưu ái, đó là những con người với lòng chung thủy, sắc son…Đó là chính là
người phụ nữ trong thơ Lý Bạch. Chính hình ảnh người phụ nữ trong thơ Lý Bạch
đã giúp tôi quyết định chọn đề tài này, đề tài này nhằm giúp tôi hiểu biết thêm và
có cảm nhận sâu sắc về người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2. Lịch sử vấn đề
Trên thi đàn văn học Trung Quốc thơ Đường chiếm một vị trí rất quan trọng,
có thể nói rằng ở Trung Quốc trước kia chưa từng thấy một thời đại nào có một nền
thơ ca rực rỡ như đời Đường. Mặc dù bao nhiêu biến cố đã xảy ra, hủy hoại rất


nhiều di sản . Nhưng ngày nay vẫn còn tồn tại hơn 48000 bài thơ của 23000 thi sĩ.
Chừng ấy bài thơ cũng đủ để thấy được các giá trị mà thơ Đường mang lại. Đặc sắc
nhất của thơ Đường là nội dung vô cùng phong phú, phản ánh rộng rãi mọi mặt của
đời sống, các triều đại trước chỉ có một số ít thi sĩ phản ánh hiện thực đời sống.
Đến đời Đường, ngoài một số ít nhà thơ con nhà thế tộc, phần đông nhà thơ là con
cái của những người bị áp bức, cho nên lực lượng sáng tác vô cùng phong phú, tác
phẩm đề cập được nhiều vấn đề của cuộc sống. Bên cạnh những chủ đề về thiên
nhiên như: sông, núi, tuyết, hoa… thì những đề tài về cuộc đời, con người là một
mảng đề tài không thể bỏ qua. Họ luông có xu hướng đi, phát hiện và ca ngợi cái
đẹp của con người đó là giá trị nhân văn của thơ Đường, điều đó giúp ta hiểu phụ
nữ trở thành một trong những nguồn cảm hứng sáng tác chính của thi nhân, phụ nữ
chính là hiện thân của cái đẹp, những gì tinh túy nhất. Đối với thi nhân không chỉ
đơn giản là họ có niềm rung cảm sâu sắc đối với phụ nữ mà đa số họ muốn mượn
hình ảnh người phụ nữ để nói lên tâm sự của chính bản thân mình, bởi họ còn bị
ảnh hưởng bởi tư tưởng phong kiến, ít coi trọng phụ nữ.
Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài người phụ nữ như Đỗ Phủ, Bạch Cư
Dị…người nào cũng thể hiện một cách khá toàn diện các khía cạnh về đề tài này.
Trong đó hơn hết phải nhắc đến “thi tiên” Lý Bạch, ông đã rất thành công với
những bài thơ về người phụ nữ. Đề tài “hình tượng người phụ nữ trong thơ Lý
Bạch” vẫn chưa khai thác hết.
3. Mục đích nghiên cứu
Có thể nói cả cuộc đời Lý Bạch cống hiến cho cuộc sống, cho sự nghiệp
sáng tác, cho nhân loại nói chung và văn học Trung Quốc nói riêng. Những sáng
tác của ông một phần mang yếu tố lãng mạn nhưng cũng là hiện thực mà Lý Bạch

muốn phản án. Tìm hiểu đề tài để làm rõ hình tượng người phụ nữ thuộc nhiều tầng
lớp khác nhau. Đề tài này cũng là minh chứng cho tài năng thơ ca của Lý Bạch thể
hiện qua cách xây dựng hình tượng người phụ nữ và có cái nhìn toàn diện hơn về
người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc đời Đường.
Và mục đích khác nữa khi làm đề tài này mong muốn hoàn thiện hơn, cũng
như là tài liệu tham khảo.
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu


a. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là thơ Lý Bạch
b. Phạm vi nghiên cứu
- Là các bài thơ của Lý Bạch đặc biệt là các bài thơ viết về người phụ nữ
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này tôi sử dụng nhiều phương pháp trong việc nghiên cứu như:
Phân tích, tổng hợp, chứng minh, bình giảng, so sánh đối chiếu… nhằm làm rõ
luận điểm bằng những lí lẽ đi kèm dẫn chứng cụ thể để giải quyết những yêu cầu
của đề tài đặt ra.
6. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Khảo sát hình tượng người phụ nữ trong thơ Lý Bạch
Chương 2: Đặc điểm về những hình tượng người phụ nữ
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ
B . PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Các kiểu phụ nữ trong thơ Lý Bạch
1.1 Các kiểu phụ nữ được đề cập trong thơ
Lý Bạch đi khắp nơi để trải nghiệm cuộc sống, để quên sự đời. Ông thấy
nhiều cảnh đời khác nhau do đó ông có tình cảm dạt dào với những kiếp người khổ
đau thuộc nhiều gia cấp, tầng lớp khác nhau đặc biệt là phụ nữ, trong thơ ông đề
cập đến các dạng phụ nữ sau:

1.1.1. Kiểu Chinh Phụ
Đây là hình tượng nổi bật nhất trong thơ Lý Bạch, bởi nó chiếm một số
lượng khá lớn trong các bài thơ về phụ nữ. Xã hội đang chiến loạn làm cho tan nhà
nát cửa nhiều gia đình đang hạnh phúc và để lại nỗi đau cho kẻ đi người ở. Ông


viết về đề tài này chứng tỏ có rất nhiều người chinh phụ phải rơi vào cảnh đau khổ
đó. Ông đã viết rất nhiều bài thơ khắc họa tâm lý nhớ mong, buồn chán , chờ đợi,
niềm vui đến với họ có khi như ánh sáng vụt qua chưa kịp cảm nhận được đã phải
trở về với hiện thực đau khổ đó là những lúc được tin chồng. Lý Bạch thường sử
dụng biện pháp đối trong cách miêu tả của mình để làm nổi lên cái cô đơn lẻ loi
của người chinh phụ khi đem họ đặt vào cuộc sống nhộn nhịp bên ngoài. Cảnh sắc
thì muôn màu muôn vẻ con người càng cô đơn, càng trống vắn. Đó là tâm trạng
của người phụ nữ trong bài “ Tử dạ thu ca” :
Trường An nhất phiến nguyệt
Vạn hộ đảo y thanh
Thu phong xuy bất tận
Tổng thị ngọc quan tình
Hà nhật bình Hồ Lỗ
Lương nhân bãi viễn chinh
Trăng rọi giữa bầu trời cũng như số phận của người chinh phụ, thật bia ai,
thật trống trải, ánh trăng như soi thấu được tận đáy lòng con người đau khổ. Ở đây
người phụ nữ sống trong cảnh nhộn nhịp, nhưng một luồng gió từ quan ải thổi về
đã mang theo cả tâm tình nhớ nhung, và mong ước dẹp xong giặc để đón chồng trở
về. Niềm hy vọng chính là thứ giúp họ sống qua ngày về mặt tinh thần. Cùng một
tâm trạng nhưng người chinh phụ trong bài “Tý dạ ngô ca bài 4” thể hiện sự
thương nhớ qua hành động thức suốt đêm may áo gửi chồng. Những cử chỉ luồn
kim, tay run không cầm nổi kéo dao nhưng cũng đủ khắc họa một tâm hồn tê lạnh.
Người phụ nữ này thể hiện sự nhớ thương da diết qua từng đường kim mũi chỉ, trời
rét tay run vì lạnh nhưng vẫn kiên nhẫn ngồi may áo cho chồng.

Ở bài “Đảo y thiên” tác giả không chỉ mô tả hình ảnh của người chinh phụ,
một người phụ nữ đã xa chồng 10 năm, với sự nhớ nhung da diết, ở người phụ nữ
này với niềm hy vọng hé lên rồi vụt tắt mà tác giả còn vẽ lên hình ảnh của người
chinh phu trong trí tưởng tượng của chinh phụ:


Khuê lý giai nhân niên thập dư
Tần nga đối ảnh hận ly cư
Hốt phùng giang thượng xuân qui yến
Hàm đắc vân trung xích tố thư
….. nhược chinh biên tái
( Đảo y thiên )
Tác giả đối chiếu, so sánh giữa cảnh chinh phu nơi chiến trường và chinh
phụ trong phòng lạnh, cả đôi bên đều mang nỗi đau khổ, nỗi nhớ thương đối
phương, vì sao họ không thể gặp nhau, đó là vì chiến tranh. Và “ Ước làm chim
nhởn nhơ xuôi dòng ; Thiếp xin làm áng mây trôi theo chồng” đó là những ước mơ
táo bạo của chinh phụ, sẵn sàng rũ bỏ tất cả để được đồng hành với chàng. Cũng có
khi nhà thơ nhìn vầng trăng núi Thiên San mà ông nghĩ tới nơi quan ải Ngọc Môn
mà ông xót thương cho người đi chinh chiến “Xưa nay chinh chiến mấy ai về”, và
nhỏ giọt lệ thay cho người chinh phụ ở nhà mòn mỏi chờ tin. Đó là nỗi đau của
người chinh phu và người chinh phụ trong “Nguyệt quan san”.
Lý Bạch là người chứng kiến cuộc chiến tranh, tuy ông miêu tả sự vật bằng
bút pháp lãng mạn nhưng ông đã sử dụng chất liệu từ hiện thực cuộc sống để sáng
tạo nên. Bằng những biện pháp nghệ thuật cùng với sức tưởng tượng diệu kì thì
những cảnh ngộ của người chinh phụ hầu như được khai thác một cách triệt để
trong thơ, thông qua đó ông cũng thể hiện sự chán ghét chiến tranh, lên án triều
đình phong kiến theo đuổi chính sách bạo lực.
1.1.2. Kiểu thương phụ
Bên cạnh những người chinh phụ thì người phụ nữ có chồng làm nghề buôn
bán cũng là đối tượng được nhà thơ hướng đến. Tác giả đã thay họ để lên tiến oán

trách, trách cho số phận, trách xã hội. Người xưa thường có câu “ phi thương bất
phú”, theo quan niệm nho giáo về người quân tử thì phải coi thường vàng bạc, vật
chất, thương nhân là người coi trọng việc kiếm tiền, mặc dù họ có giàu thì vẫn bị
xem thường bởi thương nhân là người không trong sạch, người phụ nữ là vợ của


thương nhân cũng bị xem thường, cho nên người thương phụ cũng là đề tài được
chú ý.
Trong bài Trường can hành, tác giả mô tả mối tình chung thủy của người vợ
thương nhân. Ở đây có sự oán trách, trách thái độ ham lợi nhuận, bỏ bê hạnh phúc
gia đình, từ đó nhận thấy nội dung của bài thể hiện khát khao có được hạnh phúc :
Trường Can hành kỳ 1
Thiếp phát sơ phú ngạch
Chiết hoa môn tiền kịch
Lang kỵ trúc mã lai
Nhiễu sang lộng thanh mai
Đồng cư Trường Can lý
Lưỡng tiểu vô hiềm sai
…..Trường Phong Sa.
Nàng nhớ chồng và trông đợi. Cảnh vật xung quanh như trở thành kẻ thù đối
với nàng , nó làm cho nàng càng cô đơn, càng nhớ thương người chồng của mình,
khung cảnh tràn đầy nhựa sống, những đôi bướm đang bay lượn, những biểu tượng
của hạnh phúc đã dội vào tâm trạng của nàng và người phụ nữ này đã chủ động
hơn, đã ra tận trường phong sa để đón chồng. Dẫu cách xa ngàn dặm nhưng chính
nỗi nhớ mãnh liệt đã không ngừng thôi thúc nàng, đã tiếp thêm nghị lực để nàng
thực hiện cuộc hành trình của mình. Thế nhưng thật phủ phàng, nàng vẫn không
gặp được chồng mình, mối tình đẹp đẽ nhưng phải ly biệt, có lẽ đây là số phận ít có
nhà thơ nào để ý đến, vì nhìn nhận sai lầm.
Bài “Giang hạ hành” lại mô tả tâm trạng giận dữ, buồn chán, oán trách của
người thương phụ, oán trách trong phạm vi của tình cảm ly biệt, sự hy sinh hạnh

phúc lứa đôi. Nhưng ở đây không phải nhà thơ phủ nhận việc buôn bán lợi lộc, Lý
Bạch đã giành nhiều bài mô tả người phụ nữ. Tuy những người phụ nữ mà ông


miêu tả chưa phải là nghiêng về tầng lớp nông dân lao động nghèo khổ. Phần lớn là
những người ở tầng lớp trên, do chiến tranh, do sự ly biệt mà phải chịu nỗi khổ.
1.1.3 Kiểu cung nữ
Về đề tài người cung nữ thì có rất nhiều nhà thơ đề cập đến, ngoài Lý Bạch
ra còn có Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh…, có cả một trường phái viết
về đề tài này nên số lượng rất đồ sộ. Nội dung của mảng thơ này đều xoay quanh
vấn đề lên án chế độ hậu cung độc ác. Phần lớn các nhà thơ mượn việc này để thể
hiện sự phản kháng của mình trước triều đình phong kiến và bày tỏ tâm sự “bất đắc
chí” của mình. Các nhà thơ là những con người tài hoa nhưng không được thời thế
nên không thực hiện được chí lớn đành phải chóng trả bằng chính ngòi bút của
mình. Họ cho bản thân họ cũng giống như thân phận người cung nữ phải chịu kiếp
“hồng nhan đa truân”.
Dạng phụ nữ này được nhà thơ chú ý đề cập là do dưới chế độ đời Đường vì
vua Đường Minh Hoàng rất ham mê sắc đẹp, có biết bao cô gái trẻ bị đưa vào cung
đấy là những sự kiện có thật trong lịch sử. Nhà thơ đã lấy đó làm nguồn cảm hứng
sáng tác, từ đó làm cho nội dung thơ càng thêm phong phú và thuyết phục. Những
cô gái được nhà thơ chú ý đó là những con người phải chịu cảnh phòng không,
chịu chôn chặt tuổi thanh xuân trong cung cấm, đó là cảnh ngộ của người cung
nhân trong bài “Ngọc giai oán”.
Ngọc giai oán
Ngọc gia sinh bạch lộ
Da cừu xâm la miệt
Khước hạ thủy tinh liêm
Lung linh vọng thu nguyệt
Đêm khuya thềm ngọc đầy sương
…..trông canh già.



Người cung nữ trong “Tây cung xuân oán” của Vương Xương Linh cũng có
tình cảnh không vui sướng gì hơn. Con người cô đơn chi biết trút tâm sự vào tiếng
đàn, ngồi buồn hiu quạnh dưới bóng trăng. Dường như cây đàn, bóng trăng thường
đi chung với những người phụ nữ, phải chăng cây đàn tượng trưng cho tài hoa của
cô gái và hình ảnh ánh trăng đẹp lung linh như nhan sắc của nàng. Tuy nhiên cũng
thấy sự đối lập, trăng thì vĩnh hằng, còn tuổi xuân thì có hạn. Trăng lạnh lùng với
người như thái độ lạnh lùng của những bậc nam nhân. Bên cạnh đó cuộc sống buồn
tẻ, vắng lặng thì trăng chính là người bạn chung thủy nhất, cũng là dấu hiệu cho
nàng biết thời gian đã trôi qua lâu.
Tây cung dạ tình bách hoa hương
Dục quyền châu liêm xuân hận trường
Tà bảo vân hòa thâm kiến nguyệt
Mông lung thụ sắc…..
….. thấp thoáng giữa rừng cây.
Về đề tài người cung nữ rất được nhà thơ chú ý, đó là những người phụ nữ
bị giam hãm cuộc đời và tuổi xuân trong sự cô đơn, chán chường đến tuyệt vọng,
triệt tiêu luôn tinh thần của họ. Ở đây Lý Bạch cũng như phần lớn các nhà thơ khác
muốn bộc lộ thái độ mỉa mai xã hội phong kiến, cũng là để nói đến thân phận mình
có khác gì giới quần thoa, cũng bị đẩy ra rìa, cũng bị nghi kị, bị thất sủng. Thơ
mượn hình ảnh người phụ nữ trong cung cấm để nói về sự tự ý thức của bản thân
đây là đặc điểm nổi bật trong mảng thơ viết về đề tài phụ nữ trong cung cấm của
Lý Bạch nói riêng và cũng là đặc điểm chung của thơ Đường nói chung.
1.1.4 . Kiểu phụ nữ lao động bình thường
Lý Bạch đã từng đi nhiều nơi, từng trải nghiệm nhiều điều trong thực tế cuộc
sống. Có thể nói ông cũng là người khá gần gũi với nhân dân lao động. Từ đó ông
đã phát hiện được những những giá trị tốt đẹp trong con người lao động bình
thường, đây là điều không phải nhà thơ nào cũng nhận ra được. Và đặc biệt ông có
phần ưu ái đối với những phụ nữ thường dân và việc lựa chọn họ vào trong thơ đã

thể hiện điều đó. Bên cạnh một số lượng lớn bài thơ viết về người phụ thuộc giới


quý tộc thì Lý Bạch cũng giành những vần thơ để nói về người phụ nữ lao động
bình thường, người phụ nữ chân lấm, tay bùn nhưng đó lại là những con người vô
cùng đáng quý. Họ cũng là những phụ nữ đẹp nhưng đặc biệt là nét đẹp của họ
hiện lên trong lao động, trong cảnh sinh hoạt đời thường, như bài “ Việt nữ từ, thái
liên khúc”
Việt nữ từ
Da khê thái liên nữ,
Kiến khách trạo ca hồi,
Tiếu thập hà hoa khứ,
Dương tu bất xuất lai.

Gái Da Khê hái sen
Thấy khách, hát quay thuyền.
Cười nấp vào sen lánh,
Thẹn thò chẳng bước lên
(Khương Hữu Dụng dịch)
Ngoài Lý Bạch ra còn có các nhà thơ thời văn Đường - Tần Thao Ngọc cũng
chú ý đến người phụ nữ trong lao động qua bài thơ “Bần nữ”.
Bồng môn vị thức ỷ la hương
Nghĩ thác lương môi diệc tự thương
….……………………………..
Khổ hận niên niên áp kim tuyến


Vị tha nhân tác giả y thương

Nhà tranh chưa biết lụa là

Muốn nhờ mai mối lại e bẻ bàng
….……………………………..
Hàng năm may áo bỏ công
Cho người xuất giá mà lòng chơ vơ
(Nguyễn Bích Ngô dịch)
Hình ảnh người phụ nữ trong thơ của Tần Thao Ngọc có phần thực tế hơn so
với Lý Bạch, bởi dưới đôi mắt lãng mạn của Lý Bạch thì hiện thực đã được lý
tưởng hóa. Nhà thơ văn Đường đã miêu tả khá thực tế cuộc sống của những cô gái
được gọi là bần nữ. Đặc biệt là đối với Lý Bạch ông luôn tìm cách để vạch trần bản
chất xấu xa của xa hội phong kiến. Ông nhìn nhận mặc dù họ đều là phụ nữ nhưng
một bên sống trong sung sướng còn một bên thì phải sống trong cuộc sống kham
khổ, lao động cực nhọc bằng chính đôi bàn tay của mình. Những vần thơ tạo không
khí vui tươi như mang luồng gió mát đến cho những cuộc đời khô hạn, bị bỏ quên.
1.2.

Thái độ của Lý Bạch khi sử dụng hình ảnh phụ nữ trong thơ

Thơ Đường ít đề cập đến phụ nữ ở các phương diện thân phận, sắc đẹp. Nếu
có thì chú trọng đến các ẩn ý hơn là nói trực tiếp. Đối với phụ nữ ông đã nhìn thấy
hai mặt : Mặt đau khổ do thống trị gây nên, như sự o ép, thúc bách của lễ giáo, sự
cưỡng bức chồng họ đi lính và tỏ thái độ đồng tình với nỗi đau của họ. Mặt khác,
bản chất người phụ nữ được miêu tả rất đẹp, cái đáng quí là thái độ trân trọng của
ông đối với họ.
Lý Bạch là người lãng mạn, ông luôn yêu cái đẹp, đối với phụ nữ thì ông
luôn giành cho họ cái nhìn đầy thiện cảm, ông luôn trân trọng họ và bênh vực họ.
Ở đây nhà thơ không chỉ thể hiện sự đồng cảm của bản thân mà còn muốn giành lại


vị trí xứng đáng cho người phụ nữ cũng như việc giành lại sự công bằng cho bản
thân mình.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ NHỮNG HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
2.1. Người phụ nữ hiện thân của cái đẹp
2.1.1. Cái đẹp hình thể
Điều đặc biệt là các cô gái khi đi vào văn học giai đoạn này đều là những giai
nhân tuyệt thế. Với phụ nữ Lý Bạch không chỉ đồng tình, thương cảm mà đáng chú
ý hơn, còn dành nhiều vần thơ hấp dẫn để ca ngợi. Lý Bạch dùng hoa, nhất là hoa
đào và hoa sen để làm tôn vẻ đẹp của thiếu nữ, đó là thủ pháp nghệ thuật phổ biến
trong thơ ca cổ điển Trung Hoa. Ta có thể thấy vẻ đẹp của người phụ nữ qua bài
“Thái liên khúc”
Ở bài “Việt nữ từ số 3 và 5”
Gia khê thái liên nữ
Kiến khách trạo cao hồi
….………………kì tuyệt.
Nhà thơ chỉ dùng một câu giới thiệu qua thiếu nữ : “Nhược Gia khê bàng thái
liên nữ” mà dồn bảy câu còn lại để miêu tả vẻ đẹp của nàng - 3 câu miêu tả trực
tiếp, 4 câu gián tiếp. Tác giả đã cho thiếu nữ xuất hiện trên 3 cái nền : hoa sen, mặt
nước, bầu trời, kết hợp với những âm thanh đặc biệt như tiếng cười, tiếng nói làm
tăng sự quyến rũ hơn. Diện mạo của thiếu nữ với khuôn “mặt hoa” tươi tỉnh đang
thấp thoáng sau những đóa hoa.
Áo quần mặc mới sáng tinh,
Nắng soi đáy nước rung rinh bóng lồng.
Đây không phải là “long lanh đáy nước in trời” mà là “in hình” một thiếu nữ
vừa trang điểm. Vẻ đẹp vừa trang điểm xong của cô được nhân lên gấp bội nhờ hai
yếu tố bên ngoài : mặt trời và đáy nước. Hoa, lá, mặt trời, nước, gió… tất cả được


huy động để tôn vẻ đẹp của con người. Qua Thái liên khúc, với nhiều thủ pháp
được vận dụng một cách tổng hợp, Lí Bạch đã dựng nên một hình ảnh đầy hấp dẫn
của một thiếu nữ trong lao động. Ông đã không say sưa đi tìm vẻ đẹp trong tầng
lớp thượng lưu - nếu có thì cũng thường với ý đồ châm biếm hay phê phán như bài

“Song yến li, Thanh bình điệu, Oán tình - mà thường đi tìm và miêu tả những vẻ
đẹp trong sinh hoạt quần chúng.
2.1.2. Cái đẹp tài năng
Hình tượng người phụ nữ trong các bài thơ của Lý Bạch đều rất tài năng,
chăm chỉ, ở nhà xe tơ dệt lụa đợi chồng trở về, qua bài “Tý dạ Ngô ca bài 4” ta
thấy tác giả không miêu tả người phụ nữ với sự nhớ thương bằng lời nói mà bằng
hành động cụ thể, người phụ nữ thức suốt đêm may áo gửi chồng. Những cử chỉ
như luồn kim thấy lạnh, tay run không cầm nổi kéo dao cũng đủ khắc họa một tâm
hồn tẻ nhạt, nhưng toát lên vẻ đẹp của người chinh phụ trong công việc hằng ngày.
Thơ Lý Bạch còn mô tả một số cảnh sinh hoạt của những người lao động
khác. Hình ảnh người thợ đúc đồng và vợ chồng bác nông dân trong “Thu phố ca
14 và 16” là hình tượng sáng đẹp đáng yêu. Trong bài “Đảo y thiên” tác giả có
nhắc đến câu “Hiểu xuy huân quản tùy lạc hao ; Dạ đảo nhung y hướng minh
nguyệt” người phụ nữ rất tài năng “sớm thổi sáo trúc” và phẩm chất của một người
vợ “đêm giặt áo chiến binh”. Nét đẹp tài năng thường xuất hiện ở hình tượng người
phụ nữ lao động, họ may áo, dệt vải…
Những mỹ nhân vừa đẹp vừa khỏe khoắn lại thêm tài múa hát làm mê hoặc,
cuốn hút bao đấng trượng phu, Lý Bạch cũng từng viết về Dương Qúy Phi, nàng
không chỉ hát hay, múa giỏi mà còn thông thạo về âm nhạc, ca vũ

2.1.3. Cái đẹp tâm hồn
Lý Bạch nắm bắt được cả sự suy nghĩ và tâm tư của những người phụ nữ.
Có lúc là tiếng thở dài của cô gái trong đêm khuya. Có khi là hình tượng dõi trông
sâu xa của cô gái vào một đêm thu trăng sáng. Bài “Ngọc gia oán” :
Móc trắng đọng thềm ngọc


Đêm dài ướt tất tơ
Thủy tinh rèm thả xuống,
Lóng lánh ngắm trăng thu.

Nỗi buồn nhớ của người phụ nữ thật muôn màu muôn vẻ. Có người phụ nữ
oán giận vì tình yêu dang dở. Sự oán giận ấy cũng khác thường trong bài “Mối tình
ai oán”. Lý Bạch đã khắc họa hình tượng người phụ nữ từ khuôn mặt đến tâm
trạng, tuy là nàng cau có, nhưng không phải gắt gỏng với xung quanh. Trong bài
“Ô dạ đề” ta lại thấy cô gái nhớ người xưa, có thể là nhớ người yêu, nhớ chồng.
Cái nhớ mênh mông và xa xăm, cái nhớ của một chinh phụ. Tác giả đối chiếu giữa
ngoại cảnh hết sức rộn ràng của những người qua cửa, với một tâm hồn đóng kín
trong căn phòng cô đơn vầ buồn bã. Từ lúc nge tiếng quạ kêu tâm trạng cô gái đã
cảm thấy gợ buồn, buồn nên nàng đã cố tạo nên bề ngoài bình tĩnh. Hay trong bài
“Tý dạ ngô ca” ở đây người phụ nữ sống trong cảnh nhộn nhịp, nhưng một luồng
gió từ quan ải thổi về đã mang theo cả tình cảm nhớ nhung và mong ước ngày dẹp
xong giặc để đón chồng về.
Bài “Đảo y thiên” , tác giả lại mô tả sự nhớ nhung da diết của người phụ nữ
xa chồng đã mười năm, có lúc ở người chinh phụ hé lên hy vọng nhưng rồi vụt tắt.
Tâm hồn của người phụ nữ trong thơ Lý Bạch chủ yếu là sự đau buồn, nhớ
nhung, buồn tủi, có chút oán hận. Đôi lúc họ cũng vui nhưng niềm vui ấy rồi cũng
vụt tắt. Từ chỗ miêu tả toàn nỗi buồn, ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên
trong lúc nhớ chồng, nhớ người yêu, trong khuê phòng hay là bên công việc hằng
ngày.
2.3. Giá trị của hình tượng người phụ nữ
2.3.1. Giá trị hiện thực
Mặc dù tính lãng mạn chủ yếu hơn hiện thực nhưng Lý Bạch đau xót cho số
phận nhân dân trong vòng chiến loạn, những con người vất vả khốn khó, làm việc
như trâu như ngựa. Lý Bạch đặc biệt chú ý đến người phụ nữ với một tấm lòng
nhân đạo đáng quý. Ông phê phán hành động bất nghĩa “có mới nới cũ” của nam
giới, nói lên nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ bị ruồng bỏ, phụ bạc trong bài


“Thiếp bạc mệnh, Bạch đầu ngâm…” hay những người phụ nữ ngày đêm mong
chờ chồng do chiến tranh ly biệt “Khuê tình, Đảo y thiên…” Đồng thời ông phản

ánh ước mơ của họ về một tình yêu thủy chung, một tình yêu thủy chung, ca ngợi
vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ.
Từ các bài thơ về người phụ nữ, ông dùng ngòi bút của mình đòi lại công
bằng cho những người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến đã bị nhiều tầng lớp
áp bức bóc lột, bị dồn vào đáy của xã hội nên họ là những người đau khổ nhất
trong đám quần chúng lao động. Thông qua hình tượng người phụ nữ Lý Bạch đã
nhìn thấy một số vấn đề xã hội, quan tâm đến thời đại nhưng khi phản ánh xã hội
ấy, ông đã tìm ra một lối thoát hoàn toàn khác hẳn. Lối thoát không thể nào thoát
nổi là lý tưởng, là sự mong ước, mượn hình tượng người phụ nữ để nói lên ước mơ
thực hiện hoài bão chính trị của mình.
2.3.2. Giá trị nhân đạo
Giá trị nhân đạo ở mỗi nhà thơ lại có biểu hiện khác nhau. Ở Lý Bạch một
nhà thơ phóng khoáng bay bổng, ít chịu ảnh hưởng của Nho Gia, mà nhiều hơn là
Đạo Gia và Du hiệp, thì lòng đồng cảm của cái đẹp, sự xót xa trước cái đẹp bị vùi
dập, bị chà đạp lại là biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ.
Với lòng yêu thương con người và sự mến mộ tài hoa không kém gì nam
nhi. Thơ ông nhiều lần nhắc đến người kỹ nữ. Đó là những người có cả sắc lẫn tài
nhưng những giá trị cao đẹp đó không được nhìn nhận, bị khinh bỉ. Lý Bạch đã
giành cho họ sự tôn trọng, cảm thông, sự quan sát thấu đáo và đã nhận ra những
giá trị truyệt với trong mỗi con người dù là những con người bị cho là rẻ mạt nhất.
Khi nhìn thấy những người phụ nữ yếu đuối, bất hạnh, bị bỏ rơi thì ông lại
thương xót. Khi thấy họ phản kháng chống lại thì ông ca ngợi, ông luôn đứng về
phía họ. Như trong bài “Tần nữ lưu hành” thì ông đã ca ngợi hành động chống trả
của người phụ nữ, hay bài “Đông hải hữu dũng phụ”.
Tóm lại chủ nghĩa nhân đạo ở Lý Bạch, một nhà thơ ít chịu ảnh hưởng của
Nho gia mà nhiều hơn là Đạo gia và Du hiệp thì lòng đồng cảm với những số phận
con người, sự xót xa trước cuộc đời bị vùi dập, bị chà đạp là biểu hiện chủ yếu của
chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ.



CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
3.1. Thể loại
Các nhà thơ Đường sử dụng hai thể thơ chính là Cổ thể ( gồm ngũ cổ và thất
cổ) và kim thể ( hay cận thể, gồm luật thi, tứ tuyệt hay bài luật). Cổ thể không có
luật lệ nhất định, không hạn định số câu, cách gieo vần rất rộng rãi và uyển
chuyển. Kim thể còn gọi là thơ “Đường luật”, thể thơ này tùy bị gò bó về niêm
luật, song nó cũng có ưu điểm cấu trúc chặt chẽ, cân đối, hài hòa. Với thi tiên Lý
Bạch ông đã sử dụng cả cổ thể và kim thể trong sáng tác làm cho thơ của ông mang
tầm vóc đồ sộ.
 Thể thơ Ngũ cổ :
Đây là thể loại chiếm nhiều nhất trong thơ Lý Bạch sau Tứ tuyệt và Luật
thi. Với ngũ cổ Lý Bạch muốn đem cái trang nhã, mực thước của thể thơ này để đề
cập nhiều vấn đề xã hội và cá nhân có vẻ hướng ngoại. Vd : Bài thơ “Quan san
nguyệt”.
Minh nguyệt xuất Thiên San
Thương mang vân hải gian
….……… vị ưng nhàn.
Về mặt hình thức thì trong ngũ cổ Lý Bạch sử dụng điển cố, những cặp đối
ngẫu, hay biện pháp ẩn dụ rất nhiều.
 Thể Thất cổ :
Đây được xem như thể thơ tự do vì hầu như nó không gò bó về câu chữ và
niêm luật. Thất cổ Lý Bạch chỉ có khoảng 150 bài, so với ngũ cổ thì thất cổ tự do,
phóng túng, trình bày đầy đủ những diễn biến phức tạp của Lý Bạch. Vd như :
“Tương tiến tửu”
Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng
Thiên kim tán tận hoàng phục lai


….………….. ……………..
Bôi mạc đỉnh

Ngoài ra Lý Bạch còn sử dụng thể thơ luật thi, nhạc phú và tuyệt cú. Như
vậy nếu ngôn ngữ là một chất liệu làm nên thế giới nghệ thuật trong thơ ông thì có
lẽ sự phong phú của các thể thơ sẽ là thứ hương liệu - chất xúc tác để tạo nên cái
men say trong những vần thơ của Lý Bạch.
3.2. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong thơ Lý Bạch gợi nhiều hơn tả, ý tại ngôn ngoại. Thơ của Lý
Bạch rất giản dị tự nhiên, không cầu kì chải chuốt, gọt dũa mà ý thơ sâu sắc, có sức
truyền cảm mạnh mẽ và sức quyến rũ một cách lạ lùng. Sở dĩ nói như vậy vì trong
thơ ông sử dụng hệ thống ngôn ngữ rất tự nhiên và chân thực nhưng vẫn chắt lọc,
tinh túy, tràn trề hình ảnh và cảm xúc. Thật không thể thiếu đi cái vẻ đẹp ngôn ngữ
một thứ tinh hoa - chất liệu để xây dựng nên thế giới nghệ thuật trong thơ ông. Vd :
bài “Tí dạ tứ thời ca”
Thanh hà cái lục thủy
Phù dung ba hồng tiên
Lang kiến dục thái ngã
Ngã tâm dục hoài liên.
Từ “thái” lẽ ra dùng với sen thì lại dùng cho người, từ “hoài” lẽ ra dùng cho
người thì lại gắn với sen, ẩn dụ độc đáo. Giữa đám phù dung mơn mởn, cô gái như
bông sen đẹp nhất nên chàng trai muốn hái. Thủ pháp sử dụng từ đa nghĩa (từ
“thái” vừa mang nghĩa “hái” vừa nghĩa là “ chọn” ; từ “hoài” vừa nghĩa là “mang,
chứa” vừa nghĩa là “nhớ”. Ngôn ngữ trong thơ ông sinh động, trong sáng, hoa mỹ
và tự nhiên. Đặc biệt là ngôn ngữ tự nhiên thì đời sau khó mà bì kịp.
Lối sử dụng ngôn ngữu này phù hợp với phong cách lãng mạn. Về phương
diện ngôn ngữ, thơ ông có đặc điểm chất phác, tinh luyện và sáng đẹp, ngôn ngữ
giàu hình ảnh âm thanh nhạc điệu.


3.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
Hình tượng trong thơ Lý Bạch được xây dựng theo lối tưởng tượng, nhân
cách hóa, nhà thơ đã dùng trí tưởng tượng phong phú, dùng bút pháp nhân hóa các

xót tình li biệt, chim núi biết xấu hổ, núi cũng biết nhìn người… Cách khoa trương
của Lý Bạch không làm cho người ta thấy hình ảnh trong thơ trở nên xa xôi, lạ lẫm
mà ngược lại nó trở nên đẹp, có sức biểu đạt tâm tư tình cảm lớn lao làm cho ta
tưởng chừng như không khoa trương không được.
Đứng trên phương diện nghệ thuật với việc học tập thơ ca dân gian thì thành
công rõ rệt nhất của thơ Lý Bạch là sử dụng ngôn ngữ để khắc họa hình ảnh, ngôn
ngữ trong thơ ông sinh động , tự nhiên. Hình ảnh trong thơ hiện lên giản dị nhưng
thoát tục, những quan niệm đó được thể hiện xuyên suốt trong thơ Lý Bạch qua
một số bài thơ : Việt nữ tù, Thái liên khúc…
Một điểm nữa là việc sử dụng khá thành công thể nhạc phú. Thể thơ này ông
đã tiếp thu và có sáng tạo thêm để hình thành phong cách thơ cho riêng mình.
Trong bào “Tý ngo ca” và “Trường can hành” góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của
hình tượng người phụ nữ. Có thể nói nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của
Lý Bạch đã đạt tới mức lý tưởng thẩm mỹ của thời đại
3.4. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
Hình tượng nổi bật nhất trong thơ Lý Bạch là hình tượng người chinh phụ.
Tác giả đã khắc họa tâm lý nhớ mong, buồn chán, chờ đợi, có lúc họ bỗng vui lên
nhưng trong chốc lát khi nhận được tin chồng. Nhưng rồi nỗi buồn nhớ giằng dặc
lại kéo họ trở về đau khổ. Lý Bạch đã sử dụng lối đối chọi giữa cuộc sống nhộn
nhịp với một tâm hồn cô đơn. Trong bài “Giang hạ hành” lại mô tả tâm trạng giận
dữ buồn chán, oán trách của người thương phụ, oán trách trong phạm vi tình cảm
ly biệt, sự hy sinh của hạnh phúc lứa đôi.
Lý Bạch đã giành nhiều bài mô tả phụ nữ. Tuy những người phụ nữ mà ông
miêu tả chưa phải là những lớp người ở tầng lớp nông dân lao động nghèo khổ.
Phần lớn là những người ở tầng lớp trên, nhưng do cảnh chinh chiến, do sự ly biệt
nên tâm lý họ phần nào lại đại diện cho nỗi đau khổ của nhiều người. Phần lớn họ
đã được nhà thơ lý tưởng hóa.


Tác giả đối chiếu, so sánh tâm lí giữa người chinh phu với người chinh phụ,

miêu tả những cảnh an nhàn hạnh phúc chốn lầu hồng của người phụ nữ nhưng tâm
trạng lúc nào cũng khổ đau vì nỗi nhớ, đây là tâm trạng của đa số hình tượng phụ
nữ được Lý Bạch miêu tả. Tuy ông miêu tả sự vật bằng bút pháp lãng mạn nhưng
ông đã sử dụng chất liệu hiện thực từ cuộc sống để sáng tạo nên hình ảnh đẹp miêu
tả nội tâm nhân vật người phụ nữ.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Mỗi nhà thơ với mỗi chủ đề khác nhau, đối với đề tài về người phụ nữ tình
cảm của mỗi nhà thơ thể hiện với những cung bậc khác nhau nhưng cùng hòa vào
dòng tâm trạng cảm thông trước kiếp “hồng nhan bạc phận”. Qua quá trình khảo
sát ta thấy có không ít nhà thơ viết về đề tài này, nhưng viết nhiều, hay và hiểu về
người phụ nữ nhất chỉ có Lý Bạch.
Trong những tác phẩm của mình, Lý Bạch đã tái hiện cảnh đời của những
người phụ nữ khác nhau. Có thể là phụ nữ giàu sang, quyền quí, có thể là bậc
vương phi quyền uy, những người phụ nữ bình thường và những người chinh phụ
được nhắc đến nhiều nhất. Những người phụ nữ đều mang những nỗi niềm riêng,
không biết nói cùng ai. Bằng những vần thơ mang đầy tính nhân đạo, thi nhân đã
lên tiếng bênh vực họ, tố cáo xã hội, thời đại, đả kích bọn nam nhân hay đó chính
là đại diện cho thế lực thống trị nắm quyền hành trong tay. Trong xã hội không có
nhân tính thì cái đẹp không được nhìn nhận với bản chất của nó mà còn bị vùi dập
không thương tiếc. Lý Bạch là người đã nhìn thấy điều đó và làm hết sức mình để
phần nào củng cố địa vị của họ trong xã hội. Ông đã phát hiện và ca ngợi cái đẹp
của tạo hóa ban cho cuộc đời, đó là nét đẹp của người phụ nữ, nét đẹp tinh túy,
thuần khiết về hình thể lẫn phẩm chất, ý chí, tinh thần, qua đó khẳng định giá trị
con người.
Đề tài “hình tượng người phụ nữ trong tho Lý Bạch”, người viết đã làm rõ
một số vấn đề về người phụ nữ trong xã hội nam quyền đầy bất công. Qua quá
trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã tập trung đi vào vấn đề của từng dạng phụ nữ
xuất hiện trong thơ ông và cái nhìn của nhà thơ về họ. Khi nghiên cứu đề tài này
tôi thấy được đời sống tinh thần và vật chất của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến từ đó có cái nhìn thấu đáo hơn về họ khi đem so sánh với thời nay. Tuy ở



nhiều nước hiện nay phụ nữ vẫn chịu những bất công nhưng đa số phụ nữu đã có vị
trí và tiếng nói của mình trong xã hội.
Tuy nhiên kiến thức của tôi còn nhiều hạn chế, chưa thực sự sâu rộng để làm
rõ vấn đề một cách tuyệt đối. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót và sai
lầm, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Diện mạo thơ Đường - GS Lê Đức Niệm - Nhà xuất bản văn hóa thông tin
trường đại học tổng hợp Hà Nội 1995.
2. Thơ Lý Bạch - Ngô Văn Phú sưu tầm biên soạn dịch thơ - Nhà xuất bản lao
động.
3. />4. />
5. Đào Duy Anh biên soạn Hán - Việt từ điển - nhà xuất bản khoa học xã hội 2004
6. Nhiều tác giả - Lịch sử văn học Trung Quốc (tập 1) - nhà xuất bản Giáo Dục 1997
7. Nguyễn Thị Bích Hải - Thi pháp thơ Đường - nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế
- 1995


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA NGỮ VĂN


BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN:
VĂN HỌC TRUNG QUỐC
ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ LÝ BẠCH

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Tịnh Thy

Sinh viên thực hiện
Trương Ngọc Phan
Lớp: Ngữ Văn 3C
Mã sinh viên: 16S6011085
Năm học: 2018 – 2019

Huế, tháng 12 năm 2018




×