Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 13: Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.78 KB, 7 trang )

BÀI 14 - TIẾT 57
VĂN BẢN - MỘT THỨ QUẢ CỦA LÚA NON CỐM
( Thạch Lam )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được phong vị đặc sắc, nết đẹp văn hoá cổ truyền trong một thứ quà
độc đáo của dân tộc của Hà Nội: Cốm qua đó thấy được phần nào sự tinh tế, nhẹ nhàng
mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam .
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài chơi chữ và chuẩn mực sử dụng từ, với phần tập làm
văn ở bài ôn tập văn biểu cảm, đánh giá.
- Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận và tìm hiểu, phân tích chất trữ tình, chất thơ trong văn bản tuỳ bút.
B. Kỹ năng sống : Học sinh biết cảm nhận tinh tế ,cảm xúc nhẹ nhàng ,lời văn duyên dáng thanh
nhã giàu sức biểu cảm của tác giả , để ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
C. Phương pháp và phương tiện .
GV: nghiên cứu, soạn giáo án.
HS: Đọc và tìm hiểu bài.
PP : Đọc , nêu vấn đề, thảo luận , gợi mở.
D. Tiến trình bài dạy .
1. Ổn định.
2.Khám phá.
? Đọc diễn cảm bài “ Tiếng gà trưa” Hãy chỉ ra phép điệp ngữ ở bài thơ và nêu tác dụng?
3.Kết nối.
I. Giới thiệu tác giả tác phẩm:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả tác phẩm.


HS: Trả lời.
GV: Bổ xung.
* Tác giả: Sinh tại Hà Nội, là một nhà văn nổi tiếng, một cây bút truyện ngắn.
* Tác phẩm: Bài “Một …..cốm” rút từ tập “Hà Nội 36 phố phường”.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.


GV: Hướng dẫn cách đọc -> Giáo viên đọc mẫu từ đầu -> “Thuyền rồng”.
Gọi học sinh đọc tiếp.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích.
2. Chỉ ra bố cục của bài văn.
- Chia làm ba đoạn.
+ Đoạn1: Từ đầu -> rồng => sự sinh thành của cốm và nghề làm cốm.
+ Đoạn2: Tiếp -> kín đáo và nhẫn nhịn => cảm xúc và giá trị văn hóa của cốm.
+ Đoạn3: Phần còn lại => Bàn luận về cách thưởng thức món quà này.
GV: Bố cục tuỳ bút theo mạch cảm xúc, liên tưởng về cốm không theo trình tự sự việc, thời gian,
không gian cũng không theo cách kể lại tỉ mỉ quá trình làm cốm. Đó chính là nét đắc sắc riêng của
tuỳ bút này.
? Bài văn được viết theo thể gì? Giới thiệu vài nét về thể đó.
- Bài văn được viết theo thể tuỳ bút.
- Tuỳ bút tuy có chỗ gần giống với bút kí, kí sự ở yếu tố mô tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà
nhà văn quan sát chứng kiến. Nhưng tuỳ bút thiên về biểu cảm chú trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ
của tác giả trước các hiện tượng về vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ tuỳ bút thường giàu hình ảnh và
chất chữ tình.
- Bài tuỳ bút này thể hiện đặc điểm văn phong độc đáo của Thạch Lam là thể hiện về cảm
giác rất nhẹ nhàng, tinh tế, sâu sắc, đôn hậu.
3. Tìm hiểu văn bản.


? Văn bản là một bài tuỳ bút chữ tình. Trong tuỳ bút có cái được nói tới, tức sự vật được
phản ánh. Nhưng nổi bật lên hàng đầu là cảm nghĩ của con người và sự vật. Em hãy xác
định nhân vật của tuỳ bút này?
- Cảm nghĩ của con người về cốm.
? Nhìn vào bức tranh minh hoạ, em cảm nhận được gì về cốm.
- Cốm là niềm vui tuổi thơ.
- Cốm là vẻ đẹp của ngưởi thôn nữ.
- Cốm là sự chia sẻ và liên kết niềm vui bình dị của con người Việt Nam.

a, Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm.
? Một em đọc diễn cảm đoạn đầu?
? Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm được trình bầy trong mấy đoạn văn ngắn.
- Hai đoạn.
+ Đ1: Từ đầu -> Của trời.
+ Đ2: Tiếp -> Thuyền rồng.
? Mỗi đoạn văn nói gì?
- Đ1: Cội nguồn của Cốm.
- Đ2: Nghề làm Cốm.
* Cội nguồn của Cốm ( sự sinh thành hạt Cốm).
? Hạt Cốm có nguồn gốc từ đâu? Điều đó đã được gợi tả bằng những câu văn nào?
- Cội nguồn của Cốm là lúa đồng quê.
- Điều đó được gợi tả bằng:
+ Các bạn có ngửi thấy…… không?
+ Trong cái vẻ xanh…….hoa cỏ.
+ Dưới ánh nắng…..của trời.


? Em có nhận xét gì về đoạn văn đầu? Số câu? Nhịp văn?
- Đoạn văn gồm bốn câu vừa và khá dài, gồm thêm các thành phần phụ và nhịp văn rất chậm rãi
để thể hiện cái ngọn nguồn từ xa -> sự sinh thành của hạt lúa non.
- Giọng văn trang trọng, sử dụng các đại từ, tính từ thích hợp.
- Câu tả, câu hỏi tu từ.
? Trong những lời văn trên, tác giả đã dùng cảm giác và tưởng tượng để mô tả cội nguồn của
Cốm. Hãy nêu tác dụng của cách mô tả này.
- Vừa gợi hinh, gợi cảm.
- Khêu gợi cảm xúc và tưởng tượng của người đọc.
- Thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ Cốm của tác giả.
? Sự cảm nhận tinh tế của Thạch Lam xuất phát từ đâu?
- Cách cảm nhận thật sâu sắc, tinh tế mà nhẹ nhàng là sự cảm nhận độc đáo xuất phát từ một

tình yêu và một tâm hồn hết sức đôn hậu.
b, Cảm nhận về giá trị văn hoá của cốm.
? Đọc diễn cảm đoạn văn 3? Nêu nội dung của đoạn văn?
- Nói lên giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bình dị.
GV: ở phần văn bản này được viết theo phương thức nghi luận, bình luận.
? Lời bình thứ 1 “Cốm là thứ quà….An Nam” gợi cho em hiểu cách mới mẻ nào về cốm?
- Cốm là quà tặng của đồng quê cho con người.
- Cốm là đặc sắc của dân tộc.
=> Cốm là quà quê Hương là quà thiêng liêng.
? Em có nhận xét gì về câu văn thứ 1 của tác giả?
- Câu văn mang tính khái quát cao, trang trọng mà vẫn tràn đầy chất thơ. Câu văn là sự
phát hiện và cảm nhận sâu sắc tinh tế của tác giả.
? Theo dõi lời bình luận thứ 2: “ Hồng gốm…..lâu” tác giả bàn luận về vấn đề gì?


- Bàn luận vấn đề “ Dùng cốm để làm quà sêu tết”.
? Em hiểu sêu tết là gì? Tơ hồng là gì?
HS: Dựa vào chú thích 4, 10.
GV: Sự hoà hợp tương xứng về màu sắc “ không bao giờ…..già” => so sánh tinh tế về hương
vị
“ Một thứ thanh đạm…bên lâu”.
? Em hiểu thêm giá trị nào của Cốm từ lời bình luận đó của tác giả?
- Cốm góp phần tốt đẹp cho nhân viên của con người.
? Như vậy, ở phần văn bản này giá trị của Cốm được phát hiện ra những phương diện
nào?
- Giá trị tinh thần.
- Giá trị văn hóa dân tộc.
GV: Tục lệ dùng hồng Cốm làm đồ rêu tết của nhân dân ta là thể hiện một phương diện giá trị văn
hoá đặc sắc của Cốm được Thạch Lam miêu tả và bình luận rất sâu sắc, tinh tế gợi cảm. Việc dùng
cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi Cốm là thức ăn dâng đất trời hương vị

của đông quê.
? Tiếp sau đó tác giả bình luận, phê phán điều gì?
- Phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước người ngoài của kẻ mới giàu có, vô học, không biết
thưởng thức sản vật cao quí kín đáo và nhã nhặn của truyền thống dân tộc.
? Qua tìm hiểu đoạn văn, tác giả muốn truyền tới bạn đọc tình cảm và thái độ nào trong
ứng xử với thức quà dân tộc là Cốm?
- Trân trọng và giữ gìn Cốm như một vẻ đẹp, văn hoá dân tộc.
c, Bàn về cách thưởng thức món quà này.
? Đọc diễn cảm đoạn văn 4.
? Phần cuối của bàn về vấn đề gì?
- Bàn về sự thưởng thức của Cốm qua hai phương diện : ăn cốm và mua cốm.


? Chỉ ra đoạn câu văn bàn về cách ăn Cốm? Đoạn văn bàn về cách mua Cốm?
? Theo em tác giả phải ăn Cốm như thế nào?
- Ăn Cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
? Vì sao lại phải ăn như vậy?
- Vì đặc sắc của Cốm là ở hương vị. Ăn như thế mới cảm nhận được hết cái thứ hương vị
đồng quê kết tinh ở Cốm.
? Em đọc thấy tác giả đã ngẫm nghĩ được những gì khi thưởng thức Cốm?
- Thấy thu lại cả trong hương vị ấy….trên hồ.
GV: Qua đây ta thấy tác giả đã thể hiện cách cảm thực cốm bằng ấn tượng từ nhiều giác
quan. Đó là những giác quan nào? Tác dụng của cách cảm thụ ấy?
- Các giác quan cảm thụ:
+ Khứu giác.
+ Xúc giác.
+ Thị giác.
=> Khơi gợi cảm giác củ người đọc về Cốm điều đó chứng tỏ sự tinh tế sâu sắc của tác
giả: là người sành Cốm.
? Với những lí lẽ trong đoạn văn cho ta thấy tác giả có thái độ như thế nào đối với thứ quà của lúa

non?
- Tác giả xem Cốm như một giá trị tinh tinh thần thiêng liêng đáng được chúng ta trân trọng giữ
gìn.
III. Tổng kết- ghi nhớ sách giáo khoa/163.
? Em nhận thấy tuỳ bút của Thạch Lam có những nét đẹp riêng nào từ văn bản?
- Lời văn giàu ấn tượng về cảm giác, có sự gợi cảm cao.
- Sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạ.t
- Lời văn mang nhiều cảm nghĩ sâu sắc, được diễn đạt êm ái, nhẹ nhàng, gần gũi, gần như lời
thơ…


? Qua bài tuỳ bút, em cảm nhận được gì về nội dung?
HS: Trả lời.
GV: Đó cũng chính là nội dung của mục ghi nhơ trong sách giáo khoa trang163.
? Một em đọc mục ghi nhớ?
IV. Luyện tập.
GV: Đọc cho học sinh nghe một đoạn văn về cốm.
? Đọc diễn cảm một số đoạn văn hay?
4. Củng cố.
? Nêu nội dung văn bản?
5. Dặn dò.
- Học thuộc nội dung ghi nhớ.
- Chọn và thuộc một đoạn văn? Phát biểu cảm nghĩ về đoạn văn đó.
- Soạn bài Sài Gòn tôi yêu.



×