Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SỬ DỤNG mô HÌNH CUNG cầu để PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG dầu TRÊN THẾ GIỚI và các CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT, KIỂM SOÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.79 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ

SỬ DỤNG MÔ HÌNH CUNG CẦU ĐỂ PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN GIÁ
XĂNG DẦU TRÊN THẾ GIỚI &
CÁC CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT,KIỂM SOÁT

Trên thị trường, giá cả xăng dầu cân bằng của hàng hoá xăng dầu là trạng
thái khi cung hàng hoá xăng dầu đủ thỏa mãn cầu đối với nó trong một thời kỳ
nhất định. Với cách định nghĩa này, giải thích diễn biến giá của xăng dầu trên thị
trường là việc đi tìm hiểu đặc điểm tính chất cung - cầu của loại hàng hoá này
trên thị trường, ngoài ra có thể xem xét đến một số yếu tố khác (phi kinh tế) có
ảnh hưởng đến giá cân bằng.
Xét về khía cạnh cung: có thể khẳng định thị trường dầu mỏ bị chi phối
bởi một số nước nhỏ sản xuất dầu lửa. Đây là những quốc gia sản xuất dầu chủ
yếu trên thế giới, bao gồm các nước thuộc nhóm OPEC (The Organization of
Petroleum Exporting Contries)-Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới.
Thành lập ngày 14/9/1960 tại Bagdhad (thủ đô Iraq), lúc đầu gồm các nước
Venezuela, Saudi Arabia, Iraq, Iran, và Kuwait. Quata được kết nạp năm 1961;
Indonexia và Lybia (1962); Tiểu vương quốc các nước Arab thống nhất (1967);
Algeria (1969); Nigeria (1971). Ecuado gia nhập năm 1973 nhưng xin rút lui
1


năm 1992. Gabon gia nhập năm 1975 nhưng xin rút lui năm 1994. OPEC chuyển
tổng hành dinh từ Geneva (Thụy Sĩ) đến Vienna (Áo) vào ngày 01/09/1965. Hiện
nay trong khối OPEC có 7 nước thuộc khối Ảrập độc quyền kiểm soát và chi
phối thị trường dầu lửa thế giới, tự do áp đặt giá dầu. Trong số các nước thành
viên có 11 nước Hồi giáo chiếm tới 75% trữ lượng dầu và trữ lượng khí đốt trong
tổng trữ lượng dầu khí của thế giới. Cơ quan năng lượng quốc tế IEAInternational Enegy Agency, công bố danh sách 10 nước XK nhiều dầu thô nhất
và 10 nước NK nhiều nhất vào tháng 9/2002.


2


Ngày nay nguồn cung cấp dầu mỏ không chỉ tập trung ở khu vực Trung
Đông mà còn nhiều nơi như Biển Bắc, ngoài khơi Angola…Các nước ngoài khối
OPEC cung cấp khoảng 40% sản lượng dầu thế giới. Những nước Non-OPEC
(không nằm trong khối OPEC) cũng xuất khẩu dầu mỏ làm ảnh hưởng không
nhỏ đến thị trường dầu thế giới : đứng đầu la Canada, tiếp theo là Anh, Mexico,
Na Uy, Trung Quốc, Mỹ, Nga, Đan Mạch, Congo, Việt Nam, Azerbaijan, Brunei,
Romania, Peru,… Khi xảy ra biến động chính trị ở những quốc gia dầu mỏ cũng
làm cho giá dầu biến động. Chẳng hạn cuộc chiến tại Iraq hoặc những xáo trộn
tại Nigenia, khả năng Iran (nắm giữ 10% trữ lượng dầu thế giới) bị quốc tế áp đặt
lệnh trừng phạt về vấn đề hạt nhân … khiến cho giá giầu từ giữa năm 2005 biến
động mạnh, có ngày vượt qua 70 USD/thùng (trong khi mức giá bình quân
thường được giữ ở mức 25 -28 USD/thùng từ hàng chục năm qua)
Đường cung của thị trường dầu mỏ biểu hiện trên đồ thị là đường có độ
dốc lên từ trái qua phải, biểu thị khi giá tăng lên thì lượng cung cũng tăng lên
theo.

P
S

O

Q

3


Đồ thị 1: Biểu diễn đường cung xăng dầu trên thị trường thế giới


Xét về khía cạnh cầu: Cùng với sự phát triển xã hội, nhu cầu về dầu mỏ
ngày càng ngày tăng, bên cạnh đó cầu quốc tế đối với loại hàng hoá này rất
không co giãn vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phụ thuộc vào dầu và có
quá ít hàng hoá thay thế sẵn có đối với sản phẩm dầu. Biểu diễn đường cầu trên
đồ thị là đường có độ dốc từ trái qua phải nhưng độ dốc tương đối lớn.

4


Theo nhận định vừa được Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
đưa ra thì nhu cầu dầu thế giới năm 2007 sẽ tăng thêm 1,2 triệu thùng/ngày so
với năm 2006, lên mức 85,4 triệu thùng/ngày.

P

D

O

Q

5


Đồ thị 2: Biểu diễn đường cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới

Với đường cầu có độ dốc như vậy, bất cứ khi nào cung thay đổi, mặc dù
thay đổi với một lượng nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cân bằng.
Có thể lấy ví dụ nhỏ để minh họa: Vào năm 1974, OPEC đã đơn phương

quyết định tăng giá dầu thô quốc tế trên 400 %, nhưng lượng cầu chỉ giảm xuống
30%, như vậy hệ số co giãn Ed = -30/400 = - 0,075 tức là hệ số co giãn gần bằng
0.
Kết hợp đồ thị cung - cầu xăng dầu ở trên có đồ thị thị trường của xăng dầu trên
thế

P
S

giới.

D

O

6


Đồ thị 3: Biểu diễn đường cung - cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới
Q

Với khả năng chi phối thị trường, các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu trên
thế giới có thể hành động như một nhóm độc quyền, có nghĩa một vài nhóm “cấu
kết với nhau ” bán một sản phẩm nhất định. Bằng cách thỏa thuận tăng vọt giá
bán, trong khi cầu dầu thô của thế giới không co giãn họ có thể tăng thu nhập của
mình lên rất nhiều lần.
Ví dụ: vào giữa năm 1973 và 1974, giá dầu mỏ đã tăng gấp 3 lần từ 2,9
USD/thùng lên tới 9 USD /thùng và kết quả là tổng thu nhập từ việc xuất khẩu
dầu của OPEC nhảy vọt từ 24,2 tỷ USD lên 100,7 tỷ USD với lượng dầu xuất
khẩu có giảm một ít.

Khi các nước xuất khẩu dầu chủ yếu trên thế giới phát hiện và tin rằng:
Giá dầu tăng lên với 1 lượng rất lớn thị chỉ làm giảm 1 lượng nhỏ trong khi
lượng dầu được bán ở trên thị trường.Với niềm tin như vậy, từ năm 1973, thị
trường dầu mỏ đã biến động mạnh mẽ, giá cả của xăng dầu trên thị trường thế
giới thường xuyên tăng lên đột ngột và ở mức tăng cao.

7


Bên cạnh việc giá cân bằng của dầu mỏ trên thị trường thế giới bị ảnh
hưởng bởi Cung - Cầu, giá cả của hàng hoá này còn bị ảnh hưởng một số yếu
tố khác (phi kinh tế).
Thứ nhất: việc khai thác dầu phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Khi thời
tiết lạnh, mưa bão,…dầu không khai thác được, khi đó lượng cung giảm xuống,
nhưng do cầu là co giãn rất ít so với giá cho nên khi lượng cung giảm xuống, giá
sẽ có sự thay đổi rất lớn. Chẳng hạn mùa mưa bão ở vùng vịnh Mehico của Mỹ,
kéo dài từ tháng 6 tới tháng 11 hàng năm, cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung
nơi đây.
Thứ hai, là yếu tố chính trị, đối với một số nước có sức mạnh về chính trị,
khi nhập khẩu dầu, họ thương lượng với các nước xuất khẩu nhằm làm giảm chi
phí nhập khẩu xuống; tuy nhiên khi có sự bùng phát về chính trị, mâu thuẫn giữa
các nước không thể dung hoà được sẽ khiến cho giá cả dầu mỏ tăng lên rất nhiều.
Ví dụ điển hình là Irắc vào năm 1991 và năm 2000 đã đẩy dầu mỏ lên tới đỉnh
điểm, giá 1 thùng dầu lúc đó lên tới 55-56 USD.
Thời gian qua, giá dầu thô trên thị trường thế giới luôn luôn biến động và
tăng cao, có thời điểm đã vượt ngưỡng 75 USD/thùng. Tính trung bình từ đầu
năm 2006 đến nay, giá dầu thô trên thế giới đã tăng khoảng 20%.

8



Sự tăng giá đó phải kể đến cuộc khủng hoảng xung quanh chương trình
hạt nhân của I-ran, bạo lực gia tăng tại Ni-giê-ri-a, bạn hàng xuất khẩu lớn thứ
năm của Mỹ;
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thế giới, giá dầu tiếp tục biến
động và có thể tăng lên mức 100 USD/thùng nếu Iran, nước xuất khẩu dầu lớn
hàng đầu thế giới, bị tiến công quân sự phải ngừng xuất khẩu dầu nhiều tháng.
Yếu tố thứ ba là, do sản phẩm dầu xuất khẩu của OPEC trong đó 90% là
sản phẩm dầu thô, việc lọc dầu lại được diễn ra tại các nước giàu có như Mỹ,
Singapore, Nhật bản,… Mà nhu cầu của thế giới tăng (sản phẩm lọc dầu); giá cả
của dầu mỏ cũng bị chi phối bởi các quốc gia đó. Do vậy, giá cả của xăng dầu
trên thế giới luôn luôn biến động.
Theo tính toán của OPEC, với chi phí cận biên của việc khai thác dầu
bằng 0 vì việc khai thác dầu chỉ phi bỏ ra chi phí ban đầu trong việc thăm dò, sau
đó lắp đặt hệ thống hút dầu và khai thác dầu. Trong quá trình khai thác hầu như
không phải bỏ chi phí gì thêm, cho nên lượng dầu tối ưu của các nước xuất khẩu
và nhập khẩu là 22,8 USD/thùng.
Với mức giá bán thực tế luôn cao hơn mức giá cân bằng cung - cầu khiến
cho cầu luôn nhỏ hơn cung. Có nghĩa khi các nước xuất khẩu dầu mỏ có khả
năng để cung cấp nhiều hơn nhưng với mức giá cao như vậy khiến cho cầu bị

9


hạn chế. Trong thực tế khi có mâu thuẫn xảy ra trong OPEC, một quốc gia muốn
tăng sản lượng để thu thêm lợi nhuận về, các quốc gia còn lại không thống nhất
sẽ dẫn đến giá cả của dầu mỏ trên thị trường thế giới sẽ giảm xuống. Ngược lại
khi mức giá bán trên thị trường thấp hơn mức giá cân bằng, có nghĩa cầu lớn hơn
lượng cung, khi đó lượng dầu mỏ được sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu
của thế giới, với mức giá thấp, nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, dầu

mỏ bị khai thác quá mức và có nguy cơ bị cạn kiệt. Do đó hạn chế lượng cung là
điều kiện cần thiết.

P
S’

P2
S

P1
D

O

Q2

Q1

Q

Đồ thị 4: Biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố khác (phi kinh tế)

10


Ban đầu, thị trường xăng dầu cân bằng tại mức giá P 1 và Q1 do các yếu tố
phi kinh phí như thời tiết, chiến tranh, chính sách của các nước giầu có, đẩy
đường cung (S) lên (S') điểm cân bằng mới của thị trường (P 2;Q2). Sự tác động
của các yếu tố phi kinh tế làm cho sản lượng giảm từ Q 1 → Q2, một lượng nhỏ
nhưng tăng mạnh từ mức giá P1 → P2.


GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ẢNH HƯỞNG SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ
XĂNG DẦU ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1. Giải pháp giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp dầu của thế giới –
Giải pháp tăng cung
1.1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy lọc dầu
Việc xây dựng các nhà máy lọc dầu hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với
ngành dầu khí nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Khi đó chúng ta sẽ tự
chủ được một phần nào đó về cung nguyên nhiên liệu cũng như nâng cao giá trị
xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ thay vì là chỉ xuất khẩu dầu thô với giá trị
thấp như trước kia, đồng thời giảm được giá trị nhập khẩu xăng dầu, cải thiện
cán cân thanh toán.

11


Nhà máy lọc dầu Dung Quất, một công trình trọng điểm quốc gia đang
từng bước được hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Đến nay, Petrol Việt Nam đã
hoàn thành các công tác chuẩn bị mặt bằng. Các hạng mục hạ tầng cơ sở phục vụ
cho xây dựng nhà máy đã được đưa vào sử dụng.
Dự án khí – điện – đạm Cà Mau đã hoàn thành san lấp mặt bằng cần thiết
cho nhà máy điện và phân đạm. Các cơ sở hạ tầng đã được triển khai, đường ống
dẫn khí đốt từ cụm mỏ PM3 về Cà Mau cũng như nhà máy điện đã hoàn thành
thiết kế và lập tổng dự toán, đang chờ được phê duyệt.
1.2. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào ngành
khai thác và chế biến dầu khí

Những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào ngành khai thác sẽ nâng cao hiệu
quả cũng như chất lượng cho hoạt động khai thác, đồng thời giảm sự lệ thuộc

của ta vào việc thuê các thiết bị của nước ngoài. Phát triển lọc dầu trong nước để
tăng giá trị xuất khẩu sản phẩm.
Trong năm 2004 tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin đã
đóng góp cho Petro Việt Nam một giàn khoan tự nâng trị giá 100 triệu USD tại
nhà máy đóng tàu Dung Quất. Giàn khoan này được đóng theo quy phạm và

12


giám sát phân cấp của đăng kiểm Mỹ ABS, phục vụ cho hoạt động khoan thăm
dò tại vùng mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng.
1.3. Tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên

Để đảm bảo an ninh năng lượng, các nước có nhiều biện pháp khác nhau.
Trong đó đối với Việt Nam biện pháp thực thi nhất là thực hành tiết kiệm năng
lượng.
Hoạt động tiết kiệm có quy mô lớn nhất trong ngành dầu khí là chấm dứt
tình trạng đốt bỏ khí đồng hành tại nơi khai thác dầu thô, thu gom và đưa lượng
lớn khí này vào bờ phục vụ cho phát điện, sản xuất ure và các hóa chất khác,
thậm chí có thể biến thành nhiên liệu lỏng thay cho xăng.
Lượng khí đồng hành ở mỏ Bạch Hổ bị đốt bỏ từ năm 1986 đến 1994 lên
đến 5.5 tỷ m3 và sau năm 1995 lượng khí này mới được sử dụng như một năng
lượng hữu ích. Lượng khí đồng hành ở bể Cửu Long có thể thu gom khoảng 43
tỷ m3. Mỏ Bạch Hổ trong thời gian ổn định có thể cung cấp 1.5 đến 2 tỷ m 3/năm.
Mỏ Rạng Đông ước tính mỗi ngày khai thác được 58.5 triệu m 3 nhưng từ 1998
đến 2001 ngoài việc sử dụng cho các nhu cầu tại mỏ thì phần khí còn lại vẫn bị
đốt bỏ. Trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2010, mỏ Hồng Ngọc dự tính
có thể cung cấp khoảng 800 triệu m 3 và mỏ Emerald có thể cung cấp khoảng 4.5

13



tỷ m3. Ngoài lợi ích kinh tế, việc chấm dứt đốt bỏ khí đồng hành còn mang lại lợi
ích bảo vệ môi trường, chống hiệu ứng nhà kính do lượng khí CO 2 và CH4 cùng
các loại khí độc hại khác phát tán vào khí quyển trong quá trình đối khí gây ra.
Ngoài ra có thể thực hiện tiết kiệm năng lượng thông qua việc xây dựng
ngành kinh tế có hàm lượng cacbon thấp (sử dụng ít nhiên liệu).
2. Giải pháp về những hàng hóa thay thế – giải pháp giảm cầu
2.1. Hàng hóa thay thế trong ngành năng lượng và nhiên liệu

Để có thể giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực của biến động giá xăng dầu
đối với nền kinh tế trong nước thì một trong những biện pháp thực hiện là giảm
bớt nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế đối với loại sản phẩm này. Việc giảm cầu
có thể thực hiện bằng cách tìm các nguồn năng lượng và nhiên liệu khác với
nguồn xăng dầu để vận hành máy móc, thiết bị.
Chẳng hạn như đẩy mạnh việc nghiên cứu để sử dụng được nguồn năng
lượng mặt trời tương đối dồi dào cho các loại phương tiện giao thông, các máy
móc thiết bị cần năng lượng để vận hành. Nguồn năng lượng từ sức gió cũng là
nguồn năng lượng tốt và lại nhiều. Trong khi nguồn dầu mỏ thì có hạn, khai thác
đến một lúc nào đó sẽ làm cạn kiệt thì những nguồn năng lượng như vừa kể trên
là nguồn năng lượng thay thế tốt nhất.

14


Ngoài ra, có thể nghiên cứu để tìm cách tổng hợp nhân tạo những hợp chất
cần thiết mà từ trước đến nay chỉ có thể chiết xuất từ nguồn dầu mỏ. Ngày nay
ngành công nghệ vật liệu mới đang phát triển mạnh và sẽ hứa hẹn nghiên cứu
được nhiều hợp chất có giá trị. Như vậy nước ta cũng cần đẩy mạnh theo hướng
nghiên cứu này.

2.2. Dùng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện
giao thông cá nhân

Một thực trạng của nền kinh tế ngày nay ở nước ta cho thấy nhu cầu sử
dụng các phương tiện giao thông cá nhân hiện nay là rất nhiều, lưu lượng xe máy
tăng vọt trong năm 2003 và 2004. Đây là một điều đáng lo ngại trong vấn đề giải
quyết nhu cầu nhiên liệu cho các phương tiện này. Sự sử dụng như vậy là rất lãng
phí nguồn lực kinh tế. Mỗi người đều tiêu thụ một lượng lớn xăng dầu mỗi ngày
để vận hành phương tiện, mà với số dân đông như chúng ta hiện nay (80 triệu
người) thì chỉ cần 1/2 số người có xe máy đã tạo nên nhu cầu lớn về tiêu thụ
xăng.
Giải pháp cho vấn đề này đang được chính phủ từng bước thực hiện, tuy
chưa hoàn toàn đạt hiệu quả như mong muốn nhưng cũng có những ý nghĩa nhất
định. Đó là khuyến khích người dân tham gia giao thông bằng các phương tiện

15


giao thông công cộng như xe buýt. Trong thời gian tới sẽ tăng cường xây dựng
các tuyến Metro và tàu điện ngầm để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Nếu
thực hiện được điều này sẽ giải quyết được bài toán lớn cho vấn đề nhiên liệu
của đất nước.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có những quy định nghiêm trong vấn đề sử
dụng xe công để thực hiện nhiệm vụ, cần hạn chế sự tiêu dùng lãng phí và hạn
chế những đối tượng sử dụng để giảm áp lực cho chi tiêu của chính phủ trong
việc trả các chi phí nhiên liệu của các hoạt động công tác này. Khuyến khích cán
bộ thực hành tiết kiệm.

Kết Luận:


Khi có sự biến động giá xăng dầu,mỗi quốc gia đều chịu ảnh hưởng ở một
mức độ nhất định tuỳ vào quy mô của quốc gia đó và sự phát triển của quốc
gia.Các quốc gia phát triển hiện nay đã có những kinh nghiệm đối với việc chống
đở tác động của sự biến động giá xăng dầu bằng việc tăng cường dự trữ dầu,thực
hiện tiết kiệm năng lượng và có ưu thế trong việc tìm kiếm các nguồn nguyên
liệu thay thế ,cho nên trong ngắn hạn thì sự biến động đó sẽ không ảnh hưởng
nhiều.Chỉ khi nào sự biến động đó diễn ra trong thời gian dài thì mới có thể tác
động đến các nền kinh tế này.Ngược lại,đối với những quốc gia nhỏ như Việt
16


Nam,nhu cầu và nhiên liệu,năng lượng cho quá trình công nghiệp hoá,hiện đại
hoá đất nước làm cho Việt nam chịu ảnh hưởng khá lớn với mỗi biến động giá
xăng dầu trên thế giới.Vì vậy xem xét và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đối
với nền kinh tế,đối với mỗi nhân tố trong nền kinh tế để từ đó hạn chế những tác
động tiêu cực,phát huy những mặt tích cực là điều rất quan trọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
. Trang web gso.com của Tổng cục thống kê Việt Nam
. Tạp chí nghiên cứu kinh tế
. Thời báo kinh tế Việt Nam
. Website của Bộ Thương Mại Việt Nam
.
. Trang web vneconomy.com.vn
.

17




×