Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGÔ MINH CHÂU

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY MAI
PHỤC VỤ QUY HOẠCH NGÀNH HOA KIỂNG
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


NGÔ MINH CHÂU

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY MAI
PHỤC VỤ QUY HOẠCH NGÀNH HOA KIỂNG
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY


NGO MINH CHAU

SURVEYING AND EVALUATING THE CURRENT
PRODUCTION OF THE Ochna integerrima Merr TO DEVELOP
ORNAMENTAL PLANT AND FLOWER IN
BINH DUONG PROVINCE

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Advisor: TRUONG THI CAM NHUNG, M.Sc

Ho Chi Minh City
July 2008

ii



LỜI CẢM ƠN
 Tôi xin chân thành tri ân cô giáo kỹ sư Trương Thị Cẩm Nhung đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp
 Xin chân thành cám ơn:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
Quý Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm
Đã tạo điều kiện giúp đỡ, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt
khóa học 2004 - 2008
 Xin chân thành cám ơn
Các hộ gia đình, các Nghệ nhân trồng mai ở tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình
giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ giúp đỡ tinh thần,
phương tiện cần thiết cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Cám ơn các bạn cùng lớp DH04CH đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập.

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất cây mai phục vụ
quy hoạch ngành hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương”, được tiến hành tại 3 huyện và 1 thị
xã của tỉnh Bình Dương, thời gian từ 22 / 02 / 2008 đến 15 / 06 / 2008. Đề tài được
tiến hành điều tra ngẫu nhiên. Kết quả thu được:
Điều tra và tham khảo ý kiến của các nghệ nhân tôi đã thống kê được các kỹ
thuật chính trong quá trình trồng và chăm sóc cây mai.
Tổng số hộ điều tra là 108, trong đó mức độ tập trung sản xuất cao nhất là ở
Thuận An.

Nêu ra những nhận xét và kiến nghị nhằm phục vụ quy hoạch ngành hoa
kiểng tỉnh Bình Dương.

iv


SUMMARY
Thesis:” surveying and evaluating the current production of the ochna integerrima
merr to ornamental plant and flower in binh duong province ” had carried out in 3
district and 1 town of Binh Dương province, from 22 / 02 / 2008 to 15 / 06 / 2008.
Topic had carried out by random investigative method. The results are:
After Investigated and referenced craftsmans idea, I have been total up basic
techniques in process grow and cultivate ochna integerrima Merr.
The total number household investigated were 108, in there concentrate level
the best production was Thuan An district.
To mention comments and petition order served trade decorative plants
project in Binh Duong province.

v


MỤC LỤC
TRANG
Chương I ................................................................................................................................ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
Chương II............................................................................................................................... 2
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ CÂY MAI.................................................. 2
2.1.Tổng quan về Bình Dương .......................................................................................... 2
2.1.1 Vị trí địa lý :.......................................................................................................... 2
2.1.2.Địa hình : .............................................................................................................. 2

2.1.3.Tổng quan 3 huyện và 1 thị xã cần điều tra:......................................................... 3
2.1.3.1.Huyện Bến Cát............................................................................................... 3
2.1.3.2. Huyện Dĩ An................................................................................................. 3
2.1.3.3. Huyện Thuận An........................................................................................... 4
2.1.3.4. Thị Xã Thủ Dầu Một: ................................................................................... 4
2.2.Tổng quan về cây Mai ................................................................................................. 4
2.2.1.Các giống Mai....................................................................................................... 5
2.2.1.1. Mai rừng ....................................................................................................... 5
2.2.1.2. Mai sẻ:........................................................................................................... 5
2.2.1.3. Mai Châu....................................................................................................... 5
2.2.1.4. Mai liễu ......................................................................................................... 5
2.2.1.5. Mai xanh: ...................................................................................................... 5
2.2.1.6. Mai chùm gởi:............................................................................................... 5
2.2.1.7. Mai thau ........................................................................................................ 6
2.2.1.8. Mai thơm, mai hương, mai ngự: ................................................................... 6
2.2.1.9. Mai 100 cánh: ............................................................................................... 6
2.2.1.10. Mai 120 cánh Bến tre.................................................................................. 6
2.2.1.11. Mai huỳnh tỷ:.............................................................................................. 6
2.2.1.12. Mai giảo lá mỏng: ....................................................................................... 7
2.2.1.13. Mai giảo lá gai: ........................................................................................... 7
II.2.1.14. Mai Tứ Quý:............................................................................................... 7

vi


2.2.1.15. Mai trắng lá cẩm thạch................................................................................ 7
2.2.1.16. Mai cam: ..................................................................................................... 7
2.2.2. Đặc tính sinh học chung của cây Mai ................................................................ 10
2.2.3. Cách trồng và chăm sóc cây Mai ....................................................................... 11
2.2.3.1. Bứng Mai .................................................................................................... 11

2.2.3.2. Chọn đất trồng Mai ..................................................................................... 12
2.2.3.3. Trồng Mai ................................................................................................... 12
2.2.3.4. Trồng bằng hạt ............................................................................................ 13
2.2.3.5. Kỹ thuật bón phân....................................................................................... 14
2.2.3.6. Tưới nước cho Mai ..................................................................................... 15
2.2.3.7. Ghép Mai .................................................................................................... 16
2.2.3.8. Cách chơi Mai kiểng................................................................................... 18
2.2.3.9.Thay đất ....................................................................................................... 18
2.2.3.10. Điều khiển cho Mai ra hoa đúng tết.......................................................... 19
2.2.4. Những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới cây Mai.............................................. 20
2.2.4.1. Nhiệt độ....................................................................................................... 20
2.2.4.2. Ánh sáng ..................................................................................................... 20
2.2.4.3. Ẩm độ ......................................................................................................... 20
2.2.4.4. Độ thông thoáng.......................................................................................... 21
2.2.4.5. Mưa............................................................................................................. 21
2.2.4.6. Gió .............................................................................................................. 21
2.2.4.7. Sâu bệnh...................................................................................................... 21
Chương III ........................................................................................................................... 22
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 22
3.1. Mục tiêu: ................................................................................................................... 22
3.2 Nội dung: ................................................................................................................... 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................... 22
3.3.1. Phạm vi điều tra ................................................................................................. 22
3.3.2. Cách tiếp cận...................................................................................................... 22
3.3.3. Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 23
Chương IV ........................................................................................................................... 24
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 24

vii



4.1. Huyện Thuận An....................................................................................................... 24
4.1.1. Hiện trạng sản xuất ............................................................................................ 24
4.1.2. Thời gian lập nghiệp .......................................................................................... 26
4.1.4. Quy mô đầu tư & hiệu quả sản xuất .................................................................. 27
4.1.5. Phân tích SWOT: Thuận lợi – Khó khăn – Cơ hội – Thách thức...................... 29
4.1.5.1. Thuận lợi..................................................................................................... 29
4.1.5.2. Khó khăn:.................................................................................................... 30
4.1.5.3. Cơ hội: ........................................................................................................ 30
4.1.5.4. Thách thức: ................................................................................................. 30
4.1.6. Những mong muốn của người dân và đề xuất hướng phát triển: ...................... 30
4.2. Thị Xã Thủ Dầu Một: ............................................................................................... 33
4.2.1. Hiện trạng sản xuất: ........................................................................................... 33
4.2.2. Thời điểm lập nghiệp ......................................................................................... 35
4.2.3. Quy mô đầu tư và hiệu quả sản xuất.................................................................. 36
4.2.4. Phân tích SWOT: Thuận lợi – Khó khăn – Cơ hội – Thách thức...................... 37
4.2.4.1. Thuận lợi..................................................................................................... 37
4.2.4.2. Khó khăn:.................................................................................................... 37
4.2.4.3. Cơ hội: ........................................................................................................ 37
4.2.4.4. Thách thức: ................................................................................................. 38
4.2.5. Những mong muốn của người dân và đề xuất hướng phát triển: ...................... 38
4.3. Huyện Dĩ An............................................................................................................. 39
4.3.1. Hiện trạng sản xuất ............................................................................................ 39
4.3.2. Thời điểm lập nghiệp ......................................................................................... 41
4.3.3. Quy mô đầu tư và hiệu quả sản xuất.................................................................. 42
4.3.4. Phân tích SWOT: Thuận lợi – khó khăn – cơ hội – thách thức......................... 43
4.3.4.1. Thuận lợi..................................................................................................... 43
4.3.4.2. Khó khăn..................................................................................................... 44
4.3.4.3. Cơ hội ......................................................................................................... 44
4.3.4.4. Thách thức .................................................................................................. 44

4.3.5. Những mong muốn của người dân và đề xuất hướng phát triển ....................... 45
4.4. Huyện Bến cát:.......................................................................................................... 45
4.4.1. Hiện trạng sản xuất ............................................................................................ 45

viii


4.4.2. Thời điểm lập nghiệp ......................................................................................... 47
4.4.3. Quy mô đầu tư và hiệu quả sản xuất.................................................................. 48
4.4.4. Phân tích SWOT: Thuận lợi – khó khăn – cơ hội – thách thức......................... 49
4.4.4.1. Thuận lợi..................................................................................................... 49
4.4.4.2. Khó khăn..................................................................................................... 49
4.4.4.3. Cơ hội ......................................................................................................... 50
4.4.4.4. Thách thức .................................................................................................. 50
4.4.5. Những mong muốn của người dân và đề xuất hướng phát triển ....................... 50
Chương V............................................................................................................................. 51
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 51
Kết luận:........................................................................................................................... 51
Kiến nghị: ........................................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 52
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 53
Phụ lục 1 .............................................................................................................................. 53
DANH SÁCH CÁC HỘ SẢN XUẤT – KINH DOANH MAI KHẢO SÁT.................. 53
Phụ lục 2 .............................................................................................................................. 58
PHIẾU ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT MAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH NGÀNH
HOA KIỂNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................................................. 58

ix



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4. 1: Xếp hạng độ phát triển nghề trồng mai ở Bình Dương.................................. 24
Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ phân bố số hộ trồng mai ở Thuận An ............................................... 25
Biểu đồ 4. 3: Thời gian lập nghiệp của các nhà vườn Thuận An ........................................ 26
Biểu đồ 4. 4: Biểu đồ Quy mô đầu tư của các hộ trồng Mai ở Thuận An ........................... 27
Biểu đồ 4. 5: Biểu đồ phân bố các loại hình sản xuất Mai ở Thị Xã Thủ Dầu Một ............ 33
Biểu đồ 4. 6: Biểu đồ thời điểm lập nghiệp của các hộ trồng Mai tx Thủ Dầu Một ........... 35
Biểu đồ 4. 7: Biểu đồ quy mô đầu tư của các hộ trồng Mai ở Thị Xã Thủ Dầu Một .......... 36
Biểu đồ 4. 8: Biểu đồ phân bố số hộ trồng Mai ở huyện Dĩ An .......................................... 40
Biểu đồ 4. 9: Biểu đồ thời điểm lập nghiệp của các hộ trồng Mai Dĩ An ........................... 41
Biểu đồ 4. 10: Biểu đồ quy mô đầu tư của các vườn Mai Dĩ An......................................... 42
Biểu đồ 4. 11: Biểu đồ phân bố các hộ trồng Mai ở Bến Cát .............................................. 46
Biểu đồ 4. 12: Biểu đồ thời gian lập nghiệp của các hộ dân huyện Bến Cát....................... 47
Biểu đồ 4. 13: : Biểu đồ diện tích các vườn Mai ở Bến Cát ................................................ 48

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG
Hình 2. 1: mai rừng................................................................................................................ 8
Hình 2. 2: mai châu................................................................................................................ 8
Hình 2. 3: mai xanh................................................................................................................ 8
Hình 2. 4: mai sẻ .................................................................................................................... 9
Hình 2. 5: mai 120 cánh Bến Tre........................................................................................... 9
Hình 2. 6: mai 100 cánh......................................................................................................... 9
Hình 2. 7: mai chùm gửi ........................................................................................................ 9
Hình 4. 1: Nghệ nhân Huỳnh Văn Tấn ................................................................................ 29

Hình 4. 2: Nghệ nhân Nguyễn Văn Tấn và các cây Mai hàng chục năm tuổi..................... 32
Hình 4. 3: Nghệ nhân Nguyễn Văn Tấn và các huân huy chương về cây kiểng ................. 32
Hình 4. 4: Vườn Mai nguyên liệu kết hợp mai ghép ........................................................... 34
Hình 4. 5: Quay chậu nghề tay trái của các chủ vườn ......................................................... 40

xi


Chương I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết thì đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân
vùng Đông Nam Bộ nói riêng, cây mai là một loại cây kiểng rất đặc biệt, thân quen
và không thể thiếu trong mỗi dịp xuân về. Có thể nói cây mai là loại cây được ưa
thích nhất ở miền nam Việt Nam. Cây mai được coi là loại cây chủ lực của ngành
hoa kiểng miền nam Việt Nam.
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở khu vực Đông Nam Bộ
diễn ra rất nhanh, thu hút được khá nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì
thế chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây tăng lên đáng kể. Ở khu vực Đông
Nam Bộ ngoài thành phố Hồ Chí Minh ra các tỉnh lân cận có sự phát triển khá
mạnh, đặc biệt là tỉnh Bình Dương. Bình Dương có điều kiện tự nhiên như vị trí địa
lí, tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi cùng với những chính sách thu hút đầu tư
khá hấp dẫn nên những khu công nghiệp mọc lên vun vút (nổi tiếng có khu công
nghiệp Việt Nam – Singapore ). Khi được đầu tư mạnh như vậy thì Bình Dương đã
giải quyết được các vấn đề về nhu cầu việc làm, sử dụng đất, tài nguyên…
Tuy tập trung phát triển mạnh về công nghiệp là chính, lĩnh vực nông nghiệp
tuy có yếu hơn so với công nghiệp và dịch vụ nhưng cũng có được nhiều sự chuyển
biến tích cực, nổi bật là ở ngành hoa kiểng. Khi mức sống tăng lên dẫn đến nhu cầu
thưởng thức các thú vui cũng tăng theo. Con người ngày càng muốn gắn bó với
thiên nhiên, hưởng thụ vẻ đẹp, sự tươi mát và thoải mái khi ở gần thiên nhiên. Do
vậy ngành hoa kiểng Bình Dương có điều kiện phát triển. Việc đưa ra các chính

sách quy hoạch ngành hoa kiểng phù hợp phụ thuộc nhiều vào công cuộc điều tra và
đánh giá hiện trạng sản suất của ngành. Vì thế tôi thực hiện đề tài điều tra, đánh giá
hiện trạng sản xuất cây mai phục vụ quy hoạch ngành hoa kiểng ở tỉnh Bình Dương.

1


Chương II
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ CÂY MAI
2.1.Tổng quan về Bình Dương
2.1.1 Vị trí địa lý :
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên
2.695,54 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự
nhiên), có toạ độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đông: 106045' - 107067'30"
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 6 phường, 8 thị trấn và 75 xã. Tỉnh lỵ
là thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình
Dương.
2.1.2.Địa hình :
Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là
những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 - 150. Đặc biệt có
một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An)
và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao, núi La Tha, núi Cậu.
Từ phía Nam lên phía Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn
và sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung

bình 6 – 10 m.
Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa
hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 – 30 m.

2


Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ
yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao
phổ biến từ 30 – 60 m.
Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc
sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa
hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây
dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
2.1.3.Tổng quan 3 huyện và 1 thị xã cần điều tra:
2.1.3.1.Huyện Bến Cát
Huyện Bến Cát có 15 đơn vị hành chính cấp xã (14 xã và 1 thị trấn) với tổng
diện tích tự nhiên 58.838 ha, dân số 119.138 người. Nằm trong khu vực kinh tế
trọng điểm phía Nam, trung tâm huyện cách thị xã Thủ Dầu Một 20 km, cách TP.
Hồ Chí Minh khoảng 50 km, có trục Quốc lộ 13 đi qua với bề rộng mặt đường 6 làn
xe mới được nâng cấp. Nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú với 2 con sông
Sài Gòn và sông Thị Tính chảy qua địa bàn huyện; thời tiết quanh năm mưa thuận
gió hòa. Hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ phát triển nối liền các tỉnh
trong vùng và thành phố Hồ Chí Minh. Bến Cát có tiềm năng lớn về đất đai để phát
triển trồng trọt các loại cây công nghiệp, cây ăn trái và quy hoạch xây dựng các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, là tiền đề thuận lợi để phát triển sản xuất công
nghiệp
2.1.3.2. Huyện Dĩ An
Huyện Dĩ An nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp 2
thành phố công nghiệp lớn là Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh, gần sân bay

quốc tế Tân Sơn Nhất và cụm cảng Sài Gòn nên có đủ các điều kiện để phát triển
kinh tế - xã hội. Diện tích tự nhiên của huyện là 6.028,15 ha, dân số 119.702 người
(số liệu năm 2003).

3


2.1.3.3. Huyện Thuận An
Huyện Thuận An có diện tích 84,26 km2, với dân số 137.506 người (số liệu
năm 2002), là địa bàn trọng điểm để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và nông nghiêp.
2.1.3.4. Thị Xã Thủ Dầu Một:
Thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm tỉnh lỵ của Bình Dương đã và đang chuyển
biến sâu rộng trong các mặt kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng
nhanh của tỉnh nhà.
Thị xã Thủ Dầu Một có diện tích tự nhiên là 88 km2, là đô thị loại bốn, nằm
trong chùm đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí tương đối thuận
lợi cho việc giao lưu với các huyện trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, đường
Bắc - Nam, và cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo hướng đông bắc.
2.2.Tổng quan về cây Mai
Cây: Mai vàng ( Ochna integerrina Merr )
Họ: Lão Mai ( OCHNACEAE )
Từ xưa cho đến nay chơi Mai là một cái thú bởi một lẽ nào đó không nói hết
được. Có người thì thích màu vàng của hoa Mai, có người thích vẻ đẹp của thân,
cành, lá, nhụy… Để có cây Mai đẹp thì cần có thời gian, công sức, kỹ thuật… Cây
mai nguyên thủy vốn chỉ có năm cánh tròn xoe gốc gác từ rừng nhiệt đới đã mất
dần, thay vào đó, là những loại mai nhiều cánh, đậm sắc hơn. Ðược ưa chuộng nhất
hiện nay là giống mai giảo, có từ 10 đến 12 cánh, nở hoa khá to thành chùm, đồng
đều trông rất bắt mắt. Nếu chăm sóc tốt, mai giảo có thể nở rộ suốt từ mùng một Tết
đến qua rằm tháng giêng âm lịch.


4


2.2.1.Các giống Mai
2.2.1.1. Mai rừng
Đây là loại Mai mọc hoang tại các vùng rừng núi.Mai rừng có đặc điểm là thân có
lớp vỏ dày, rễ đâm sâu vào đất. Vì phải đào từ rừng về nên nếu dùng làm gốc ghép
thì tỉ lệ sống khá thấp (chỉ làm đối với những gốc khá đẹp).
2.2.1.2. Mai sẻ:
Mai sẻ cũng là cây mai vàng năm cánh, nhưng hoa nhỏ, đặc biệt loại mai này có hoa
chùm, rất sai hoa. Tết đến, hoa nở rộ đầy cành, một màu vàng tươi óng ánh.
2.2.1.3. Mai Châu
Còn gọi nôm na là mai Trâu, vì hoa rất to và rất phổ biến, (dân gian thấy nhỏ gọi sẻ,
thấy lớn quá gọi là trâu), mọc khắp miền Nam, có nơi mọc thành rừng như ở Tây
Ninh, cả núi như Mai Lĩnh, nhưng không sai hoa bằng mai sẻ. Cây mai này có hoa
năm cánh xòe to, cũng màu vàng tươi.
2.2.1.4. Mai liễu
Là cây mai vàng năm cánh thường nhưng cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây
liễu, hoa nở đầy cành phất phơ theo chiều gió trông rất nên thơ.
2.2.1.5. Mai xanh:
Loại Mai này rất dễ nhận biết vì có cánh hoa màu xanh khá đẹp và lạ mắt nhưng lại
có nhược điểm là cây yếu,hoa dễ rụng nên ít được trồng nhiều.
2.2.1.6. Mai chùm gởi:
Là cây mai có thân cứng, ở đầu cành nổi lên những khối u to, giống như chùm gửi.
Ở chung quanh khối u mọc lên chi chít những tược non, đầy nụ hoa, khi nở giống
như một bó hoa to lớn trông rất đẹp. Có người còn gọi là “mai vương” (vua các loài
mai), hoặc mai “tỳ bà”.

5



2.2.1.7. Mai thau
Mai thau có cành mập, màu nâu sáng, mắt lá thưa, lá to. Hoa có cuống dài, màu cam
nhạt, từ 58 cánh. Loại Mai này trổ hoa thưa thớt.
2.2.1.8. Mai thơm, mai hương, mai ngự:
Cũng là mai vàng năm cánh thường, nhưng hoa có mùi thơm nhẹ nhàng, phảng phất
lâng lâng! Mai thơm Huế rất quý, mắt nhặt, sai bông, cánh hoa dày và lâu tàn. Đặc
biệt, cây mai này có lá non màu xanh, không phải màu nâu đỏ hoặc hồng như các
loại mai khác. Loại mai thơm ở Bến Tre cũng có, nhưng lá và hoa đều khác hơn.
2.2.1.9. Mai 100 cánh:
Là loại Mai được phát hiện ở Bến Tre, là giống có hình dáng hoa rất đặc biệt nên
được nhiều người sưu tập, cành nhỏ, nâu đen, lá nhỏ, bề mặt lá bóng, dễ nhận biết.
Nụ hoa hình cầu, cuống hoa yếu, dễ rụng. Hoa màu vàng, số lượng cánh hoa hơn
100 cánh, cánh hoa xếp thành nhiều lớp như hoa cúc, kích thước hoa giảm dần từ
lớp dưới lên lớp trên, cánh hoa chi chít, dày đặc. Nhị và nhụy hoa thoái hoá, giống
này không hình thành trái và hạt. Hiện nay, Mai 100 cánh không còn được ưa
chuộng vì hoa thưa (do dễ rụng), hoa quá nhiều cánh, không có nhị và nhụy làm mất
vẻ đẹp tự nhiên và mùi hương của hoa.
2.2.1.10. Mai 120 cánh Bến tre
Là cây mai phát hiện ở Bến Tre, hoa màu vàng, rất nhiều tầng và nhiều cánh, giống
như cúc mâm xôi, nở tròn to đẹp. Số lượng cánh nhiều nên rất lạ, còn đang nhân
giống. Tuy nhiên nhiều cành quá, thành một dề chi chít, dày đặc, không còn phân
biệt được đâu là cánh, đâu là nhụy nữa thì mất hết vẻ đẹp của cánh hoa.
2.2.1.11. Mai huỳnh tỷ:
Là loại Mai có cành nâu, to, mập, có rất nhiều mầm bên nhưng khả năng phân cành
và chống bệnh kém . Mắt lá khít, lá cứng dày, gân lá nổi rõ. Hoa màu vàng, 24 cánh
xếp thành 3 lớp.

6



2.2.1.12. Mai giảo lá mỏng:
Là loại Mai được ưa chuộng nhất hiện nay,giống Mai này sinh trưởng khỏe, ổn
định, chống chịu sâu bệnh khá.Cành màu nâu, phân nhánh mạnh, chiều dài mỗi lóng
khoảng 3 – 10 cm. Lá có màu xanh, phiến lá to và mỏng, mép lá hình răng cưa. Hoa
nở màu vàng tươi, cánh hoa thẳng, xếp thành 2 lớp.
2.2.1.13. Mai giảo lá gai:
Là loại Mai đột biến từ Mai giảo lá mỏng. Giống này sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh. Cành
to, ít phân nhánh. Mắt lá thưa, chiều dài mỗi lóng từ 1 – 2 cm. Lá cứng, màu xanh đậm,
phiến lá to và dày, gân lá lộ rõ, mép lá có nhiều răng cưa. Mầm sinh thực to tròn, nụ hoa
cứng, cuống nụ mập. Hoa nở vàng tươi, cánh thẳng.

II.2.1.14. Mai Tứ Quý:
Đây là loại Mai thích hợp để làm gốc ghép vì có sức sống mạnh, chống chịu sâu
bệnh tốt… Đặc điểm của loại cây này là hoa 5 cánh, màu vàng, lá đài màu xanhsau
này chuyển sang đỏ, hoa hình thành trên nhánh non và ra ở đầu cành.
2.2.1.15. Mai trắng lá cẩm thạch
Giống Mai này có đặc điểm là cành mập, cành và mầm sinh thực khi còn non có
màu trắng, lá non màu trắng khi già thì chuyển xanh đốm trắng, phiến lá mỏng, hoa
cũng màu trắng từ 510 cánh.
2.2.1.16. Mai cam:
Mai cam cành nhỏ, màu nâu đen,lá nhỏ gân lộ rõ. Mầm sinh thực khi phát động
hình thành 6 – 7 nụ, nụ có màu xanh ánh cam. Nụ hoa khoẻ, ít rụng, nở đều, hoa
màu cam đậm, 5 – 7 cánh.

7


Hình 2. 1: mai rừng


Hình 2. 2: mai châu

Hình 2. 3: mai xanh

8


Hình 2. 4: mai sẻ

Hình 2. 5: mai 120 cánh Bến Tre

Hình 2. 6: mai 100 cánh

Hình 2. 7: mai chùm gửi

9


2.2.2. Đặc tính sinh học chung của cây Mai
Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng
nhất.
Các bộ phận trên cây Mai:
Rễ: Cây Mai có rễ cộc dài mang nhiều lông hút, trên đất gò cao rễ ăn
sâu để tìm lấy nguồn nước và dinh dưỡng để nuôi cây, đất trảng thấp rễ bị
chùng do bị úng thủy nên phát sinh nhiều rễ phụ (còn gọi là rễ tơ) để tìm lấy
dinh dưỡng để nuôi cây
Thân: Thân gỗ cứng, có nhiều bó mạch dẫn nhựa để nuôi cây, mang
nhiều cành nhánh, nhiều chồi ngủ.
Lá: Lá hình bầu dục, phình ra ở giữa hẹp ở hai đầu, có cuống lá, phiến
lá có loại dầy loại mỏng, bìa lá phẳng, gợn sống hay có nhiều răng cưa, có

gân chính nhiều gân phụ tạo thành mạng.
Hoa: Mai có hoa màu vàng nghệ, mỗi có 5 cánh, đây là giống
“nguyên thủy” đã có từ thời xa xưa là thủy tổ của nhiều giống Mai vàng lai
tạo hiện nay.
Cây Mai có tuổi thọ trên trăm năm, nếu trồng trong điều kiện thích hợp cây
Mai cao đến 4m và đường kính gốc lớn đến 20 – 30 cm.
Mai vàng mỗi năm rụng lá một lần vào cuối đông, và trổ hoa vào đầu mùa
xuân.
Hạt: Mỗi hoa có nhiều hạt (khoảng 10 hạt) to như hạt bắp lúc còn non
có màu xanh khi chín có màu đen bóng. Cây mai không quá kén đất trồng.
Bằng chứng cho thấy các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ
bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Miễn là đất đó không
phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các
giống cây được.
Cây mai kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai
rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần. Ngoài

10


rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ
hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ cái bị thúi hay bị đứt
không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng lại khác, bị đứt chúng lại mọc
ra, vì vậy bộ rễ bàng cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc sinh trưởng và phát
triển của mai.
Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25 - 300 C là tốt
nhất. Mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều
tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 100 C thì mai sinh trưởng
kém.
Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai

thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa
nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa. Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào
mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa
không đúng ngày.
2.2.3. Cách trồng và chăm sóc cây Mai
2.2.3.1. Bứng Mai
Thời gian thích hợp để bứng Mai là vào đầu thời kỳ phát triển của cây,
thường vào đầu mùa mưa hay đầu mùa xuân. Đây là hai thời kỳ mà cây Mai phát
triển mạnh, bứng cây vào tời điểm này cây sẽ dễ trồng, dễ sống.
 Để bứng cây trước hết dọn sạch cỏ chung quanh gốc.
 Tỉa bớt cành, nhánh dư thừa.
 Moi đất quanh gốc để tìm hệ rễ, khi thấy rễ mới quyết định đào, đào bao sâu
thì vừa.
 Khi bứng, đào 1 rảnh quanh gốc cây để bứng cây với bầu đất nguyên vẹn.
 Bầu đất có kích cỡ to hay nhỏ tùy theo kích thước của cây.
 Không nhất thiết phải giữ lại tất cả rễ của cây mà nên cắt tỉa bỏ bớt những rễ
già, rễ to, những rễ lòi ra khỏi giới hạn của bầu đất.
 Tỷ lệ giữa cành nhánh và rễ được giữ lại khoảng 6/4 mà thôi.

11


 Khi cây được bứng lên phải gói kín bầu đất lại bằng rơm, giấy, bẹ chuối hay
bao tải và buộc dây cho chặc để khi di chuyển sẽ không bị bể bầu đất.
2.2.3.2. Chọn đất trồng Mai
Cây mai không quá kén đất trồng, đất pha cát, đất sét pha cát, đất phù sa, đất
đỏ badan, thậm chí đất có lẫn sõi đá cũng trồng được, miễn là đất đó không phải là
đất chết, đất quá nghèo dinh dưỡng hay đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng, hoặc
đất thấp như đất bưng có mạch nước ngầm quá cao, tầng đất mặt quá mỏng, cây mai
sẽ không sống được, do đất thấp nên bị ưng thuỷ cây mai kỵ nhất điều này, nếu cây

thường xuyên bị ngập nước lâu ngày sẽ làm cho rễ bị thúi khiến cây bị héo úa và
chết dần.
Chúng ta cần phải cẩn thận khi chọn đất để trồng, nếu không có khi vừa mất
công sức lại mất tiền của.
Nếu trồng trong chậu, tốt nhất là ta dùng hỗn hợp đất vườn hoặc đất đen, phân
chuồn hoai, rơm, rác hoai mục và tro trấu.
Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều
chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại.
Đất trồng mai trong chậu: cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ
khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong
chậu.
2.2.3.3. Trồng Mai
Chọn chậu phù hợp, kích thước của chậu tùy thuộc vào hệ rễ, cành và chiều
cao của cây.
Dù là Mai kiểng hay Mai Bonsai cũng cần phải chọn chậu cho phù hợp.
Nông, sâu, rộng, hẹp phải tính toán cho cẩn thận, chậu phải hài hòa với dáng thế của
cây mới tạo được ấn tượng cho người xem
Dùng hỗn hợp mùn Dừa, Rơm, Rác mục để trồng cây.
Đây là giai đoạn dưỡng cây nên không phải dùng phân vào lúc này. Ở giai
đoạn này ta nên dùng hợp chất đa vị lượng như: SupperRo, AtoNix hoặc chất kích

12


thích tăng trưởng MK1 phun đều đến ước cây để cây mau hồi phục và tái tạo hệ rễ
mới.
Ở giai đoạn dưỡng cây nên để cây vào nơi râm mát và giữ ẩm cho cây, chờ
vài 3 tháng cây ổn định mới chuyển dần ra ngoài nắng sáng.
Khi đem ra phải đem từ từ, đem ngay ra nắng cây sẽ không được chịu nổi sẽ làm
cháy lá.

2.2.3.4. Trồng bằng hạt
Chọn hạt giống đầy đặn no tròn, chọn hạt của cây có hoa đẹp đem gieo và bịt
Nylon có lổ thoát nước ở đáy, dùng hổn hợp: đất, tro trấu, mùn Dừa hay rơm rác
hoai mục cũng được và một ít phân chuồng hoai các thứ trộn đều cho vào túi nylon
đã nói, ở trên xấp vào nơi đã định sẵn, tưới nước cho ước đẫm bầu đất trong 2-3
ngày rồi gieo hạt vào đồng thời cũng nên rảy vào 1 ít thuốc trừ sâu như Basudin để
phòng trừ côn trùng cắn phá.
Tưới nước giữ ẩm mỗi ngày để hạt dể nẩy mầm. Vài 3 tháng sau dùng Urê
pha loãng 1 muỗng cà phê 10 lít nước để tưới cây cho mau lớn.
Khi cây trưởng thành cứng cáp, chọn thời điểm thích hợp đem ra trồng vào
chậu.
Nếu trồng ngoài đất nên đánh líp để trồng. Líp rộng hẹp do mình tính, miễn
sau cho thuận tiện là được. Trồng liếp nên đánh rảnh thoát nước ở giữa khoảng cách
của hai líp và ở hai đầu líp để phòng khi mưa dầm Mai không bị úng thủy.
Khâu làm đất, đất phải xới tơi xốp rãi 1 lớp phân chuồng hoai (1 lớp mỏng là
được) tưới nước cho yêm đất rồi gieo hạt, cũng rải thuốc để phòng trừ côn trùng cắn
phá.
Cũng tưới phân và chăm sóc như cây trồng trong bầu, chờ cây cao khoảng
vài tất bứng lên trồng vào chậu. nếu trồng ngoài đất nên trồng cách khoảng 1,2 m 1,5 m cây, mỗi hố trồng nên bón lót vài ký phân hữu cơ để cây có dinh dưỡng mà
phát triển.

13


×