Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 6: Bài ca Côn Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.61 KB, 5 trang )

BÀI 6
BÀI CA CÔN SƠN
<Côn sơn ca – trích>
I. TÌM HIỂU TÁC GIẢ TÁC PHẨM
“Theo dõi phần chú thích, dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy nêu vài nét về
cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi”.
1. Tác giả
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê ở Chi
Ngại – Chí Linh – Hải Dương.
- Là danh nhân văn hoá thế giới.
- Ông để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú.
2. Tác phẩm
? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ được sáng tác lúc Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn và dạy học.
II. ĐỌC – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – tìm hiểu chú thích
GV: Hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng, tha thiết, ung dung, chậm rãi để nêu bật
cảnh trí cũng như tâm hồn nhà thơ. Chú ý điệp từ.
GV: Đọc mẫu một lần – học sinh đọc.
? Gọi hai học sinh đọc lại diễn cảm. Gv nhận xét, uốn nắn.
? Đọc phần chú thích. Giáo viên giải thích thêm một số từ khó.
? Đoạn thơ gồm mấy ý ? Hai ý.
- Cách sống và tâm hồn Nguyễn Trãi.


- Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi.
2. Phân tích
? Gọi học sinh đọc thật diễn cảm đoạn thơ? Chú ý đến từng cặp câu.
a, Cách sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
? Từ “Ta” trong đoạn thơ được nhắc lại mấy lần? Để chỉ ai?
- Nhắc lại năm lần. Để chỉ nhà thơ Nguyễn Trãi .


? Nhân vật “ ta” đã đang làm gì ở Côn Sơn ?
- “Ta” nghe tiếng suối mà cứ tưởng như tiếng đàn cầm dịu êm, trầm lắng.
- “Ta” ngồi trên đá mà tưởng như ngồi chiếu êm.
- “Ta” nằm nghỉ ngơi trong rừng thông thoáng mát.
- “Ta” ngâm thơ nhàn giữa rừng trúc bạt ngàn.
? Nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở đoạn thơ trên là gì?
- So sánh : “Như”.
- Điệp từ “Ta” được lặp đi lặp lại năm lần.
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật này là gì?
Từ “ta” được lặp lại kết hợp với những động tác nghe, ngồi, nằm, ngâm thơ và nghệ thuật so
sánh. Tất cả làm nổi bật phong thái ung dung, cách sống và tâm hồn thư thái, nhàn tản thảnh thơi
của Nguyễn Trãi.
b, Cảnh trí Côn Sơn trong tâm hồn Nguyễn Trãi.
? Gọi học sinh đọc lại đoạn thơ?
? Tìm những hình ảnh miêu tả cảnh trí Côn Sơn ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để
miêu tả cảnh đó? Hãy phân tích?
- Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh để miêu tả tiếng suối:

“ Côn Sơn …..tai”


- Tiếng suối rì rầm mà nghe như tiếng đàn cầm to nhỏ, trầm lắng bên tai thì tiếng
suối đã trở nên gần gũi và có hồn. Tiếng suối đã mang âm thanh cho bức tranh cảnh vật.
- Những phiến đá được lớp rêu phủ lên tác giả tưởng như “ chiếu êm” do thiên nhiên
Côn Sơn dâng tặng. Rõ ràng đá,rêu đã vẽ hình khôi, đường nét và tạo tô cho cảnh sắc màu với
cảm giác êm dịu.
- Côn Sơn có ghềnh thông. Những cây thông xoè tán tạo bóng mát, như tre sẵn lọng
vàng cho tác giả nghỉ ngơi.
- Rừng Côn Sơn còn có trúc. Trong mầu xanh mát của trúc, tác giả thảnh thơi ngâm thơ
nhàn.

- Các hình ảnh: Đàn cầm, chiếu êm, màu xanh mát là những hình ảnh ẩn dụ làm cho
lời thơ thêm chau chuốt, góp phần tô vẽ cho cảnh sắc càng thêm đẹp.
- Các điệp từ “ta”, “Côn Sơn”, “có”, “trong” góp phần tạo ra giọng điệu nhẹ nhàng
êm ái.
? Tất cả những hình ảnh trên tạo lên bức tranh như thế nào?
Tất cả đã vẽ lên một bức tranh cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp có mầu sắc, đường nét,
âm thanh hài hoà, phù hợp mở ra một không gian sống động, khoáng đạt. ở đây, người và
cảnh có sự giao hoà , giao cảm. Cảnh nâng hồn của thi sĩ còn thi sĩ lấy cảnh để bộc lộ tâm
hồn.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật nội dung.
? Nghệ thuật nổi bật của bài thơ?
- Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết dùng điệp từ.
? Nội dung?
- Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ hấp dẫn, đoạn thơ
cho thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách
thanh cao, tâm hồn của thi sĩ của Nguyễn Trãi.
* Ghi nhớ SGK.
? Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ?


III. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 (77).
? Đọc và nêu yêu cầu? Hình thức làm độc lập.
Hiểu hai câu cuối bài “ Buổi chiều….” Bằng trí tưởng tượng viết một đoạn văn
khoảng 5- 6 dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.
VD: có đoạn sau.
Mặt trời đã khuất sau rặng tre, ánh nắng còn le lói, phía tây chân trời đùn lên những đám
mây nhiều hình, nhiều vẻm, bóng tối lan dần trên bầu trời. Cảnh vật mờ ảo, đôi chỗ sương trắng
đã chập chờn. Bây giờ là lúc lũ trẻ thổi sáo dẫ trâu về nhà…tiếng sáo nghe réo rắt, vang vọng
khắp thôn xóm.

Bài tập 2 (81) So sánh tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi với tiếng suối trong thơ Hồ Chí
Minh.
- Giống: Cả hài đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hoà
nhập với thiên nhiên.
Cả hai cùng nghe tiếng suối mà như nghe nhạc trời, nhạc thiên nhiên, là âm nhạc.
- Khác:
+ Một bên nhạc trời là đàn cầm
+ Một bên nhạc trời là tiếng hát
D. Củng cố Dặn dò
GV: Hai bài thơ “ Buổi chiều” của Trần Nhân Tông và “ Bài ca Côn Sơn” của
Nguyễn Trãi tuy xuất hiện từ xa xưa lại là tiếng nói và tâm hồn của hài bậc vĩ nhân, nói
bằng những từ ngữ cổ xưa nhưng vẫn rất gần gũi với thế hệ chúng ta ngày nay. Đọc hài
bài thơ, chúng ta như được về thăm lại nhiều miền quê thanh bình, những địa danh quen
thuộc được hoà nhập với tâm hồn người xưa trong tình yêu quê hương tổ quốc thật nhẹ
nhàng mà thấm thía. Đúng là: Hai bức tranh thiên nhiên trĩu nặng hai hồn thơ thắm thiết
tình quê, tình đời.
Học bài &hoàn thành bài tập.


Đọc và soạn bài: Sau phút chia ly & Bánh trôi nước.
E. Rút kinh nghiệm



×