Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

bệnh nấm da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.08 MB, 52 trang )

BỆNH NẤM DA

Bs hướng dẫn:
Lê Hồng Hà
Bv Cấp cứu Trưng Vương
Trường Nam Sài Gòn


MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được tác nhân, đặc điểm dịch tễ của một số bệnh nấm
da thường gặp (nấm da thường – hắc lào, lang ben, nấm
kẽ chân - bàn chân, nấm da do Candida)
2. So sánh được triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng một số
bệnh nấm da thường gặp
3. Lựa chọn được các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nấm da
theo các tuyến y tế
4. Diễn giải được phương pháp điều trị bệnh nấm da thường
gặp theo các tuyến y tế
5. Phân tích được các cấp độ dự phòng trong bệnh nấm da


I. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Tình hình: vùng nhiệt đới là vùng thích hợp cho
bệnh nấm da phát triển, là bệnh da đứng thứ hai sau eczema
1.2. Vài nét về vi nấm:
+ Nấm không có diệp lục tố nên không tổng hợp được chất hữu
cơ, phải sống nhờ vào sinh vật khác
+ Nấm mọc thành sợi. Bào tử nấm lây truyền và bảo vệ nòi giống
1.3. Phương thức lây truyền:
+ Nhiễm bào tử có trong thiên nhiên, đất cát, không khí, cây cỏ
+ Người bệnh lây sang người lành


+ Súc vật (chó, mèo) bị bệnh lây cho người



Nấm mọc thành sợi. Bào tử nấm trên da và ngoài môi trường


I. ĐẠI CƯƠNG
1.4. Điều kiện thuận lợi:
+ PH hơi kiềm: 6,9-7,2. Do đó hay bị bệnh nấm ở nếp kẽ da
+ Da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng
+ Nhiệt độ 27-30oC
+ Vệ sinh kém, mặc quần áo chật.
+ Rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu
ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch…
1.5. Miễn dịch trong bệnh nấm da.
+ Có thể địa dễ "bắt nấm" (liên quan yếu tố mồ hôi, tuyến bã, cấu
tạo lớp sừng...)
+ Có miễn dịch nhưng tính kháng nguyên thấp



Rối
loạn
cấu tạo
lớp
sừng
của da

Bệnh Bowen's




II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
1. Tác nhân gây bệnh: Epidermophyton, Trichophyton, Microsporum

Epidermophyton

Trichophyton

Microsporum

Trichophyton


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
2. Lâm sàng:
- Vị trí: các nếp kẽ lớn, nếp bẹn 2
bên, kẽ mông, thắt lưng, nách,
nếp vú, thân mình, các chi, đôi
khi xuất hiện ở cổ gáy, mặt


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
2. Lâm sàng:
- Nếu do Trichophyton: đám da sẫm màu,
ranh giới rõ rệt, hình tròn hoặc hình bầu dục

nhô cao hơn mặt da lành, xung quanh có bờ
viền rõ, trên viền có mụn nước nhỏ.
+ Vùng trung tâm có xu hướng lành.
+ Vị trí tổn thương có thể khu trú ở bất kỳ vị trí nào trên da.
+ Ngứa khi đi nắng, ra nhiều mồ hôi hoặc khí hậu nóng ẩm.
+ Bệnh tiến triển mang tính chất cấp diễn, có nền da viêm đỏ.
- Giống Microporum ít gặp. Tổn thương tương tự như Trichophyton


Một số hình ảnh hắc lào


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
2. Lâm sàng:
- Tiến triển: lành tính nhưng nếu không điều trị dễ trở thành nấm da
mạn tính hay tái phát
- Các thể lâm sàng:
+ Nấm da nhiễm khuẩn: bệnh nhân gãi, làm trợt da dẫn đến nhiễm
khuẩn da, xuất hiện một số mụn mủ trên đám tổn thương


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
2. Lâm sàng:
- Các thể lâm sàng:
+ Nấm da, viêm da, eczema hoá: do chà xát, gãi, hoặc bôi thuốc
(axit, pin đèn, khoán...) gây trợt, rớm dịch, chảy dịch, viêm, nề...
+ Nấm da mạn tính: bề mặt tổn thương thẫm màu, giới hạn không
rõ, chẩn đoán khó, có khi xét nghiệm nấm âm tính


Nấm da, viêm da, eczema hoá

Nấm da mạn tính


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
3. Xét nghiệm:
- Soi tươi: cạo vảy da từ tổn thương để xét nghiệm soi tìm sợi nấm.
Có sợi nấm mẫu sáng xanh, đồng đều hoặc có vách ngăn, hoặc đứt
quãng như chuỗi hạt cườm (xem phần tác nhân gây bệnh)
- Nuôi cấy: lấy bệnh phẩm là vẩy da, đem nuôi cấy trên môi trường
Sabouraud để xác định nấm


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
4. Chẩn đoán:
4.1. Chẩn đoán xác định:
* Tuyến y tế cơ sở:
Dùng thuốc bạt da bong vẩy (dung dịch ASA, BSI 2 - 3%, mỡ
Benzosali....), nếu bệnh đỡ tiếp tục cho điều trị đến khi khỏi bệnh
* Tuyến chuyên khoa:
Dựa vào triệu chứng và lấy bệnh phẩm soi tươi tìm sợi nấm (+),
Nếu soi tươi không tìm thấy sợi nấm cần phân biệt với một số bệnh
da khác và tiến hành cho điều trị


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA

A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
4. Chẩn đoán:
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Chàm: mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ, kèm theo ngứa
nhiều, bệnh tiến triển dai dẳng và hay tái phát


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
4. Chẩn đoán:
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Phong củ (mảng củ): các củ phong xếp thành hình tròn hay hình
vòng cung, ranh giới rõ ràng, ở giữa thương tổn lành, kích thước to
hay nhỏ, vùng da tổn thương bị mất cảm giác. Xét nghiệm nấm (-)


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
4. Chẩn đoán:
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
- Vảy phấn hồng Gibert 1/2 trên, đám mẹ, đám con, đám có giới hạn,
viền, vảy mỏng ở rìa đám
- Vảy nến: cộm đỏ, giới hạn rõ, nhiều vảy trắng

Vảy nến


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
5. Điều trị

5.1. Nguyên tắc: phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh lây lan
Phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục
Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng
- Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, vì gây dị ứng và nhiễm khuẩn
- Khi nấm lây truyền trong tập thể thì phải điều trị hàng loạt
- Bôi thuốc đúng nồng độ thích hợp
- Kết hợp VSPB, giặt quần áo, phơi nắng, lộn trái khi phơi
- Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, khoán, tránh thói quen
mặc quần áo lót chật, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo.


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
5. Điều trị
5.2. Đông y : lá muồng trâu, lá chút
chít, rễ cây bạch hạc (hay kiến cò)

lá chút chít

lá muồng trâu

cây bạch hạc (kiến cò)


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
5. Điều trị
5.3. Tại tuyến y tế cơ sở:
Chủ yếu điều trị tại chỗ bằng các thuốc bôi có tác dụng bạt da bong
vẩy

- Dung dịch ASA
- Dung dịch BSI 3%
- Mỡ Salicylic 5%
- Mỡ Whitfield
hoặc các loại thuốc bôi có tác dụng chống nấm như mỡ Gricin 3%, mỡ
Clotrimazol, kem Nizoral (Ketoconazol)


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
5. Điều trị
5.4. Tại tuyến y tế chuyên khoa:
Tại chỗ:
- Dùng thuốc bôi bạt da bong vẩy như: dung dịch ASA, dung dịch BSI
3%, mỡ Salicylic 5%, mỡ Whitfield, ...
- Thuốc chống nấm bôi: mỡ Gricin 3%, mỡ Clotrimazol, kem Nizoral
Toàn thân: Nếu bệnh dai dẳng, tổn thương rộng, kết hợp dùng kháng
sinh chống nấm toàn thân:
- Gricin 0,125g x 4 viên/24h x 2 - 3 tuần, hoặc
- Nizoral 200mg x 1 - 2 viên/24h x 1 - 2 tuần.
Các kháng nấm đều có gây độc với gan và nhiều tác dụng phụ, vì vậy
cần thận trọng khi ra chỉ định điều trị và không dùng thuốc uống
cho phụ nữ có thai, người già và trẻ em < 2 tuổi


II. MỘT SỐ BỆNH NẤM DA
A. Bệnh nấm da thường (hắc lào)
6. Phòng bệnh
6.1. Phòng bệnh cấp I:
- Giữ vệ sinh da hàng ngày (không dùng chất tẩy rửa mạnh...)

- Không dùng thuốc bôi không đúng chỉ định (nhất là Corticoide )
- Không mặc quần áo ẩm, ướt, quá chật
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ sau buổi lao động
6.2. Phòng bệnh cấp II:
- Nếu tổn thương bội nhiễm tại chỗ bôi dung dịch xanh Methylen, tím
Gentian..., dùng kháng sinh đường uống toàn thân như: Erythromyxin
1g/ngày uống trong 7 ngày…
- Khi thương tổn hết bội nhiễm: bôi mỡ kháng nấm
6.3. Phòng bệnh cấp III:
Trường hợp điều trị dai dẳng thì chuyển tuyến chuyên khoa để điều trị


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×