Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.74 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT LAO BẢO
(Đề thi có 4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Năm học: 2018 – 2019
Môn: Địa Lí
Thời gian làm bài: 45 phút;
Họ và tên:........................................ Lớp:.....................

Điểm

Câu
1
2
Đáp án
Câu
11
12
Đáp án
Câu
21
22
Đáp án
Câu
31
32
Đáp án

3


4

5

6

Mã đề 132

7

8

9

10

13

14

15

16

17

18

19


20

23

24

25

26

27

28

29

30

33

34

35

36

37

38


39

40

Câu 1. Nước
Việt Nam nằm ở
A. bán đảo Trung
Ấn, khu vực cận
nhiệt đới.
. rìa phía đông

B
bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 2. Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở
A. vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
B. trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
C. rìa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
D. vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
Câu 3. Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí?
A. 23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
B. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.
C. 23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ.
Câu 4. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có
cao nguyên đá vôi nào sau đây?
A. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Hà Giang.
B. Đồng Văn, Sín Chải, Sơn La, Hà Giang.
C. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

D. Tà Phình, Cao Bằng, Sơn La, Hà Giang.
Câu 5. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là nơi có
A. đồng bằng mở rộng; bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
B. địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh.
C. hướng Tây Bắc - Đông Nam, nhiều bề mặt sơn, cao nguyên, đồng bằng giữa núi.
D. đường bờ biển nhiều vịnh, đảo thuận lợi cho phát triển GTVT biển, du lịch, nghề cá.
Câu 6. Đất đai ở Đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, do
A. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
B. đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
C. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
D. các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 7. Miền núi nước ta có thuận lợi nào sau đây để phát triển du lịch?
A. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú.
B. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.
C. Có nguồn nhân lực dồi dào.
D. Giao thông thuận lợi.
Câu 8. So với các nước cùng một vĩ độ, nước ta có nhiều lợi thế hơn hẳn về
A. phát triển cây cà phê, cao su.
B. trồng được lúa, ngô khoai.
C. trồng được các loại nho, cam, ô liu, chà là như Tây Á.
D. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ quanh năm các loài cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
Trang 1/4 - Mã đề thi 132


Câu 9. Dãy Bạch Mã là
A. dãy núi làm ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
B. dãy núi bắt đầu của hệ núi Trường Sơn Nam.
C. dãy núi làm biên giới giữa Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. dãy núi ở cực Nam Trung Bộ, nằm chênh vênh giữa đồng bằng hẹp và đường bờ biển.
Câu 10. Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông rộng khoảng (triệu km2 )

A. 4,0
B. 2,0
C. 1,0
D. 3,0
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
Câu 12. Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Cho năng suất sinh vật cao
B. Có nhiều loài cây gỗ quý
C. Giàu tài nguyên động vật
D. Phân bố ở ven biển
Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động
A. gió mùa tây nam và tín phong.
B. gió mùa tây nam và dải hội tụ nhiệt đới.
C. gió tín phong và dải hội tụ.
D. gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc.
Câu 14. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta là
A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. rừng gió mùa thường xanh.
C. rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
D. rừng gió mùa nửa rụng lá.
Câu 15. Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn ĐB sông Hồng và ĐB sông
Cửu Long vì
A. lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
B. do địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
C. lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
D. mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.
Câu 16. Nhờ tiếp giáp với biển Đông nên nước ta có?

A. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt
B. Thiên nhiên xanh tốt giàu sức sống
C. Nền nhiệt độ cao nhiều ánh nắng
D. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật
Câu 17. Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
A. nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động gió mùa, giáp biển.
B. nằm trong vùng nội chí tuyến và giáp biển Đông.
C. giáp biển Đông và nằm trong vĩ độ từ 8 23”B- 23 23”B.
D. nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và giáp biển Đông.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nhiệt độ trung bình năm ở ĐB. Sông Cửu
Long là
A. trên 240C
B. trên 230C
C. dưới 200C
D. dưới 230C
Câu 19. Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì
A. có thềm lục địa thoai thoải kéo dài Sang tận Ma- lai- xi- a.
B. có những hệ núi cao ăn lan ra biển nên bờ biển khúc khuỷu.
C. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
D. không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 20. Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao từ 2.600m trở lên) không có đặc điểm
A. nhóm đất feralit chiếm ưu thế.
B. chủ yếu đất là đất mùn thô.
0
C. quanh năm nhiệt độ <15 C.
D. các loài thực vật ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam phát triển.
Câu 21. Ở nước ta mùa đông bớt lạnh, mùa hạ bớt nóng là do?
A. Địa hình 85% là núi thấp
B. Tiếp giáp với biển Đông
C. Nằm gần xích đạo, mưa nhiều

D. Chịu tác động thường xuyên của gió
mùa
Trang 2/4 - Mã đề thi 132


Câu 22. Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta là do
A. nước ta là nước nhiều đối núi.
B. nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
C. nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
D. nước ta nằm trong khu vực chịu tác động của gió mùa.
Câu 23. Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, thường xuyên hàng năm đe dọa gây hậu quả
nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là
A. cát bay , cát chảy
B. động đất
C. sạt lở bờ biển
D. bão
Câu 24. Nhận định nào đúng với miền Nam Trung Bộ và Nam bộ?
A. Địa hình: gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan.
B. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều hải cảng được che chắn bởi các đảo ven bờ.
C. Khí hậu: cận xích đạo gió mùa.
D. tất cả đều đúng.
Câu 25. Để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến việc
A. quản lí sử dụng vốn đất hợp lí.
B. áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất.
C. phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất.
D. sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất.
Câu 26. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có giới hạn độ cao
A. từ 900m-1000m lên đến 2600m
B. từ 600 - 700 m đến 2600m.
C. dưới 600 - 700m.

D. trên 2600m.
Câu 27. Với tình trạng biến đổi khí hậu dẫn tới mực nước biển dâng cao như hiện nay. Đồng
bằng nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nặng nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng Bắc TrungBộ.
C. Đồng bằng Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới
trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn.
B. Tuyên Quang.
C. Cao Bằng.
D. Hà Giang.
Câu 29. Nguyên nhân làm cho những năm gần đây, diện tích đất trống đồi trọc giảm mạnh là
A. phát triển thủy điện và thủy lợi.
B. toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng.
C. mở rộng các khu dân cư và đô thị .
D. khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt.
Câu 30. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 4-5 hãy cho biết Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh
(thành phố)?
A. Bình Thuận
B. Đà Nẵng
C. Khánh Hòa
D. Quãng Ninh
Câu 31. Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm đa dạng sinh vật ở nước ta là
A. sự biến đổi thất thường của khí hậu trái đất gây ra nhiều thiên tai.
B. săn bắt, buôn bán trái phép các động vật hoang dã.
C. ô nhiễm môi trường.
D. chiến tranh tàn phá các khu rừng, các hệ sinh thái.
Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt Thạch Khê thuộc tỉnh

A. Thanh Hóa
B. Nghệ An
C. Hà Tĩnh
D. Quảng Bình
Câu 33. Vùng biển Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, tàu thuyền, máy bay
nước ngoài được hoạt động tự do về hàng hải và hàng không theo Công ước biển của Liên
Hiệp Quốc năm 1982. Đó là
A. Lãnh hải
B. Tiếp giáp lãnh hải
C. Đặc quyền kinh tế
D. Thềm lục địa
Câu 34. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là vì
A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực Châu Á gió mùa.
C. lãnh thổ kéo dài nên thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.
D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
Câu 35. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu
A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
Trang 3/4 - Mã đề thi 132


C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.

D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

Câu 36. Địa hình nước ta nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp vì :
A. lãnh thổ được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.
B. lãnh thổ được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.
C. được hình thành cơ bản trong GĐ Cổ kiến tạo, trải qua thời kì dài yên tĩnh, sau đó được nâng

lên trong giai đoạn vận động tạo núi Anpi.
D. lãnh thổ trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini, Inđôxini, Kimêri, Anpi.
Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ trung bình
Nhiệt độ trung bình
tháng I (°C)
tháng VII (°C)
năm (°C)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8

TP. Hồ Chí Minh 25,8
27,1
27,1
Dựa vào bảng số liệu trên trả lời từ Câu 37 đến Câu 40:
Câu 37. *Biên độ nhiệt năm cao nhất ở địa điểm
A. Hà Nội.
B. Lạng Sơn.
C. Huế.
D. TP. Hồ Chí Minh
Câu 38. *Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng
A. tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. giảm dần từ Bắc vào Nam
C. tăng giảm không ổn định.
D. không tăng không giảm
Câu 39. *Nhiệt độ trung bình tháng I giữa Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh chênh nhau bao
nhiêu °C?
A. 11,5°C.
B. 12,5°C.
C. 13,5°C.
D. 14,5°C
Câu 40. *Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhiệt từ bắc vào nam là
A. Góc nhập xạ tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Miền bắc có mùa đông lạnh nên nhiệt độ hạ thấp nhiều hơn so với miền Nam.
C. Dãy núi Bạch Mã ngăn cản sự hoạt động của gió mùa đông Bắc đến với miền Nam.
D. Tất cả ý trên đúng

--------------------HẾT-------------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành
từ năm 2009 đến nay.

Trang 4/4 - Mã đề thi 132




×