Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội. Liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.2 KB, 17 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam cũng như ở các quốc
gia trên thế giới hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng. Thực tế này đã trở thành
mối quan tâm lo ngại của chúng ta nói riêng và của nhiều quốc gia khác trong khu
vực cũng như trên thế giới nói chung. Hành vi phạm tội của người chưa thành niên
có tác hại to lớn, bởi vì một mặt nó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mặt khác
hành vi đó còn hủy hoại nhân cách của chính các em. Mặt khác, việc đấu tranh
phòng ngừa tội phạm ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào các biện pháp xử lý hành
chính, biện pháp hình sự, biện pháp y học mà chưa chú ý nhiều đến biện pháp tâm
lý. Chính vì nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này nên nhóm chúng em xin chọn
đề tài số 15:
“Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội. Liên hệ thực tế.”
Trong quá trình thực hiện đề tài, do có sự hiểu biết, nhận thức chưa đầy đủ
nên bài làm của chúng em sẽ có một số thiếu sót, khuyết điểm. Chúng em rất mong
nhận được sự góp ý, hướng dẫn từ thầy (cô) để bài làm của chúng em ngày càng
hoàn thiện và đầy đủ hơn.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1. Khái niệm hành vi.
Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách
cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian
nhất định.
2. Khái niệm hành vi phạm tội.
Hành vi phạm tội là một hành động có ý thức của một con người cụ thể xâm


hại đến các quy định chung mà pháp luật nghiêm cấm được thể hiện rõ trong bộ
luật hình sự nước CHXHCNVN.
3. Khái niệm người chưa thành niên.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là dưới 18
tuổi. Như vậy, tất cả những người chưa đủ 18 tuổi đều được gọi là người chưa


thành niên, người từ đủ 18 tuổi trở nên được tham gia vào mọi quan hệ pháp luật và
tự chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi mà mình đã thực hiện. Dựa trên cơ sở
phân tích về tâm lý của người chưa thành niên, có thể thấy người chưa thành niên
là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tinh thần, bị hạn chế về
nhận thức cũng như kinh nghiệm và kỹ năng sống, dễ bị kích động, lôi kéo vào các
hoạt động mang cảm giác mạnh, phiêu lưu, mạo hiểm, manh động dẫn đến vi phạm
pháp luật.
4. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội.
Chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự là tội phạm.
5. Khái niệm đặc điểm tâm lý.
Là nét tâm lý nổi bật của một đối tượng nào đó, giúp ta không những phân
biệt đối tượng này với đối tượng khác mà còn có thể quy họ về một nhóm.
II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.
1. Đặc điểm tâm sinh lý.
Xét về mặt tâm lý, người chưa thành niên phạm tội có những đặc điểm tâm
lý sau đây:
Về trí tuệ: so với trẻ em bình thường, người chưa thành niên phạm tội chậm
phát triển hơn về trí tuệ, tư duy trừu tượng kém, nặng về tư duy cụ thể, không biết
phân tích, đánh giá đúng hiện tượng. Coi thường học tập nhưng thường khéo léo và


Mưu trí trong thực hiện hành vi phạm pháp ( chẳng hạn, có kỹ xảo trong việc trộm
cắp, móc túi, đối phó với người khác để che dấu hành vi).
Về hứng thú: thường thiên về ham muốn vật chất, không có hứng thú học
tập. Thích đua đòi, ăn chơi như người lớn, thích những trò chơi, phim, truyện mang
tính chất bạo lực, gây cảm giác mạnh.
Về tình cảm: thiếu bền vững, dễ dàng thay đổi nhưng lại rất mạnh mẽ, trong
nhiều trường hợp mang tính cực đoan. Tình cảm mang tính xung động cao, dễ bị
kích động, bồng bột, sôi nổi.

Về quan hệ: trong gia đình, có xu hướng muốn thoát ly gia đình, trong khi
vẫn còn bị phụ thuộc vào gia đình. Vì vậy, lứa tuổi này rơi vào tình thế xung đột,
mâu thuẫn.
Về tính cách: có sự đan xen giữa tính cách trẻ con và người lớn. Luôn muốn
tự khẳng định sức mạnh của mình, muốn hoạt động thử sức để chứng minh mình là
người lớn. Có xu hướng bắt chước cái xấu của người lớn, dễ bị người lớn lôi kéo.
Về ý chí trong tính cách: thích lao vào nguy hiểm để chứng tỏ bản lĩnh. của
mình, tỏ ra dũng cảm và liều lĩnh, không biết phân biệt giữa bảo thủ và kiên trì,
giữa dũng cảm và liều lĩnh. Hành động khá táo bạo, liều lĩnh và thiếu suy nghĩ.
Nhiều lúc tỏ ra thô lỗ, cục cằn do thái độ thiếu tôn trọng người khác,
Như vậy, ở người chưa thành niên phạm tội có biểu hiện tâm lý lệch lạc,
khác với những trẻ bình thường. Khi gặp sự thúc đẩy của tình huống hoặc bị kích
động, do những lệch lạc nói trên trong tâm lý dễ dàng khiến trẻ thực hiện hành vi
phạm tội.
2. Đặc điểm về nhu cầu độc lập của trẻ chưa thành niên phạm tội.
Những phát triển mạnh mẽ về thể chất và sự hoàn thiện cơ bản của các chức
năng sinh lý làm cho người chưa thành niên có những ấn tượng rất sâu sắc là mình đã
trưởng thành, không còn trẻ con nữa và có các biểu hiện nhu cầu độc lập, mong muốn
tự hành động, tự đưa ra quyết định theo ý kiến riêng của mình mà không muốn bị ảnh
hưởng bởi người khác. Nhu cầu độc lập cũng là một xu hướng phát triển tất yếu và rất


cần thiết của người chưa thành niên. Đây là cơ sở quan trọng để giúp các em trưởng
thành. Thực tế cho thấy, không phải tất cả các em khi hình thành và phát triển nhu cầu
độc lập đều có nguy cơ phạm tội; nhu cầu độc lập của các em chỉ trở thành nguyên
nhân dẫn đến hành vi phạm tội của nhu cầu độc lập trong một số trường hợp cụ thể:
Đó là, khi các em mong muốn tự hành động, tự quyết định để phù hợp với nhận thức,
thái độ của mình. Điều này đã làm giảm sự phụ thuộc vào các quyết định của cha mẹ,
nhu cầu độc lập sẽ là tiêu cực khi nó phát triển theo hướng thái quá và biểu hiện ra bên
ngoài dưới các dạng hành vi ngang bướng, ngỗ ngược, cố chấp, bảo thủ, dễ tự ái, thích

gây gổ, thích khoe khoang, phô trương, hành động mang tính bột phát, tức thời, phiêu
lưu mạo hiểm. Có những quyết định “táo bạo” hơn nhiều để chứng tỏ mình là một
người lớn thực thụ như: thích làm những việc mình thích, lười học, thích đi chơi, hút
thuốc lá, uống rượu bia,…
3. Đặc điểm về thái độ với học tập.
Nhiều công trình nghiên cứu về người chưa thành niên phạm tội cho thấy,
một trong những đặc điểm nổi bật là trình độ học vấn của các em rất thấp. Phân tích
kết quả học tập của các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã khẳng định, sức
học của các em rất kém. Động cơ học tập của các em bị suy giảm nghiêm trọng.
Các em bộc lộ rõ thái độ tiêu cực đối với học tập. Động cơ học tập của đối tượng
này về cơ bản đã thay đổi về chất đó là từ tính chất tự giác nhận thức chuyển sang
tính chất bị bắt buộc từ phía gia đình và nhà trường.
4. Đặc điểm về nhận thức về pháp luật.
Thực tế cho thấy, những người chưa thành niên còn rất non nớt về kiến thức
xã hội và ý thức pháp luật. Nhận thức và quan niệm về pháp luật chưa hình thành
đầy đủ hoặc lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ. Vì thế, nhiều em thường thờ
ơ, lãnh đạm với các quy định của pháp luật.


Theo kết quả điều tra, nhậ thức pháp luật của người chưa thành niên phạm
tội biểu hiện ở mức độ thấp. Mức độ này được thể hiện như sau: phần lớn các em
được hỏi cho rằng pháp luật chỉ là những quy định có tính cấm đoán (78%) và chỉ
là những quy định mang tính hình thức (66%). Thậm chí có 54% số em được hỏi
khẳng định rằng, sống và làm việc theo pháp luật có nghĩa là đã bị hạn chế tự do,
hạn chế những sở thích cá nhân. Chính vì lẽ đó, mà có đến 77% số em nhận thấy
rằng mình chấp hành pháp luật trước hết là do sợ hãi, sự lên án của xã hội và sự
trừng trị của pháp luật chứ không phải chấp hành một cách tự giác.
Như vậy, nhận thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển
nhân cách của trẻ ở lứa tuổi chưa thành niên. Song, khi các em có được ý thức pháp
luật đúng đắn thì nguy cơ dẫn đến hành vi phạm tội là rất cao. Do vậy, khi giáo dục

các em ở gia đình, nhà trường và xã hội cần phải quan tâm đến việc giáo dục ý thức
pháp luật cho các em để nhằm hình thành ý thức pháp luật trong các em một cách
đúng đắn.
5. Đặc điểm về nhu cầu khám phá cái mới.
Tìm hiểu, khám phá cái mới làmột nhu cầu cơ bản, là một trong những nhu
cầu của trẻ ở lứa tuổi chưa thành niên. Đây là lứa tuổi các em muốn được khám phá
mọi thứ trong cuộc sống xung quanh mình.
Tuy vậy, sự tò mò và khám phá cái mới cũng có thể trở thành một trong
những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em, nếu các em thiếu sự
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của gia đình, xã hội, không tự chủ được bản thân và
không phân biệt được phải trái, đúng sai. Các em thường có nhu cầu muốn thử
nghiệm những cái mới, lạ nên rất dễ bị lôi kéo vào những hoạt động tiêu cực, từ đó
hình thành nên những thói quen xấu, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống
cũng như sự phát triển nhân cách của các em như hút thuốc, nghiện game, nghiện
Rượu, nghiện ma túy,… Ngày nay những đối tượng nghiện ma túy là người chưa


thành niên đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh do các em thường bị rủ rê, lôi
Kéo cùng với tính tò mò nên dễ dùng thử, dẫn đến nghiện, từ đó thực hiện những
hành vi phạm tội để có tiền thỏa mãn nhu cầu của mình.
6. Đặc điểm về quan hệ xã hội.
Gia đình chính là nhóm xã hội đầu tiên và quan trọng nhất góp phần hình
thành nên nhân cách của người chưa thành niên. Từ khi sinh ra, đứa trẻ chịu ảnh
hưởng lớn nhất từ lối sống và phương pháp giáo dục của gia đình. Theo nghiên cứu
thì đa số người thành niên phạm tội đều có môi trường gia đình không thuận lợi.
So với gia đình thì một nhóm môi trường có vai trò không nhỏ đến người
chưa thành niên đó là bạn bè. Bạn bè là những người cùng lứa tuổi, là nơi các em
có thể chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm, những tâm tư thầm kín một cách thoải
mái. Hơn thế nữa, khi ở cạnh bạn bè, các em cảm thấy mình được tôn trọng và bình
đẳng hơn khi ở cùng người lớn, do đó đối với lứa tuổi chưa thành niên, họ thường

có xu hướng coi trọng bạn bè hơn so với gia đình. Phần lớn các em thường cho
rằng những người bạn đồng trang lứa sẽ dễ dàng thấu hiểu những suy nghĩ và dễ
đồng cảm với mình hơn là người lớn. Theo điều tra cho thấy, các em thực hiện các
hành vi phạm tội đa phần do bị rủ rê, lôi kéo hay do muốn thể hiện, khẳng định giá
trị bản thân với bạn bè.
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ.
1.Thực trạng tình hình người chưa thành niên phạm tội trong 10 năm trở lại
đây ở nước ta.
1.1. Những con số “ biết nói và biết khóc” về các vụ vi phạm pháp luật ở người
chưa thành niên trong 10 năm trở lại đây.
Những năm gần đây, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở nước ta
Có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, tính chất với xu hướng chung là năm sau có


số vụ và có số người phạm tội cao hơn năm trước gây nên sự quan tâm lo lắng đặc
biệt trong xã hội. Theo báo cáo được đưa ra tại hội nghị góp ý cho “ dự án hỗ trợ
người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong giai đoạn 2013-2016” do sở Lao
động thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Giai đoạn 20072012, các lực lượng công an đã điều tra hơn 49000 vụ phạm pháp hình sự với gần
76000 đối tượng người chưa thành niên phạm pháp. Riêng năm 2012 số vụ vi phạm
pháp luật ở lứa tuổi này trong cả nước lên đến 8820 vụ ( tăng 231 vụ so với năm
2011) so 13300 trẻ em và người chưa thành niên gây ra.1
Từ thực trạng nêu trên chúng ta có thể thấy, trong những năm gần đây, số vụ
và số người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội ngày càng gia tăng.
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho pháp luật đặc biệt là tội phạm hình sự do
người chưa thành niên thực hiện ngày càng nghiêm trọng. Những con số “ biết nói
và biết khóc” nêu trên đã gióng lên một hồi chuông báo động khẩn cấp với toàn xã
hội.
1.2. Về giới tính và độ tuổi của người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Trong số người ở độ tuổi chưa thành niên vi phạm pháp luật, đáng chú ý là tỷ
lệ nam giới chiếm gần 96,4% trong khi nữ giới chỉ chiếm hơn 3,6%. Theo dõi

những vụ cướp giật, trộm cắp gần đây do người chưa thành niên gây ra người
nghiên cứu thấy quan ngại về tình trạng ngày càng trẻ hóa của tội phạm. Theo
thống kê của cục cảnh sát điều tra về trật tự xã hội thì tội phạm do người chưa
thành niên (chưa đủ 16 đến dưới 18 tuổi) gây ra có xu hướng tăng mạnh. Đối tượng
ở tuổi này đang chiếm tỷ lệ cao nhất 61,1% tập trung nhiều nhất ở bậc trung học cơ
sở chiếm 41,8%.
1.3. Về cơ cấu các loại tội phạm ở người chưa thành niên.
1 Theo báo cáo tại hội nghị góp ý cho “ dự án hỗ trợ người chưa thành niên vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016”
do sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh và UNICEF tổi chức này 16/04/2013.


Tội phạm chưa thành niên hiện nay thể hiện rất phức tạp, có mặt ở nhiều loại
tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và có tới hơn 65% vụ phạm
pháp của người chưa thành niên trong những năm qua có sử dụng vũ khí hoặc hung
khí. Đặc biệt nhiều người chưa thành niên thực hiện tội phạm với những phương
thức, thủ đoạn hết sức tinh vi nhiều vụ dã man và mất hết tính người như giết
người. Theo thống kê mới nhất của viện kiểm sát nhân dân tối cao thì hành vi vi
phạm pháp luật của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội
phạm xâm phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm và sức khỏe
con người. Trong các vụ án được đưa ra xét xử có vụ án thể hiện tội phạm manh
động liều lĩnh, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như: Vụ án Lê Văn Luyện, sinh
năm 1993 ở Bắc Giang phạm tội cướp tiệm vàng và giết người khi chưa đủ 18 tuổi.
Hoặc vụ Đào Thị Thu Hương ( My Sói) sinh năm 1996 ở Hà Nội cùng đồng bọn
phạm tội hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản cũng gây nhiều hoang mang cho nhân
dân.
2. Phân tích vụ án cụ thể về đặc điểm người chưa thành niên phạm tội.
2.1.Tóm tắt vụ án.
Vào khoảng 19h, ngày 22/5/2016, sau khi ăn cơm xong, Thư cùng em trai
cùng cha khác mẹ là Nguyễn Văn Hoàng (SN 2006) đi chơi tại khu vực chân đập
bến tắm (thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Tại khu bờ đập, Thư đi trước,

Hoàng đi sau. Hoàng cầm cát ném vào người Thư vì bực tức nên cô gái đã quay lại
dùng tay tát vào má Hoàng.
Hai chị em lời qua tiếng lại và Hoàng cầm cát tiếp tục ném vào người chị rồi
bỏ chạy. Thấy em trai đùa quá trớn, Thư chạy đuổi theo, túm áo Hoàng, dẫn đến hai
bên giằng co. Trong lúc tức giận, Thư đã dùng đá đánh nhiều nhát vào người em
trai rồi đẩy em xuống nước, sau đó đi về nhà như không có chuyện gì.
Đến chiều ngày 23/5, cả gia đình tá hỏa phát hiện thấy xác của Hoàng tại đập


bến tắm. Sau khi kể lại câu chuyện với thím ruột, Thư đã được thím khuyên nhủ và
đi đầu thú tại cơ quan công an. Thời điểm Thư phạm tội, cô mới được 15 tuổi 5
tháng 29 ngày.
2.2. Phân tích đặc điểm tâm lý.
Đặc điểm tâm sinh lý: Thư mới 15 tuổi, là độ tuổi đang phát triển cả về sinh
lý lẫn tâm lý, ý thức. Do đó cũng không thể tránh khỏi sự mất cân bằng trong cảm
xúc của mình, dễ bị kích động, nổi nóng,… Sự tức giận dẫn đến hành vi cầm đá
đánh em chỉ là sự kích động nhất thời do bị em cầm cát ném vào người . Sự lặp đi
lặp lại hành động ấy của em trai như “trêu ngươi” đã vô tình gây cho Thư sự ức
chế, tức giận và cảm xúc này bộc phát khiến Thư không làm chủ được bản thân.
Hành vi cầm đá đánh em lúc đó chỉ để hả giận mà không kịp suy nghĩ vì sau này
khi kể về câu chuyện của mình, Thư vừa hối hận, bật khóc nức nở nói: “Không
hiểu lúc ấy, ma xui quỷ khiến thế nào mà em lại như vậy. Thật sự, em không mong
xảy ra chuyện này.” .
Nhu cầu độc lập: Cũng như bao đứa trẻ đang trong tuổi ăn tuổi lớn, có sự
phát triển về thể chất, Thư nhận thức rằng “mình đã lớn”, do đó Thư đã tự theo ý
mình thực hiện hành vi “ trả thù” em. Những đứa trẻ đang trưởng thành thường có
xu hướng muốn khẳng định sức mạnh, khẳng định bản thân. Thư cũng không ngoại
lệ, hành động đánh em lúc ấy chỉ là muốn thể hiện mình mạnh hơn, dùng vũ lực để
răn đe em. Tính độc lập ấy còn thể hiện rõ hơn ở việc Thư đẩy em xuống nước, sau
đó đi về nhà như không có chuyện gì. Một cô bé 15 tuổi, sau khi hành hung em trai

mình lại có thái độ bình tĩnh “như không có chuyện gì”, không nói với bố mẹ việc
mình đã làm gây cho ta cảm giác thật đáng sợ. Cô bé ấy một mình hành động, một
mình chịu sự dằn vặt sau khi “trót” hành hung em, và khi mọi việc bị phát hiện,
Thư mới kể với người thím ruột của mình.


Đặc điểm về mối quan hệ xã hội, thái độ đối với học tập: Tiếp cận hồ sợ vụ
án chúng ta nhận thấy các “ vết thương” trong cuộc sống cũng như cuộc đời của bị
cáo Thư, ngay khi mới sinh ra được 13 tháng tuổi thì bố mẹ Thư đã chia tay, mẹ
Thư bỏ hai cha con. Bố Thư lấy vợ hai và sinh thêm em, nhưng hầu như Thư chỉ
sống cùng ông bà nội, mẹ kế và các em bởi bố Thư thường đi làm ăn xa, ít khi về
nhà. Tuổi thơ bất hạnh ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tư duy phát triển của Thư, ảnh
hưởng đến cách tiếp nhận cuộc sống của cô bé. Điều đặc biệt nhất là “1 tuổi thơ
không lành lặn”, thiếu thốn tình yêu thương, dạy dỗ của mẹ, sự che chở, đùm bọc
của cha cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy, cuộc sống của Thư. Việc dạy dỗ tại
trường của thầy cô, kèm với sự kết hợp đến từ phía gia đình, cụ thể là cha mẹ sẽ có
tác động mạnh hơn đến tâm lý của trẻ nói chung, của trẻ vị thành niên nói riêng.
Thư cũng là một trong số đó, bị cáo ngoài việc học tập ở trường cũng rất cần sự
giáo dục và dạy dỗ của cha mẹ, nhưng điều thiệt thòi của Thư là không nhận được
điều đó một cách hoàn chỉnh. Trong sự phát triển về tâm lý của Thư, ít nhiều luôn
có sự tổn thương nhất định. Xét về đặc điểm này, Thư được nuôi dưỡng và dỵ dỗ
trong một hoàn cảnh và môi trường “ thiếu thốn” hơn bạn cùng trăng lứa. Vấn đề
này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi phạm tội của Thư, bởi việc thiếu thốn tình
cảm của mẹ, nên có khi Thư ghen tỵ với em, hoặc không có thiện cảm tốt với mẹ
kế và em trai... nên trong cơn tức giận, “nỗi đau” trỗi dậy khiến Thư đánh em, xô
em xuống nước không chút lo sợ khiến em trai tử vong. Dưới góc độ nghiên cứu,
đặc điểm về học tập liên quan mật thiết đến hành vi cũng như tâm lý gây án của
người phạm tội.
Đặc điểm về nhận thức xã hội, pháp luật: Đối với vụ án của Thư, bị cáo là
trẻ vị thành niên nên vấn đề nhận thức về xã hội cũng như pháp luật là vô cùng hạn

chế. Kể cả khi gây án xong, Thư vẫn chưa nhận thức được một cách cụ thể hành vi
của mình có thể sẽ phải đánh đổi bằng cả thanh xuân, tự mình tước đoạt đi một
tương lại tươi sáng phía trước.


Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, kéo theo đó là vô số hệ lụy nghiêm
trọng, tác động trực tiếp và gây tổn thương đến quá trình tiếp nhận và phát triển của
trẻ em nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng. Không khó để tìm thấy các vụ án
thương tâm xảy ra trong một gia đình nhue việc anh giết em, cháu giết bà, con giết
mẹ,… hiện nay trong cuộc sống của chúng ta. Đạo đức xã hội ngày càng đi xuống,
và ít nhiều sẽ có lúc trẻ em chứng kiến toàn bộ các hành vi bạo lực trước mắt chúng
và chính điều đó sẽ ảnh hưởng đến tư duy cũng như tâm lý của chúng. Bên cạnh đó
còn có việc các trò chơi bạo lực ngày càng xuất hiện nhiều, thu hút một lượng lớn
trẻ em… chúng ta không phủ nhận sự phát triển là tất yếu, nhưng việc phát triển mà
ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ là một vấn đề lớn. Trong vụ án của Thư chúng
ta cũng nhận thấy rõ sự thiếu thốn về tình cảm gia đình, theo đó là sự buông lỏng
giáo dục nên phần nào ảnh hưởng đến nhận thức về cuộc sống của Thư.
Bên cạnh đó là sự nhận thức và hiểu biết về pháp luật của trẻ em cũng như
của Thư là rất hạn chế. Đối với chúng ta, khi đọc qua hồ sơ vụ án sẽ tự hỏi tại sao
Thư có thể làm vậy với em trai. Nhưng thực chất Thư không nhận ra được hành vi
của mình là vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, thậm chí không biết
được nỗi đau của ông bà, của cha mẹ khi phải chứng kiến sự việc đó xảy ra. Thông
qua sự việc của Thư chúng ta có thể nhận thấy hai vấn đề cần bàn luận.
Thứ nhất, vấn đề nhận thức về pháp luật của trẻ vị thành niên ở Việt Nam
đang đáng báo động. Lứa tuổi này là lứa tuổi trẻ em đang hình thành tư duy phát
triển, nói cách khác là hoàn thiện để từng bước trưởng thành hơn. Nên việc cho trẻ
em vị thành niên tiếp cận pháp luật sẽ phần nào gia tăng sự hiểu biết về pháp luật
của chúng, cũng như định hướng cho chúng biết làm chủ hành vi của mình, hiểu
được hậu quả sau mỗi hành vi mà chúng thực hiện.
Thứ hai, nhà trường và gia đình cần có sự phối kết hợp với nhau trong việc

giáo dục và định hướng phát triển của trẻ. Tư vấn cho trẻ vị thành niện các phương
pháp giải quyết tranh cải, bực tức,... cũng như sẳn sàng giải đáp mọi thức mắc của


chúng về cuộc sống nói chung và về pháp luật nói riêng. Giảm thiểu việc trẻ hóa độ
tuổi phạm tội là trách nhiệm không chỉ riêng gia đình nào mà đó là nhiệm vụ cấp
bách của toàn xã hội, nhằm định hướng hướng phát triển đúng đắn cho “ những chủ
nhân” của tương lai, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra
cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, bắt nguồn từ nguyên nhân phạm tội, để tìm phương hướng giải
quyết cho vấn đề này một cách có hiệu quả và đồng bộ cần phải xây dựng hệ thống
giáo dục pháp luật tốt, trong đó giáo dục của các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể
và gia đình đóng vai trò cốt lõi. Lứa tuổi chưa thành niên cần có sự quan tâm cả về
mặt vật chất và tinh thần, có sự giáo dục đầy đủ, qua đó hạn chế tội phạm do người
chưa thành niên phạm tội thực hiện. Ở tuyến cơ sở xã, phường, thôn, bản cần có đội
ngũ cán bộ làm công tác đoàn, công tác xã hội tìm hiểu và quan tâm tới những gia
đình và thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt, các gia đình có xung đột, mâu thuẫn đã
diễn ra lâu ngày nhưng chưa thể giải quyết được. Các tổ chức đoàn thể và xã hội
này cần phải tiếp cận, tìm cách hạn chế, ngăn chặn xu hướng thiếu tích cực xảy ra.
Đồng thời giáo dục trẻ em hướng các em thành người có ích cho xã hội. Điều này
rất cần có sự chung tay phối hợp chặt chẽ giữa ba mắt xích quan trọng gồm: Gia
đình, nhà trường và xã hội.
Thứ hai, có chính sách giáo dục thanh thiếu niên thông qua nhiều kênh thông
tin đại chúng; xét xử công khai đối với những vụ án lớn có tính chất nổi cộm, qua
đó tăng cường tính chất giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Việt
Nam đã tham gia vào Công ước quốc tế bảo vệ quyền trẻ em, do đó giải pháp để
ngăn ngừa, phòng chống tội phạm đối với trẻ vị thành niên không phải bằng cách
tăng hình phạt, mà chính là sự quản lý, giáo dục và các chính sách dành cho trẻ em.



Đồng thời khi xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội cần có sự tham
gia của Hội thẩm là cán bộ đoàn, cán bộ hội hoặc là giáo viên lâu năm có sự hiểu
biết về pháp luật, hiểu biết về tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên, để có phán
quyết một cách công minh, bình đẳng.
Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các em ở nhà trường,
ở địa phương và tại các tổ chức sinh hoạt đoàn thể nơi các em tham gia. Các em
nắm được pháp luật, nhận thức được tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả pháp lý của hành vi phạm tội sẽ hạn chế được việc thực hiện tội phạm, đảm bảo
tính chất phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.
Thứ tư, Nhà nước có chính sách tạo việc làm cho người lao động, ổn định
kinh tế – chính trị – xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, nâng cao chất lượng
gia đình bởi lẽ gia đình chính là tế bào của xã hội. Giáo dục trong gia đình chính là
giáo dục đầu tiên, quan trọng nhất đối với mỗi con người. Đồng thời, ở mỗi địa
phương cần đẩy lùi những tụ điểm xấu của xã hội, có môi trường cho trẻ được tham
gia vui chơi, học tập sinh hoạt tập thể lành mạnh…
Thứ năm, Nhà nước cần có chính sách quản lý hệ thống thông tin mạng
internet tốt vì trẻ em hiện nay là đối tượng thường tiếp xúc sớm, nhanh với các
thông tin văn hóa phẩm độc hại.
Thứ sáu, nên chăng cần phải nghiên cứu đề xuất thành lập Tòa án riêng đối
với người chưa thành niên phạm tội như ý kiến đề xuất của một số nhà khoa học
pháp lý hiện nay.


KẾT LUẬN
Như vậy qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về đặc điểm của người chưa thành
niên phạm tội, ta thấy cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền về đạo đức
hay ý thức pháp luật đối với trẻ chưa thành niên. Nâng cao vai trò giáo dục văn hóa
tư tưởng tại trường học hơn nữa. Vì trẻ em chưa thành niên phạm tội chưa có sự

phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, thêm vào đó là có những tư tưởng sai lệch, lại
thiếu hiểu biết, nhận thức về pháp luật nên mới dẫn đến những hậu quả đáng tiếc
như vậy nên sự quan tâm của gia đình dành cho lứa tuổi này cũng là hết sức cần
thiết. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước nên việc đẩy lùi thực trạng
trẻ vị thành niên phạm tội không chỉ là trách nhiệm của cơ quan, cá nhân mà là
trách nhiệm của toàn xã hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Đặng Thanh Nga, “ Một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên
phạm tội”, tạp chí Luật học số 1/2008, tr 39-44.
2. giáo trình “ Tâm lý học tư pháp”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB công an
nhân nhân.
3. Bộ Luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015).
4. Báo An ninh nhân dân “ Gia tăng tội phạm trẻ em, trách nhiệm thuộc về ai?”
5. Báo pháp luật Việt Nam “ Cần tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm vị thành
niên” ngày 25/12/2011.
6. Báo pháp luật Việt Nam “ Cần hoàn thiện chính sách pháp luật về tội phạm
chưa thành niên” ngày 04/09/2013.
7. />Ở_NGƯỜI_CHƯA_THÀNH_NIÊN_MỘT_CẢNH_BÁO_CẤP.
8. />

PHỤ LỤC

Tú trong phiên tòa xét xử ngày 03/04/2015.

Hình ảnh minh họa biểu hiện số vụ án do người chưa thành niên gây ra có xu hướng tăng.





×