Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.5 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRỒNG HOA NỀN
Ở HUYỆN THUẬN AN VÀ BẾN CÁT
TỈNH BÌNH DƯƠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

i


MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
************

NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN
SUBJECT :

INVESTIGATING SITUATION PLANTING THE
COVER - FLOWER IN THUAN AN & BEN CAT
DISTRICT - BINH DUONG PROVINCE

Deparment Of Landscaping And Invironmental Horticulture


Directing teacher :

Performer :

MSc. TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Name : Nguyễn Ngọc Bảo

Trân

Ho Chi Minh City
May 2008

ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRỒNG HOA NỀN
Ở HUYỆN THUẬN AN VÀ BẾN CÁT
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành : Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn : ThS. TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này tôi xin chân thành cám ơn :


Ths.Trương Thị Cẩm Nhung, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi

trong quá trình thực hiện tiểu luận.


Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, quý thầy cô trong Bộ môn Cảnh

Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tại
trường.


Các Hội Nông dân, Hội Sinh vật cảnh của các xã hai huyện Thuận An và

Bến Cát đã giúp đỡ tôi tiếp xúc với các hộ trồng hoa nền để thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Bảo Trân


iv


TÓM TẮT
Tiểu luận “Khảo sát tình hình trồng hoa nền” được tiến hành tại 2 huyện Thuận An
& Bến Cát tỉnh Bình Dương, thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008.
Kết quả thu được bao gồm:
-

Hoa nền tại Thuận An và Bến Cát được chia làm 2 loại chính : hoa phục vụ
cho ngày lễ Tết, hoa phục vụ cho trang trí công trình. Có khoảng 45 loài
được trồng ở các hộ được điều tra, số loài được trồng nhiều là bông giấy và
những loài hoa trồng Tết như : mào gà, vạn thọ, hướng dương ước tính
khoảng trên 58 %.

-

Quy mô sản xuất tại các nông hộ từ nhỏ đến trung bình với diện tích trồng
hoa từ 200 – 4500m2, loại hình sản xuất : hộ gia đình.

-

Giá sản xuất hoa nền ở Thuận An và Bến Cát luôn cao hơn các tỉnh miền
Tây như Đồng Tháp, Bến Tre…

-

Những khó khăn ảnh hưởng đến việc sản xuất hoa nền : giá vật tư tăng cao,
nguồn nước ô nhiễm, đất nghèo dinh dưỡng, áp dụng khoa học công nghệ
hiện đại, nguồn vốn còn hạn chế...


-

Thị trường tiêu thụ : trong nước 100%, chưa tìm được đầu ra ổn định.

-

Thuận An và Bến Cát có cơ sở hạ tầng tốt và khí hậu thời tiết ôn hòa.

v


SUMMARY
The essay “Investigating situation planting the cover - flower in Thuan An & Ben
Cat district – Binh Duong province” was performed in Thuan An & Ben Cat
district – Binh Duong Province in the period from March to May, 2008.
The result of that contain :
 The cover-flower in Thuan An & Ben Cat is separated to two form: flowers
for days of anniversaries, flowers for landscapes. There are about 45
species which were plant. In there the most species - planted were paper
flower, cockscomb, marigold, sun flower; total about 58%.
 Productive area were about 200 – 4500 m2, form : household.
 In Thuan An – Ben Cat, the producing fees are always expensive than in the
provinces of West Southern such as Dong Thap, Ben Tre…ect.
 The difficulties affected planting the cover - flower were the increase of
material’s cost, an infected water supply, poor nutrition soil, apply
mordern science, difficult source of capital...
 Consumermarket : domestic trade 100%, unstable output.
 Thuan An – Ben Cat has a kind infrastructure and good climate.


vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa........................................................................................... i
Lời cảm ơn...................................................................................... iii
Tóm tắt............................................................................................ iv
Mục lục............................................................................................vi
Danh sách các bảng.........................................................................ix
Danh sách các hình..........................................................................ix
Danh sách các ảnh............................................................................ x
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
2. TỒNG QUAN.................................................................................................3
2.1 Đôi nét về tỉnh Bình Dương.......................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý................................................................................................. 3
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng..................................................................................3
2.1.3 Khí hậu....................................................................................................... 5
2.1.4 Kinh tế........................................................................................................ 6
2.2 Đôi nét về hoa nền ........................................................................................ 7
2.2.1 Khái niệm về hoa nền................................................................................. 7
2.2.2 Phân loại hoa nền....................................................................................... 7
2.2.3 Điều kiện sinh trưởng của hoa nói chung...................................................7
2.2.3.1 Nhiệt độ................................................................................................... 7
2.2.3.2 Độ ẩm không khí..................................................................................... 8
2.2.3.3 Ánh sáng.................................................................................................. 9
2.2.3.4 Đất trồng hoa......................................................................................... 10
2.2.3.5 Chất dinh dưỡng.................................................................................... 11
2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới...............................13


vii


2.4 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cảnh ở Việt Nam...................................... 15
2.5 Nhu cầu hoa ở Việt Nam và trên thế giới.................................................... 17
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 18
3.1 Mục tiêu ......................................................................................................18
3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 18
3.2.1 Điều tra hiện trạng sản xuất hoa nền ở Thuận An & Bến Cát.................. 18
3.2.3 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng........................................................... 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 19
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 20
4.1 Tình hình sản xuất hoa nền ở huyện Thuận An và Bến Cát........................ 20
4.1.1 Điều kiện môi trường............................................................................... 20
4.1.2 Quy mô, loại hình sản xuất.......................................................................22
4.1.3 Chủng loại cây hoa nền.............................................................................23
4.1.4 Thị trường tiêu thụ ...................................................................................24
4.1.5 Chi phí sản xuất........................................................................................ 25
4.2 Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng.............................................................. 26
4.2.1 Vật liệu sản xuất....................................................................................... 26
4.2.2 Mức độ đầu tư.......................................................................................... 26
4.2.3 Mức độ chăm sóc..................................................................................... 28
4.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yêu, cơ hội, thách thức (SWOT).................... 27
4.2.1 Điểm mạnh (strengths) ............................................................................ 27
4.2.2 Điểm yếu (weakness)............................................................................... 28
4.2.3 Thách thức (Threats)................................................................................28
4.2.4 Cơ hội (Opportunities)............................................................................. 29

viii



5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................30
5.1 Kết luận....................................................................................................... 30
5.2-Kiến-nghị.................................................................................................... 30

ix


TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................32
PHỤ LỤC......................................................................................................... 33
Phụ lục 1 : Một số hình ảnh canh tác cây hoa nền............................................ 33
Phụ lục 2: Danh sách các loại cây hoa nền được trồng ở Thuận An
và Bến Cát......................................................................................................... 35
Phụ lục 3 : Một số hình ảnh cây hoa nền...........................................................37
Phụ lục 4 : Danh sách các hộ sản xuất hoa nền.................................................38
Phụ lục 5 : Phiếu khảo sát các hộ sản xuất hoa nền.......................................... 39

DANH SÁCH CÁC BẢNG

10


BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Diện tích trồng hoa và cây cảnh ở các nước............................. 14
Bảng 2.2 Diện tích trồng hoa cây cảnh ở các địa phương........................ 16
Bảng 2.3 Các loại hoa trồng phổ biến ở Việt Nam...................................16
Bảng 4.2 Bảng giá vật tư 2008..................................................................27


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Quy mô sản xuất ở các hộ điều tra............................................22
Hình 4.2 : Tỉ lệ chủng loài cây hoa nền được trồng ở Thuận An &
Bến Cát ......................................................................................................23
Hình 4.3 :Tỉ lệ nguồn gốc giống cây hoa nền............................................24
Hình 4.4 :Phương thức tiêu thụ sản phẩm tại các nông hộ........................27

11


DANH SÁCH CÁC ẢNH
ẢNH

TRANG

Ảnh 1:Một phần vườn của ông Huỳnh Văn Châu - xã Lai Uyên – Bến Cát............................................................................33
Ảnh 2 :Một phần vườn của ông Quang Vinh (8 Vinh)
- TT An Thạnh – Thuận An......................................................................33
Ảnh 3 :Một phần vườn của bà Kim Liên – xã Lai Uyên – Bến Cát..........34
Ảnh 4 :Một phần vườn Hội Sinh vật cảnh xã Mỹ Phước – Bến Cát.........34

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO - World Trade
Organization), Việt Nam đang bước những bước quan trọng để mở rộng thị trường, thu

hút đầu tư và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Việc gia nhập WTO sẽ
có tác động rất lớn đến ngành du lịch nước ta. Để tạo sức hút cho ngành du lịch thì việc
xây dựng mới những cảnh quan đẹp và bảo tồn những cảnh quan sinh thái nguyên sinh
là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.Và muốn tạo một cảnh quan
đẹp thì vật liệu không thể thiếu đó là hoa.Cho nên nghề trồng hoa có thể coi là một
nghề làm đẹp cho đời.
Trồng hoa cây cảnh là một nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam, nhưng do
chiến tranh kéo dài nên nghề trồng hoa cây cảnh ở nước ta còn chậm phát triển.Hiện

12


nay, nghề trồng và sản xuất hoa đang được Đảng và Chính phủ quan tâm phát triển vì
nghề này không chỉ góp phần làm đẹp cho cảnh quan mà còn mang lại nguồn lợi nhuận
không nhỏ từ việc xuất khẩu hoa kiểng ra nước ngoài. Những vùng trồng hoa tiêu biểu
ở nước ta như : Đà Lạt, Quận 12, làng hoa kiểng Sa Đéc, Thủ Đức …
Tỉnh Bình Dương là vùng đất chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi
vào lịch sử như Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Súc, Lai Khê, Nhà Đỏ và đặc biệt là chiến khu
Đ với trung tâm là huyện Tân Uyên, vùng Tam giác sắt trong đó có ba làng An (An
Điền, An Tây và Phú An). Bình Dương hôm nay đang là một điểm sáng trên bản đồ
kinh tế đất nước với những thành tựu về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết
là kết quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Cùng với sự phát triển
này nghề trồng hoa nền ở Bình Dương cũng đang được phát triển, nhưng sự phát triển
còn hạn chế về giống, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ, chủ yếu là tự phát, nhỏ lẻ, chưa
đáp ứng được nhu cầu người dân, đặc biệt là chưa có định hướng phát triển trên cơ sở
khoa học phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam. Do đó, việc
khảo sát - điều tra tình hình trồng hoa ở đây là cần thiết để kịp thời có những giải pháp
cải thiện thích hợp.

13



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đôi nét về tỉnh Bình Dương :
2.1.1 Vị trí địa lý :
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng
Đông Nam Bộ.
Diện tích tự nhiên 2.681,01 km2 (chiếm
0,83% diện tích cả nước và xếp thứ
42/61 về diện tích tự nhiên)
- Phía bắc giáp Bình Phước
- Phía nam và tây nam giáp thành
phố Hồ Chí Minh

14


- Phía tây giáp Tây Ninh
- Phía đông giáp Đồng Nai.
Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay Hình 2.1: Bản đồ hành chính Bình Dương
là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
2.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng :
Tổng diện tích: 269.554 ha
Đất ở: 5.845 ha
Đất nông nghiệp: 215.476 ha
Đất lâm nghiệp: 12.791 ha
Đất chuyên dùng: 22.563 ha
Đất chưa sử dụng: 12.879 ha
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với

đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng,
nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với
độ cao trung bình 20 – 25 m so với mặt biển, độ dốc 2-5° và độ chịu nén 2 kg/cm².
Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:
- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và
sông Bé. Đây là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình
từ 6 – 10 m.
- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình
tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 – 30 m.
- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các
đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao phổ biến từ 30 –
60 m.
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng chủ
yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai loại đất

15


này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm 52,5%; đất đỏ
vàng chiếm 24,0%.
Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn
quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với vườn
cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An Sơn, An
Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.
Với địa hình cao trung bình từ 6 – 60 m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình
Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc xây
dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất là
sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn của Việt
Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua địa phận Bình Dương là 84 km.

2.1.3 Khí hậu :
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
- mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm
sau.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm với số ngày có mưa là 120
ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên
đến 500 mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong
tháng này không có mưa.
- Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C
(tháng 4), tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng
9.500 - 10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.
- Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp
nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa
gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s,
tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.

16


- Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80 – 90 % và biến đổi theo mùa. Độ
ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất
thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ
không khí, độ ẩm trong năm ít biến động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích
đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu
Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…

2.2.4 Kinh tế :
-


Bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình

Dương phút chốc trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế
trọng điểm của cả nước. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng
năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1.
-

Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút đầu

tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay tại Việt
Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6 tỷ 507 triệu
USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu USD vốn đầu tư
nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm 2006, một cuộc điều tra
về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi tới 31.000 doanh nghiệp
trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất tích cực từ các doanh nghiệp,
đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình
Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm, trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và
xếp thứ 7 với 63,39 điểm.

17


-

Bình Dương có 13 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công

nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A,
Việt Hương, Sóng Thần 1.Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 938 dự án

đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 3,483 triệu USD và 225
dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng. Nhằm tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay
địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi
công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh
(Mỹ Phước 1,2,3; 6 khu công nghiệp trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị
Bình Dương, Tân Uyên).
2.2 Đôi nét về hoa nền :
2.2.1 Khái niệm hoa nền :
Theo Huỳnh Thanh Liêm (Đề tài :Bước đầu khảo sát và xác định tiềm năng phát
triển hoa nền của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 – 7/2006) : “Tất cả các loài
cây không phải đại mộc, và không phải hoa lan và tỷ lệ diện tích che phủ của hoa so với
lá trên một cây lớn hơn 10 % là hoa nền”.
2.2.2 Phân loại hoa nền :
Dựa theo hình thái :
- Thân thảo : mào gà, cúc, mãn đình hồng, sống đời, vạn thọ, hướng dương,…
- Thân gỗ dạng bụi : cẩm tú mai, chuỗi ngọc,…
- Dây leo thân thảo : mười giờ, cỏ xuyến chi, cỏ dây đậu…
- Dây leo thân gỗ : bông giấy, huỳnh anh, …
Dựa theo mục đích sử dụng :
- Cây hoa phục vụ cho ngày lễ tết : vạn thọ, mào gà, huệ, cúc, hồng, trường sinh,
thược dược…
- Cây hoa trang trí công trình : hoàng long ngọc, mai chiếu thủy, ngũ sắc, lan ý,
dừa cạn…

18


2.2.3 Điều kiện sinh trưởng chung của các loài hoa :
2.2.3.1 Nhiệt độ :
Nhiệt độ không khí tác động mạnh mẽ đến đời sống của thực vật. Tình hình biến

thiên của nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển của cây trồng trong tất cả các giai
đoạn cũng như đối với mọi hoạt động sinh lý của cây, quang hợp, hô hấp, hấp thụ, màu
mỡ ở trong đất. Nhiệt độ không khí thúc đẩy sự lớn của cây nhờ tăng cường độ quang
hợp. Khi hoa mới kết nụ gặp nhiệt độ cao nở nhanh hơn. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao so
với nhu cầu của cây, lại gặp lúc không khí khô, gió hanh thì sự sinh trưởng và phát triển
của cây bị ngừng trệ, hoặc sự sống bị đe dọa, nhất là vào giai đoạn cây sắp ra hoa. Nhiệt
độ cao và kéo dài có thể rút ngắn thời gian thọ của hoa. Theo R.Bossard, khi nhiệt tăng
100C thì sự chuyển biến trong cây tăng 2,2 lần so với nhiệt độ bình thường. Nhưng nếu
nhiệt độ tăng lên trên 40 - 500C thì sự sinh trưởng của nhiều cây bị ngừng lại. Ban ngày,
nhiệt độ cao thuận lợi cho sự quang hợp.Nhưng ban đêm, nếu nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy
sự hô hấp của cây, mà hô hấp là làm tiêu hao dự trữ trong cơ thể của nó. Do đó cần tạo
điều kiện hạ thấp nhiệt độ ban đêm để hạn chế sự tiêu hao đó.
Đa số các loài hoa thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, mát mẻ từ 18 - 250C. Trong điều
kiện nhiệt độ thấp, hạt giống gieo khó nảy mầm, lâu mọc, cây con chậm lớn, sinh
trưởng gần như ngừng lại, cành nhánh phát sinh ít và yếu, hoa nở muộn và không đều.
Tuy vậy, nhiệt độ thấp cũng có lợi như hoa lâu tàn, hoa cắt bảo quản lâu hơn, củ hoa cắt
giữ trong điều kiện nhiệt độ thấp để hãm sự nảy mầm sớm.
Đi đôi với nhiệt độ không khí, nhiệt độ trong đất cũng có tác động mạnh mẽ đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Rễ là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp của
nhiệt độ đất. Trong điều kiện nhiệt độ rất cao, bộ rễ cây phát triển mạnh và ngược lại.
Hạt giống mới gieo gặp nhiệt độ trong đất cao, nảy mầm nhanh. Nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp, hạt giống khó mọc hoặc không mọc được.
Tóm lại, nhiệt độ không khí và nhiệt độ trong đất tác động mạnh mẽ đến đời sống
của cây. Nhiệt độ cao, thích hợp thì thuận lợi đối với sự sống của hoa, cho hiệu suất

19


cao, chất lượng tốt, hoa nở sớm hơn, trái lại nếu nhiệt độ quá thấp thì không những cây
khó lớn, hoa nở chậm, hiệu suất và chất lượng kém. Hiện nay, nhiều nơi đã áp dụng

nhiều biện pháp tác động nhiệt độ để thúc đẩy hoa nở sớm hơn hay hãm hoa nở chậm.
2.2.3.2 Độ ẩm không khí :
Độ ẩm không khí hay hơi nước trong khí quyển là một yếu tố khí tượng quan
trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thực vật trong tất cả các giai đoạn
của nó một cách rõ rệt mà còn kết hợp với trong nhiều yếu tố khác như ánh sáng, nhiệt
độ… để tác động đến toàn bộ hoạt động sinh lý của cây. Thực vật cần độ ẩm không khí
không những để lợi dụng độ ẩm đó cho nhu cầu sinh lý của bản thân cây mà còn hạn
chế sự phát tán hơi nước của toàn bộ lá. Cần chú ý chỉ gây ẩm không khí ban ngày,
tránh ban đêm, vì độ ẩm không khí sẽ thúc đẩy sự hô hấp của cây mạnh hơn, mà hô hấp
mạnh làm cho tiêu hao dự trữ tong cây tăng nhiều. Trừ những ngày hè nóng quá thì có
thể bơm nước tưới cây lúc mặt trời sắp lặn.
Độ ẩm không khí cao có lợi, nhưng độ ẩm không khí thấp cũng cần thiết đối với
một số trường hợp, ví dụ trong lúc hoa nở cần không khí hanh khô, vì nếu độ ẩm không
khí cao trong lúc này, nước sẽ đọng lại trong tuyến mật làm thối hoa, hoặc gây khó
khăn thu hoạch hạt giống hoa. Do đó cần nghiên cứu để lợi dụng khả năng của độ ẩm
không khí và tránh hoặc hạn chế các tác hại của nó.
2.2.3.3 Ánh sáng :
Ánh sáng nói chung, nhất là ánh sáng do mặt trời cung cấp, là nguồn năng lượng
quan trọng đối với đời sống thực vật. Ánh sáng rất cần thiết đối với sự sinh dưỡng của
cây cối. Có thể nói rằng độ chiếu sáng là điều kiện quyết định sự sinh trưởng của thực
vật. Ánh sáng đầy đủ giúp cho cây biến chế thức ăn, đảm bảo sự tăng trưởng (lớn lên về
khối lượng). Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng tác động mạnh mẽ đến sự lớn
lên, ra hoa kết quả, và thay đổi tùy loại cây, tùy tuổi cây.
Lúc cây còn nhỏ, cường độ ánh sáng cũng không đòi hỏi cao.Tuổi cây càng cao,
cường độ ánh sáng cũng phải nhiều hơn.

20


Cây con mới nảy mầm, mầm non sử dụng chất dự trữ trong hạt giống.Vì vậy trong

bóng tối, mầm non mọc nhanh hơn so với ngoài ánh sáng.
Sau đó, dần dần cất che cho cây con làm quen với ánh sáng, cây quang hợp, tự tạo
lấy thức ăn. Mùa hè cường độ ánh sáng cao hơn so với các giờ khác trong ngày.
Nhiệt độ giúp thực vật sử dụng tối đa ánh sáng, nhưng phụ thuộc vào điều kiện
sống của cây ở từng địa phương. Ví dụ : Cây ở miền ôn đới, khi nhiệt độ xuống thấp
1 - 20C cây vẫn quang hợp được. Nhưng ở miền nhiệt đới, khi nhiệt độ xuống khoảng
4 - 80C hoặc quá cao trên 500C thì cây bắt đầu ngừng quang hợp. Nhiệt độ thích hợp
nhất ở đây để cây quang hợp, bình thường là 25 - 300C.
Cây cối không những phản ứng với cường độ ánh sáng mà còn phản ứng với thời
gian chiếu sáng ít, gọi là cây ngày ngắn, những cây cần thời gian chiếu sáng dài gọi là
cây ngày dài, những cây có thể phát triển trong bất kỳ thời gian ánh sáng nào gọi là cây
trung tính.
- Nhóm cây ngày ngắn : thời gian chiếu sáng hàng ngày chỉ cần 10 h – 12 h
- Nhóm cây ngày dài : phải đảm bảo đủ ánh sáng liên tục từ 6 h – 18 h
- Nhóm cây trung tính : nhóm này có thể trổ hoa trong bất kỳ thời gian chiếu sáng
nào, nhưng phải đảm bảo tối thiểu từ 8 - 10 h/ngày.
2.2.3.4 Đất trồng hoa :
Đất là nơi sinh sống của cây trồng. Mặc dù cây lấy một phần khá lớn thức ăn trong
không khí, trong nước, nhưng đất vẫn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào
-

Đất thịt : rất thích hợp trồng hoa, loại đất có kết cấu tốt và giàu chất dinh dưỡng.

Đất thịt có khả năng giữ nước mưa, nước tưới, đồng thời cũng để cho không khí xâm
nhập dễ dàng. Đất thịt có tỉ lệ mùn nhất định, nhờ vậy chế độ nhiệt tốt hơn các loại đất
khác.
-

Đất sét : giữ nước tốt, tương đối giàu chất mùn, nhưng thấm nước rất kém, thường


bị ứ đọng, không khí khó xâm nhập, lực cản kéo lớn, khó làm, khi khô cứng làm đứt rễ
cây.

21


-

Đất cát : thấm nước nhanh, không khí dễ xâm nhập, nhưng là loại đất xấu, nghèo

chất dinh dưỡng. Đất cátgiữ nước kém, giữ chất màu kém, phân bón phân giải quá
nhanh, và có thể bị thấm xuống sâu trong đất quá tầm hút của rễ.
-

Đất đen : là loại đất có màu đen xám, nhẹ xốp, khi nắm trong tay đất rã nhuyễn

thành hạt nhỏ. Đất màu mỡ, thích hợp để trồng các loại kiểng chậu lâu năm, để làm
vườn ươm giâm cành một số cây hoa và để làm vườn kiểng nuôi cây giống.
-

Đất đỏ bazan : có nguồn gốc từ phún xuất núi lửa, màu vàng đỏ. Đất màu mỡ, khi

ướt dính vào chân. Đất giữ ẩm lâu nhưng nếu để khô, đất sẽ nứt nẻ, loại đất này thường
gặp trên vùng cao, khí hậu lạnh, thích hợp với hoa dài ngày.
-

Đất phù sa : do các sông ngòi vận chuyển, bồi đắp hoặc lắng đọng lại trên đồng

ruộng sau khi nước rút đi. Đất rất giàu dinh dưỡng và có màu sắc giống như bazan. Khi
gom hốt từ ruộng về, đất có lẫn rơm rạ nên rất xốp, dùng làm đất trồng hoa kiểng ngắn

ngày.
Hợp chất bao gồm tro trấu, đất vườn, hay đất đen, phân rác mục và phân chuồng
thật hoai : tiện lợi cho việc vận chuyển. Tro trấu mua về được trải mưa để rửa các chất
mặn và độc tố có thể làm hư hại cây.
2.2.3.5 Chất dinh dưỡng :
 Đạm (N) : là thành phần cơ bản của chất nguyên sinh trong tế bào, quyết định sự sinh
trưởng của cây. Tất cả các loại men trong cây đều do đạm tạo nên, mà men quyết định
sự sống của cây, không có men không có sự sống. Đạm cũng tham gia cấu tạo chất diệp
lục của lá, thành phần chính đảm bảo cho sự quang hợp. Như vậy, vai trò của N là rất
quan trọng, đối với toàn bộ cơ thể cây, từ nhỏ đến lớn, nhất là cây đang trong thời kỳ
sinh trưởng, phát triển. N ảnh hưởng dễ dàng đến màu sắc của lá, màu sắc và hình dạng
của hoa. Thiếu N, cây hoa dễ bị cằn cỗi, lá úa vàng, hoa không trổ được hoặc xấu. Phần
lớn cây hoa ngắn ngày rất mẫn cảm với N, vì vậy các nhà trồng hoa thường sử dụng N
để thúc hoa nở sớm, hay để tăng lực cho cây chống sâu bệnh. Bón đủ N, cây xanh tốt,

22


 Lân (P2O5) : cần thiết để hình thành chất Nucleoproteit của nhân tế bào. Toàn bộ cơ
thể, hoa quả, nhất là hạt đầu cần nhiều lân. Đủ lân cây con mọc khỏe, tỉ lệ sống cao, khi
nhổ đi giâm cây, quá trình sinh trưởng, phát triển, điều hòa bộ rễ mạnh, cành nhánh
nhiều, hoa nở sớm hơn, màu sắc đẹp. Lân giúp cho cây hút đạm nhiều hơn. Bó đủ lân
có tác dụng làm tăng khả năng chống rét cho cây. Cây thiếu lân, bộ rễ phát triển kém,
cành nhánh ít, hoa ít, chóng tàn, các hoa để giống thì quả lép ít hạt, chín không đều.
Cây hút lân chủ yếu dưới dạng phân bón trong đất. Đất có nhiều mùn, nhiều chất hữu
cơ thì lượng phân cao hơn. Khả năng hút lân tùy loại cây. Cây họ đậu hút lân mạnh hơn
các loài cây khác. Sự huy động lân cũng tùy vào tuổi cây, cây lớn hút lân mạnh hơn.
 Kali (K2O) : cần cho các bộ phận sinh trưởng mạnh như mầm, lá non, chóp rễ, kali
giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột trong cây. Vì vậy nếu thiếu
Kali thì củ hạt sẽ kém, màu sắc hoa không được tươi thắm, hoa mau tàn, kali còn giúp

cho cây chịu hạn, chịu rét mạnh hơn, và cùng với lân, đảm bảo quá trình quang hợp của
cây hiệu quả. Đối với những loại hoa gây giống bằng củ như layơn, thược dược, loa kèn
thì vai trò của kali rất rõ ràng, vì ngoài tác dụng tham gia cấu tạo toàn bộ cơ thể cây,
còn tham gia cấu tạo chất dự trữ trong củ giống.
Các loại chất dinh dưỡng cây cần rất ít gọi là phân vi lượng gồm có : sắt, kẽm,
bo, magiê, mangan, đồng, molipden,… Những chất dinh dưỡng này, tuy cần rất ít,
nhưng không thể thiếu được, không thể thay thế được, nếu thiếu, cây sẽ bị vàng úa, yếu,
dễ bị bệnh. Các chất dinh dưỡng vi lượng này có trong đất, tuy vậy có nơi thiếu, cần
phải bón.
Bo : có tác dụng đến sinh trưởng của cây hoa, khi thiếu Bo, lá non bị xoăn, những lá
khác màu vàng hoặc nâu bên mép lá.

23


Ca : tham gia vào quá trình trao đổi chất, có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát triển của
bộ rễ. Thiếu Ca cây hoa bị vàng lá, lá có nhiều vết thối, cây bị còi cọc. Ca làm tăng sự
nở hoa và tăng độ bền của hoa.
Cu : thiếu Cu làm hoa dài, vàng, mềm, cây sinh trưởng chậm.
Mg : làm tăng năng suất, tăng số nhánh hoa, tăng tính chống chịu. Thiếu Mg lá già bị
đốm vàng lan rộng, cây hoa thường nhỏ, giòn, dễ gãy.
Mn : nêu thiếu sẽ làm đỉnh sinh trưởng bị vàng, cây yếu, sinh trưởng giảm.
Co : làm tăng tính giữ nước trong hoa, làm hoa bền lâu hơn.
Bón thẳng phân này vào đất ít có lợi, thường phun lên lá với nồng độ từ 0,010,02%, hoặc tưới cho cây đang trong thời kỳ cây non. Các chất dinh dưỡng trên có
trong các dạng phân sau :


Phân hữu cơ : Thường dùng là phân xanh, khô dầu, xác bã của các cơ thể, các chất

bài tiết của động thực vật. Phân hữu cơ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây đồng thời

cung cấp chất mùn cải tạo lý tính của đất. Phân bắc, nước tiểu là loại phân có tỉ lệ đạm
cao, đạm trong đó phần lớn ở dạng amon dễ tiêu. Do đó, hiệu quả của phân bắc, nước
tiểu nhanh, nhưng cần lưu ý qua nhiều năm bón phân bắc, muối tích lũy, đất chua dần
và cứng lại. Phải bón phối hợp phân bắc, phân chuồng để đảm bảo lý tính của đất. phân
hữu cơ có một số nhược điểm : cây hút chậm, khối lượng vận chuyển lớn.


Phân hóa học : thường dùng bao gồm các loại phân đạm, lân, kali, cây hấp thụ dễ

dàng, hiệu quả nhanh, có tỉ lệ chất phì cao hơn hẳn phân hữu cơ, vận chuyển thuận lợi.
Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ làm đất hóa chua, hóa kiềm, hoặc chai cứng.
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới :
Sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh trên thế giới :


Diện tích hoa cây cảnh của thế giới ngày càng mở rộng, không ngừng tăng lên. Năm

1995 sản lượng hoa cây cảnh thế giới đạt 31 tỷ đôla. Trong đó hoa hồng chiếm tới 25 tỷ
USD. Ba nước sản xuất hoa cây cảnh lớn đã có sản lượng khoảng 50 % sản lượng hoa
của thế giới đó là Nhật, Hà Lan, Mỹ.

24




Giá trị nhập khẩu hoa cây cảnh của thế giới tăng hàng năm. Năm 1996 là 7,5tỷ đôla.

Trong đó thị trường hoa cây cảnh của Hà Lan chiếm gần 50 %. Sau đó đến các nước
Colombia, Ý, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israel, Úc Đức, Canada, Pháp. Tây Ban Nha, Kênia,

Ecuado. Mỗi nước xuất trên100 triệu đôla, tỷ lệ hàng năm là 10 %.


Sản xuất hoa cây cảnh của thế giới sẽ tiếp tục phát triển và mạnh mẽ nhất ở các

nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Hướng sản xuất hoa cây cảnh là tăng năng
suất, giảm chi phí lao động, giảm giá thành sản phẩm. Mục tiêu sản xuất hoa cây cảnh
cần hướng tới là giống hoa cây cảnh đẹp, tươi, chất lượng cao và giá thành thấp.

Bảng 2.1 : Diện tích trồng hoa và cây cảnh ở các nước (ha)
Diện tích
(ha)
Châu Âu
Hà Lan
Ý
Đức
Anh
Tây ban nha
Pháp
Bỉ
Hungary
Hy Lạp
Châu Á
Israel
Thổ Nhĩ Kỳ
Trung Quốc
Ấn Độ
Nhật Bản
Thái Lan


Năm

8004
7654
7066
6804
4325
3795
1642
1050
990

1996
1994
1996
1993
1994
1990
1993
1993
1995

1910
670
59527
34000
8050
7000

1996

1993
1994

Châu Mỹ La tinh
Kenya
Zimbabuê
Cujte d'voire
Morocco
Châu Mỹ
Mỹ
Mexico
Colombia
Costa Rica
Ecuado
Cộng hoà Dominican
Pêru
Australia

1994
1995

25

Diện tích
(ha)

Năm

1280
940

690
427

1995
1995
1995
1992

15522
5000
4200
3600
500
400
200
3900

1995
1994
1995
1994
1994
1995
1994
1993


×