Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cao su đồng phú giai đoạn 2013 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGUYỄN THANH BÌNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2013 - 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành

: 60340102

TP. HCM, tháng 01 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGUYỄN THANH BÌNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU
ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2013 - 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mã số ngành

: 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI

TP. HCM, tháng 01 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Ngọc Đại

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Nguyễn Ngọc Dương

Chủ tịch

2


TS. Lê Văn Trọng

Phản biện 1

3

TS. Trần Anh Dũng

Phản biện 2

4

PGS. TS. Phước Minh Hiệp

5

TS. Lê Kinh Vĩnh

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM
PHỊNG QLKH – ĐTSĐH


CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ..........................................................................Giới tính:.......................
Ngày, tháng, năm sinh: ................................................................Nơi sinh:.......................
Chuyên ngành: .............................................................................MSHV:.........................
I- Tên đề tài:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
II- Nhiệm vụ và nội dung:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
III- Ngày giao nhiệm vụ: ............................................................................................
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ................................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: ...............................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu và thực hiện của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Ngọc Đại. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu sử dụng trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện

Nguyễn Thanh Bình

LỜI CẢM ƠN


ii

Trong thời gian học tập nghiên cứu và viết luận văn Thạc sĩ, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của Q Thầy, Cơ Trường Đại học Cơng nghệ Tp.HCM,
nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đặng Ngọc Đại đã dành nhiều thời
gian hướng dẫn nghiên cứu và tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy, Cô
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã tận tình dạy bảo cho tơi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp làm
việc tại Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú, các đơn vị thành viên Công ty, các
doanh nghiệp cao su trên địa bàn đã sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kiến thức và đóng góp
ý kiến giúp tơi có cái nhìn xác thực, khách quan hơn để thực hiện Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn học viên khóa cao học đã cùng
tôi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
huyết của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được những đóng góp q báu của Q Thầy, Cơ cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Bình

TĨM TẮT LUẬN VĂN


iii

Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Dựa trên những cơ sở lý thuyết, tác
giả phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp để rút ra
những cơ hội cần tận dụng và những nguy cơ, thách thức phải đối diện. Bên cạnh
đó, Luận văn cũng phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Đồng Phú
hiện nay, từ đó rút ra những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc
phục.
Trên cơ sở điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, Luận văn đã xây dựng
được giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh
tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành. Đồng thời, Luận văn cũng đề xuất một
số kiến nghị với các Bộ, Ngành cũng như Tập đồn Cơng nghiệp cao su Việt Nam
để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cao su nói chung và Cơng ty Đồng Phú nói
riêng phát triển bền vững.

ABSTRACT



iv

Dissertation research focuses on the theoretical basis of competition,
competitiveness and competitive advantage of enterprises. Based on the theoretical
basis, the authors analyze and evaluate external factors affecting the businesses
drawn to the need to take advantage of opportunities and the risks and challenges
faced. In addition, the thesis also analyzes the competitive situation of Dong Phu
Company, from which to draw should promote strengths and weaknesses to
overcome.
On the basis of the strengths, weaknesses, opportunities and risks, Thesis
has developed solutions to improve the competitiveness of businesses, creating a
competitive advantage compared to peers. At the same time, the thesis also proposes
a number of recommendations to the ministries and departments as well as Vietnam
Rubber Group to create favorable conditions for the rubber industry and Dong Phu
company sustainable development.

MỤC LỤC


v

Lời cam đoan....................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Tóm tắt luận văn..............................................................................................iii
Mục lục.............................................................................................................v
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................viii
Danh mục các bảng..........................................................................................ix
Danh mục các hình...........................................................................................x
Lời mở đầu.......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................3
1.1. Khái niệm ..................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh........................................................................3
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh.........................................................4
1.1.3. Khái niệm lợi thế cạnh tranh.............................................................8
1.2. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh...............................................9
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh...........10
1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô............................................................10
1.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô............................................................12
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh.........................................14
1.4. Tổng quan về ngành cao su Việt Nam......................................................17
1.4.1. Giới thiệu cây cao su và sản phẩm mủ cao su...................................17
1.4.2. Vị thế ngành cao su thiên nhiên Việt Nam........................................18
1.4.3. Tình hình sản xuất cao su Việt Nam những năm qua........................20
1.4.4. Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam...............................................21
Tóm tắt chương 1.............................................................................................23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2009 - 2012
..........................................................................................................................
24
2.1. Giới thiệu về Cơng ty Đồng Phú...............................................................24
2.2. Phân tích tác động của yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực


vi

cạnh tranh của Công ty Đồng Phú .................................................................28
2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô........................................28
2.2.1.1. Yếu tố kinh tế...............................................................................29
2.2.1.2. Yếu tố văn hóa – xã hội................................................................31

2.2.1.3. Yếu tố chính trị - luật pháp...........................................................32
2.2.1.4. Yếu tố cơng nghệ.........................................................................33
2.2.1.5. Yếu tố tự nhiên.............................................................................34
2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vi mô........................................35
2.2.2.1. Sản phẩm thay thế........................................................................35
2.2.2.2. Nhà cung cấp................................................................................36
2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh........................................................................37
2.2.2.4. Khách hàng..................................................................................38
Kết luận: Cơ hội, nguy cơ................................................................................40
2.3. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Cơng ty Đồng Phú........41
2.3.1. Phân tích tình hình SXKD của Công ty................................................41
2.3.2. Thị phần của Công ty Đồng Phú...........................................................43
2.3.3. Nguồn lực tài chính..............................................................................45
2.3.4. Thương hiệu của Cơng ty Đồng Phú....................................................48
2.3.5. Tổ chức và quản lý...............................................................................50
2.3.6. Quản trị nguồn nhân lực.......................................................................51
2.3.7. Ứng dụng công nghệ.............................................................................53
2.3.8. Khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D)...........................................55
2.3.9. Nguồn nguyên liệu đầu vào..................................................................55
2.3.10. Sản xuất và chế biến...........................................................................58
2.3.11. Hoạt động bán hàng và marketing.......................................................63
2.3.12. Dịch vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng.................................69
2.3.13. Ma trận hình ảnh cạnh tranh...............................................................69
Kết luận: Điểm mạnh, điểm yếu......................................................................73
Tóm tắt Chương 2............................................................................................74


vii

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ GIAI ĐOẠN 2013 2018
..........................................................................................................................
75
3.1. Định hướng phát triển của Ngành cao su và Công ty Đồng Phú...........75
3.1.1. Định hướng phát triển của Ngành cao su Việt Nam..............................75
3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn CN cao su Việt Nam...................75
3.1.3. Định hướng phát triển của Công ty Đồng Phú......................................76
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Đồng Phú..........78
3.2.1. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào..............................................78
3.2.2. Giải pháp về công nghệ........................................................................80
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực................................................................82
3.2.4. Giải pháp về tài chính...........................................................................85
3.2.5. Giải pháp về hoạt động sản xuất kinh doanh........................................86
3.2.6. Giải pháp về phát triển thị trường.........................................................89
3.2.7. Giải pháp về Maketing.........................................................................90
3.3. Kiến nghị....................................................................................................93
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước.................................................................93
3.3.2. Kiến nghị đối với Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam...................95
3.3.3. Kiến nghị đối với Công ty Đồng Phú...................................................96
Tóm tắt Chương 3............................................................................................97
KẾT LUẬN.......................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................99
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Nội dung

AFTA

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ANRPC

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên

APEC

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CN

Công nghiệp

CP

Cổ phần

CTCP

Công ty cổ phần


CV

Độ nhớt ổn định

DORUCO

Viết tắt của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú

DPR

Mã giao dịch chứng khốn của Cơng ty CP cao su Đồng Phú

DRC

Hàm lượng mủ cao su quy khô

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

IRSG

Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế

NSLĐ


Năng suất lao động

RRIV

Viện nghiên cứu cao su Việt Nam

SICOM

Thị trường thương mại Singapore

SVR

Cao su tiêu chuẩn Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

UBND

Uỷ ban nhân dân

VRA

Hiệp hội cao su Việt Nam

VRG

Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam


WTO

Tổ chức thương mại thế giới


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Số liệu thống kê của các nước tính đến năm 2012

19

Bảng 1.2

Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su Việt Nam năm
2006 - 2012

20

Bảng 1.3


Một số thị trường xuất khẩu cao su lớn của Việt Nam năm
2012

22

Bảng 2.1

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE) của Cơng ty

39

Bảng 2.2

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2009 đến 2012

41

Bảng 2.3

Doanh thu VRG và một số công ty cao su trên địa bàn Bình
Phước

44

Bảng 2.4

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2012

46


Bảng 2.5

Một số chỉ tiêu tài chính của Cơng ty

46

Bảng 2.6

Cơ cấu nguồn nhân lực Cơng ty năm 2012

51

Bảng 2.7

Diện tích và năng suất vườn cây

56

Bảng 2.8

Cơ cấu diện tích cao su năm 2012

59

Bảng 2.9

Thị trường xuất khẩu mủ cao su của Công ty năm 2012

65


Bảng 2.10 Sản lượng tiêu thụ mủ cao su của Công ty năm 2009 - 2012
Bảng 2.11

Ma trận hình ảnh cạnh tranh Công ty Đồng Phú so với các
đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.12 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Công ty

66
71
72


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp

8


Hình 1.2

Sơ đồ mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter

14

Hình 1.3

Diện tích trồng cây cao su theo vùng miền đến năm 2012

21

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty CP cao su Đồng Phú

27

Hình 2.2

Biểu đồ thị phần của Cơng ty Đồng Phú so với VRG

43

Hình 2.3

Biểu đồ doanh thu Cơng ty Đồng Phú và đối thủ

44


Hình 2.4

Biểu đồ tăng trưởng vốn chủ sở hữu từ năm 2009 - 2012

45

Hình 2.5

Biểu đồ cơ cấu lao động năm 2012

51

Hình 2.6

Thu hoạch và thu mua mủ cao su

56

Hình 2.7

Cơ cấu sản phẩm cao su năm 2012

58

Hình 2.8

Một số sản phẩm từ mủ cao su

61


Hình 2.9

Sơ đồ quy trình cơng nghệ chế biến mủ cốm và mủ ly tâm

62


xi


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Cao su là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, với vị
thế là quốc gia xuất khẩu cao su lớn thứ tư thế giới, trong bối cảnh hội nhập hiện
nay trước những biến động của thị trường thế giới mặt hàng này không tránh khỏi
những tác động từ nhiều phía. Thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp cao su đó
là: làm sao sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất và có sức cạnh tranh cao so
với các đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho
mình một chiến lược kinh doanh có hiệu quả, đánh giá đúng cung cầu của thị
trường, xác định được các nguồn lực tự có để đầu tư, mở rộng quy mơ sản xuất kinh
doanh đúng hướng, nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của mình so với các
đối thủ cạnh tranh.
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú là một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh trong ngành cao su có quy mơ trung bình, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa
cao, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng, các nguồn lực bên trong chưa được
phát huy có hiệu quả nên sức cạnh tranh của Công ty so với các cơng ty cùng ngành
chưa đủ mạnh. Do đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú giai đoạn 2013 - 2018”

nhằm giúp doanh nghiệp khai thác được lợi thế riêng của mình, từ đó có thể cạnh
tranh với các doanh nghiệp khác trong nước.
2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa các lý thuyết và khả năng cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và
đưa ra các yếu tố hình thành nên lợi thế cạnh tranh trong ngành cao su.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và thực trạng năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Cao su Đồng Phú.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh, các chỉ


2

tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú. Trên cơ
sở những nét khái quát, thực trạng sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng năng
lực cạnh tranh và đưa ra những đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty. Từ đó
đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Đồng Phú.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu
là phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp, so sánh để xử lý số liệu thu thập được
Trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu cấu
thành năng lực cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Cao su Đồng Phú.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP Cao su Đồng Phú
Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Cao su

Đồng Phú


3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là thuộc tính cơ bản và là động lực của nền kinh tế thị trường, do
nhiều cách tiếp cận khác nhau nên các nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau
về cạnh tranh.
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được
lợi nhuận siêu ngạch. Cạnh tranh được xem là sự lấn áp, chèn ép lẫn nhau để tồn tại.
Do vậy cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ
thể kinh doanh với nhau trên cùng một thị trường hàng hố cụ thể nào đó nhằm
chiếm lĩnh khách hàng và thị trường, thơng qua đó tiêu thụ được nhiều hàng hoá và
thu được lợi nhuận cao.
Theo nhà kinh tế học ở Mỹ P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus: Cạnh tranh là
sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc
thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hồn hảo
[NXB Giao thơng Vận tải (2002), Hà Nội]. Các tác giả Mỹ khác là D.Begg,
S.Fischer, R.Dornbusch cũng cho rằng cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác
giả này viết: Một ngành cạnh tranh hồn hảo, là ngành trong đó mọi người đều tin
rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều
người bán và nhiều người mua.
Các tác giả trong cuốn: Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh
tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thuộc dự án VIE/97/016 cho rằng: Cạnh
tranh có thể hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số

nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để
đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể như lợi nhuận, doanh số, thị phần. Cạnh
tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua (D.Begg, S.Fischer,
R.Dornbusch, 1992).


4

Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm giành
lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất ra sản phẩm, trong tiêu thụ hàng
hoá, trong hoạt động dịch vụ để đảm bảo thực hiện lợi ích tốt nhất của mình.
Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại cũng giống như là ganh đua vị trí, sử
dụng những chiến thuật như cạnh tranh về giá, chiến tranh quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm và tăng cường dịch vụ khách hàng hoặc bảo hành. Cạnh tranh xảy ra bởi vì
các đối thủ cảm thấy áp lực hoặc là nhìn thấy cơ hội cải thiện vị trí. Cạnh tranh
trong một số ngành được đặc trưng bởi những cụm từ như “chiến tranh”, “cay
đắng”, “cắt cổ” trong khi ở những ngành khác cạnh tranh lại diễn ra lịch sự hay ơn
hịa. Cường độ cạnh tranh là kết quả của nhiều yếu tố cơ cấu tương tác với nhau
(Michael E Porter, 1980).
Cạnh tranh là một đặc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường, là một cuộc đua
khơng dứt. Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người
khác nhưng xét dưới góc độ tồn xã hội, cạnh tranh ln có tác động tích cực như
sản phẩm tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn,... Cạnh tranh còn giúp thị trường hoạt
động có hiệu quả nhờ việc phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn. Đây cũng chính là
động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có những
biểu hiện tiêu cực như cạnh tranh thiếu sự kiểm sốt, cạnh tranh khơng lành mạnh
dẫn đến sự phát triển sản xuất tràn lan, lộn xộn, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, gây
khủng hoảng thừa, thất nghiệp và làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng.
Như vậy, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ
kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn

thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thơng thường là chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục
đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi
ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi
ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Khái niệm về năng lực cạnh tranh được nêu ra lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu


5

những năm 1980 của Aldington Report: Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là
doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả
thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả
năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp
Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại (2003): Năng lực cạnh tranh là
năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị
doanh nghiệp khác, ngành khác, nước khác đánh bại về năng lực kinh tế.
Theo Fafchamps (1995): Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
doanh nghiệp đó có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp
hơn giá của nó trên thị trường, nghĩa là doanh nghiệp nào sản xuất ra sản phẩm có
chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp
hơn thì có khả năng cạnh tranh cao.
Theo Markasen (1992): Một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu như nó có một
mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí do đơn vị của các nhà
cạnh tranh quốc tế.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong một lĩnh vực được xác
định bằng những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc huy động được để có thể cạnh
tranh thắng lợi.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy
trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng
tốt hơn nhu cầu khách hàng và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Quan niệm này cho thấy doanh nghiệp nào
có khả năng duy trì và sáng tạo liên tục các lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ
ln đi trước các đối thủ và giành phần thắng trong cạnh tranh để đạt được mục
đích là duy trì và mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi
thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và
sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững .


6

Quan niệm này đã phần nào bao quát được mục đích và chiến lược trong q trình
hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy, năng lực cạnh tranh được xem xét ở ba cấp độ khác nhau: năng
lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp;
năng lực cạnh tranh của quốc gia:
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: được phản ánh qua các tiêu
chí: giá cả, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, sự độc đáo, quen dùng và phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng. Một hàng hóa, dịch vụ được coi là có sức cạnh tranh cao
khi chúng có chất lượng vượt trội so với các hàng hóa cùng loại, cùng một mặt bằng
giá hoặc có chất lượng vượt trội độc đáo riêng. Nói cách khác, bí quyết tạo nên chất
lượng riêng của sản phẩm luôn tạo cho sản phẩm, dịch vụ có khách hàng ưa chuộng
riêng và do đó chiếm được sự “độc quyền lành mạnh” ở một nước nhất định. Ngược
lại tiêu chí giá cả của hàng hóa ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu
là do chi phí sản xuất quyết định. Nếu mặt bằng chất lượng như nhau thì chỉ có
doanh nghiệp quản lý tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến, lao động có tay nghề cao, thì
mới có thể làm giảm chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm, từ đó kéo giá giảm làm

cho sản phẩm có sức cạnh tranh. Ngồi ra, hình thức nhãn mác hấp dẫn, hợp thị
hiếu, quy cách sản phẩm thuận tiện cho tiêu dùng cũng làm gia tăng sức cạnh tranh
của sản phẩm. Tuy nhiên, do sự chi phối bởi lợi nhuận thu về từ sản xuất và bán
hàng hóa dịch vụ, cho nên chủ hàng hóa có thể coi chất lượng và chi phí chỉ là
phương tiện để họ đạt tới giá trị thặng dư, nên nếu khơng có sự kiểm tra, giám sát
của người tiêu dùng và sự bảo hộ của Nhà nước cho các quyền sở hữu thành quả lao
động, hoặc tài năng dưới hình thức quyền sở hữu nhãn mác, bằng phát minh sáng
chế,... thì trong thời đại khoa học tiên tiến hiện nay, các chủ thể kinh tế có thể cạnh
tranh khơng chính đáng bằng cách ăn cắp công nghệ, sao chép “nhái” mẫu mã của
người khác, làm cho người kinh doanh chính đáng bị thiệt hoặc khơng khuyến khích
họ đầu tư cho nghiên cứu, phát minh sáng chế. Như vậy, khi nghiên cứu sức cạnh
tranh của hàng hóa, dịch vụ thì ta phải đặt chúng trong mơi trường vĩ mơ.
Theo Michael Porter (1985): chi phí và sự sẵn có của các yếu tố sản xuất


7

chỉ là một trong nhiều nguồn lực tại chỗ quyết định lợi thế cạnh tranh, không phải là
yếu tố quan trọng nếu xét trên phạm vi tương đối so với các yếu tố khác. Ông cho
rằng lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, về dài hạn, tùy thuộc vào khả năng
cải tiến liên tục và nhấn mạnh đến dự tác động của môi trường đối với việc thực
hiện cải tiến đó.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: ở cấp độ cao hơn, được phản ánh
không chỉ bằng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ do nó cung ứng, mà
cịn bằng năng lực tài chính và quản lý, vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường. Nhưng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp
cung cấp phản ánh tập trung và hội tụ các yếu tố khác quyết định năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Để có hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá rẻ thì doanh
nghiệp phải tổ chức sản xuất và tiêu thụ sao cho có hiệu quả, khơng lãng phí ở bất
cứ khâu nào, cơng nghệ phải ln hiện đại nhất, phải có khả năng tự đổi mới mình,

đưa ra được các sản phẩm mới. Muốn vậy doanh nghiệp phải đầu tư cho công nghệ,
cho con người để họ lao động có năng suất và sáng tạo, và điều đặc biệt là phải có
tiềm lực về tài chính để đương đầu với các đối thủ cạnh tranh.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng ta dựa vào nhiều
tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình qn,
phương pháp quản lý, bảo vệ mơi trường, uy tín doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản
doanh nghiệp, tỷ lệ đội ngũ quản lý giỏi, tỷ lệ công nhân lành nghề,... Những yếu tố
đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp có khả
năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh,tạo ra giá
trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hóa trong các yếu tố của chất lượng hoặc
chi phí thấp hoặc cả hai.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố tốc
độ tăng trưởng, sự phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp để xác lập vị thế
so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường trong một khoảng thời
gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở các
nhóm yếu tố chủ yếu được tóm tắt qua Hình 1.1 (trang 8).


8

Uy tín thương
hiệu sản phẩm

Chất lượng, khả
năng cung ứng
yếu tố đầu vào

Năng lực
cạnh tranh của
doanh nghiệp


Nhu cầu của
khách hàng đối
với sản phẩm

Cơng nghệ và
dịch vụ trợ giúp

Hình 1.1: Sơ đồ các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nguồn: Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị Quốc gia, 2006
Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh của
sản phẩm dịch vụ, của doanh nghiệp và của quốc gia thông qua các tiêu chí để có
những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp có đủ sức cạnh
tranh trên thị trường. Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổi mối tư ơng quan
giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do vậy, nói một cách cụ thể hơn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất
và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập
cao và phát triển bền vững.
1.1.3. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so
với các đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà tổ chức có hoặc khai thác tốt
hơn những đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh là sự thể hiện tính kinh tế của các yếu tố đầu vào cũng
như đầu ra của sản phẩm, nó bao gồm chi phí cơ hội, năng suất lao động cao, chất
lượng sản phẩm tốt và hợp thị hiếu tiêu dùng trên thị trường.
Lợi thế cạnh tranh theo thương mại là được biểu hiện qua các nội dung mang


9


tính giải pháp về chiến lược, sách lược của một ngành hàng, một sản phẩm trong
quá trình sản xuất và trao đổi thương mại. Lợi thế cạnh tranh được biểu hiện và đo
lường bằng các chỉ tiêu vừa định tính vừa định lượng như: chất lượng sản phẩm, vệ
sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm, độ an toàn trong sử dụng; quy mô, khối lượng
và sự ổn định của sản phẩm; kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm phù hợp với thị hiếu
và tập quán tiêu dùng trên các thị trường đến mức độ nào; môi trường thương mại
thể hiện mức độ và khả năng giao dịch cũng như uy tín trên thị trường; mơi trường
kinh tế vĩ mơ và cơ chế chính sách thương mại; giá thành và giá cả sản phẩm.
Theo Michael Porter (1998), lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được
thể hiện dưới hai khía cạnh sau:
- Chi phí: tức là theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể
được. Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế hơn
trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Chi phí thấp mang lại cho doanh
nghiệp tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong ngành bất chấp sự hiện diện
của các lực lượng cạnh tranh mạnh mẽ.
- Sự khác biệt hóa: tức là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt xoay
quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường. Những khác
biệt này có thể thể hiện dưới nhiều hình thức như: sự điển hình về thiết kế hay danh
tiếng sản phẩm, cơng nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng, mạng
lưới bán hàng,…
1.2. Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra mọi lúc mọi nơi không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của riêng ai, cạnh tranh là một quy luật khách quan và
quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá dịch
vụ bán ra ngày càng nhiều, lượng người cung cấp ngày càng đơng thì cạnh tranh
ngày càng gay gắt. Nhưng chính nhờ có sự cạnh tranh mà nền kinh tế thị trường vận
động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội - yếu tố đảm bảo
cho sự thành công của mỗi quốc gia trong con đường phát triển. Cơ chế thị trường
mở đường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa thế mạnh của



10

mình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho các nước
khả năng tiếp cận các nguồn đầu tư, các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển nền
kinh tế, đồng thời tạo sự lệ thuộc chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Các nền kinh tế
trở nên cực kỳ nhạy cảm với những biến động của thị trường thế giới, và nếu mỗi
quốc gia không xây dựng được đường lối hội nhập chủ động, khơng tích luỹ đủ khả
năng kháng cự thì sẽ khó tránh khỏi những tác động tiêu cực mà tồn cầu hố mang
lại. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện tất yếu để các doanh
nghiệp tồn tại và phát triển.
Khi nước ta đang bước vào giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, thì mức
độ cạnh tranh càng gay gắt hơn, các doanh nghiệp tham gia vào một sân chơi ngày
càng rộng với các đối thủ lớn mạnh cả về tài chính, kinh nghiệm thủ đoạn cạnh tranh,
tri thức kinh doanh và cả về năng lực công nghệ. Cuộc đua tranh diễn ra trong bối cảnh
tình hình thế giới khơng ổn định, khó dự đốn, được quyết định bởi tốc độ. Chu kỳ sản
xuất và công nghệ ngày càng rút ngắn đến mức chỉ chậm một chút, doanh nghiệp có
thể mất cơ hội Vậy để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì việc không ngừng
nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với
mỗi doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh truyền
thống như tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động rẻ đang giảm sút. Tri thức,
công nghệ và kỹ năng trở thành yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh. Sự
thay đổi này làm đảo lộn mạnh mẽ tư duy phát triển, đặt các doanh nghiệp giải
quyết nhiệm vụ kép: không chỉ phát triển tuần tự, cạnh tranh trong hiện tại mà còn
phải chuẩn bị các điều kiện để chuyển sang nền kinh tế tri thức, chuẩn bị cạnh tranh
trong tương lai khi cịn đang ở trong trình độ thấp, yếu kém về năng lực cạnh tranh.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

1.3.1. Các yếu tố về môi trường vĩ mô
- Yếu tố kinh tế


×