Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bệnh nấm da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.31 KB, 8 trang )

Bệnh nấm da

Bệnh viêm nấm da lâu ngày có thể xâm nhập vào các cơ quan bên trong và
máu gây nhiều rối loạn cho cơ thể.
Những yếu tố nguy cơ với bệnh nấm da:
- Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp điều trị hữu hiệu các bệnh
viêm nhiễm nhưng đồng thời cũng làm giảm lượng vi khuẩn có ích bên trong cơ thể vì
thế rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho nấm “chiếm đóng”.
- Dùng thuốc corticosteroids: thuốc này dùng để hạn chế bệnh viêm da và các
rối loạn trên da tuy nhiên cũng gây giảm khả năng miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện
cho nấm phát triển.
- Dùng thuốc: Bị bệnh bạch cầu rất dễ nhiễm nấm.
- Tổn thương hệ miễn dịch: Dùng hoá trị liệu trong điều trị ung thư và các triệu
chứng suy giảm hệ miễn dịch có thể làm hệ miễn dịch yếu đi, tăng sự phát triển của
nấm.
- Yếu tố môi trường: Nhiễm nấm rất hay xuất hiện ở những vùng ẩm ướt trên cơ
thể như vùng âm đạo và miệng. Chân bị chảy mồ hôi khi đi giầy cũng làm tăng nguy
cơ bị viêm nấm.
- Do di truyền: Một số người bị di truyền viêm nhiễm nấm do gen nên có nguy
cơ cao nhiễm nấm.
Các biểu hiện của da nhiễm nấm
Da xuất hiện những mụn nhỏ lan rộng, ngứa tạo thành những cụm màu đỏ với
vùng trung tâm là mảng tròn viêm nhiễm.
Da tấy nhẹ và nứt nẻ, trong một số trường hợp da trở nên đau nhức và dễ bị
nhiễm khuẩn.
Điều trị
Hệ miễn dịch suy giảm, bệnh tiểu đường, dùng thuốc kháng sinh và
corticosteriods là những yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm.
Vậy nên việc cải thiện hệ miễn dịch khoẻ mạnh là rất cần thiết giúp đẩy lùi
nhiễm nấm và nhiều bệnh khác trong cơ thể
Nên giữ vùng bị nhiễm nấm khô và sạch, tránh làm trầy xước da, dùng kem


hidrococtizon rất hiệu quả trong việc giảm ngứa.
Tốt nhất nên đi khám bác sĩ để có những lời khuyên hợp lý nhất giúp điều trị
nhanh bệnh.




Bệnh nám da Nguyên nhân và
cách chữa trị
Nám da là một hội chứng phức tạp. Ðó là những đốm nụm đỏ lan tỏa dần
trên má, trên mũi. Dần dần về sau, những mạch máu li ti xuất hiện tạo thành vết màu
đỏ kém thẩm mỹ trên da mặt.
Nguyên nhân gây nám :
Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, thông thường do di truyền, đôi khi còn
do rối loạn nội tiết, kinh nguyệt hoặc cảm xúc... Thuốc để trị nám trên thị trường hiện
nay rất hiếm và không thể là những thuốc dùng trị nám thật sự. Mặt khác, nám da còn
do những nguyên nhân cụ thể khác thường gặp như chế độ dinh dưỡng không hợp lý,
ăn uống thiếu rau quả tươi, phơi nắng nhiều; uống thuốc, bôi các thuốc hoặc mỹ phẩm
gây nhạy cảm ánh sáng; dùng thuốc lột da mặt, trị nám không đúng cách, đi nắng
không đội mũ ...
Cách phòng chống :
Theo các bác sĩ về da liễu, cách chữa trị nám da tốt nhất là phòng ngừa nó.
Khi bị nám việc đầu tiên là đi khám bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên
nhân và chỉ khi nào định đúng nguyên nhân để chữa thì mới có thể trị hết nám. Dù cơ
thể con người có khả năng tự điều chỉnh, tự giải độc chữa trị cho các rối loạn ở da,
nhưng nếu không tránh nắng và ăn nhiều rau quả tươi, mà chạy chữa bằng mỹ phẩm
hoặc thuốc thì những tác dụng phụ lại gây nám thêm.
Biểu hiện ban đầu của nám da là các lớp biểu bì bị nhiễm sắc hoặc bị hư hủy
do bức xạ mặt trời hoặc do dị ứng gây cảm quang... Do đó, khi thấy da bắt đầu bị
nhiễm sắc, cần tránh nắng tuyệt đối một thời gian để da phục hồi. Nếu da mặt bạn

thuộc loại da nhạy cảm, rất dễ bị nám. Vì vậy cần chăm sóc một cách cẩn thận, đi nắng
phải đội nón hoặc bôi kem chống nắng khi tắm biển, đặc biệt nên ăn nhiều rau quả
tươi. Uống các thuốc gây cảm quang (nhạy cảm với nắng) như tetracyclin, doxicilin,
sulfamid... mà phơi nắng, không đội mũ rộng vành rất dễ bị nám da.
Bôi nhiều mỹ phẩm cũng có nguy cơ gây cảm quang... Các hoá chất được
dùng nhiều trong các mỹ phẩm làm trắng da, chống nám... đều chứa lượng chất tẩy
mạnh, có thể lúc mới dùng da được tẩy trắng trông rất đẹp, nhưng dùng một thời gian
lâu, càng ngày da càng bị bào mòn, lớp da non sẽ hiện lên, nếu đi nắng rất dễ bị nám
da; đồng thời trong kem có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể gây teo da, nếu dùng lâu
da mặt sẽ nám vĩnh viễn.
Có khả năng làm giảm được vết nám của bạn bằng phương pháp lột da mặt,
sử dụng bọt carbonique nhưng phương pháp này đòi hỏi phải có một chế độ phòng
ngừa nắng một cách nghiêm ngặt trong vòng 3 tháng và người ta gọi phương pháp này
là 5 ăn 5 thua. Nếu bạn cảm thấy mình có đảm bảo rằng không đi ra nắng trong vòng 2
- 3 tháng thì mới có thể dùng đến biện pháp lột da mặt, bằng không chớ nên áp dụng vì
có thể sẽ làm da bạn bị nám vĩnh viễn.
Những điều cần tránh khi bị nám :
Tuyệt đối không bôi thuốc hoặc mỹ phẩm cho dù thuốc hoặc mỹphẩm đó đã
được kiểm nghiệm qua một số người sử dụng mà không bị dị ứng hay bị tác dụng phụ
nào.
Cẩn thận trong việc ăn uống : có những thức ăn làm sung huyết trên da, do đó
sẽ làm các vết nám trở nên trầm trọng hơn. Cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng.
Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh
nắng.
Ðối với nám do thuốc, mỹ phẩm, do nám nắng lâu ngày thì không mấy hiệu
nghiệm. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn phòng chống thì dần dần những vết nám sẽ nhạt
dần và biến mất. Tuyệt đối không dùng những loại mỹ phẩm, thuốc trị nám bán ngoài
thị trường mà trên bao bì sản phẩm không ghi thành phần. Vô số người bị nám vĩnh
viễn vì đã dùng qua các kem chứa adrenocorticiod như Topsyne, Cortibion,
Celestoderme, Topgene, Betamethasone, Synalar, Valisone, Flucinar... như là mỹ

phẩm thoa mặt. Kết quả là da mặt bị teo, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng, mất sức đề
kháng khiến da bị nám...


Bệnh nấm da và biện pháp đề phòng

Bệnh nấm da là một bệnh thường gặp và do vi nấm dermatophytes gây nên.
Thông thường nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Khi sợi nấm đã già
hoặc hết chất dinh dưỡng thì búi nấm sẽ hình thành bào tử. Trên da người, nấm sẽ phát
triển ở vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, tay,
xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ và ngay cả da vùng đầu. Trong quá trình
sống, sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố kích thích da gây ngứa.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×