Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội. Liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.19 KB, 18 trang )

CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI
BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN: TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM

NHÓM : 06


ĐỀ BÀI:
Đặc điểm tâm lý của người
chưa thành niên phạm tội.
Liên hệ thực tế


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2

3

KẾT THÚC VẤN ĐỀ


ĐẶT VẤN ĐỀ
• Tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam cũng như ở
các quốc gia trên thế giới hiện nay có xu hướng ngày càng gia tăng.
Thực tế này đã trở thành mối quan tâm lo ngại của chúng ta nói
riêng và của nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế


giới nói chung. Hành vi phạm tội của người chưa thành niên có tác
hại to lớn, bởi vì một mặt nó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội,
mặt khác hành vi đó còn hủy hoại nhân cách của chính các em. Mặt
khác, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở nước ta hiện nay chủ
yếu dựa vào các biện pháp xử lý hành chính, biện pháp hình sự, biện
pháp y học mà chưa chú ý nhiều đến biện pháp tâm lý. Chính vì
nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này nên nhóm chúng em xin
chọn đề tài số 15: “Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên
phạm tội. Liên hệ thực tế.”


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
LIÊN HỆ THỰC TẾ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


Khái niệm hành vi

Khái niệm hành vi
phạm tội

MỘT SỐ KHÁI NIỆM
CƠ BẢN

Khái niệm đặc điểm
tâm lý


Khái niệm người
chưa thành niên

Khái niệm người chưa
thành niên phạm tội


ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI
Đặc điểm tâm sinh lý
Đặc điểm về nhu cầu độc lập của trẻ chưa
thành niên phạm tội
Đặc điểm về thái độ với học tập
Đặc điểm về nhận thức với pháp luật
Đặc điểm về nhu cầu khám phá cái mới
Đặc điểm về quan hệ xã hội


Liên hệ
thực tế

Thực trạng tình hình người chưa
thành niên phạm tội trong 10 năm
trở lại đây ở nước ta

Phân tích vụ án cụ thể về người
chưa thành niên phạm tội


Thực trạng tình hình người chưa thành niên

phạm tội trong 10 năm trở lại đây ở nước ta.

Những con số “ biết nói
và biết khóc” về các vụ
vi phạm pháp luật ở
người chưa thành niên
trong 10 năm trở lại
đây
Giai đoạn 2007- 2012,
các lực lượng công an đã
điều tra hơn 49000 vụ
phạm pháp hình sự với
gần 76000 đối tượng
người chưa thành niên
phạm pháp.

Về giới tính và độ tuổi
của người chưa thành
niên vi phạm pháp luật
Trong số người ở độ tuổi
chưa thành niên vi phạm
pháp luật, đáng chú ý là
tỷ lệ nam giới chiếm gần
96,4% trong khi nữ giới
chỉ chiếm hơn 3,6%.
Trộm cắp gần đây do
người chưa thành niên
gây ra người nghiên cứu
thấy quan ngại về tình
trạng ngày càng trẻ hóa

của tội phạm

Về cơ cấu các loại tội
phạm ở người chưa thành
niên
Tội phạm chưa thành niên
hiện nay thể hiện rất phức
tạp, có mặt ở nhiều loại tội
phạm rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng và có
tới hơn 65% vụ phạm pháp
của người chưa thành niên
trong những năm qua có sử
dụng vũ khí hoặc hung khí.
Đặc biệt nhiều người chưa
thành niên thực hiện tội
phạm với những phương
thức, thủ đoạn hết sức tinh vi
nhiều vụ dã man và mất hết
tính người như giết người


Phân tích vụ án cụ thể về đặc điểm người
chưa thành niên phạm tội
•Tóm tắt vụ án
•Vào khoảng 19h, ngày 22/5/2016, sau khi ăn cơm xong, Thư cùng em trai cùng cha
khác mẹ là Nguyễn Văn Hoàng (SN 2006) đi chơi tại khu vực chân đập bến tắm (thuộc
thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Tại khu bờ đập, Thư đi trước, Hoàng đi sau. Hoàng
cầm cát ném vào người Thư vì bực tức nên cô gái đã quay lại dùng tay tát vào má
Hoàng.

•Hai chị em lời qua tiếng lại và Hoàng cầm cát tiếp tục ném vào người chị rồi bỏ chạy.
Thấy em trai đùa quá trớn, Thư chạy đuổi theo, túm áo Hoàng, dẫn đến hai bên giằng
co. Trong lúc tức giận, Thư đã dùng đá đánh nhiều nhát vào người em trai rồi đẩy em
xuống nước, sau đó đi về nhà như không có chuyện gì.
•Đến chiều ngày 23/5, cả gia đình tá hỏa phát hiện thấy xác của Hoàng tại đập bến tắm.
Sau khi kể lại câu chuyện với thím ruột, Thư đã được thím khuyên nhủ và đi đầu thú
tại cơ quan công an. Thời điểm Thư phạm tội, cô mới được 15 tuổi 5 tháng 29 ngày.


Đặc điểm tâm sinh lý

Phân
tích
đặc
điểm
tâm


Nhu cầu độc lập
Đặc điểm về mối quan hệ xã hội,
thái độ đối với học tập
Đặc điểm về nhận thức xã hội, học
tập


Đặc điểm tâm sinh lý
• Thư mới 15 tuổi, là độ tuổi đang phát triển cả về sinh lý lẫn tâm lý, ý thức.
Do đó cũng không thể tránh khỏi sự mất cân bằng trong cảm xúc của mình, dễ bị
kích động, nổi nóng,… Sự tức giận dẫn đến hành vi cầm đá đánh em chỉ là sự
kích động nhất thời do bị em cầm cát ném vào người . Sự lặp đi lặp lại hành

động ấy của em trai như “trêu ngươi” đã vô tình gây cho Thư sự ức chế, tức giận
và cảm xúc này bộc phát khiến Thư không làm chủ được bản thân. Hành vi cầm
đá đánh em lúc đó chỉ để hả giận mà không kịp suy nghĩ vì sau này khi kể về
câu chuyện của mình, Thư vừa hối hận, bật khóc nức nở nói: “Không hiểu lúc
ấy, ma xui quỷ khiến thế nào mà em lại như vậy. Thật sự, em không mong xảy ra
chuyện này.” .


Nhu cầu độc lập
• Cũng như bao đứa trẻ đang trong tuổi ăn tuổi lớn, có sự phát triển về thể chất, Thư
nhận thức rằng “mình đã lớn”, do đó Thư đã tự theo ý mình thực hiện hành vi “ trả thù”
em. Những đứa trẻ đang trưởng thành thường có xu hướng muốn khẳng định sức mạnh,
khẳng định bản thân. Thư cũng không ngoại lệ, hành động đánh em lúc ấy chỉ là muốn
thể hiện mình mạnh hơn, dùng vũ lực để răn đe em. Tính độc lập ấy còn thể hiện rõ hơn
ở việc Thư đẩy em xuống nước, sau đó đi về nhà như không có chuyện gì. Một cô bé
15 tuổi, sau khi hành hung em trai mình lại có thái độ bình tĩnh “như không có chuyện
gì”, không nói với bố mẹ việc mình đã làm gây cho ta cảm giác thật đáng sợ. Cô bé ấy
một mình hành động, một mình chịu sự dằn vặt sau khi “trót” hành hung em, và khi
mọi việc bị phát hiện, Thư mới kể với người thím ruột của mình.


Đặc điểm về mối quan hệ xã hội, thái độ
đối với học tập
• Tiếp cận hồ sợ vụ án chúng ta nhận thấy các “ vết thương” trong cuộc sống cũng như cuộc đời của bị cáo Thư, ngay khi
mới sinh ra được 13 tháng tuổi thì bố mẹ Thư đã chia tay, mẹ Thư bỏ hai cha con. Bố Thư lấy vợ hai và sinh thêm em,
nhưng hầu như Thư chỉ sống cùng ông bà nội, mẹ kế và các em bởi bố Thư thường đi làm ăn xa, ít khi về nhà. Tuổi thơ bất
hạnh ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tư duy phát triển của Thư, ảnh hưởng đến cách tiếp nhận cuộc sống của cô bé. Điều đặc
biệt nhất là “1 tuổi thơ không lành lặn”, thiếu thốn tình yêu thương, dạy dỗ của mẹ, sự che chở, đùm bọc của cha cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến tư duy, cuộc sống của Thư. Việc dạy dỗ tại trường của thầy cô, kèm với sự kết hợp đến từ phía gia
đình, cụ thể là cha mẹ sẽ có tác động mạnh hơn đến tâm lý của trẻ nói chung, của trẻ vị thành niên nói riêng. Thư cũng là

một trong số đó, bị cáo ngoài việc học tập ở trường cũng rất cần sự giáo dục và dạy dỗ của cha mẹ, nhưng điều thiệt thòi
của Thư là không nhận được điều đó một cách hoàn chỉnh. Trong sự phát triển về tâm lý của Thư, ít nhiều luôn có sự tổn
thương nhất định. Xét về đặc điểm này, Thư được nuôi dưỡng và dỵ dỗ trong một hoàn cảnh và môi trường “ thiếu thốn”
hơn bạn cùng trăng lứa. Vấn đề này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hành vi phạm tội của Thư, bởi việc thiếu thốn tình cảm
của mẹ, nên có khi Thư ghen tỵ với em, hoặc không có thiện cảm tốt với mẹ kế và em trai... nên trong cơn tức giận, “nỗi
đau” trỗi dậy khiến Thư đánh em, xô em xuống nước không chút lo sợ khiến em trai tử vong. Dưới góc độ nghiên cứu, đặc
điểm về học tập liên quan mật thiết đến hành vi cũng như tâm lý gây án của người phạm tội.


Đặc điểm về nhận thức xã hội, pháp luật
•Đối với vụ án của Thư, bị cáo là trẻ vị thành niên nên vấn đề nhận thức về xã hội cũng như pháp luật là vô
cùng hạn chế. Kể cả khi gây án xong, Thư vẫn chưa nhận thức được một cách cụ thể hành vi của mình có
thể sẽ phải đánh đổi bằng cả thanh xuân, tự mình tước đoạt đi một tương lại tươi sáng phía trước.
• Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, kéo theo đó là vô số hệ lụy nghiêm trọng, tác động trực tiếp và
gây tổn thương đến quá trình tiếp nhận và phát triển của trẻ em nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng.
Không khó để tìm thấy các vụ án thương tâm xảy ra trong một gia đình nhue việc anh giết em, cháu giết
bà, con giết mẹ,… hiện nay trong cuộc sống của chúng ta. Đạo đức xã hội ngày càng đi xuống, và ít nhiều
sẽ có lúc trẻ em chứng kiến toàn bộ các hành vi bạo lực trước mắt chúng và chính điều đó sẽ ảnh hưởng
đến tư duy cũng như tâm lý của chúng. Bên cạnh đó còn có việc các trò chơi bạo lực ngày càng xuất hiện
nhiều, thu hút một lượng lớn trẻ em… chúng ta không phủ nhận sự phát triển là tất yếu, nhưng việc phát
triển mà ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ là một vấn đề lớn. Trong vụ án của Thư chúng ta cũng nhận
thấy rõ sự thiếu thốn về tình cảm gia đình, theo đó là sự buông lỏng giáo dục nên phần nào ảnh hưởng đến
nhận thức về cuộc sống của Thư.


MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
•Thứ nhất, bắt nguồn từ nguyên nhân phạm tội, để tìm phương hướng giải quyết cho vấn
đề này một cách có hiệu quả và đồng bộ cần phải xây dựng hệ thống giáo dục pháp luật
tốt, trong đó giáo dục của các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể và gia đình đóng vai trò
cốt lõi.

•Thứ hai, có chính sách giáo dục thanh thiếu niên thông qua nhiều kênh thông tin đại
chúng; xét xử công khai đối với những vụ án lớn có tính chất nổi cộm, qua đó tăng
cường tính chất giáo dục, phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.
•Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật cho các em ở nhà trường, ở địa
phương và tại các tổ chức sinh hoạt đoàn thể nơi các em tham gia.
•Thứ tư, Nhà nước có chính sách tạo việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế –
chính trị – xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, nâng cao chất lượng gia đình bởi lẽ
gia đình chính là tế bào của xã hội
•Thứ năm, Nhà nước cần có chính sách quản lý hệ thống thông tin mạng internet tốt vì
trẻ em hiện nay là đối tượng thường tiếp xúc sớm, nhanh với các thông tin văn hóa
phẩm độc hại.
• Thứ sáu, nên chăng cần phải nghiên cứu đề xuất thành lập Tòa án riêng đối với người
chưa thành

 

niên phạm tội như ý kiến đề xuất của một số nhà khoa học pháp lý hiện nay.


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
•Như vậy qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về đặc điểm của người chưa thành
niên phạm tội, ta thấy cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền về đạo đức
hay ý thức pháp luật đối với trẻ chưa thành niên. Nâng cao vai trò giáo dục văn
hóa tư tưởng tại trường học hơn nữa. Vì trẻ em chưa thành niên phạm tội chưa
có sự phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, thêm vào đó là có những tư tưởng sai
lệch, lại thiếu hiểu biết, nhận thức về pháp luật nên mới dẫn đến những hậu quả
đáng tiếc như vậy nên sự quan tâm của gia đình dành cho lứa tuổi này cũng là
hết sức cần thiết. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước nên việc đẩy
lùi thực trạng trẻ vị thành niên phạm tội không chỉ là trách nhiệm của cơ quan,
cá nhân mà là trách nhiệm của toàn xã hội.





×