Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KẾ HOẠCH GIÁM sát THẢM THỰC vật vườn QUỐC GIA PHONG NHA kẻ BẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.94 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: ĐIỀU TRA GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Kế hoạch giám sát một số thảm thực vật tại vườn quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng
Họ tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:
Ngành:
Giáo viên môn học:

Phan Văn Tâm
1743020075
K62_LT
Quản lý tài nguyên rừng
TS. Vương Duy Hưng

Hà Nội, tháng 4 năm 2019


ĐẶT VẤN ĐỀ
Các thành phần thực vật trong các KBT/VQG luôn chịu sự tác động của các yếu
tố khác nhau làm cho thay đổi như: khai thác lâm sản, sản xuất nông nghiệp, chăn
thả gia súc tự do, xây dựng đường, các loài xâm lấn,...Bên cạnh đó, ban quản lý
KBT/VQG thường xuyên thực hiện các hoạt động quản lý (tuần tra bảo vệ rừng,
tịch thu phá hủy rừng, truyên truyền nâng cao nhận thực bảo tồn của nhân dân,…)
nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tạo các điều kiện thuận lợi cho các
thành phần thực vật rừng duy trì và phát triển. Chương trình giám sát một số thảm


thực vật giúp đánh giá xu thế biến đổi của các thành phần thực vật và hiệu quả
của các hoạt động quản lý được thực hiện. Kết quả của giám sát các thảm thực
vật là cơ sở để ban quản lý KBT/VQG điều chỉnh kế hoạch quản lý sao cho phù
hợp với tình hình thực tế và đem lại hiệu quả quản lý cao trong mỗi giai đoạn
quản lý. Giám sát thực vật cần trở thành hoạt động thường xuyên của các VQG.


PHẦN I.
HIỆN TRẠNG VƯỜN QUỐC GIA
PHONG NHA – KẺ BÀNG
1. Điều kiện tự nhiên
- Từ 17021’12” đến 17044’51” vĩ độ Bắc.
- Từ 105046’33” đến 106023’33” kinh độ Đông.
Diện tích: 123.326 ha.
Trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 100.296 ha.
- Phân khu phục hồi sinh thái: 19.619 ha.
- Phân khu hành chính dịch vụ: 3.411 ha.
Vùng đệm diện: 220.055 ha, gồm 13 xã.
Địa giới hành chính: nằm trong địa giới hành chính thuộc 2 huyện Bố
Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
* Hệ thực vật
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ thảm thực vật với những kiểu thảm thực
vật quan trọng là: Rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi; Có thảm
thực vật với diện tích lớn nhất và phân bố thành mảng lớn ở phía Bắc và phía Tây
của khu vực; Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá vôi: Nó có nguồn gốc trực
tiếp từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi sau khi
chịu tác động của con người; Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất đá vôi: Kiểu
rừng này phân bố ở các sườn dốc thoải hoặc các gò đống có đỉnh tròn bằng nằm
bên khe suối; Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi đất: Do có phần nền là

những loại đất tương đối sâu, dày, ẩm nên rừng sinh trưởng tốt, cây gỗ có đường
kính trên dưới 100cm chiếm số lượng nhiều.
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ thảm thực vật với những kiểu thảm
thực vật quan trọng là:
Rừng kín nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi: Có thảm thực vật với
diện tích lớn nhất và phân bố thành mảng lớn ở phía Bắc và phía Tây của khu vực.
Thành phần chủ yếu ở đây là các loài thực vật đặc trưng như Sao đá, Nàng hai,
Trai, Mùng quân, Nghiến, Lát hoa, Sên đào. Thực vật hạt trần chỉ thấy xuất hiện lẻ
tẻ trên các vách đá với loài Tuế núi đá và trong các hẻm đá có đất bồi có loài
Hoàng đàn giả.
Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá vôi: Kiểu phụ thảm thực vật này phân bố
chủ yếu ở ven đường 20 và khu vực tiếp cận điểm quần cư phía Bắc. Nó có nguồn
gốc trực tiếp từ kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đá vôi
sau khi chịu tác động của con người. Với các loài cây tiên phong ưa sáng, mọc
nanh có gỗ mềm như Ba soi, Ba bét, Thung, Màng tang, Hu bọ nẹt, Chẩn, Hèo đá...
Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên đất đá vôi: Kiểu phụ thảm thực vật này
chiếm một diện tích trung bình, tập trung ở khu vực trung tâm, phía Đông đường
20 và nằm kề bên điểm quần cư của xã Tân Trạch. Kiểu rừng này phân bố ở các
sườn dốc thoải hoặc các gò đống có đỉnh tròn bằng nằm bên khe suối. Những cây


còn sót lại đa phần là những cây gỗ tạp như Đa, Trâm, Sảng, Mắn đỉa... có phẩm
chát xấu. Các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi phổ biến bao gồm: Sòi tía, Cò ke, Hu,
Thầu tấu... Mặt đất nhiều chỗ lộ trơn, chặt cứng và có hiện tượng kết vón, khả năng
tái sinh tự nhiên rất kém.
Rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm trên núi đất: Kiểu thảm thực vật này có
diện tích rộng lớn trong khu vực (11.038 ha), phân bố tập trung thành 2 khối lớn:
một khối ở phía Đông kéo dài từ suối làng Va, ven theo lộ 20 tới tận Rào Thương.
Đặc trưng của khu vực này là nền đá mẹ khác nhau về chủng loại. Tại đây rừng cấu
trúc chủ yếu bởi các loài cây gỗ thường xanh. Những cây gỗ rừng lá: Dầu ke, Chò

nhai, Sâng, Sổ, Bằng lăng chỉ là những cá thể mọc rải rác. Các loài lá rộng được
xem là thành phần cấu tạo chính của các tầng rừng.
Do có phần nền là những loại đất tương đối sâu, dày, ẩm nên rừng sinh
trưởng tốt, cây gỗ có đường kính trên dưới 100cm chiếm số lượng nhiều.
Hệ thực vật của Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi giao lưu của hai khu hệ thực
vật Nam và Bắc Việt Nam chính vì vậy có mức độ đa dạng thực vật rất cao. Các
nhà nghiên cứu đã nghi nhận ở đây 3.048 loài thực vật bậc cao, trong số đó có 56
loài thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt, 117 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 56
loài có tên trong danh lục đỏ IUCN như Bách xanh, Lan hài đốm, Lan hài xanh,
Lan hài xoắn và nhiều loài nguy cấp quý hiếm khác.
Ngoài ra còn nhiều loài cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao như: Sưa, mun sọc,
Huê mộc vàng.
Ở vườn quốc gia này có một khu vực rừng bách xanh được phân bổ trên
đỉnh núi đá vôi có diện tích khoảng trên 5000 ha, có khoảng 2500 cây với mật độ
600 cây/ha. Các cây bách xanh ở vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có tuổi 500600 năm. Bởi hiện trên thế giới chỉ có 3 loài bách xanh đã được nhận diện. Đây là
quần thể bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) lớn nhất Việt Nam. Loài bách
xanh này nằm trong nhóm 2A theo quy định tại công văn số 3399/VPCP-NN (ngày
21 tháng 6 năm 2002) đính chính cho nghị định 48 của Chính phủ, thuộc nhóm quý
hiếm, hạn chế khai thác
2. Công tác bảo tồn
Ban quản lý dự án vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện có đội ngũ nhân
viên 115 người bao gồm các chuyên gia về động vật học, thực vật học, lâm sinh
học, kinh tế-xã hội học nhưng lại không có thẩm quyền xử lý các vi phạm và thiếu
các phương tiện quản lý hữu hiệu đối với các mối đe dọa đối với vườn quốc gia
này.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ bàng được đưa vào quy hoạch phát triển kinh
tế của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 1997-2010. Vườn quốc gia này cũng được
đưa vào kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới Phong Nha-Kẻ Bàng
và Hin Namno giữa Lào và Việt Nam. Nhiều cuộc hội thảo đã được chính quyền
hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộntổ chức để phối hợp bảo tồn khu vực Phong

Nha-Kẻ Bàng và Hin Namno của Lào.
Các vấn đề về quản lý và bảo tồn


Có hai làng người dân tộc thiểu số Arem và Ma Coong sinh sống ở trong
vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Bên trong vùng đệm của vườn
quốc gia này, có 52.001 người đang sinh sống, chủ yếu là người Kinh và một số
nhỏ người Chứt và Vân Kiều, nhiều người trong số họ mưu sinh bằng cách khai
thác lâm sản.
Núi đá tại khu vực Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng bị dân địa phương
khai thác, đục đẽo để lấy đá bán khiến cho nhiều triền núi bị nham nhở còn chính
quyền địa phương thì làm ngơ
Kể từ khi trở thành di sản thể giới, lượng khách du lịch đến đây tăng vọt, các
hoạt động của lâm tặc, tình trạng săn bắn động vật hoang dã là mối nguy cho vườn
quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, trong khi lực lượng kiểm lâm lại khá mỏng. Sự gia
tăng du khách tham quan khu vườn quốc gia này cũng gây ra vấn đề cho môi
trường ở đây như các rác thải, ô nhiễm nước do hoạt động du lịch, ảnh hưởng của
con người lên hang động (nhiều người bẻ các măng đá mang về, khắc chạm linh
tinh lên vách động…), nhưng đặc biệt ảnh hưởng nhất là đe dọa đến sự đa dạng
sinh học. Nhiều cộng đồng dơi ở trong các hang động cũng bị tác động xấu do sự
tham quan của du khách.
Việc xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá tại thôn Vĩnh Sơn,
xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, cách Phong Nha-Kẻ Bàng 40 km về hướng
đông bắc với công suất 3.600 MW được nhiều người đánh giá là có thể gây ô
nhiễm không khí và nước ở khu vực vườn quốc gia này. Cháy rừng trong mùa khô
cũng là một mối đe dọa thường trực đối với toàn khu vực.
Hoạt động xây dựng đường nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 20 chạy
xuyên qua lõi vườn quốc gia này và cũng gây ra mối đe dọa về môi trường, làm
ảnh hưởng đến khu vực sinh sống của nhiều loài động thực vật, hoạt động nổ mìn
phá đá làm đường khiến nhiều loài động vật phải di dời khỏi nơi sinh sống, dù

Chính phủ Việt Nam đã có quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh chạy theo
tuyến đường 15 và 12A, cũ dọc theo ranh giới phía đông của khu vườn quốc gia
này chứ không cắt ngang qua khu vườn này để giảm thiểu ảnh hưởng đến hệ động
thực vật cũng như địa hình khu vực.
Do công tác quản lý còn yếu kém, những khu vực rừng ở vùng đệm của
vườn quốc gia này bị tàn phá nặng nề, nhiều vùng gần như bị chặt trắng, các loài
gỗ quý bị khai thác đến cạn kiệt. Hoạt động khai thác và buôn bán gỗ quý từ khu
vườn quốc gia này được tổ chức thành hệ thống hoàn chỉnh, ước tính mỗi ngày có
khoảng 1 tấn gỗ bị khai thác cho mục đích thương mại, đặc biệt các loại gỗ quý có
giá cao như gỗ mun Diospyros spp., Giáng Hương Pterocarpus macrocarpus.
Tình trạng săn bắt ồ ạt thú rừng hoang dã trong vườn quốc gia này để bán
cho các quán ăn, nhà hàng địa phương rất nghiêm trọng. Động vật hoang dã ở đây
bị săn bắt, mua bán, giết thịt do ý thức của người dân kém, các cơ quan có thẩm
quyền địa phương làm ngơ, thậm chí một số cán bộ lãnh đạo thôn xã lại là lái buôn
động vật hoang dã, có cán bộ công an địa phương làm chủ một nhà hàng thịt rừng
chuyên phục vụ các món ăn từ động vật hoang dã được săn bắt từ Vườn quốc gia
Phong Nha-Kẻ Bàng. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện không còn có ý


nghĩa đối với bảo tồn hổ Panthera tigris, voi Elephas maximus và các loài bò
hoang dã.
Các giống cá chình quý ở đây là cá chình hoa và cá chình mun cũng bị cư
dân địa phương săn bắt ồ ạt phục vụ cho các nhà hàng, quán ăn do mọi người tin
rằng ăn thịt các loại cá chình này có tác dụng tráng dương bổ thận.
Vì vậy để thực hiện tốt công tác bảo tồn cũng như việc theo dõi giám sát các
loài thực vật một cách đạt hiệu quả cao. Cần có kế hoạch giám sát cụ thể để từ đó
thu thập được số liệu cụ thể báo cáo và đề xuất các giải pháp cho vườn quốc gia
Phong Nha – Kẻ Bàng có những chính sách cũng như giải pháp tốt nhất trong công
tác quản lý, giám sát và bảo tồn thực vật rừng có hiệu quả.
PHẦN II.

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT MỘT SỐ THẢM THỰC VẬT
TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG
1. Mục tiêu giám sát
- Xác định tình trạng và xu thế biến đổi Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi
đá vôi ở VQG PNKB
- Xác định phạm vi và mức độ tác động chính trong VQG PNKB
- Đề xuất điều chỉnh các hoạt động quản lý của VQG cho phù hợp và hiệu
quả hơn
2. Đối tượng và các chỉ tiêu giám sát
- Đối tượng: Rừng thứ sinh sau khai thác trên núi đá vôi
- Tần suất cây bị chặt trộm theo thời gian (quý, năm)
- Bản đồ vị trí cây bị chặt trộm
- Các thời điểm vật hậu học (thời gian ra hoa, có quả)
3. Các phương pháp giám sát
a) Dụng cụ giám sát
Dụng cụ để thiết lập tuyến và ô giám sát: bản đồ, máy định vị GPS, máy
ảnh, địa bàn, thước dây (30 –50m), sơn màu đỏ, dây ni lông màu đỏ/vàng, phiếu
giám sát và biểu ghi chép (mẫu thống nhất được in trước), sổ ghi chép, bút chì hay
bút mực không phai màu.
Dụng cụ phục vụ điều tra giám sát định kỳ: Máy định vị GPS, Máy ảnh,
Thước dây (30 –50m), ống nhòm, Phiếu giám sát và biểu mẫu ghi chép, Sổ nhật
ký.
b) Giám sát cây gỗ quý, hiếm theo tuyến
Lập tuyến giám sát: Tuyến giám sát được thiết lập cố định trên hiện trường,
kèm theo đó là những thông tin như: vị trí, tọa độ tuyến, chiều dài tuyến, các sinh
cảnh chính đi qua,… Tại mỗi khu vực giám sát, thiết lập 2-3 tuyến giám sát với
chiều dài khoảng 2-3 km đi xuyên qua các khu rừng nguyên sinh và những khu
rừng đã bị tác động. Khoảng cách giữa các tuyến liên tục khoảng 100m - 1000m.



Không nên thiết kế tuyến giám sát ở những nơi có cỏ mọc quá cao hoặc những
vùng nguy hiểm khi giám sát một mình.
Đánh dấu tuyến bằng sơn đỏ và thể hiện tuyến trên bản đồ. Trên tuyến giám
sát, tất cả các cây gỗ thuộc đối tượng giám sát (kể cả các gốc chặt) có đường kính
từ 30 cm trở lên nằm trong phạm vi 5 m về mỗi phía (10 m cả hai phía) của tuyến
đều phải thống kê và đo đếm các thông tin/số liệu liên quan. Các thông tin/số liệu
cần được xác định bao gồm: tên loài (tên phổ thông và tên khoa học), tọa độ GPS,
đường kính ngang ngực D1.3, ước tính độ cao cả cây (Hcc), chất lượng cây gỗ
(nguyên vẹn, sâu bệnh,..), hiện tượng vật hậu học (hoa, quả). Tất cả các cây này
đều được đánh số bằng sơn đỏ, ngang tầm mắt, ở phía đối diện với hướng giám sát
để dễ phát hiện trong các đợt giám sát tiếp theo. Các thông tin được ghi vào Phiếu
thống kê cây gỗ quý hiếm.
Phụ biểu điều tra: Phiếu điều tra cây gỗ quý hiếm theo tuyến và ô giám
sát
Tuyến điều tra:......................địa điểm......................... ngày điều tra.........................
Người điều tra:........................
Mã số
Tên
Phẩm Tọa độ GPS
Tên phổ
D1,3
Hvg(m)
Vật hậu
Cao
khoa
chất X
Y
thông
(cm)
(hoa, quả

cây (m)
học
Thực hiện giám sát: Khi đi giám sát chỉ cần 2 người cho mỗi tuyến. Người
giám sát đi dọc theo tuyến, quan sát tất cả các cây đã đánh dấu để phát hiện xem
cây còn hay đã bị mất (chặt trộm) và hiện tượng vật hậu học của mỗi cây (không
có, đang ra hoa, có quả). Các số liệu được ghi vào Phiếu giám sát cây gỗ quý, hiếm
(Phụ biểu) và sổ nhật ký (nếu cần). Chu kỳ giám sát: 3-6 tháng một lần
Phân tích số liệu: Xác định số lượng cây gỗ giám sát bị chặt trộm ở mỗi chu kỳ
giám sát. So sánh các số liệu này để xác định mức độ khai thác trộm gỗ ở mỗi khu
vực giám sát. Lập bảng các thời điểm hiện tượng vật hậu học (ra hoa, có quả non,
có quả thành thục) của mỗi loài cây giám sát.
c) Giám sát cây gỗ quý hiếm theo ô tiêu chuẩn
Về hình dạng, có ba loại ô tiêu chuẩn: ô vuông, ô chữ nhật và ô hình tròn.
Diện tích ô tiêu chuẩn rộng hay hẹp phụ thuộc vào độ phức tạp của rừng cũng như
mục đích giám sát. Đối với giám sát cây gỗ có thể sử dụng ô chữ nhật diện tích 400
m2. Các ô giám sát được bố trí dọc theo các đường mòn trong rừng. Khoảng cách
giữa 2 ô liên tục ít nhất là 200 m.
Thiết lập ô giám sát: Khi đã chọn được vị trí thích hợp để lập ô, đóng một
cọc vào giữa vị trí đó. Dùng 2 thước dây kéo thành 2 đường thẳng vuông góc với
nhau theo phương Bắc - Nam và Đông - Tây. Tại mỗi hướng lấy một đoạn thẳng
dài 11,2 m kể từ cọc trung tâm và đánh dấu 4 điểm đó. Như vậy, đã được một hình
chữ nhật diện tích là 400m2. Để giám sát lâu dài, cần đánh dấu cố định cọc trung
tâm và 4 điểm ở 4 hướng trên để dễ dàng tìm lại trong các đợt khảo sát tiếp theo.
Xác định tọa độ vị trí của các ô và thể hiện trên bản đồ để theo dõi. Đối với mỗi ô
cần xác định và ghi vào Phiếu thống kê cây gỗ quý hiếm (Phụ biểu) các thông tin/


số liệu sau: tên các loài cây giám sát (tên phổ thông và tên khoa học), số lượng
cây, đường kính ngang ngực, ước tính chiều cao cả cây (Hcc), chất lượng cây. Các
thông tin/tư liệu này được.

Thực hiện giám sát: Trong mỗi đợt (chu kỳ) giám sất, tiến hành quan trắc và
ghi chép các thông tin/ số liệu sau: các cây đã đánh dấu còn hay đã bị chặt mất,
hiện tượng vật hậu học của mỗi cây (có hoa, quả), các tác động khác đến ô tiêu
chuẩn. Các số liệu được ghi vào Phiếu giám sát cây gỗ quý hiếm (Phụ biểu). Chu
kỳ giám sát: mỗi quí một lần.
Phân tích số liệu: Xác định số lượng cây gỗ giám sát bị chặt trộm ở mỗi chu
kỳ giám sát. So sánh các số liệu này để xác định xu thế biến đổi mức độ khai thác
trộm ở mỗi khu vực. Lập bảng các thời điểm vật hậu học.
4. Phân tích số liệu giám sát và báo cáo kết quả.
Trên cơ sở các số liệu thu thập được trong các đợt điều tra giám sát (thể hiện
trong các Phiếu giám sát với các số liệu của mỗi đợt điều tra giá sát), tiến hành tính
toán các chỉ số giám sát và xây dựng các bản đồ vị trí ghi nhận loài hoặc chứng cứ
tác động. Các chỉ số giám sát cần tình riêng cho từng khu vực giám sát hoặc tiểu
khu (nếu có thể). So sánh kết quả tính toán các chỉ số giám sát sẽ cho thấy sự thay
đổi và xu thế (tăng, giảm, ổn định) của các chỉ thị giám sát (các loài giám sát và
các đe dọa giám sát). Kết quả giám sát của tất cả các chỉ thị cần được tổng hợp
trong một bản báo cáo chung gọi là "Báo cáo kết quả giám sát". Báo cáo kết quả
giám sát cần nêu rõ các thay đổi về hiện trạng về đối tượng giám sát. Từ đó dự báo
nguyên nhân và dự kiến thay đổi biện pháp quản lý ứng với xu thế thay đổi của
các chỉ thị giám sát:
-Tần suất cây bị chặt trộm giảm
- Bản đồ vị trí cây bị chặt trộm thay đổi
- Các thời điểm vật hậu học (thời gian ra hoa, có quả) ổn định
- Tình trạng khai thác trộm gỗ trong VQG được kiểm soát
- Tiếp tục các giải pháp bảo tồn đang thực hiện
- Dựa vào bản đồ các địa điểm cây bị chặt trộm để xác định khu vực nóng và
tăng cường hoạt động quản lý tài khu vực đó
- Sử dụng các số liệu vật hậu học cho các giải pháp lâm sinh
- Tần suất cây bị chặt trộm không giảm hoặc gia tăng
- Bản đồ vị trí cây bị chặt trộm mở rộng

- Các thời điểm vật hậu học (thời gian ra hoa, có quả) không ổn định
- Các giải pháp quản lý chưa phù hợp
- Tình trạng khai thác trộm gỗ trong VQG chưa được kiểm soát
- Có biến động đáng kể về điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến vật hậu học
- Các nguyên nhân khác
- Điều chỉnh các giải pháp quản lý
- Tăng cường hoạt động kiểm soát khai thác trộm gỗ
- Dựa vào bản đồ các địa điểm cây bị chặt trộm để xác định khu vực khai
thác trộm gỗ mới xuất hiện và triển khai hoạt động quản lý tại khu vực đó
- Làm rõ các nguyên nhân khác và có giải pháp kiểm soát
- Sử dụng các số liệu vật hậu học cho các giải pháp lâm sinh


5. Các khu vực và địa điểm dự kiến giám sát
Để tiết kiệm thời gian và công sức, tại mỗi khu vực sẽ lựa chọn các địa điểm
lập tuyến và ô giám sát sao cho có thể kết hợp giám sát nhiều loài trên cũng địa
điểm và trên cùng một tuyến. Tại mỗi địa địa sẽ thiết lập: 2-3 tuyến giám sát và 3-4
ô giám sát. Tổng cộng có 30 tuyến giám sát với tổng chiều dài khoảng 100 km và
50 ô giám sát với tổng diện tích 20.000 m2.
Các khu vực lựa chọn cho kế hoạch giám sát
1. Khu vực xã Hóa Sơn Ka Xai, Ma Rính Cũ
2. Khu vực xã Thượng Hóa Đà Lạt 1-2, Hang Én
3. Khu vực xã Xuân Trạch Khe Chè, Hung Dạng
4. Khu vực xã Sơn Trạch Vực Trô, Hang E, Hung Lau
5. Khu vực xã Thượng Trạch Đại Cáo
6. Khu vực xã Tân Trạch U Bò 1, U Bò 2, U Bò 3
6. Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát.
VQG PNKB cần thành lập một nhóm cán bộ chịu trách nhiệm giám sát thảm
thực vật (gọi tắt là tổ giám sát). Tổ giám sát gồm 8 cán bộ khoa học thuộc Trung
tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ (TTKH&CH) của VQG PNKB và trạm

trưởng các trạm kiểm lâm quản lý các khu vực giám sát. Tổ giám sát do một tổ
trưởng đứng đầu. Tổ trưởng là cán bộ của TTKH&CH, chịu trách nhiệm chỉ đạo và
kiểm tra hoạt động của cả nhóm.
Tổ giám sát được chia thành 4 nhóm (gọi là Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3,
Nhóm 4). Mỗi nhóm phụ trách giám sát tại 2-3 khu vực. Mỗi nhóm gồm 2 cán bộ
khoa học thuộc TTKH&CH và các trạm trưởng trạm kiểm lâm của khu vực do
nhóm đó chịu trách nhiệm, nhóm cử ra một nhóm trưởng.
Đến chu kỳ giám sát, mỗi nhóm chủ động tiến hành các hoạt động điều tra
giám sát trong các khu vực được phân công. Nhóm trưởng có trách nhiệm đôn đốc
và theo dõi việc thực hiện hoạt động giám sát của nhóm mình. Cuối mỗi đợt điều
tra giám sát, nhóm trưởng thu lại tất cả các phiếu điều tra đã ghi các thông tin, số
liệu giám sát của nhóm mình; kiểm tra lại xem việc ghi phiếu đã đầy đủ và đúng
quy định chưa. Nếu chưa đúng, nhóm trưởng yêu cầu các nhóm viên bổ sung,
chỉnh sửa lại cho đúng; sau đó, nhóm trưởng đem nộp các Phiếu giám sát này cho
Tổ trưởng Tổ giám sát sinh học. Tổ trưởng có trách nhiệm bảo quản tất cả các
phiếu giám sát và nhập số liệu vào phần mềm vi tính để xử lý và xây dựng báo cáo.
Có thể sử dụng phần mềm MIST cho mục đích này hay có thể thiết kế phần mềm
khác đáp ứng yêu cầu lưu trữ, xử lý thông tin số liệu giám sát và kết xuất các báo
cáo khi cần thiết. Tổ trưởng cũng là người chịu trách nhiệm xây dựng các báo kết
quả giám sát nộp cho lãnh đạo VQG PNKB.



×