Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 34: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.97 KB, 5 trang )

BÀI 34 - TIẾT 137+138
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ TÌM HIỂU CÁC LỖI CHÍNH TẢ
PHỔ BIẾN Ở YÊN BÁI VỀ CÁC DẤU THANH VÀ CÁC
VẦN CÓ CÁC NGUYÊN ÂM DỄ LẪN
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết được các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các vần có nguyên âm dễ lẫn:
uyên/uên, uyêt/uêt, ưi/ươi, eo/oeo.
- Hiểu được sự khác nhau giữa các dấu thanh: thanh hỏi và thanh nặng, thanh ngã
và thanh sắc.
2. Kĩ năng:
- Đọc và viết đúng các vần có các nguyên âm dễ lẫn.
- Đọc và viết đúng các dấu thanh dễ lẫn.
3. Thái độ:
- Có ý thức viết đúng chính tả các vần: uyên , uyêt, ưi, ươi, eo, oeo; các dấu thanh
dễ lẫn: thanh hỏi và thanh nặng, thanh ngã và thanh sắc.
- Góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua việc viết đúng chính tả.
II. Phương tiện hỗ trợ học tập:
- Tài liệu tham khảo:
Từ điển chính tả tiếng Việt (Những từ dễ viết sai) - Như ý, Thanh Kim, Việt Hùng NXBGD, 1995.
- Thiết bị / đồ dùng dạy học:
- giấy Ao, bút dạ hoặc bảng phụ.
III. Cách tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Đọc đúng các vần có các nguyên âm dễ lẫn, đọc đúng các dấu thanh dễ lẫn (8
phút).


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS



+ Đưa các từ ngữ có
các vần có các nguyên âm
dễ lẫn: uyên/ uên, uyêt/
uêt, ưi/ ươi, eo/ oeo lên
bảng phụ, hoặc giấy Ao.

1. Hệ thống bài tập luyện đọc đúng các vần có các
nguyên âm dễ lẫn, các dấu thanh dễ lẫn:

+ Đưa các từ có các dấu
thanh dễ lẫn lên bảng
phụ, hoặc giấy Ao.
+ Đọc các từ ngữ.

a. Đọc các từ ngữ dưới đây và chú ý phát âm đúng các
vần: uyên, uyêt.
- quyên góp, huyền diệu, thuyền quyên, tiền
tuyến, luyên thuyên, xao xuyến, lưu luyến, gia quyến,
huyên náo....
- tâm huyết, tiểu thuyết, điểm huyệt, quỷ quyệt,
tuyệt bút....

+ Phát hiện cách đọc khác b. Đọc các từ ngữ dưới đây và chú ý phát âm đúng các
nhau giữa các vần và các vần: ưi/ươi; eo/oeo
dấu thanh.
- rác rưởi, tức tưởi, khung cửi, chửi mắng, gửi
thư, buồn rười rượi, lò sưởi, tươi sáng, ngửi mùi
thơm...
- ngoằn ngoèo, nghèo đói, lẻo khoẻo, bèo nhèo,

khòng khoeo, cheo leo, ngoẹo đầu ngoẹo cổ, chim chèo
bẻo....
c. Đọc và phân biệt rõ thanh hỏi, thanh nặng; thanh
ngã, thanh sắc trong các từ ngữ sau:
- bão tố, muỗi đốt, ngã dúi ngã dụi, mẫu giáo,
bác sĩ, hũ muối, quá ngưỡng, bị ngã, não nùng, kĩ
càng, mĩ thuật...
- ảo tưởng, kỉ luật, khởi xướng, lảng vảng, mảnh
khảnh, ngả nghiêng, uyển chuyển, sảng khoái, nhởn
nhơ, qủy quyệt...
HĐ 2: Làm các bài tập chính tả (20 phút).
Hoạt động của GV
+ Giao bài tập cho HS :

Hoạt động của HS
2. Hệ thống bài tập luyện viết đúng các vần


+ HS đọc kĩ yêu cầu của bài tập.

có các nguyên âm dễ lẫn, các dấu thanh dễ
+ Thảo luận nhóm, làm các bài lẫn:
tập chính tả.
Bài tập 1. Điền các vần và các dấu thanh phù
hợp vào chỗ trống trong các từ ngữ sau:
+ Đại diện nhóm trình bày kết
quả bài tập và phân biệt sự khác
- ch...... gia. bóng ch......, ch...... nhà,
nhau trong cách viết các vần
ch....... tàu, kể ch......., tính hay q......., q......

sách, h....... thoại, h....... náo, ng....... vọng,
và các dấu thanh dễ lẫn.
q....... lực, th...... trưởng, t....... chọn, thường
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung.
x........,
+ GV nhận xét, bổ sung, kết luận
- h....... quản, sào h........, q...... chí, kiểm
(đưa đáp án đúng).
d........, ng...... thực, xảo q........, th....... trình,
băng t......, t....... vọng, th....... minh, cự t......,
truyền th......., t..... chủng.
- đông như mắc c......., g..... gắm, ch......
đổng, l...... biếng, đám c......, s...... nắng, tươi
c......,
- kh........ chân, ngòng ng......., l.... khà
l....... kh....... , kh....... buồng cau, kh...... chân
nhau.
Bài tập 2. Điền dấu thanh phù hợp vào
những tiếng được gạch chân trong các từ
ngữ sau:
- mệt ba người, miên cưỡng, bao táp, bụ
bâm, mắc bây, be mặt, phá binh, lõm bom, bỗ
ba, sợ hai, tranh cai, dây chao, dong dạc.
- rau cai, giò cha, lòng chao, gàn dơ,
trao đôi, đủng đinh, quái gơ, nghi phép, rao
bước, lang tránh, lưa cháy, học lom, tiêu
thuyết, ma quy.

Đáp án:



Bài tập 1. - chuyên gia. bóng chuyền, chuyển nhà, chuyến tàu, kể chuyện, tính hay
quên, quyển sách, huyền thoại, huyên náo, nguyện vọng, quyền lực, thuyền trưởng, tuyển
chọn, thường xuyên.
- huyết quản, sào huyệt, quyết chí, kiểm duyệt, nguyệt thực, xảo quyệt, thuyết trình,
băng tuyết, tuyệt vọng, thuyết minh, cự tuyệt, truyền thuyết, tuyệt chủng.
- đông như mắc cửi, gửi gắm, chửi đổng, lười biếng, đám cưới, sưởi nắng, tươi
cười.
- khoeo chân, ngòng ngoèo, lèo khà lèo khoèo , khoèo buồng cau, khoèo chân
nhau.
Bài tập 2.
- mệt bã người, miễn cưỡng, bão táp, bụ bẫm, mắc bẫy, bẽ mặt, phá bĩnh, lõm bõm,
bỗ bã, sợ hãi, tranh cãi, dây chão, dõng dạc.
- rau cải, giò chả, lòng chảo, gàn dở, trao đổi, đủng đỉnh, quái gở, nghỉ phép, rảo
bước, lảng tránh, lửa cháy, học lỏm, tiểu thuyết, ma quỷ.
HĐ 3: Viết đoạn văn có sử dụng các từ láy hoặc từ ghép mà HS tìm được ở hoạt
động 2 (12 phút).
* Cách tiến hành:
- Bước 1 : HS lựa chọn chủ đề.
- Bước 2 : HS viết đoạn văn.
+ Biết sử dụng các từ có các vần chứa nguyên âm dễ lẫn.
+ Biết liên kết về nội dung và hình thức trong đoạn văn.
- Bước 3 : HS trình bày kết quả.
- Bước 4 : GV kiểm tra.
HĐ 4: Ghi vào sổ tay chính tả (5 phút).
Hoạt động của GV
- Hướng dẫn HS sưu tầm các từ ngữ
chứa các vần có các nguyên âm dễ
lẫn.


Hoạt động của HS
- Sưu tầm các từ ngữ và sắp xếp theo trình
tự nhất định:
+ Theo A, B, C,
+ Theo chủ đề...


HĐ 5. Câu hỏi đánh giá và bài tập:
Bài tập 1. Gạch chân những tiếng viết sai vần và viết lại cho đúng:
- chuên cần, chuên quền, cái thuền, băng chuền, truện cổ tích, duên dáng, kỉ nguên,
quển vở, cầm quền, mãn nguyện, tuển sinh, tuyến giáp.
- lưu huết, huyết tộc, huết áp, khuết danh, thuết giáo, thuết luân hồi, tuyết sương,
trượt tuết, tuệt hảo, đoạn tuyệt, tứ tuệt.
- con đười ưi, mắc cưởi, gưởi gắm, mũi bị đau không ngưởi được, rũ rựi, cữi đầu
cữi cổ, lười biếng, khung cưởi.
- ngoằn ngèo, lèo tèo, ngoắt ngéo, ngoặt ngẹo, ngéo tay, ngẹo đầu, chân tay bị
khèo.
Đáp án:- chuyên cần, chuyên quyền, cái thuyền, băng chuyền, truyện cổ tích, duyên
dáng, kỉ nguyên, quyển vở, cầm quyền, mãn nguyện, tuyển sinh, tuyến giáp.
- lưu huyết, huyết tộc, huyết áp, khuyết danh, thuyết giáo, thuyết luân hồi, tuyết
sương, trượt tuyết, tuyệt hảo, đoạn tuyệt, tứ tuyệt.
- con đười ươi, mắc cửi, gửi gắm, mũi bị đau không ngửi được, rũ rựơi, cưỡi đầu
cưỡi cổ, lười biếng, khung cửi.
- ngoằn ngoèo, lèo tèo, ngoắt ngoéo, ngoặt ngoẹo, ngoéo tay, ngoẹo đầu, chân tay
bị khoèo.
Bài tập 2. Viết một bài văn ngắn khoảng 20 dòng, sử dụng những từ ngữ chứa các vần có
các nguyên âm dễ lẫn (chủ đề tự chọn).
HDD6 - Hướng dẫn học bài:
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.

Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................
.............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................



×