Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.99 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP.HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

KHẢO SÁT VẬT LIỆU TRANG TRÍ SÂN VƯỜN
CÁC QUÁN CAFÉ Ở TP.HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP. HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

KHẢO SÁT VẬT LIỆU TRANG TRÍ SÂN VƯỜN
CÁC QUÁN CAFÉ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : ThS. TÔN NỮ GIA ÁI


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

ii


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
**********

BUI THI PHUONG THAO

SURVEYING DECORATED MATERIALS
OF CAFE GARDEN IN HCM CITY

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Adviser: TON NU GIA AI, M.Sc.

Ho Chi Minh City
July/2008

iii


TÓM TẮT
Luận văn: “Khảo sát vật liệu trang trí ở các quán café sân vườn TP.HCM”
được thực hiện từ tháng 3.2008 đến tháng 6.2008.

Mục tiêu đề tài: tạo ra một tư liệu về vật liệu phục vụ ngành Cảnh quan & kĩ
thuật hoa viên.
Bằng phương pháp khảo sát vật liệu trang trí ở 70 quán café sân vườn ở
TP.HCM đối với từng hạng mục công trình, sau đó thống kê tổng hợp, phân tích
đánh giá, đề tài đã đạt được kết quả: phân loại những vật liệu được sử dụng theo
chức năng từng hạng mục công trình, vật liệu trang trí dùng cho chức năng cổng,
tường, hàng rào, lối đi và tiểu cảnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất những vật
liệu trang trí phù hợp nhất cho từng hạng mục, từng chủ đề thiết kế, nơi áp dụng
chúng, đồng thời đề xuất các loại cây hoa kiểng thích hợp với các loại vật liệu ấy.

SUMMARY
The theme: “ Surveying decorated materials of cafe garden in HCM city” has
been carried out from March 2008 to July 2008.
This theme is a research of decorated material, in addition to previous research
of the major Landscaping & Environmental Horticulture.
After searching in 70 cafe gardens of HCM.city, we’ve resulted: usage
distinguishing of many decorated material kinds as gates, walls, fend, garden roads
and small scenes. In addition, we entered the link of material and human sense, then
placed them in fitest space.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Tóm tắt


ii

Mục lục

iii

Danh sách các hình

v

Danh sách các bảng

xi

Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 2 TỔNG QUAN

3

2.1 Các loại vật liệu phổ thong dung trong sân vườn

4

2.1.1 Đá

4


2.1.2 Bê tông

7

2.1.3 Gạch

8

2.1.4 Gỗ

10

2.1.5 Kim loại

14

2.2 Các loại vật liệu mới có khả năng ứng dụng trong sân vườn

15

2.2.1 Laminate

16

2.2.2 Mosaic

18

2.2.3 Kính- kính nhựa 3 form


21

2.2.4 Etfe

25

2.2.5 Nhựa Vinyl

27

Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẠM VI THỰC HIỆN

30

3.1

Mục tiêu

30

3.2

Nội dung

30

3.3


Phương pháp nghiên cứu

30

3.4

Phạm vi thực hiện

30

v


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT

31

4.1 Phân loại vật liệu trang trí sân vườn theo chức năng hạng mục công trình
31
4.1.1 Cổng, chức năng chào đón, chuyển tiếp không gian

31

4.1.2 Tường, hàng rào, chức năng phân chia không gian

40

4.1.3 Lối đi, chức năng kết nối không gian

54


4.1.4 Tiểu cảnh, chức năng tạo điểm nhấn

60

4.2

65

Đề xuất - ứng dụng

4.2.1 Lựa chọn vật liệu trang trí theo chủ đề thiết kế

65

A.

Chủ đề trẻ trung năng động

67

B.

Chủ đề hoài cổ, trầm lắng

74

4.2.2 Lựa chọn vật liệu trang trí theo hạng mục công trình

81


Chương 5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

88

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Sỏi và sự xếp đặt khéo léo tạo nên nét tinh tế cho
khoảng sân rộng

5

Hình 2.2: Dùng sỏi trên diện tích rộng trong công trình của
Norman Foster

6

Hình 2.3: Kim loại dùng trong sân vườn

14


Hình 2.4: Kết hợp kim loại và tre ở tỉ lệ hợp lí mang lại sự độc đáo
cho công trình

15

Hình 2.5: Laminate theo thiết kế riêng

17

Hình 2.6: Mosaic có thể được dùng trang trí ở những nơi trang trọng

18

Hình 2.7: Mosaic ốp trong nhà với các tông

19

Hình 2.8: Mosaic có thể ghép thành tranh tường

20

Hình 2.9: Kính làm sàn và mặt bàn

21

Hình 2.10: Kính làm sàn nhà

23


Hình 2.11: Một số vách ngăn kính 3D form

24

Hình 2.12: Kết cấu của công trình sẽ được giảm thiểu do trọng lượng
cực nhẹ của vật liệu ETFE

25

Hình 2.13: Trung tâm giải trí Khan Shatyry tại thủ đô Astana
của Kazakhstan

26

Hình 2.14: Với vật liệu ETFE, người ta có thể tạo ra hàng ngàn mét vuông
mái vòm với vẻ đẹp ấn tượng và khả năng chống chịu nhiệt độ cực cao

27

Hình 2.15: Hàng rào vinyl

27

Hình 2.16: Hàng rào, lan can nhựa vinyl

28

Hình 2.17: Ván sàn nhựa vinyl

29


Hình 4.1: Café Phố cổ, 4 Lương Khải Siêu, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức

32

Hình 4.2: Café Hồ Sen, 16 Quang Trung, P.Hiệp Phú, Q.9, TP.HCM

32

vii


Hình 4.3: Café Đại Dương, 6-8 đường 24B, P Bình Trị Đông, Q Bình Tân,
TP.HCM

32

Hình 4.4: Café Windows Garden, 43 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.H.CM 33
Hình 4.5: Dạng cổng cột có mái che đậm chất Tây Nguyên (Cafe Pleiku
Phố, CC1 Trường Sơn, Q.10, TP Hồ Chí Minh)

34

Hình 4.6: Cafe – nhà hàng Tư Trì, 6 Khổng Tử, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức

34

Hình 4.7: Cổng dạng cột bê tông tô vữa tại cafe Niết Bàn, 7 Nguyễn Đình
Chiểu, Q.1, TP Hồ Chí Minh


35

Hình 4.8: Cột gạch xây ở cafe Thủy Hử, 5 Nguyễn Văn Bá, P.Bình Thọ,
Q Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

36

Hình 4.9: Cột với cách xếp gạch vặn xoắn (cafe Lao Xao 328 Lương
Đinh Của, P.An Phú, Q.2, TP.Hồ Chí Minh

37

Hình 4.10: Một dạng cột xếp gạch đặc sắc (Lối về 68 Trần Bình Trọng,
TP.Hồ Chí Minh)

37

Hình 4.11: Hình thành cổng từ đá chẻ và bê tông tại Piano cafe, 17
Hồ Xuân Hương, TP Hồ Chí Minh

37

Hình 4.12: Café Nice, 1 Chu Văn An, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức,
TP Hồ Chí Minh

38

Hình 4.13: Café Thủy Trúc 463 Đinh Bộ Lĩnh Q.Bình Thạnh

38


Hình 4.14: Café Hồ Sen, 16 Quang Trung, P.Hiệp Phú, Q.9, TP.HCM

39

Hình 4.15: Cafe Pleiku Phố, CC1 Trường Sơn, P15, Q.10, TP.HCM

39

Hình 4.16: Cổng với hoa văn đẹp tại Windows’ garden, 43 Nguyễn Đình
Chiểu, Q1. TP.HCM

40

Hình 4.17: Tường đá bên ngoài café Ngự Uyển, 6 đường Bác Ái,
P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức

41

Hình 4.18: Café Quán Tôi (Diva) 20 Quang Trung, P.Hiệp Phú, Q.9

41

Hình 4.19: Café Phố Cổ, 4 Lương Khải Siêu, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức

42

Hình 4.20: Café Nice, 1 Chu Văn An, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức

42


Hình 4.21: Café Đất 323, Tô Hiến Thành, Q10

42

viii


Hình 4.22: Sắp xếp đá suối trên mảng tường lớn ở café Hoa Hạ,
169 Lê Văn Sỹ, Q.Gò Vấp

43

Hình 4.23: Bức tường tô vữa đơn giản (Khúc Ban Chiều, 6D Ngô Thời
Nhiệm, P.7, Q.3, TP.HCM)

44

Hình 4.24: Mảng tường tô vữa trét thô ở cafe Nice,1 Chu Văn An
P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

45

Hình 4.25: Tường gạch block ỏ cafe Du Miên

46

Hình 4.26: Khúc biến tấu của những gam màu, tường bao gạch trần ở

47


café - nhà hàng Tư Trì, Tư Trì, 6 Khổng Tử, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Hình 4.27: Sự kết hợp gạch – đá tổ ong đen ở cafe Chưa Đặt Tên,
3A Công Lý, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

47

Hình 4.28: vách ngăn trang trí với gỗ đỏ hình dạng tự nhiên ở cafe
Pleiku Phố, CC1 Trường Sơn, P.15, Q.10, TP Hồ Chí Minh

48

Hình 4.30: Tường kính cùng tường đá ở cafe Ấn Tượng
Hình 4.29: Tường rơm, đất ở cafe Tưởng Niệm, 55ATrần Binh Trọng,
Q.Binh Thạnh, TP Hồ Chí Minh

49

Hình 4.30: Tường kính cùng tường đá ở cafe Ấn Tượng

49

Hình 4.31: Bồn hoa gỗ mang đến không gian rộng, thoáng đãng
sang trọng (Café Nice, 1 Chu Văn An, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM

50

Hình 4.32: Hàng rào kết hợp giữa dạng bê tông song kim loại

51


Hình 4.33: Hàng rào kim loại với hoa văn đẹp (Đại Dương 6-8 đường
24B, P.Bình Trị Đông,Q.Bình Tân, TP.HCM)

51

Hình 4.34: Hàng rào đá mài, kết hợp song kim loại ở café Ấn Tượng,
123 Nguyễn Văn Bá, Q.Thủ Đức

52

Hình 4.35: Hàng rào sử dụng bông bê tông tạo sự thông thoáng
ở café Ngự Uyển, 6 Bác Ái, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM

52

Hình 4.36: Hàng rào kim loại dạng hộp giả gỗ (AQ cafe 387 Điện Biên Phủ,
P.4, Q.3)

53

ix


Hình 4.37: Hàng rào đá (Saison New, 143/10A Hồng Đức, Q.Bình Thạnh,
TP.Hồ Chí Minh)

53
o


Hình 4.38: Hàng rào gỗ (Cafe 365 .com, 74 Đường Tăng Phú,
Phường Tăng Nhơn Phú A, Q.9)

53

Hình 4.39: Sự sắp xếp gạch đặc sắc dạng hàng rào phân chia không gian
chức năng ở café Thủy Trúc, 453 Đinh Bộ lĩnh, Q.Bình Thạnh

54

Hình 4.40: Gạch và sự kết hợp với sỏi, tạo hoa văn hình vỏ sò ở
café Thủy Trúc 463 Đinh Bộ Lĩnh, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

54

Hình 4.41: Lối đi đá trên mặt nước ở lối vào chính cafe Ấn Tượng, đường
Nguyễn Văn Bá

55

Hình 4.42: Lối đi bê tông ở Cafe – Nhà hàng O2, Đường Thống Nhất,
Q.Thủ Đức, TP.HCM

57

Hình 4.43: Lối đi gỗ bắc qua hồ nước nhỏ (cafe Rival - Gió Lốc
56 Quang Trung, P.Tăng Nhơn Phú, Q.9, TP Hồ Chí Minh)

58


Hình 4.44: Vật liệu chèn là đất tự nhiên ở cafe Windows’ garden,
43 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP Hồ Chí Minh

57

Hình 4.45: Lối đi gạch tàu ở café Ấn Tượng, Thủ Đức

58

Hình 4.46: Lối đi có bề mặt dán sỏi nhỏ ở café Ấn Tượng, Thủ Đức

58

Hình 4.47: Lối dặm bước bằng bê tông ở café Ngự Uyển 6 Bác Ái,
P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

58

Hình 4.48: Lối đi dạng cầu gỗ ở café Pleiku Phố, CC1 Trường Sơn,
P.15, Q.10, TP Hồ Chí Minh

59

Hình 4.49: Non bộ nhỏ ở cafe Nắng xanh 58 Phan Xích Long,
Q. Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh

59

Hình 4.50: Tường thác bằng kính màu ở cafe Ấn Tượng,
đường Thống Nhất, Thủ Đức


60

Hình 4.51: Vòi Phun nước ở cafe Thủy Trúc 463 Đinh Bộ Lĩnh,
Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

60

x


Hình 4.52: Thác tràn giữa các hồ nước ở cafe Ngự Uyển, 6 Bác Ái,
P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

60

Hình 4.53: Tiểu cảnh thác bi ở cafe Ngự Uyển, 6 Bác Ái, P.Bình Thọ,
Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

61

Hình 4.54: Thác ống tre tạo ra những âm thanh réo rắt vui tai
ở Mộc cafe 143/10A Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

62

Hình 4.55: Tường kết hợp với thác và non bộ rất sinh động ở cafe
Ngự Uyển, 6 Bác Ái, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

63


Hình 4.56: Kết nối các hồ nước với nhiều độ cao khác nhau thành thác
tràn, và các loại vòi phun ở Piano cafe, 17 Hồ Xuân Hương, TP.HCM

64

Hình 4.57: Kết hợp đường nét kỷ hà của châu Âu ở hàng rào,
đường viền tường bao với vật liệu sỏi, đá, đèn đá kiểu Nhật

65

Hình 4.58: Các cung tròn biến hoá linh hoạt, bị chia cắt bởi các đường
thẳng mạnh mẽ, màu sắc tương phản tạo sự năng động trẻ trung

67

Hình 4.59: Màu sắc đá lát nền tương phản với băng ghế và hoa,
cỏ nền trong không gian trẻ trung, năng động

68

Hình 4.60: Vật liệu kính làm vách ngăn và sự kết hợp đầy màu sắc với các
loại cây, hoa tạo không gian trẻ trung năng động

71

Hình 4.61: Sự kết hợp giữa vật liệu đá và cây hoa kiểng với màu sắc nổi bật
tạo không gian trẻ trung năng động

72


Hình 4.62: Kim loại phủ sơn đen dưới dạng bồn hoa, hàng rào thấp, cổng vườn
mang đến sự sinh động tươi tắn

73

Hình 4.63: Gốm, gỗ và sắc vàng ấm cúng trong không gian trầm lắng

74

Hình 4.64: Gỗ, tre trong không gian đậm tính tĩnh lặng

74

Hình 4.65: gỗ sử dụng làm sàn, trụ mang đến nét hoài cổ, sang trọng

75

Hình 4.66: gỗ sử dụng làm sàn, trụ mang đến nét hoài cổ và sang trọng

75

Hình 4.67: Chuối, bình gốm, chậu đá tạo một khung cảnh an lành,
nhẹ nhàng

79

xi



Hình 4.68: Vách tre ghép theo phương ngang tạo khung cảnh nho nhã
thanh tịnh

81

Hình 4.69: Cổng với vật liệu gạch trần dạng khung vòm giới thiệu hiệu
quả sự trầm lắng của công trình

82

Hình 4.70: Mặt bằng và phối cảnh của dạng cổng có
không gian chuyển tiếp với bên ngoài

83

xii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1 Độ bền các loại đá

4

Bảng 3.2 Độ bền cơ học bê tông

8


Bảng 3.3: Một số loại gạch

9

Bảng 3.4: Độ bền cơ học gạch đất nung

10

Bảng 4.1: Các hình thức cổng

32

Bảng 4.2: Vật liệu và hình thức cột

38

Bảng 4.3: Vật liệu bề mặt và hình thức tường

41

Bảng 4.4: Vật liệu bề mặt và hình thức hàng rào

52

Bảng 4.5: Vật liệu và hình thức lối đi

57

Bảng 4.6: Các hình thức tiểu cảnh nước


60

Bảng 4.7: Đề xuất các vật liệu đặc trưng đối với chủ để trẻ trung
năng động

69

Bảng 4.8: Đề xuất các vật liệu đặc trưng đối với chủ để hoài cổ trầm lắng

76

Bảng 4.9: Đề xuất các vật liệu đặc trưng đối với từng hạng mục công trình 84

xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Không thể phủ nhận một sự thật là, xã hội hiện đại với những tất bật, lo
toan đã đặt ra cho con người những nhu cầu ngày càng lớn hơn về tinh thần, nhu
cầu ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ cái đẹp, thưởng thức không gian đẹp.
Hiện nay, ngành khoa học vật liệu đang thịnh hành trên thế giới. Tại Việt
Nam, nhiều trường đại học, viện vật liệu đã được xây dựng và đưa vào hoạt
động. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vật liệu trang trí chưa được phổ biến.
Công nghệ vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu trang trí Việt Nam đang
trên đà phát triển. Thị trường nhập khẩu, xuất khẩu diễn ra vô cùng sôi nổi,
chứng tỏ chúng ta có nhu cầu cao về việc sử dụng cũng như nghiên cứu tổng
hợp, phân tích đánh giá về vật liệu.
Mỗi vật liệu có tính chất, cách dùng, khả năng biểu cảm khác nhau. Vật

liệu ấy sẽ phù hợp với những không gian khác nhau. Sau khi có đường nét thiết
kế, việc lựa chọn vật liệu phù hợp sẽ mang lại thành công lớn, dùng vật liệu
không phù hợp sẽ làm hỏng ý đồ thiết kế. Nghiên cứu vật liệu là một phần
không thể thiếu cho mỗi công trình.
Trong các quán café sân vườn ở TP.HCM, việc trang trí, sử dụng vật liệu
hết sức được chú trọng. Đây sẽ là nguồn tư liệu quí giá, phù hợp với công tác
nghiên cứu chuyên ngành Cảnh quan & kĩ thuật hoa viên.

1


Đó là lí do chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát vật liệu trang trí ở các
quán café sân vườn TP.HCM”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Hiện trạng sử dụng các loại vật liệu phổ thông trong sân vườn
Ngày nay, các loại vật liệu trang trí sân vườn vô cùng phong phú về chủng

loại và mẫu mã. Nhìn chung, ở hầu hết các sân vườn chúng ta đều có thể tìm thấy
những vật liệu phổ thông như đá, bê tông, gạch, gỗ, và kim loại.
2.1.1 Đá
Đá gồm hai loại, đá tự nhiên và đá nhân tạo. Đá tự nhiên nặng hơn và bền
màu hơn so với đá nhân tạo (thường làm từ bê tông), thường thấy các loại đá san hô,
đá badan, đá cuội và sỏi dùng làm thác và non bộ, đá cẩm thạch, sa thạch, đá màu

dùng làm tượng nghệ thuật, đèn đá, các dạng thác kiểu châu Âu. Đá nhân tạo nhẹ
hơn, thường làm từ bê tông và có thề bị phai màu theo thời gian, có các loại như đá
ghép, đá mài, đá khối (dùng làm bồn hoa)...
Trong cảnh quan, đá ngoài tác dụng ốp lát bề mặt, một phần không nhỏ đá
còn có chức năng chịu lực. Đá được cắt thành từng khối, vuông hoặc dẹt tùy theo
mục đích sử dụng như xếp thành trụ cột, hay lát nền, làm cầu... Khi đó, ngoài vẻ
đẹp vân đá, thớ đá người ta còn chú ý đến độ bền của đá. Đây cũng là một trong số
những tiêu chí để lựa chọn đá.

3


Bảng 2.1: Độ bền các loại đá, nguồn: bộ Xây Dựng, 1983. Tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam, tập III, trang 104
Loại đá

Độ bền nén

Nhóm đá có độ bền cao: granit, xienit, grabro,
dionit, bazan, quắc xít.

Hệ số hóa mền

70

0,8

60

0,7


40

0,7

Nhóm đá có độ bền trung bình: diabaz,
poocfinit, andrerit, fonai, labradorit, đá cẩm
thạch
Nhóm đá có độ bền thấp: bazan xốp, sa thạch, đá
vôi

Hình 2.1: Đá xếp làm thác

4


Phân chia theo chức năng thì có đá lát đường, đá ốp tường, đá làm thác. Tùy
theo chủng loại, đặc tính từng dạng đá mà chúng có độ dày khác nhau, tuy nhiên,
thông thường đá lát đường dày trên 20mm. Một số loại thường gặp là đá trắng Bà
Rịa, đá badan, cubic và các dạng đá giả khác. Đá ốp tường dày khoảng 10mm, cũng
có nhiều loại như đá tổ ong, cẩm thạch, granit, đá giả.
Phân chia theo hình thức bề mặt, đá có loại bề mặt sần sùi, màu sậm vốn
được sử dụng nhiều trong sân vườn; đá có bề mặt bóng nhẵn thường dùng trong các
tác phẩm điêu khắc như tượng, vòi phun...
Ở các sân vườn, tiểu cảnh phương Tây, sỏi, đá cuội là một chất liệu truyền
dẫn cảm hứng về một không gian sống gắn bó với thiên nhiên, một bảng màu rất
khó bắt chước trong pha trộn.
Hình 3.1: Sỏi và sự xếp đặt khéo léo tạo nên nét tinh tế cho khoảng sân rộng,
nguồn:


Sỏi, cuội là một chất liệu bền chắc nhưng lại có thể xê dịch. Một sự xếp đặt
tinh tế sỏi, cuội bên cạnh những chất liệu nhẵn bóng như granite, gạch men, gốm,
thủy tinh sẽ cho ta cảm nhận về một không gian sống sang trọng. Bạn sẽ có cảm

5


giác thế nào và lắng nghe được gì mỗi khi đặt gót chân lên những con đường trải
đầy sỏi ở hoàng cung cổ xưa của người Scotland, tòa lâu đài Burkingham hay sân
trước tòa nhà trắng của lính kỵ binh London?
Nếu người phương Tây chú tâm dùng sỏi, cuội để tạo ấn tượng mạnh về thị
giác thì người phương Đông lại lặng lẽ tìm kiếm sự chuyển động tiến gần với những
triết lý sống và cao hơn nữa là tín ngưỡng, tâm linh. Nếu tới cố đô Kyoto, bạn sẽ
thấy người Nhật dùng sỏi để mô tả vũ trụ, mô tả đại dương - nơi bao dung những
hòn đảo tạo nên đất nước Phù Tang. Nếu đến Bắc Kinh bạn sẽ thấy người Trung
Hoa dùng sỏi để bộc bạch nghĩa khí của những bậc quân tử... Còn bây giờ xu hướng
dùng sỏi trong thiết kế các không gian sống dường như là sự chọn lọc, giao thoa
giữa giá trị nổi bật của phong cách phương Đông và phương Tây. Ngay dưới tòa
nhà Bảo hiểm Thụy Sĩ vời vợi kính, lạnh lùng granite, khung hợp kim... ở thủ đô
London, kiến trúc sư lừng danh Norman Foster đã dùng vạt sỏi rất nhỏ, rất mỏng
tạo nên bồn trồng bốn cây phi lao mong manh. Vậy mà bốn chấm sỏi nhỏ đó cũng
đủ sức mạnh để đối thoại một cách bình đẳng với một tượng đài của trào lưu kiến
trúc Hightech.

Hình 3.2: Dùng
sỏi trên diện tích rộng
trong công trình của
Norman Foster

6



3.1.2 Bê tông
Cùng với xu hướng ứng dụng những vật liệu mới mang lại hiệu quả kinh tế
cao thay thế dần các loại vật liệu truyền thống, đảm bảo được tính thẩm mỹ, độ bền,
đáp ứng cả những tính năng mới trong xây dựng, bê tông ngày càng cải tiến để trở
thành một lựa chọn chiếm ưu thế trong thị trường vật liệu mới. Việc sản xuất gạch
nung, không chỉ tàn phá môi trường, gây ô nhiễm và lấn đất nông nghiệp, theo vụ
trưởng vụ vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Trung, nó “còn làm chất bẩn, chất độc
ngấm trực tiếp vào lòng đất bởi lớp sét dùng làm gạch thực chất là lớp lọc chất
bẩn...”. Sản xuất gạch granit, ceramic cũng vậy. Cùng với gánh nặng về mặt mội
trường mà gạch nung mang lại, vật liệu gỗ, đá tự nhiên cũng được khai thác với trữ
lượng đáng báo động. Hiện nay các mặt hàng bê tông giả đá, giả gỗ với nhiều kiểu
dáng, màu sắc đa dạng, trung thực, rất khó phân biệt hoàn toàn có thể thay thế cho
vật liệu khác về các đặc tính trang trí. Hơn nữa, bê tông thay thế còn có nhiều biểu
hiện vượt trội như trọng lượng nhẹ hơn, giảm tải trọng nền móng, cách âm, cách
nhiệt, dễ tạo hình, dễ khoan cắt, có thể đóng đinh trực tiếp. Vật liệu nhẹ vừa mang
lại hiệu quả kinh tế do giảm chi phí nền móng, thi công nhanh vừa bảo vệ môi
trường mà vẫn đẹp, bền vững.
Gạch nhẹ là loại gạch block chế tác từ xi măng, cát và chất tạo bọt để làm
cho kết cấu viên gạch bên trong có những khoảng rỗng như hình thức tổ ong. Do đó
sản phẩm nhẹ, cách âm, chịu nhiệt (hệ số dẫn nhiệt thấp hơn gạch nung 2 lần) và dễ
khoan, cắt hay đóng đinh trực tiếp. Gạch nhẹ có kích thước cơ bản: 75 x 200 x 600
mm. Với kích thước này, một viên gạch nhẹ chỉ nặng 7,2 kg và trong xây dựng, nó
có thể thay thế cho 6 viên gạch ống xây dính lại nặng khoảng 14 kg. Như vậy, cùng
một kích thước xây dựng, xây bằng gạch nung sẽ nặng khoảng gấp đôi so với xây
bằng gạch nhẹ. Một m2 tường xây bằng gạch nhẹ chỉ có 8 viên, xây gạch nung phải
tốn 65 viên cộng thêm chi phí cho xi măng, cát (làm mạch hồ). Ngoài ra, còn chi
phí nhân công, thời gian thi công cũng chậm hơn so với xây bằng gạch nhẹ. Tính
chung, nếu xây 100 triệu đồng gạch nung thì xây gạch nhẹ chỉ mất khoảng 80 triệu

đồng.

7


Gỗ nhân tạo có nhiều loại như bản lát đường, trụ, gốc cây nghệ thuật với
nhiều màu sắc, kích cỡ.
Bảng 3.2: Độ bền cơ học bê tông, theo bộ Xây Dựng, 1983. Tiêu chuẩn xây
dựng Việt Nam, tập III, trang 104
Mác

Cường độ chịu nén MPa (N / mm2)

10

10

12,5

12,5

15

15

20

20

25


25

30

30

3.1.3 Gạch
Trái ngược với vật liệu nội thất, vật liệu sân vườn nhìn chung, đặc biệt là
gạch thường có bề mặt thô nhám, sần sùi lộ rõ vẻ dày dặn gió sương.
Gạch gốm có thể bị đóng rong rêu ở nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng. Ngoài
dáng vẻ trầm lặng, hoài cổ, gạch còn cách nhiệt tốt, phản xạ nhiệt, ánh sáng thấp sẽ
tạo được bầu không khí mát mẻ, thư thái. Gạch thẻ thường dùng ở lối đi, cột, cổng.
Gạch ống có đục từ 2 - 6 – 8 lỗ bên trong, là một cách giảm trọng lượng cho gạch.
Gạch giả gốm từ bê tông tương đối nhẹ hơn, ít đóng rong rêu nên không trơn
trợt, màu sắc phong phú, nhiều sắc độ.
Xu hướng gạch giả cổ đang chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là gạch Tây Ban
Nha (nhập khẩu), gạch Mỹ Đức, American home. Đó là những viên gạch trông như
được cắt từ đất sét, giống như nền đất tự nhiên hoặc dạng giả gỗ, giả chiếu cói.
Gạch gốm nhập thường dùng trong trang trí ngoài trời. Gạch trong nước cũng có
vân gỗ, sọc, giả đá, tổ ong, da cá sấu..., hầu hết được làm bằng đất sét trắng trộn
màu, nung ở nhiệt độ 800 – 1200oC nên màu sắc tự nhiên và không đóng rêu.

8


Bảng 3.3: Một số loại gạch

Gạch đất sét Tây Ban Nha với bề mặt


Gạch cổ Việt Nam

thú vị

Gạch cubic

Một loại gạch Bát Tràng cổ

Gạch ceramic, granit có bề mặt bóng láng cũng được dùng ở các sảnh lớn có
mái che, đem lại sự sang trọng, linh hoạt. Gạch ceramic (gạch đất nung tráng men)
có cường độ chịu nén, uốn, độ bền, độ cứng bề mặt, khả năng chống mốc, mờ bề
mặt cao hơn, độ hút nước, mài mòn thấp hơn granit. Sản phẩm granit (bột đá) nhiều
màu sắc, phân theo đặc điểm bề mặt như độ sần, nhám cũng nhiều mẫu mã hơn.

9


Bảng 3.4: Độ bền cơ học gạch đất nung, theo bộ Xây Dựng, 1983. Tiêu
chuẩn xây dựng Việt Nam, tập III, trang 102
Loại gạch

Độ bền cơ học (105 N/m2)

Mác

Nén

Uốn

Gạch rỗng đất


100

75

8

sét nung

75

50

7

Gạch đặc đất

100

75

11

sét nung

75

50

9


3.1.4 Gỗ
Gỗ là một loại vật liệu đặc biệt, sử dụng gây cảm giác ấm áp, hòa hợp thư
thái. Gỗ có cấu tạo tế bào, tế bào gỗ trưởng thành có dạng ống với cấu trúc rỗng
xốp, mang đến ưu điểm khác biệt với các loại vật liệu khác như khả năng cách điện,
cách nhiệt, nhiệt dãn nở thấp, mềm, dễ gia công, cắt gọt. Gỗ còn dẻo, dễ uốn cong,
dễ nối ghép bằng keo, đinh ốc. Vân thớ gỗ đẹp tự nhiên, từ đậm đến nhạt nhiều màu
sắc, dễ nhuộm tẩy màu, có thể gây trồng tái tạo trữ lượng, có thể chế biến cho mềm,
nhẹ. Một số loại gỗ còn có hương thơm giá trị kinh tế cao.
Tỷ trọng là một chỉ số quan trọng của gỗ. Khi sử dụng gỗ, người ta luôn quan
tâm đến các đặc tính cơ học, vật lý và tính thẫm mỹ của nó. Trong đó, đặc biệt chú
ý đến chỉ tiêu “tỷ trọng”. Tỷ trọng gỗ càng lớn thì gỗ càng tốt. Tỷ trọng thường
được đo ở trạng thái độ ẩm 15%, và chia thành các bậc sau:
 Gỗ thật nặng tỷ trọng từ 0,95 – 1,40
 Gỗ nặng tỷ trọng từ 0,80 – 0,95
 Gỗ nặng trung bình tỷ trọng từ 0,65 – 0,80
 Gỗ nhẹ tỷ trọng từ 0,50 – 0,65
 Gỗ thật nhẹ tỷ trọng từ 0,20 – 0,50
 Gỗ thật nhẹ tỷ trọng từ 0,04 – 0,20


10


Chỉ tiêu phân loại gỗ, theo nghị định 2/98CNR.26.11.1977 phân hoá gỗ dùng
trong nước:
 Nhóm I: vân đẹp, hương thơm, rất quí hiếm có 41 loại (cẩm lai, bằng
lăng cườm, dáng hương, pơmu, trắc mun…)
 Nhóm II: tính chất cơ lý cao, ứng lực ép/ mỹ nghệ, ván sàn dọc, kéo
dọc, thứ có tự số lớn nhất_xây dựng, độ bền cao, cầu thang, khung

cửa, chịu tải trọng lớn (26 loại: đinh lim,sến, táu, xan, trai…)
 Nhóm III: tính chất cơ lý cao nhưng thấp hơn nhóm II: dẻo dai, chịu
uốn, va đập_xây dựng, ván sàn, cầu thang, khung cửa, dùng làm đồ
mộc (24 loại: sang lẻ, chò, sao đen, tếch vên vên, bằng lăng…)
 Nhóm VI: gỗ mềm, nhẹ, dễ gãy, ít co giãn, tính chất cơ lý tương đối
cao, dùng đóng thùng đựng chất lỏng, đồ mộc, xây dựng (34 loại:nữ,
thông, thông 3 lá, dầu đỏ, kim giao, thông nàng, hồng tùng, mít…)
 Nhóm V: tỷ trọng trung bình_gỗ trung bình, dùng phổ biến (65 loại:
sồi, giẻ, tràm, thông…)
 Nhóm VI: gỗ nhẹ, sức chịu kém, dễ mối mọt, dễ chế biến (rồng rồng,
kháo, chẹo...)
 Nhóm VII: gỗ nhẹ, chịu kém, chống mối mọt thấp (45 loại: côm, sổ,
ngát, váng...)
 Nhóm VIII: gỗ nhẹ, sức chịu rất kém, dễ bị mối mọt (sung, côi,
babet...).
Gỗ ở nhóm I, II có chất lượng rất tốt, rất thích hợp sử dụng cho sân vườn, tuy
nhiên, vì trữ lượng ít, quí hiếm, gỗ dùng ở sân vườn cần được nghiên cứu để đưa
vào sử dụng ở nhóm III, IV
Một số loại gỗ thường được sử dụng và sử dụng tốt ở sân vườn:
 Xoan đào (Pygeum arboreum, họ Rosaceae)
Giác lõi phân biệt rõ ràng, gỗ giác hồng nhạt hơi vàng, lõi nâu đỏ nhạt (đỏ tím),
vàng năm rõ, mặt gỗ mịn, gỗ muộn có màu sẫm, tia nhỏ mật độ cao, mặt to trung
bình.

11


Khối lượng thể tích Dcb = 0,52g/cm3, ảnh hưởng khả năng thoát ẩm, thuộc
nhóm V.
Tỉ lệ co rút, khô ráo, thoát nước, ẩm: hút ẩm do cấu tạo sợi xốp_gây biến

hình, nứt nẻ cong. K=1,617 không cao.
Độ bóng cao, màu sắc vân thớ đẹp, chênh lệch co rút thấp, độ ẩm quan sát ổn
định: W= 10+2%_sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng, đóng thùng, bao bì.
 Sao lá to (Hopea hainanensis)
Gỗ giác lõi phân biệt, lõi to chiếm 9/10 đường kính, màu nâu, thớ xoắn, kết cấu
mịn, cứng, tỷ trọng 1, gỗ nặng, cứng, độ co rút lớn nên khi khô ít nứt nẻ, không biến
dạng, mặt cắt nhẵn, khó gia công, sắc gỗ tươi, khó mục. Gỗ dùng đóng tàu thuyền,
cầu cống, trong thủy lợi, xây dựng.
Khối lượng thể tích Dcb = 0,85 g/cm3
 Dầu đỏ (Dipterocarpus duperreanus)
Gỗ giác xám hồng, lõi hồng, nâu xám. Gỗ tươi hay khô đều có mùi nhựa dầu. Vòng
sinh trưởng không rõ ràng, thớ gỗ thẳng. Gỗ cứng, nặng trung bình, dễ gia công,
dán dính tốt, dễ ngâm tẩm, bền, ít mối mọt, rất tốt khi sử dụng ngoài trời
 Căm xe (Xylia xylocarpa)
Gỗ giác lõi phân biệt, dác trắng vàng nhạt, dày; lõi đỏ sẫm, hơi có vân, rất mịn,
nặng, tỷ trọng 1,15. khi tươi gỗ dễ gia công, khi khô sẽ cứng rất nhanh nên khó gia
công. Gỗ rất bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng, dùng làm đồ mỹ nghệ,
đóng tàu đi biển, làm tà vẹt và xây dựng.
 Bằng lăng còi (Lagerstromemia indica):
Gỗ cứng, chắc, nặng
 Sến (đặc biệt là sến mủ Shorea cochinchinensis)
Gỗ giác lõi ít phân biệt, màu vàng nhạt, sau thành vàng sẫm hay nâu đỏ nhạt, mặt
gỗ thường có những sợi sẫm có dầu. Gỗ khá cứng và nặng, dễ cưa xẻ và chế biến,
ngâm nước trước khi sử dụng

12


×