Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 7: Quan hệ từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.92 KB, 6 trang )

Tiếng việt: QUAN HỆ TỪ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: - Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2.Kĩ năng: - Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
3.Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực.
4.Tích hợp: giáo dục kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình
huống giao tiếp.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh
nghiệm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ Tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông.
b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra quan hệ từ và giá trị, tác dụng
của việc sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng quan hệ từ tiếng Việt theo những tình
huống cụ thể.
- Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực
về cách dùng quan hệ từ Tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp.
2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.


1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Trong một số trường hợp ta sử dụng từ Hán Việt để tạo
những sắc thái biểu cảm nào? Cho ví dụ minh họa?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài...


Hoạt động của thầy – trò

Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ.

I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ ?

GV: Đưa bảng phụ -> gọi hs đọc VD.

* Ví dụ: Sgk (96-97)

a. Đồ chơi của chúng tôi / chẳng có nhiều.
CN

VN

b. Hùng Vương..., người đẹp như hoa...
c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng
mực nên tôi chóng lớn lắm.
d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc
của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập
trung được vào việc gì cả.
* Xét VD a, tìm CN-VN của ví dụ a ?
? Trước CN-VN ta thấy có từ nào? (của)
? Đồ chơi của ai ? (chúng tôi) ? Có ít hay có nhiều
? (chẳng có nhiều)
? DT đồ chơi và chúng tôi được nối với nhau
bằng từ nào? (của)
? “của” biểu thị ý nghĩa gì? (quan hệ sở hữu)

-> GV: Từ “của” cô gọi là quan hệ từ có ý nghĩa
sở hữu.
? Lấy một số ví dụ có quan hệ từ sở hữu?


-> Hs: lấy VD -> Gv nhận xét.

a. Của -> quan hệ từ sở hữu.

VD: - Đây là con gà của mẹ.
- Kia là quyển sách của em.
* Xét VD b, Hùng Vương thứ 18 có ai ? (Mị
Nương) ? Mị Nương được giới thiệu như thế nào?
Bằng cách nói nào? (so sánh) ? Vì sao em kết luận
như vậy? (dựa vào từ “như” )
? Từ “như” liên kết từ nào với từ nào? (hoa-đẹp)
? Từ “như” có thể gọi là gì ? (quan hệ từ) ? Dùng
để biểu thị ý nghĩa gì?
-> GV: Từ “như” là quan hệ từ biểu thị ý nghĩa so
sánh.
? Lấy VD có quan hệ từ so sánh?
-> Hs: lấy VD -> Gv nhận xét.
VD: - Cô ấy đẹp như hoa.
- Bạn Lan có giọng hát hay như chim họa
mi.
* Xét VD c, nguyên nhân nào giúp “tôi” chóng
lớn ? (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực)
? Cặp từ nào giúp em hiểu được đó là nguyên
nhân và kết quả của câu văn? (bởi-nên)
? Cặp từ “bởi,nên” có thể gọi là gì ? (cặp quan hệ

từ) ? Dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
( nguyên nhân – kết quả)
-> GV: “bởi – nên” là cặp quan hệ từ biểu thị ý
nghĩa quan hệ nguyên nhân-kết quả.
? Lấy một số ví dụ có cặp quan hệ từ nhân quả

b. Như -> quan hệ so sánh.


-> Hs: lấy VD -> Gv nhận xét.
VD: - Vì trời mưa to nên em đi học muộn.
- Bởi em quá ham chơi nên em bị ở lại lớp.
GV: Chốt -> Các từ “như, của, bởi-nên” là quan
hệ từ. Vậy, chúng dùng để làm gì ? Để biểu thị
những ý nghĩa quan hệ nào ?
HS: Trả lời, đọc ghi nhớ.

c. Bởi – nên: cặp quan hệ từ nhân – quả

*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng quan hệ
từ.
GV: Đưa bảng phụ -> gọi hs đọc VD.
? Trong các câu VD, trường hợp nào bắt buộc phải
có quan hệ từ? Trường hợp nào không bắt buộc
phải có? Vì sao?

? Sử dụng quan hệ từ trong khi nói, viết như thế
nào cho phù hợp ?
*Ghi nhớ 1: Sgk (97)
II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ.

1. Ví dụ 1: Sgk (97)

? Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với
các quan hệ từ sau đây? Đặt câu với mỗi cặp quan
hệ từ đó?

- Bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h

-> GV: Có những quan hệ từ độc lập: và, cũng…

- Không bắt buộc phải có quan hệ từ: a,


e, i.

? Khái quát cách sử dụng quan hệ từ?
HS: Trả lời, đọc ghi nhớ.

-> Có trường hợp bắt buộc phải dùng q
hệ từ . Đó là những trường hợp nếu khô
có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa h
không rõ nghĩa.

* Hoạt động 3: HD luyện tập.

- Có trường hợp không bắt buộc dùng q
hệ từ .

HS: Xác định yêu cầu các bài tập.


2. Ví dụ 2: Sgk (97)

-> Thảo luận theo nhóm.

- Nếu trời mưa thì tôi nghỉ học.

-> Trình bày.

- Vì trời mưa nên tôi không đi học.

=> GV: Nhận xét, bổ sung.

- Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học.
- Hễ trời mưa thì tôi không đi học.
- Sở dĩ tôi không đi học là vì trời mưa.

=> Có 1 số quan hệ từ được dùng thành
cặp.
* Ghi nhớ 2: sgk (98)
III. LUYỆN TẬP.

Bài 1 (98 ): Tìm quan hệ từ trong đoạn
văn bản “Cổng trường mở ra”
- Của, còn, với, như, của, và, như
- Mà , nhưng, của, nhưng, như
Bài 2 (98): Điền quan hệ từ thích hợp.
Với, và , với, với, nếu, thì, và
Bài 3 (98 ):
Câu đúng b, d, g, i, k, l



4. Củng cố: - Cho HS khái quát nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ.
- BTVN 4,5.
- Soạn bài “Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm”



×