Tải bản đầy đủ (.ppt) (101 trang)

Bài giảng luật đầu tư chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 101 trang )

BÀI GIẢNG

PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ
(LAW ON INVESTMENT)
NCS- Ths. Từ Thanh Thảo
GV ĐH LUẬT TP.HCM


T.T.THẢO-GVLUẬTKINHTẾ


CHUYÊN ĐỀ 3.

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ


I. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Luật ĐT 2005:


Đầu tư trực tiếp (Direct investment): nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư



Đầu tư gián tiếp(Indirect/PortfolioInvestment): người đầu tư vốn và người sử
dụng vốn không là 1 chủ thể

-

Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá…



-

Quỹ đầu tư chứng khoán

-

Thông qua các định chế tài chính trung gian

-

Không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư


Đầu tư trực tiếp nước ngòai: (FDI =
Foreign Direct Investment):

Đầu tư trực tiếp trong nước: (DDI
=DOMESTIC Direct Investment)


FDI là gì?


IMF:FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một DN tại một nước
khác (nước nhận đầu tư -hosting country), không phải tại
nước mà DN đang hoạt động (nước đi đầu tư - source
country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả DN;




OECD:
Cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài
tương tự như IMF.

-

-

OECD có quan niệm rất rộng về nhà đầu tư nước ngoài: cá
nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc
không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài.




Uỷ ban thương mại và phát triển của LHQ
(UNCTAD):“FDI là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự
kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân
(nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ)
đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác
(doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc
chi nhánh doanh nghiệp”.



Hoa Kỳ:
FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần
của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có
được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của

doanh nghiệp nước ngoài

-

-

Hoa Kỳ coi việc sở hữu đa phần chỉ cần chiếm 10%
giá trị của doanh nghiệp nước ngoài.




Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có
nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh
nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.



Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ
định thực hiện quyền kiểm soát công ty



Không phải tất cả các quốc gia đều sử dụng
mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế
có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản
trong DN của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng
họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh
nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng
vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp.





Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987:
“FDI là việc tổ chức, cá nhân NN đưa vào VN
vốn bằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản
nào được chính phủ VN chấp thuận để hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập
xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.



Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi năm 2000:
“FDI là việc nhà đầu tư NN đưa vào VN vốn
bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này”



Luật đầu tư 2005: Không định nghĩa FDI, chỉ
định nghĩa DI (Direct investment): Vì sao?


Tóm lại:

FDI tại một quốc gia là việc:



Nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn
bằng tiền hoặc bất kì TS nào vào quốc gia



Để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc
quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại
quốc gia đó,



Với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.


- Điểm cơ bản của FDI là:
+ FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế
có nhân tố nước ngoài.
+ Có sự dịch chuyển tư bản trong phvi quốc tế
+ Chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp
tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản
lí đối tượng đầu tư.






Lợi ích FDI:
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Nguồn thu ngân sách lớn…


FDI được thực hiện theo hai kênh chủ
yếu:


-



Đầu tư mới (Greenfield InvestmentGI):
Đầu tư mới là việc chủ đầu tư thực
hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài
thông qua việc xây dựng các doanh
nghiệp hoàn toàn mới.
Hoạt động mua lại và sáp nhập
(Merger and Acquisition- M&A)



Lưu ý: vốn ODA (Official Development
Assistance)


Hỗ trợ phát triển chính thức là một hình thức
đầu tư nước ngoài – LĐT ko điều chỉnh: vì sao?




Hỗ trợ (Assistance): vay không lãi suất hoặc lãi
suất thấp với thời gian vay dài (viện trợ)



Phát triển (Development): mục tiêu danh nghĩa
của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế
và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.



Chính thức (Official): cho Nhà nước vay.




Vốn ODA được phân bổ theo dự án, hàng năm
chính phủ họp với nhà tài trợ (hội nghị tư vấn các
nhà tài trợ) để kêu gọi tài trợ, các nhà tài trợ sẽ
xác định lĩnh vực cần viện trợ, xây dựng dự án và
tài trợ theo dự án.



Điều kiện chủ yếu để một nguồn vốn được thừa
nhận là vốn ODA:
Lãi suất thấp (<3%, trung bình từ 1-2%/năm)


-

-

Thời gian cho vay, thời gian ân hạn dài (25-40
năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10
năm)

-

ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại,
thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.


Theo cách thức hoàn trả: ODA có 3
loại:



Viện trợ không hoàn lại



Viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi)



ODA cho vay hỗn hợp: một phần
không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.



Ưu điểm của ODA


Quy mô lớn, không hòan lại, lãi suất thấp và có thời
hạn dài: tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo môi
trường thuận lợi thu hút các nguồn vốn khác như FDI
hay các nguồn vốn tài trợ khác….



Xoá đói giảm nghèo, phát triển KT-XH



Tăng cường BVMT và phát triển bền vững



Cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng
chính sách quản lý kinh tế…



Quan hệ đối tác chặt chẽ giữa phía VN và các nhà tài
trợ


Nhược điểm của ODA



Gánh nặng nợ cho tương lai…



Sự phụ thuộc:
Mở rộng hàng rào thuế quan, sự phụ thuộc về thương mại quốc tế.
Khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ.
Danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước
viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham
gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia…

-



Chính trị nhạy cảm…Ví dụ, trên 50% tổng ODA của Mỹ hàng năm
(trên 5 tỉ USD) được cung cấp cho Isrel và Ai Cập (là các nước đồng
minh chiến lược của Mỹ).


Phân biệt FDI và ODA?


Bản chất: đầu tư/ Viện trợ



Chủ thể: nhà đầu tư / CP + CP…




Mục đích: DA cụ thể / gián tiếp…



Pháp lý: LĐT / Hiệp Định song, đa
phương…


Luật ĐT 2014: 4 hình thức đầu tư


Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế



Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức
kinh tế



Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP



Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC



Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Điều 22
1. Nhà đầu tư được thành lập TCKT theo quy định
của pháp luật.


Trước khi thành lập TCKT, NĐT nước ngoài phải có
dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy CNĐKĐT
theo Đ37 và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:



a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ tại khoản 3 Điều 22;



b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt
Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều
kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.




2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện
dự án đầu tư thông qua TCKT được
thành lập theo khoản 1 Điều 22,
trừ trường hợp đầu tư theo hình
thức góp vốn, mua cổ phần, phần
vốn góp hoặc đầu tư theo hợp

đồng.


3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không
hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau
đây:


a) Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại công ty niêm
yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng
khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định
của pháp luật về chứng khoán;



b) Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài trong các doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở
hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của
pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi DN nhà
nước;



c) Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài không thuộc
điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định
khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.


Thực hiện hoạt động đầu tư của TCKT có vốn đầu tư

nước ngoài: Điều 23
1. TCKT phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục
đầu tư theo quy định đối với NĐT nước ngoài khi đầu
tư thành lập TCKT; đầu tư góp vốn, mua CP, PVG của
TCKT; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc 1 trong các
trường hợp sau đây:


a) Có NĐT nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở
lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước
ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; F1



b) Có TCKT quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ
51% vốn điều lệ trở lên; F2



c) Có NĐT NN và TCKT tại điểm a khoản này nắm giữ từ
51% vốn điều lệ trở lên. Fn?


2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
không thuộc trường hợp quy định tại các
điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện
điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định
đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư
thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình
thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức
hợp đồng BCC.


×