Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng nhân dân xã trưng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229 KB, 50 trang )

A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu về vốn là nhu cầu không thể thiếu đối với mọi hoạt động kinh tế.
Ngân hàng cũng như các quỹ tín dụng, công ty tài chính là chiếc cầu nối giữa
người thừa vốn và người thiếu vốn thông qua các hoạt động huy động và cho
vay. Mục đích chính của các hoạt động ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro. Vì vậy để đạt được những mục tiêu ngân hàng luôn thực hiện
đa dạng hoá các hình thức hoạt động kinh doanh nhằm góp phần vào việc tăng
thu nhận cho ngân hàng. Trong đó hoạt động cho vay ngắn hạn là một trong
những hình thức mà quỹ tín dụng áp dụng để giải quyết đầu ra cho mình, bên
cạnh đó còn thực hiện chủ trương kích cầu nền kinh tế cho ngân hàng và chính
phủ đề ra.
Trong nền kinh tế hiện nay, đời sống của người dân ngày càng cao nên xu
hướng đi vay để sản xuất kinh doanh, đầu tư ngày càng nhiều, hình thức cho vay
sản suất kinh doanh trở nên có triển vọng. Làm thế nào để thực hiện nghiệp vụ
này tốt, hơn nữa đem lại hiệu quả tối đa làm tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh
doanh của Quỹ tín dụng cũng như ngân hàng là câu hỏi mà bao lâu nay các nhà
tín dụng luôn đặt ra. Phú Thọ là một tỉnh có lịch sử phát triển lâu đời về nông
nghiệp trồng lúa và đời sống của người nông dân thường gặp rất nhiều khó khăn,
thiếu vốn để sản xuất và chi phí sản xuất cao nhưng chu kỳ thu hoạch lại chậm
nên phải đi vay vốn để bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt phục vụ cho sản xuất kinh
doanh. Thông thường lãi suất cho vay bên ngoài rất cao do vậy người dân vay
vốn từ Quỹ tín dụng sẽ có lợi hơn nhiều, giảm được chi phí cho quá trình sản
xuất kinh doanh. Mặt khác do trình độ dân trí của người dân chưa cao và các
ngân hàng thương mại lớn không mặn mà với các món vay nhỏ nên việc giao
dịch với các ngân hàng lớn gặp nhiều khó khăn.Vì vậy các tổ chức tín dụng
trong đó có Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương là sự lựa chọn của người
dân trên địa bàn bởi thủ tục đơn giản và sẵn sàng đáp ứng các món vay nhỏ. Qua
thời gian thực tập và tìm hiểu tại quỹ tín dụng em nhận thấy rằng hoạt động tín
1




dụng rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng cũng như tại quỹ tín
dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn, cùng với mong
muốn sử dụng kiến thức đã được học cũng như từ thực tiễn thực tập tại quỹ tín
dụng, em đã lựa chọn và triển khai nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động cho
vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương” nhằm mở rộng
hiểu biết thông qua quá trình thực tập tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng
Vương.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về diễn giải chi tiết về quy trình, nghiệp vụ cho vay ngắn hạn tại
QTDND xã Trưng Vương. Thu thập các hồ sơ, chứng từ (mẫu biểu) sử dụng
trong hoạt động cho vay ngắn hạn, phản ánh và đánh giá hoạt động cho vay
ngắn hạn tại QTDND xã Trưng Vương, từ đó thấy được những kết quả đạt được
cũng như những hạn chế còn tồn tại, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân Xã Trưng Vương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ, các hồ sơ, chứng từ sử dụng trong hoạt
động cho vay ngắn hạn.
- Diễn giải chi tiết quy trình nghiệp vụ cho vay ngắn hạn.
- Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân
dân Xã Trưng Vương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay
ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân Xã Trưng Vương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng, cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng
Vương, Việt Trì, Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2


- Về nội dung: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng
nhân dân xã Trưng Vương.
- Về không gian: Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương.
- Về thời gian: Từ năm 2015 – 2017.
Nghiên cứu trên phạm vi Quỹ tín dụng Nhân dân xã Trưng Vương thuộc
địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu.
Thu thập thông tin thứ cấp qua các văn bản, báo cáo của ngân hàng về các
quy định trong vay, về quy trình nghiệp vụ cho vay, và về tình hình cho vay
ngắn hạn của QTDND xã Trưng Vương trong giai đoạn 2015-2017. Ngoài ra để
thực hiện được đề tài em còn tham khảo từ các nguồn sách giáo trình, các báo
cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp,….
4.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu.
Số liệu sau khi thu thập được lọc và loại bỏ các dữ liệu không cần thiết,
chọn lọc các dữ liệu đưa vào phần mềm excel trên máy tính để tiến hành so
sánh, phân tích.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phân tích, tổng hợp để thấy được tổng quan tình hình hoạt động cho vay
ngắn hạn của QTD.
- Phương pháp so sánh sự biến động của số liệu qua các năm.
• So sánh số tuyệt đối cho thấy sự biến động của số liệu qua các năm.
• So sánh số tương đối để tính tốc độ phát triển các chỉ tiêu năm sau
so với năm trước.
- Phương pháp đánh giá thông qua các tỷ số để đánh giá hiệu quả hoạt động
cho vay ngắn hạn của QTD.


3


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN XÃ TRƯNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TÌNH PHÚ THỌ

1.1.Khái quát về quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương
Từ các quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ và của thống đốc Ngân Hàng,
nhà nước Việt Nam quyết định thành lập hệ thống QTDND hoạt động trên địa
bàn nông thôn và các thành thị. Hoạt động trong sự điều chỉnh của luật hợp tác
xã và luật các tổ chức tín dụng với tinh thần khắc phục chấn chỉnh hoạt động
dưới sự giám sát của NHNN.
Được sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cùng các ban
ngành trong xã và được sự đồng ý chấp thuận của Ngân Hàng nhà nước chi
nhánh tỉnh Phú Thọ, quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương được thành lập và
khai trương hoạt động từ tháng 9 năm 1995.
Với số vốn điều lệ ban đầu chỉ có 20,7 tỷ
Số thành viên tham gia quỹ là 42 thành viên
Cơ sở vật chất không có gì, nhà làm việc phải mượn của UBND xã Trưng
Vương với diện tích 24m2.
Nhưng với sự bền bỉ và kiên trì củ HĐQT ban điều hành, ban kiểm soát và
nhân viên trong quỹ đã từng bước tạo niềm tin trong nhân dân xã Trưng Vương
và thành viên trong xã.
Hiện QTDND xã Trưng Vương đã xây dựng được trụ sở làm việc rất khang
trang với diện tích 120m2 sử dụng, có cả kho để tiền được xây dựng kiên cố
theo tiêu chuẩn của NHNN, công cụ lao động đã được mua sắm đầy đủ để hoạt
động đã có máy vi tính được sử dụng trong giao dịch hàng ngày.
Từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn vất vả được sự quan tâm

giúp đỡ của NHNN nhất là quản lý đã chỉ bảo tận tình. QTDND xã Trưng
Vương đã không ngừng củng cố và chấn chỉnh theo chỉ thị 57 của bộ chính trị
và chỉ thị 04 và 08 của NHNN tỉnh Phú Thọ về công tác tín dụng. Đến nay xã
Trưng Vương đã Khẳng định vị trí của mình trong hoạt động kinh doanh có hiệu
quả và vững bước đi lên.

4


Hiện nay QTD được NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ cho phép hoạt động trên
địa bàn 2 xã: xã Trưng Vương ( 14 khu dân cư) và xã Sông Lô ( 8 khu dân cư)
Tổng diện tích tự nhiên của 2 xã Trưng Vương và Sông Lô là 970 ha
Tổng số khu: 22 khu, tính đến thời điểm 31/12/2017
Tổng số hộ: 3.886 hộ, trong đó Trưng Vương chiếm 2.747 hộ, Sông Lô
chiếm 1.139 hộ
Tổng số nhân khẩu 13.790 trong đó xã Trưng Vương 8.767 khẩu, xã Sông
Lô 5.023 khẩu:
Tổng số hộ nghèo : 47 hộ , Sông Lô 16 hộ chiếm 1,4 % tổng số hộ
Bình quân đầu người/năm: Trưng Vương 29,48 trđ/người/năm
Sông Lô 26,4trđ/người/năm.
1.2.Các nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng
Vương
1.2.1.Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
hoạt động, vì vậy QTDND xã Trưng Vương luôn tích cực mở rộng các
hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên
Một số loại nguồn vốn huy động như:
a.Phân loại theo bản chất thời vụ
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm
b. Phân loại theo bản chất nghiệp vụ
- Tiền gửi khách hàng là cá nhân
- Tiền gửi khách hàng là tổ chức kinh tế
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
c. Căn cứ theo thời gian huy động
- Huy động ngắn hạn
5


- Huy động trung và dài hạn.
1.2.2.Hoạt động cho vay
Cũng như tương tự các NHTM, QTDND xã Trưng Vương tiến hành các hoạt
động cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay có đảm bảo bằng tài sản và
cho vay không có đảm bảo bằng tài sản
1.2.3.Hoạt động thanh toán
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành viên, thì QTDND xã Trưng
Vương có trình độ phát triển, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
có thể cung cấp dịch vụ thanh toán
1.2.4. Hoạt động khác
Ngoài các hoạt động trên, QTDND xã Trưng Vương còn được nhận ủy thác,làm
đại lý trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ, thực hiện các hoạt động khác tùy theo
trình độ phát triển và năng lực quản lý khi được NHNN cấp phép hoạt động.
1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố nhân lực trong hoạt động quỹ tín
dụng nhân dân xã Trưng Vương đặc biết chú trọng về công tác tổ chức cán bộ,
trong năm 2017 đã cử 02 cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ
QTDND để đáp ứng yêu cầu công việc.
Hiện tại quỹ có 11 cán bộ, trong đó: 10 cán bộ làm việc trực tiếp, 01 cán bộ

làm việc bán chuyên trách
Chuyên môn: trình độ đại học 8 người chiếm 72,7 %, trung cấp 03 người
chiếm 27,3 %
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 01 cán bộ
Có 11/11 cán bộ đã qua khóa đào tạo nghiệp vụ theo quy định của Ngân Hàng
Nhà Nước. Cụ thể như sau
HĐQT gồm 04 người
Ban kiểm soát gồm 03 người
Ban điều hành gồm 04 người
Các cán bộ đang công tác tại QTDND xã Trưng Vương đều có sức khỏe tốt,
có tâm huyết với vô hình hoạt động QTDND có ý thức và kỷ luật tốt, hăng say
6


trong công việc. Trong những năm qua quỹ đã tạo điều kiện cho những cán bộ
làm việc tại quỹ được đi học các lớp nghiệp vụ về QTDND do học viện Ngân
Hàn nhà nước đào tạo.
Với đội ngũ nhân viên được trang bị kiến thức nghiệp vụ chuyên môn tận tâm
với nghề nghiệp là một lợi thế rất lớn của quỹ trong việc hội nhập và phát triển
từng bước đi lên vững chắc trong khu vực và hệ thống QTD.
Bộ máy tổ chức và làm việc của QTDND xã Trưng Vương được thể hiện như
sau:

Đại hội thành viên
Chủ tịch HĐND

HĐQT - QTDND

Ban kiểm soát


Giám đốc điều hành

Tín dụng
Kế toán
Thủ Quỹ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương.
( Nguồn: Qũy tín dụng nhân dân xã Trưng Vương)

7


1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
* Đối với đại hội thành viên
Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất về tổ chức hoạt động của
QTDND, Đại hội thành viên có thể triệu tập họp thường xuyên hoặc đột suất tất
cả các thành viên hoặc đại biểu thành viên theo quy định của điều lệ QTDND xã
Trưng Vương hoặc của NHNN. Đại hội quyết định những vấn đề sau
- Thông qua điều lệ của QTDND
- Thông qua quy chế hoạt động và làm việc của HĐQT BKS ban điều
hành QTDND
- Nghị quyết thông qua các báo cáo tài chính của năm. Phương án hoạt
động kinh doanh của quỹ. Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới
trong năm và khai trừ các tahfnh viên kém phẩm chất
- Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, sửa đổi bổ xung điều lệ QTDND
- Quyết định bầu hội đồng quản trị, BKS, bầu bổ xung hoặc bãi miễn
hội đồng quản trị hoặc các thành viên khác của HĐQT và ban kiểm soát
* Đối với hội đồng quản trị của quỹ tín dụng
HĐQT quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương có 5 thành viên, các thành viên
hội đồng quản trị được Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo phương pháp bỏ
phiếu kín có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của đại hội thành viên
- Quyết định những vấn đề về tổ chức của quỹ tín dụng.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng quyết định số
lao động và các bộ phận chuyên môn của quỹ tín dụng
- Triệu tập đại hội thường niên và chuẩn bị chương trình của đại hội thường niên
và thành viên.
- Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ
của quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương
* Đối với Chủ tịch hội đồng quản trị
- Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện của quỹ tín dụng nhân dân trước
pháp luật
- Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nghiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của
hội đồng quản trị và chủ trì các cuộc họp của HĐQT
- Chủ tịch hội đồng quản trị còn chủ trì duyệt các món vay thuộc thẩm quyền
của HĐQT
* Đối với Gíam đốc quỹ tín dụng nhân dân
8


- Gíam đốc là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của quỹ tín dụng
nhân dân theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao
- Chuẩn bị báo cáo kết quả hoạt động trong năm, báo cáo quyết toán năm dự
kiến phân phối lợi nhuận, xây dựng phương án hoạt động kinh doanh năm sau
- Thực hiện các quy định khác của NHNN và pháp luật quy định
* Đối với phó giám đốc quỹ tín dụng nhân dân
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc lãnh đạo bộ máy điều hành,phó
giám đốc có các quyền và nhiệm vụ do giám đốc ủy quyền theo quy định về tổ
chức và hoạt động của HĐQT
* Đối với ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân
- Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương gồm 3 thành viên

01 kiểm soát trưởng chuyên trách, 02 kiểm soát viên được đại hội thành viên
bầu trực tiếp
- Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau: kiểm tra giám sát mọi hoạt động
hàng ngày của quỹ tín dụng theo đúng luật pháp và điều lệ của quỹ tín dụng
nhân dân xã Trưng Vương, thông báo cho HĐQT, báo cáo Đại hội thành viên và
NHNN về kết quả kiểm soát và yêu cầu kiến nghị khắc phục những yếu kém
trong hoạt động của quỹ tín dụng
- Tham dự các cuộc họp củA HĐQT, được phát biểu ý kiến trong các cuộc họp
nhưng không được tham gia biếu quyết.

1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
của quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương 2015 - 2017
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm
2015

Năm
2016

So sánh
2016/2015

Năm
2017

±
Doanh Thu


5.162,5 6.141,544

6.805,68
9

So sánh
2017/2016
%

±

979,044 18,96 664,136

%
10,81


Chi Phí
Lợi nhuận
trước thuế
Lợi nhuận
sau thuế

4570

5503

6.137


933 20,42

592,5

638,554

668,68

46,044

474

530

555

56

634

11,52

7,77

30,136

4,72

11,8


25

4,72

( Nguồn: Qũy tín dụng nhân dân xã Trưng Vương)
- Doanh thu: Ta thấy doanh thu năm 2016 tăng lên đáng kể so với năm 2015,
tăng 979,044 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 18,96%, doanh thu năm 2017 lại tiếp
tục tăng so với năm 2016, tăng từ 6.141,544 triệu đồng lên 6.805,68 triệu đồng,
tức là tăng 664,136 triệu đồng, tương ứng 10,81%, đạt được kết quả này là do
quỹ tín dụng đã tích cực trong việc thu hồi nợ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động, đem lại nguồn thu nhập cho quỹ tín dụng.
- Chi phí: Nguồn vốn huy động năm 2016 tăng lên so với năm 2015 ( 67.323
triệu đồng so với 51.372 triệu đồng) làm cho tổng chi phí của quỹ tín dụng cũng
tăng lên so với năm 2015, tăng 933 triệu đồng với tỷ lệ tăng 20,42%.
Tổng chi phí năm 2017 rất cao, tăng tương đối nhiều so với năm 2016, tăng 634
triệu đồng với tỷ lệ 11,52%. Năm 2017 chi phí trả cho vốn huy động tăng lên
( 3.945,788 triệu đồng so với năm 2016 là 3.347,022 triệu đồng) do vốn huy
động tăng cao ( 78.619 triệu đồng so với năm 2016 là 67.323 triệu đồng). Ngoài
ra năm 2017 là năm mà chi phí tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên và chi
phí hoạt động, đầu tư mua sắm cũng tăng lên nhiều so với năm 2016.
- Lợi nhuận: Năm 2016 lợi nhuận sau thế của quỹ tín dụng đạt được là 530 triệu
đồng, tăng 56 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng là 11,8%. Năm 2017
lợi nhuận sau thế của quỹ tín dụng là 555 triệu đồng, tăng 25 triệu đồng so với
năm 2016, với tỷ lệ tăng là 4,72%.
Năm 2016 lợi nhuận ròng của quỹ tín dụng tăng đáng kể so với năm 2015

10


( tăng 11,8%), điều đó cho thấy sự phát triển, hoạt động kinh doanh của quỹ tín

dụng ngày càng có hiệu quả, trong hoạt động tín dụng cũng như trong việc kinh
doanh các sản phẩm, dịch vụ của quỹ tín dụng. Trong đó hoạt động tín dụng là
hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho quỹ tín dụng. Tuy nhiên việc kinh doanh
các sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động thanh toán, huy động vốn là yếu tố để để
khách hàng biết đến quỹ tín dụng nhiều hơn. Năm 2016 chi phí tăng, doanh thu
tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu tăng cao hơn tốc độ tăng của chi phí,
phần tăng lên của thu nhập đã bù đắp sự gia tăng của chi phí. Từ đó làm cho lợi
nhuận ròng năm 2016 tăng lên so với năm 2015.
Năm 2017 ta thấy lợi nhuận ròng của ngân hàng vẫn tăng lên so với năm
2016 nhưng tốc độ tăng chậm lại, với tốc độ tăng chỉ là 4,72%. Điều này là do ở
năm ở năm 2017 tốc độ tăng của chi phí ( 11,52%) cao hơn tốc độ tăng của
doanh thu.
Nhìn chung lợi nhuận của quỹ tín dụng có xu hướng tăng dần từ năm 2015
đến năm 2017, là do doanh thu qua 3 năm tăng nhiều hơn so với sự gia tăng của
chi phí, tuy nhiên sự ra tăng này là không đáng kể.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI QUỸ TÍN DỤNG
NHÂN DÂN XÃ TRƯNG VƯƠNG TP. VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng nhân dân Xã
Trưng Vương.
2.1.1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn.
Khách hàng

(6)

(1)

Cán bộ tín dụng

(2)

Trưởng phòng

Kho quỹ
(5)

11
(3)

Phòng kế toán
(4)

Giám đốc


Sơ đồ 2.1:Quy trình cho vay trực tiếp
2.1.2. Hồ sơ, chứng từ liên quan
Hồ sơ, chứng từ cho nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bao gồm :
1. Giấy đề nghị vay vốn ( Phụ lục 01 )
2. Dự án xin vay vốn tại Quỹ tín dụng Nhân dân xã Trưng Vương
( Phụ lục 02 )
3. Biên bản định giá tài sản đảm bảo ( Phụ lục 03 )
4. Báo cáo thẩm định và đề nghị duyệt cho thành viên vay vốn (Phụ lục 04 )
5. Biên bản HĐQT xét duyệt cho thành viên vay vốn ( Phụ lục 05 )
6. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
( Phụ lục 06 )
7. Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
( Phụ lục 07 )
8. Hợp đồng tín dụng ( Phụ lục 08 )

9. Giấy nhận nợ ( Phụ lục 09 )
2.1.3. Diễn giải chi tiết nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của Quỹ tín dụng.
Giải thích sơ đồ 2.1 quy trình cho vay ngắn hạn của Quỹ Tín Dụng:
- Bước 1 : Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có
nhu cầu vay vốn, có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
Hồ sơ vay vốn bao gồm : Giấy đề nghị vay vốn ( Phụ lục 01 ), Dự án xin
vay vốn tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương ( Phụ lục 02 )
- Bước 2 : Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra
12


tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng
lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm
định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến và báo cáo
thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
Hồ sơ thẩm định gồm có: Biên bản định giá tài sản đảm bảo ( Phụ lục 03),
Báo cáo hẩm định và đề nghị duyệt cho thành viên vay vốn. ( Phụ lục 04 )
- Bước 3 : Giám đốc Qũy tín dụng nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định,
tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc
không cho vay.
Biên bản xét duyệt bao gồm : Biên bản HĐQT xét duyệt cho thành viên
vay vốn ( Phụ lục 05 )
- Bước 4a : Nếu cho vay thì quỹ tín dụng nơi cho vay cùng khách hàng lập
hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có
đảm bảo bằng tài sản)
Hợp đồng tín dụng bao gồm : Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất ( Phụ lục 06 ), Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp
Quyền sử dụng đấtm tài sản gắn liền với đất ( Phụ lục 07 ), Hợp đồng tín
dụng ( Phụ lục 08 )

- Bước 4b :Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
- Bước 5 : (4,5,6) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được
chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán.
Chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng (nếu cho vay bằng tiền mặt).
Hồ sơ cho vay gồm : Giấy nhận nợ ( Phụ lục 09 )
2.1.4. Thực trạng cho vay ngắn hạn tại quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng
Vương.
Trong các tổ chức tín dụng, việc huy động vốn để đảm bảo nguồn vốn cho
vay của đơn vị là rất khó khăn nhưng để sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả
13


nhất cho đơn vị lại càng khó khăn hơn. Tình hình huy động vốn tại QTD xã
Trưng Vương trong những năm vừa qua là cao, thu hút được nhiều nguồn vốn
nhàn rỗi trong nhân dân thông qua nhiều hình thức huy động nó giúp cho việc
điều hòa lượng tiền lớn trong lưu thông ở nông thôn ngày càng tốt hơn.
Hoạt động cho vay là hoạt động rất quan trọng của bất kỳ một ngân hàng
thương mại nói chung và Quỹ tín dụng Nhân dân nói riêng. Sự chuyển hóa từ
vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả với bản thân
của Quỹ tín dụng. Bởi vì , nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu từ đó
hoàn trả tiền gửi cho khách hàng bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được
lợi nhuận cho Quỹ tín dụng. Tuy nhiên họat động cho vay là hoạt động mang rủi
ro rất lớn vì vậy các nhà quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ thì mới có thể
ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Mặt khác, tình hình cho vay ngắn hạn tại Quỹ
tín dụng nhân dân xã Trưng Vương cũng có những thay đổi đáng kể trong 3 năm
từ năm 2015 – 2017, cụ thể như sau :

Bảng 2.1: Tình hình cho vay ngắn hạn của Quỹ tín dụng xã Trưng Vương
ĐVT: Triệu đồng


Khoản mục

Năm

Năm

Năm

Chênh lệch

Chênh lêch

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

Tuyệt đối
Doanh số cho
vay NH

32.519,7

30.443,5


25.050

14

(2076,2)

Tương đối
Tương đối
Tuyệt đối
(%)
(%)
(6,38)

(5.393,5)

(17,72)


Doanh số thu nợ
NH

29.519,7

29.756,1

23.125,7

236,4


0,8

(6.630,4)

(22,8)

Dư nợ NH

21.158,3

21.845,7

23.770

687,4

3,25

1.924,3

8,8

Nợ quá hạn

53

67

79


14

26,42

12

17,9

Tổng dư nợ

29.853,7

34.533

38.454

4.679,3

15,7

3.921

11,35

71%

63%

62%


Dư nợ NH/
Tổng dư nợ (%)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương năm 2015, 2016, 2017)

Từ bảng 2.1 ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn
hạn có sự giảm sút đáng kể qua các năm 2015 – 2017, điều này cho thấy Quỹ tín
dụng đang có chiều hướng nhắm vào thị phần cho vay trung hạn thay vì tập
trung vào cho vay ngắn hạn như trước đây. Đây có thể coi là một bước chuyển
mình trong công tác hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng
Vương, tập trung nguồn cho vay vào thành phần các doanh nghiệp trong địa bàn
nhằm mục đích hưởng lợi nhuận cao hơn.
Năm 2015, doanh số cho vay của Quỹ đạt 32519,7 triệu đồng. sang năm
2016 doanh số giảm 2076,2 triệu đồng còn 30.443,5 triệu đồng. Đến năm 2017,
doanh số tiếp tục giảm đậm khi chỉ còn 25.050 triệu đồng, giảm 17,72% so với
năm 2016 cho thấy việc Quỹ tín dụng đang tập trung về mảng cho vay tín dụng
trung hạn nhiều hơn so với ngắn hạn.
Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu
nợ, nhưng đang có chiều hướng biến động qua các năm. Năm 2015 doanh số thu
nợ ngắn hạn chiếm 74.557% chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số thu nợ, năm
2016 tỷ trọng này giảm còn 59.95% giữ ở mức trên 1 nửa trên tông doanh số thu
nợ. Đến năm 2017 tỷ số giảm xuống còn 23125,7 triệu đồng chỉ còn chiếm
43.18%. Điều này chứng tỏ Quỹ tín dụng không còn cho vay ngắn hạn là chủ
yếu.
Phần lớn hoạt động cho vay của QTD là cho vay ngắn hạn, do Phú Thọ là
tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhưng phần lớn là những ngành nghể có
15


chu kỳ sử dụng vốn ngắn như trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi…nên cho vay ngắn

hạn chiếm vị trí chủ lực. Tuy nhiên dư nợ trung hạn cũng có chiều hướng tăng
qua các năm và dần vượt qua ngắn hạn, điều này cho thấy mục tiêu của QTD đã
được thực hiện đúng như định hướng đã đặt ra. Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ
ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trên tổng dư nợ hàng năm nhưng giảm dần
do sự vươn lên của trung hạn. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay
ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng giảm dần trên tổng doanh số cho vay.
Năm 2015, dư nợ ngắn hạn là 21158.3 triệu đồng, năm 2016 đạt 21.8745,7
triệu đồng, tăng 687,4 triệu đồng, tương ứng tăng với tỷ lệ tăng 3,25%. Đến năm
2017, mức dư nợ là 23770 triệu đồng, tăng 1924,3 triệu đồng, tốc độ tăng tăng
8,8%. Trong 3 năm từ 2015 - 2017 doanh số dư nợ tại QTD tăng liên tục nguyên
nhân là do cuối năm 2016 và 2017, một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay
trung hạn, cùng lúc đó, QTD đẩy mạnh công tác tiếp thị, giúp cho khách hàng
thuận tiện cho việc đi vay. Song song đó do các thành phần kinh tế kinh doanh
có hiệu quả, mở rộng thêm quy mô đầu tư, kéo theo nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì
vậy mà dư nợ cho vay của QTD ngày càng tăng.
Tổng dư nợ của Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương trong 3 năm 2015
– 2017 tăng khá ổn. Năm 2015 đạt 29.853,7 triệu đồng, năm 2016 tăng 4679
triệu đồng tăng 15,7% so với năm 2015. Năm 2017 tổng dư nợ cũng tăng thêm
3921 triệu đồng để đạt 38454 triệu đồng tăng 11,35% so với năm 2016.
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ trong 3 năm của Quỹ tín dụng nhân
dân xã Trưng Vương luôn đạt trên 60%. Năm 2015, tỷ lệ đạt 71%. Sang năm
2016 tỷ lệ giảm còn 63% và năm 2017 là 62%. Chúng ta thấy mặc dù dư nợ
ngắn hạn và tổng dư nợ đều tăng trong 3 năm 2015 – 2017 nhưng tốc độ tăng
của tổng dư nợ cao hơn so với dư nợ ngắn hạn. Vì vậy mà tỷ lệ dư nợ ngắn hạn
trên tổng dư nợ có chiều hướng giảm dần sau 3 năm.
2.1.4.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn :
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách
16



hàng ngày càng cao. Đồng thời với chính sách cho vay phù hợp QTD đã thu
hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu đến vay vốn.
a) Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích :
Trong những năm gần đầy, với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến
khích các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh
tế cá thể, đã làm tăng nhu cầu vốn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, điều này tạo điều
kiện cho sự phát triển của QTD. Tình hình cho vay ngắn hạn theo mục đích tại
QTD như sau:
Bảng 2.2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2015
Chỉ
tiêu

Số tiền

Năm 2016
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Chênh
2016/2015

Năm 2017
Tỷ
trọng
(%)


lệch Chênh
2017/2016

lệch

Số tiền

Tỷ
trọn
g
(%)

Tuyệt
đối

Tươn
Tuyệt
g đối
đối
(%)

Tương
đối
(%)

Nông
nghiệp

27.132,3


83,43

23.651,1

77,69

23.115,4

92,28

(3.481,2)

(12,8)

(535,7)

(2,265)

KDDV
- SH

5.387,4

16,57

6.792,4

22,31


1.934,6

7,72

1.405

26,1

(4.857,8)

(71,52)

32.519,7

100

30.443,5

100

25.050

100

(2.076,2)

13,25

(5393,5)


(73,78)

Tổng

(Nguồn: Báo cáo tài chính Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương năm 2015, 2016, 2017)

Do đặc thù của nghành này là “đi vay để cho vay” nên Quỹ tín dụng Trưng
Vương ngoài việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng thì Quỹ tín
dụng cần có những biện pháp thích hợp để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả,
tránh tình trạng ứ đọng vốn bởi lẻ nguồn vốn vay vẫn phải trả lãi tiền gửi cho
khách hàng và làm phát sinh thêm chi phí. Vì vậy, một chính sách tín dụng tốt sẽ
đem lại lợi nhuận cao cho Quỹ tín dụng.
Các trương trình khuyến nông, khuyến khích trồng trọt chăn nuôi của tỉnh
Phú Thọ đã thực hiện trong thời gian qua nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh
17


sản xuất đã làm tăng nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Để đáp ứng
nhu cầu trên, Ngân hàng Nhà Nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng nên đầu tư
vốn tài trợ cho cho bà con phát triển sản xuất, tạo sự ổn định trong thu nhập giúp
duy trì cuộc sống. Bám sát chỉ tiêu mục tiêu đã đề ra, Quỹ tín dụng nhân dân Xã
Trưng Vương đã từng bước nâng cao doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp và
dịch vụ sinh hoạt.
Từ bảng số liệu trên ta thấy, Quỹ tín dụng chủ yếu là cho vay sản xuất nông
nghiệp và dịch vụ sinh hoạt, trong đó cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ
trọng rất lớn .
Doanh số cho vay nông nghiệp giảm dần qua 3 năm do sự phát triển của
công nghệ khoa học kĩ thuật đồng thời các hộ gia đình thuộc xã đang có những
thay đổi về phương hướng kinh doanh trong các năm. Năm 2015 cho vay nông
nghiệp là 27132.3 triệu đồng. Năm 2016 cho vay nông nghiệp giảm xuống còn

23651 triệu đồng, số tiền giảm là 3481.2 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 12,83%. Năm
2017 doanh số này giảm nhẹ so với năm 2016, số tiền giảm là 535 triệu đồng, tỷ
lệ tăng là 2,265%. Doanh số cho vay ngắn hạn giảm nhiều là do tình hình huy
động vốn của Quỹ tín dụng đã đạt được những dấu hiệu thay đổi, do đó Quỹ tín
dụng đã đủ sức tài trợ cho những dự án lớn nhưng vẫn có thời gian thu hồi vốn
nhanh
Doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt dù không chiếm tỷ trọng
lớn nhưng cũng tăng qua 3 năm. Năm 2015 doanh số này là 5387,4 triệu đồng.
Năm 2016 doanh số tăng lên 1405 triệu đồng, tỷ lệ tăng 26,08% và tỷ số này
giảm lớn vào năm 2017, số tiền giảm 4857 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 71,518% .
Nguyên nhân của doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ sinh hoạt tăng qua 3
năm và đột ngột giảm mạnh ở năm 2017 la do trong năm 2017, người nông dân
đã gặp không gặp thuận lợi hơn trong sản xuất, lợi nhuận từ việc trúng mùa,
trúng giá trong trồng trọt, điều kiện kinh doanh không thuận lợi, giá giảm trong
chăn nuôi đặc biệt là khoảng thời gian giá lợn giảm sút,. Vì thế nhu cầu vay vốn
của người dân cũng giảm đi nhiều. Chính điều này là nguyên làm cho doanh số
18


cho vay kinh doanh dịch vụ sinh hoạt tại Quỹ tín dụng xã Trưng Vương giảm
mạnh vào năm 2017.
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp
luôn cao hơn cho vay kinh doanh dịch vụ sinh hoạt. Năm 2015 cho vay nông
nghiệp chiếm tỷ trọng 83,43% trong khi cho vay KDDV SH chỉ chiếm 16,57%
trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2016, mặc dù doanh số cho vay kinh
doanh và dịch vụ tăng lên khá tốt so với năm 2015 với tỷ trọng là 22,31% nhưng
vẫn còn quá nhỏ so vởi tỷ trọng 77,69% của cho vay nông nghiêp. Điều này
cũng là tất yếu khi khách hàng của loại hình cho vay kinh doanh dịch vụ- sinh
hoạt chủ yếu là các cá thể vay vốn mua sắm hàng tiêu dùng trong gia đình và các
hộ mua bán hàng hóa, đồ điện gia dụng với quy mô nhỏ. Hơn nữa loại cho vay

này cũng cạnh tranh rất nhiều từ các ngân hàng thương mại lớn nên việc mở
rộng và tìm kiếm thêm đối tượng vay vốn gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2017
thì tỷ trọng cho vay nông nghiệp đã tăng trở lại mức 92,28% còn cho vay
KDDV SH giảm còn 7,72%.
Nhìn chung, qua việc phân tích tình hình cho vay tại Quỹ tín dụng xã Trưng
Vương cho thấy Quỹ tín dụng đang có những dấu hiệu tích cực về hoạt động tín
dụng của mình nhưng chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn vì cho vay sản xuất nông
nghiệp thì thời gian quay đồng vốn nhanh, mang lại hiệu quả cao cho Quỹ tín
dụng. Mặt khác, cho thấy cho vay kinh doanh dịch vụ cũng dần có bước đột phá
vào năm 2016, Quỹ tín dụng cũng đã chú trọng đối với loại hình này, ngoài các
loại cho vay trên, Quỹ tín dụng xã Trưng Vương vẫn chưa tập trung cho vào cho
vay các loại hình khác. Qua phân tích doanh số cho vay trong 3 năm cho thấy
doanh số cho vay luôn cao, tuy nhiên sự gia tăng này không ổn định qua các
năm và thật sự không bền vững do quá chú trọng vào loại hình cho vay trong
nông nghiệp điều đó chứa đựng nhiều rủi ro (nông dân thất mùa), trong thời gian
tới QTD xã Trưng Vương cần chú trọng tập trung vào cho vay nhiều đối tượng
khác, nhiều loại hình cho vay khác nhau để phân tán rủi ro trong kinh doanh.
19


b) Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế :
Bảng 2.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2015
Chỉ
tiêu
Số tiền

Năm 2016


Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Chênh
2016/2015

Năm 2017

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọn
g
(%)

lệch Chênh
2017/2016

Tuyệt
đối

Tươn

Tuyệt
g đối
đối
(%)

lệch

Tương
đối
(%)

Doanh
nghiệp

Tổ
chức
KT

9.535,5

29,1

7.359

24,2

8.595

34,3


(2.176,5)

(22,8)

1.236

16,8

KH cá
nhân

22.984,2

70,7

23.084,5

75,8

16.455

65,7

100,3

0,4

(6629,5)

(28,7)


Tổng

32.519,7

100

30.443,5

100

25.050

100

(2076,2)

(6,38)

(5393,5)

(17,72)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương năm 2015, 2016, 2017)

Dựa vào bảng 2.4 ta thấy Doanh số cho vay ngắn hạn nằm chủ yếu ở bộ
phận Khách hàng cá nhân. Các hộ gia đình vay chủ yếu tiền ở Quỹ tín dụng
nhân dân xã Trưng Vương nhằm mục đích có vốn chăn nuôi nông nghiệp, trồng
cây ăn quả,… nhằm tạo lợi nhuận. Năm 2015 số tiền KH cá nhân vay đạt
22.984,2 triệu đồng, chiếm 70,7% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Sang năm

2016, con số này tăng nhẹ thêm 100,3 triệu đồng đạt 23.084,5 triệu đồng, tỷ
trọng chiếm 75,8% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2017, doanh số cho vay
ngắn hạn từ lượng KH cá nhân có sự giảm sút lớn do năm 2017 là 1 năm thất thu
đối với người dân ở xã Trưng Vương, Phú Thọ. Đợt giảm giá lợn kỉ lục khiến
cho người dân không dám mạo hiểm đầu tư vào chăn nuôi khiến cho lượng tiền
cho vay năm này giảm nghiêm trọng tụt 28,7% so với năm 2016 chỉ còn 16.455
triệu đồng.
Đối với doanh số cho vay của các doanh nghiệp – tổ chức KT, con số này
20


tăng giảm khá thất thường. Năm 2015 đạt 9.535,5 triệu đồng, chiếm 29,1% tổng
doanh số cho vay ngắn hạn của Quỹ tín dụng xã Trưng Vương. Sang đến năm
2016, doanh số giảm còn 7.359 triệu đồng, giảm 22,8% so với năm 2015. Năm
2017 đánh dấu sự chuyển mình của cho vay trung hạn, 1 phần cũng nhờ do các
doanh nghiệp bắt đầu có xu hướng vay của Quỹ tín dụng, nhờ đó lượng doanh
số cho vay ngắn hạn từ các Doanh nghiệp – tổ chức KT cũng có chiều hướng
tăng lại. Năm 2017 doanh số đạt 8.595 triệu đồng, chiếm 34,3% tổng doanh số
cho vay ngắn hạn. Theo đà phát triển, rất có thể sang năm 2018, lượng doanh số
cho vay ngắn hạn đến từ các Doanh nghiệp – tổ chức KT sẽ có chiều hướng tăng
do Quỹ đang có xu hướng chuyển dần cơ cấu cho vay sang cho vay trung hạn
nhằm tăng thêm lợi nhuận.
2.1.4.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn :
Doanh số thu nợ là số tiền mà QTD đã thu hồi từ các khoản nợ đã cho vay
trong thời gian nhất định. Để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc
mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Chính vì thế,
thu nợ là một vấn đề rất quan trọng. Nếu như doanh số cho vay thể hiện tình
hình hoạt động của QTD là khả quan thì doanh số thu nợ lại càng khẳng định
được hiệu quả hoạt động tín dụng tại QTD. Tình hình thu nợ của QTD qua các
năm như sau:

a) Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích :
Thu nợ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của
QTD trong những năm trước và trong thời gian tới. Doanh số thu nợ càng lớn
chứng tỏ công tác thu nợ của QTD càng tốt. Nếu QTD không thu hồi được nợ sẽ
dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính vì vậy QTD luôn quan tâm đến công tác thu nợ,
nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn. Tình hình thu nợ ngắn hạn theo mục đích tại
QTD như sau:
Bảng 2.4: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích
ĐVT: Triệu đồng

21


Năm 2015
Chỉ tiêu
Số tiền

Nông
nghiệp
KDDV - SH

Tổng

Năm 2016
Tỷ
trọng
(%)

Chênh
2016/2015


Năm 2017

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Tuyệt
đối

lệch

Tương
đối
(%)

Chênh
2017/2016
Tuyệt
đối

lệch


Tương
đối
(%)

26.184,5

88,7

25.954,9

87,23

21.411,7

92,59

(229,6)

(0,88)

(4543,2)

(17,5)

3.335,2

11,3

3.801,2


12,27

1.714

7,41

466

13,97

(2087,2)

(54,9)

29.519,7

100

29.756,1

100

23.125,7

100

236,4

0,8


(6.630,4)

(22,8)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương năm 2015, 2016, 2017)

Nhìn từ bảng ta thấy tình hình thu nợ của Quỹ tín dụng qua 3 năm gần đây
diễn biến khá tốt, cụ thể:
Năm 2015 doanh số thu nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng là 29519,7 triệu
đồng, trong đó doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp cũng giống như doanh số
cho vay sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số
thu nợ đạt 26184,5 triệu đồng và chiếm 88,7% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn,
phần còn lại là doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt đạt 3335,2 triệu đồng chiếm
11,3% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn.
Sang năm 2016, cùng với tốc độ giảm của doanh số cho vay ngắn hạn thì
doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chỉ tăng nhẹ và đạt 29756,1 triệu đồng, tăng
236,4 triệu đồng. Trong đó, doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp đạt 25954,9
triệu đồng giảm 229,6 triệu đồng hay giảm 0,877% so với năm 2015 và chiếm
87,23% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do Quỹ tín dụng Trưng
Vương đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản
vay đã đến hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và
làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợ đúng hạn nhưng doanh số thu nợ
trung hạn đang dần tăng lên thay thế cho doanh số thu nợ ngắn hạn.
Đến năm 2017, Doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng vẫn tiếp tục giảm đạt
23125,7 triệu đồng, giảm 6630,4 triệu đồng so với năm 2016. Trong đó, doanh
22


số thu nợ sản suất nông nghiệp tuy giảm nhưng về tỷ trọng lại gia tăng trong

tổng doanh số thu nợ ngắn hạn khi đạt 21411,7 triệu đồng chiếm 92,95% tổng
doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2017. Đây là một tỷ lệ tốt trong bối cảnh
nền kinh tế trong năm của tỉnh Phú Thọ nói chung lẫn cả nước nói riêng có
nhiều biến động, chủ yếu là ở lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, tình hình thời
tiết không ổn định cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người dân,…nhưng người
dân vượt qua được những khó khăn, vay vốn đầu tư lại cho sản xuất, chăn nuôi
nên đã đạt thành quả thắng lợi trong mùa vụ tiếp theo. Bên cạnh đó giá lúa được
ổn định ở mức cao, khách hàng có vốn hoàn trả lại cho Quỹ tín dụng. Đối với
doanh số thu nợ dịch vụ - sinh hoạt thì giảm khá đáng kể trong 1 năm thua lỗ
của người dân khi chỉ có 1714 triệu đồng, đây là vấn đề cần chú ý vì trong năm
2017 và 2018, doanh số cho vay dịch vụ - sinh hoạt liên tục tăng mạnh đặc biệt
là trong năm 2016. Vì vậy, cần phải theo dõi sát hơn nữa tình hình sử dụng vốn
vay, thu hồi những món nợ có những dấu hiệu rủi ro.
Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay của Quỹ tín dụng liên tục tăng nhưng
Quỹ tín dụng có thể an tâm hoạt động vì doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng là
khá tốt và luôn tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu nợ sản xuất nông nghiệp
và dịch vụ - sinh hoạt luôn chiếm tỷ trọng cao vì bà con nông dân làm ăn có hiệu
quả nên thời gian thu hồi vốn nhanh, đảm bảo nguồn vốn cho Quỹ tín dụng tái
đầu tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau.
Ngoài ra, Quỹ tín dụng cần chú trọng hơn công tác thẩm định, phân loại tín
dụng, theo dõi đôn đốc cán bộ tín dụng tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi
kịp thời khi đến hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng. Tuy nhiên doanh số thu nợ cao không
phải lúc nào cũng tốt nhưng qua đó phản ánh được phần nào hiệu quả thu hồi
vốn của Quỹ tín dụng. Như đã biết, doanh số thu nợ của Quỹ tín dụng cao là do
trong năm các món vay đến hạn nhiều, mặt khác là do QTD thu hồi các món vay
có những dấu hiệu rủi ro: như sử dụng vốn sai mục đích, có dấu hiệu chiếm
dụng vốn nên các cán bộ tín dụng đã chủ động đề nghị thu hồi trước hạn.
23



b) Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế :
Bảng 2.5: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2015
Chỉ tiêu
Số tiền

Năm 2016
Tỷ
trọn
g
(%)

Số tiền

Chênh
lệch Chênh
2016/2015
2017/2016

Năm 2017
Tỷ
trọn
g
(%)

Số tiền

Tỷ

trọng
(%)

Doanh
nghiệp – Tổ
chức KT

9.216,3

31,22

8583

28,8

5.155,9

KH cá nhân

20.303,4

68,78

21.173,1

71,2

17.969,8

77,7


Tổng

29.519,7

100

29.756,1

100

23.125,7

100

Tuyệt
đối

22,3 (633,3)

Tương
đối
(%)

Tuyệt
đối

lệch
Tương
đối

(%)

(6,87)

(3.427,1)

(39,9)

869,7

4,28

(3.203,3)

(15,1)

236,4

0,8

(6.630,4)

(22,8)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Quỹ tín dụng nhân dân xã Trưng Vương năm 2015, 2016, 2017)

Từ bảng 2.6 ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn của Quỹ tín dụng tập trung
chủ yêu từ lượng KH cá nhân. Năm 2015 doanh số thu nợ ngắn hạn từ KH cá
nhân đạt 20.303,4 triệu đồng, chiếm 68,78% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn.
Sang năm 2016 tăng nhẹ 869,7 triệu đồng đạt 21.173,1 triệu đồng, tỷ trọng cũng

tăng lên 71,2%. Đến năm 2017 doanh số giảm mạnh 3.203,3 triệu đồng xuồng
còn 17.969,8 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại tăng đạt 77,7 triệu đồng. Năm 2017
có lẽ là năm lượng tiền từ ngắn hạn của Quỹ tín dụng giảm đáng kể nhất. Điều
này khiến cho các chỉ số về tín dụng ngắn hạn của Quỹ tín dụng có chiều hướng
giảm sâu. Nhưng với 1 năm mà tín dụng trung hạn đang là chủ yếu đối với Quỹ
thì các chỉ số trên vẫn giữ ở mức chấp nhận được với Quỹ tín dụng nhân dân xã
Trưng Vương.
Về doanh số thu nợ ngắn hạn từ Doanh nghiệp – tổ chức KT, ta thấy
doanh số này chiếm tỷ trọng khá tốt. Về mặt này, hầu hết các doanh nghiệp
chuyển sang hình thức cho vay trung hạn, nên lượng tiền cho vay ngắn hạn từ
Doanh nghiệp – tổ chức KT cũng không cao, cũng vì vậy doanh số thu nợ ngắn
hạn cũng không cao. Năm 2015 doanh số thu nợ ngắn hạn từ Doanh nghiệp – tổ
24


chức KT đạt 9.216,3 triệu đồng chiếm 31,22% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn
của Quỹ tín dụng. Năm 2016 giảm nhẹ 633,3 triệu đồng còn 8583 triệu đồng,
giảm 6,87%. Sang năm 2017, con số giảm lớn giảm 3427,1 triệu đồng tương
đương với giảm 39,9%, 1 con số khá lớn. Lý do ở đây là do năm 2017, Quỹ tín
dụng tập trung nguồn vốn từ ngắn hạn sang trung hạn là chủ yếu. Các doanh
nghiệp dần có xu hướng chuyển dịch hình thức nợ từ ngắn hạn sang trung hạn,
điều này khiến doanh số thu nợ ngắn hạn từ doanh nghiệp – tổ chức KT giảm
thiểu khá nhiều. Năm 2017 doanh số thu nợ ngắn hạn từ Doanh nghiệp – tổ chức
KT đạt 5.155,9 triệu đồng, chỉ chiếm 22,3% tổng doanh số thu nợ ngắn hạn. Quỹ
tín dụng cần có những chính sách nhằm cải thiện tình hình thu nợ nhắm tạo vòng
quay vốn nhanh để có lượng nguồn vốn tốt cho Quỹ.
2.1.4.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn :
Dư nợ là khoản tiền mà QTD phải thu của khách hàng trong một thời gian
nhất định, dư nợ còn phản ánh tình hình cho vay hoặc sử dụng vốn của QTD tại
một thời điểm nhất định vào cuối năm. Hay nói cách khác thì dư nợ tỷ lệ nghịch

hoàn toàn với doanh số thu nợ của QTD. Dư nợ càng tăng cao cho thấy thị phần
cho vay của QTD ngày càng mở rộng. Tình hình dư nợ của QTD trong thời qua
như sau :
a) Doanh số dư nợ ngắn hạn theo mục đích :
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của QTD tại một thời điểm
nhất định. Mức dư nợ phụ thuộc vào mức huy động vốn của QTD. Nếu nguồn
vốn huy động tăng thì mức dư nợ tăng và ngược lại. Bất cứ một QTD nào cũng
vậy, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải nâng
cao mức dư nợ.
Trong 3 năm qua, mức tăng trưởng dư nợ tại QTD phần lớn tập trung vào
nông nghiệp. Còn KDDV SH cũng có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể, cụ
thể như sau:
Bảng 2.6: Dư nợ ngắn hạn theo mục đích
25


×