Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN NGỌC THẢO

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG NUÔI NHỐT CÁ SẤU TẠI
TRẠI CÁ SẤU HOA CÀ QUẬN 12 TP HCM VÀ ĐỀ
XUẤT HƯỚNG CẢI THIỆN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN NGỌC THẢO

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG NUÔI NHỐT CÁ SẤU TẠI
TRẠI CÁ SẤU HOA CÀ QUẬN 12 TP HCM VÀ ĐỀ
XUẤT HƯỚNG CẢI THIỆN

Ngành : Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn :Thạc sĩ NGUYỄN VŨ KHÔI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

ii


MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
************

NGUYEN NGOC THAO

SUBJECT :

SUVERY ON CONDITIONS OF CAPTIVE
BREEDING OF HOA CA CROCODILE FARM AT
DISTRICT 12,HCM CITY AND PROPOSED
IMPROVEMENT

Department Of Landscaping And Environmental Horticulture
GRADUATION ESSAY
Supervisor: NGUYEN VU KHOI, MSc

Ho Chi Minh City
May 2008


iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này tôi xin chân thành cám ơn :


Ths.Nguyễn Vũ Khôi, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá

trình thực hiện tiểu luận.


Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, quý thầy cô trong Bộ môn Cảnh

Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tại
trường.


Ban Giám Đốc Trại cá sấu Hoa Cà, quận 12 TP HCM.



Ban Giám Đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn.



Ban Giám Đốc khu du lịch Suối Tiên, Thủ Đức TP HCM.




Cám ơn tập thể lớp Cảnh Quan khóa 30 đã cùng tôi trải qua 4 năm học

gắn bó, cùng sẻ chia niềm vui cũng như nỗi buồn.


Con cám ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng và giáo dục con thành người.

Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Thảo

iv


TÓM TẮT
Tiểu luận “Điều tra hiện trạng nuôi nhốt cá sấu tại Trại cá sấu Hoa Cà quận
12 TP HCM và đề xuất hướng cải thiện” được tiến hành tại Trại sấu Hoa Cà quận
12 TP HCM, thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008.
Kết quả thu được bao gồm:
-

Chuồng nuôi nhốt cá sấu tại Trại cá sấu Hoa Cà chia ra làm 3 loại: chuồng
cá sấu con, chuồng cá sấu thương phẩm, chuồng cá sấu gây nuôi sinh sản
kết hợp với tham quan.

-

Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý cá sấu tại Trại cá sấu Hoa Cà rất
hoàn thiện.


-

Mô hình nuôi nhốt cá sấu tại Trại cá sấu Hoa Cà cần được phổ biến và xem
là mô hình kiểu mẫu cho các cơ sở kinh doanh, bảo tồn cá sấu.

-

Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nuôi nhốt cá sấu tại Trại cá sấu
Hoa Cà.

v


SUMMARY
The essay “Investigation into actuality of breeding lilac crocodile at Hoa Ca
Crocodile Farm in district 12, HCM City and impulsion a new plan to improve”
was performed in Hoa Ca Crocodile Farm in district 12, HCM City from March to
May, 2008.
The result:
- The crocodile-captive breeding area of Hoa Ca Crocodile Farm are
divided into three main areas: the young crocodile’s area, the commodity
area, and the combined area of reproduction and sight-seeing.
- Hoa Ca Crocodile Farm is doing fairly good jobs of breading, growing
and managing the crocodiles.
- The model of rearing crocodiles at Hoa Ca Crocodile Farm can be
considered as a standard model of captive breeding crocodile for
commerce and crocodile-conservations to follow.
- However, observations conducted at this Farm, reveal some opportunities
for improving the quality in some areas of the rearing and managing the
crocodile.


vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ....................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................iv
Tóm tắt .......................................................................................................v
Mục lục.......................................................................................................vii
Danh sách các bảng ....................................................................................x
Danh sách các ảnh ......................................................................................xi
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................. ............................1
1.2. Nhận xét chung về tình trạng hiện nay của cá sấu ở nước ta...............................1
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................................5
2.1.Giới thiệu Trại cá sấu Hoa Cà...............................................................................5
2.2.Đời sống sinh thái ngoài tự nhiên của cá sấu........................................................5
2.2.1. Giới thiệu về cá sấu ...................................................................................................6
2.2.2. Tổng quan về cá sấu ..................................................................................................7

2.2.2.1.Da cá sấu ..................................................................................................................7
2.2.2.2.Hô hấp .....................................................................................................................8
2.2.2.3.Tuần hoàn ................................................................................................................8
2.2.2.4.Hệ sinh dục..............................................................................................................8
2.2.2.5.Trứng........................................................................................................................9
2.2.2.6.Sinh cảnh............................................................................................... ..................10
2.2.2.7.Nguồn thức ăn.................................................................................................11
2.2.2.8.Giao phối........................................................................................... ......................11
2.3. Một số mô hình nuôi nhốt hiện nay.................................................... .................13

2.3.1.Thảo Cầm Viên..................................................................................................13
2.3.2.Khu du lịch Suối Tiên..................................... ...................................................15
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... ............19

vii


3.1. Mục tiêu cần đạt được..........................................................................................19
3.2. Địa điểm, thời gian và giới hạn thực hiện tiểu luận.............................................19
3.3.Nội dung...................................................................................... .........................19
3.4. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong tiểu luận.................................... ...........19
4. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN............................................................................21
4.1.Mục đích của việc nuôi nhốt hiện nay đối với loài cá sấu....................................21
4.2. Hiện trạng chuồng nuôi nhốt cá sấu tại Trại cá sấu Hoa Cà................................21
4.2.1.Hiện trạng chuồng trại hiện nay.........................................................................21
4.2.1.1.Chuồng nuôi cá sấu con ..................................................................................21
4.2.1.2.Chuồng nuôi cá sấu thịt……………………………………………… ..........24
4.2.1.3.Chuồng cá sấu sinh sản……………………………………………………...25
4.2.2.Hiện trạng chăm sóc cá sấu tại trại………………………………………… ....29
4.2.2.1.Nuôi dưỡng và chăm sóc…………………………………………………. ...29
4.2.2..2.Cho ăn………………………………………………….... ............................29
4.2.2.3.Cung cấp nước………………………………………………. .......................32
4.2.2.4.Phân chia cá sấu theo kích thước …………………………………...............33
4.2.2.5.Cầm, bắt để di chuyển cân đo..…………………………………….... ...........33
4.2.2.6.Di chuyển................................…………………………………………........34
4.2.2.7.Cân, đo………………………………… ........................................................34
4.2.2.8.Vệ sinh phòng bệnh................................................................…………… ....34
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................37
5.1. Kết luận................................................................................................................37
5.2. Kiến nghị................................................................................................... ..........38

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................39
PHỤ LỤC....................................................................................................... ...........41
Phụ lục 1: Bảng thống kê mức độ báo động tuyệt chủng các loài cá sấu ngoài tự
nhiên trên thế giới................................ .......................................................................41

viii


Phụ lục 2: Bảng hướng dẫn chuẩn bị chuồng trại và chữa trị tổng quát trước khi
thả cá sấu.....................................................................................................................42
Phụ lục 3: Phương pháp chăm sóc cá sấu................................ ...................................43
Phụ lục 4: Phương pháp chăm sóc cá sấu.......................................... .........................44
Phụ lục 5: Tình hình thức ăn các trại nuôi cá sấu hiện nay................................ ........45
Phụ lục 6: Tình hình thức ăn các trại nuôi cá sấu đến 2010 .......................................46
Phụ lục 7: Diện tích chuồng trại cá sấu đến năm 2010...............................................47
Phụ lục 8: Chứng nhận CITES....................................................................................48
Phụ lục 9: Mẫu sổ kiểm lâm......................................... ..............................................49

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng1.1: Một số trại và số cá sấu nuôi 1993 – 2003 tại TP HCM (con)....................4

DANH SÁCH CÁC ẢNH
ẢNH


TRANG

Ảnh 2.1: Sự tiến hóa và mối quan hệ của Bò sát với các lớp khác.............................6
Ảnh 2.2: Cá sấu hóa thạch………………………… ..................................................7
Ảnh 2.3: Cấu tạo nội quan cá sấu………………………… .......................................7
Ảnh 2.4: Cấu tạo vỏ da của cá sấu…………………………......................................8
Ảnh 2.4: Cấu tạo trứng không thấm nước của cá sấu………………………….........10
Ảnh 2.5: Cá sấu đang giao phối…………………………..........................................12
Ảnh 2.6: Cá sấu con đang chui khỏi vỏ............... .......................................................12
Ảnh 2.7: Không gian nuôi nhốt cá sấu chật hẹp…………… .....................................13
Ảnh 2.8: Mật độ cá sấu dày đặt………………...........................................................13
Ảnh 2.9: Rác nổi ở hồ trong chuồng nuôi nhốt………………………… ..................14
Ảnh 2.10: Lối tham quan chuồng cá sấu………………………… ............................14
Ảnh 2.11: Khách tham quan phóng uế bừa bãi…………………………...................15
Ảnh 2.12: Chuồng nuôi nhốt cá sấu............................................................................15
Ảnh 2.13: Lỗ cống thoát rác………………………… ...............................................16
Ảnh 2.14: nhân viên làm vệ sinh………………………… ........................................16
Ảnh 2.15: Chuồng trại luôn sạch sẽ…………… ........................................................16
Ảnh 2.16: Hành lang tham quan………………………… .........................................17
Ảnh 2.17: Bồn rửa tay……………………….............................................................17
Ảnh 2.18:Ổ đẻ............... ..............................................................................................17
Ảnh 2.19:Sân phơi………………………… ..............................................................17
x


Ảnh 2.20: Khu nuôi cá sấu lứa …………………………...........................................18
Ảnh 2.21: Khu nuôi cá sấu hậu bị………………………….......................................18
Ảnh 2.22: Khu nuôi cá sấu con…………………………...........................................18
Ảnh 4.1: Cá sấu sợ dồn thành đống………………………… ....................................22

Ảnh 4.2: Nền chuồng nuôi nhốt cá sấu.............. .........................................................22
Ảnh 4.3: Vách chuồng xây kín…………… ...............................................................23
Ảnh4.4:Tấm bạt để che nắng ở nóc chuồng cá sấu con và cả sưởi ấm vào ban đêm. 23
Ảnh 4.4: Đèn sưởi ấm………………………… .........................................................24
Ảnh 4.5: Các tấm lưới chặn cá sấu leo ra ngoài………………………… .................24
Ảnh 4.6: Đàn cá sấu trưởng thành của Trại cá sấu Hoa Cà………………………… 25
Ảnh 4.7: Hành lang có hàng rào kín.... .......................................................................26
Ảnh 4.8: Cá sấu ngoài tự nhiên …………………………..........................................26
Ảnh 4.9: bãi đất có trồng cỏ…………………………................................................26
Ảnh 4.10: Cây tràm nước……………........................................................................26
Ảnh 4.11: Ổ đẻ …………………………...................................................................27
Ảnh 4.12: Cá sấu nằm canh tổ………………………… ............................................27
Ảnh 4.13: Mật độ cá sấu rộng rãi…………………………........................................27
Ảnh 4.14: Bèo hoa dâu................................................................................................28
Ảnh 4.15: Chòi quan sát cá sấu …………………………..........................................28
Ảnh 4.16: Thức ăn được cắt nhỏ trước khi cho ăn………………… .........................30
Ảnh 4.17: Hệ thống thoát nươc của mỗi chuồng………… ........................................32
Ảnh 4.18: Áo bao cá sấu khi di chuyển………………………… ..............................33
Ảnh 5.1: Dọc tường rào và dọc mép hồ ta trồng cây bụi để che khối bêtông......... ...38
Ảnh 5.2: Phần bờ dành cho cá sấu nghỉ ngơi, phơi nắng được phủ cỏ xanh..............38

xi


xii


Chương 1
MỞ ĐẦU


1.1/Đặt vấn đề:
Xuất phát từ nguồn lợi rất lớn của việc khai thác cá sấu mà hiện nay loài
này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy việc khai thác loài này hợp lý và có kế
hoạch nhằm phục vụ nhu cầu sống của con người và công tác bảo tồn, khôi phục
loài cá sấu là một nhu cầu cấp bách. Để thực hiện mục tiêu trên, ta cần phải tạo
được môi trường sống thích hợp cho chúng. Việc điều tra hiện trạng nuôi nhốt cá
sấu ở Trại cá sấu Hoa Cà và đề xuất hướng cải thiện nhằm mục đích nâng cao đời
sống cho loài này là để phục vụ nhu cầu sống của con người và công tác bảo tồn,
khôi phục loài.
1.2/Nhận xét chung về tình trạng hiện nay của cá sấu ở nước ta:
Cá sấu là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có tiềm năng kinh tế to lớn của
các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Nghề sản xuất da, thịt cá sấu trên thế giới vẫn
đang phát triển, đem lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn. Do đó, số lượng quần thể cá
sấu ngoài tự nhiên suy giảm nhanh chóng vì hoạt động săn bắn bừa bãi của con
người. Đặc biệt nghiêm trọng là giai đoạn giữa năm 1985 và 1995 (xuất phát từ
nạn săn bắn trộm vì mục đích khai thác da và cá sấu giống xuất khẩu qua Thái
Lan). Năm 1987, theo nguồn tin địa phương, con cá sấu xiêm cuối cùng bị triệt hạ
trên sông Đồng Nai; không hơn 5 năm sau, hai con cá sấu hoa cà cuối cùng cũng
chịu chung số phận tại cửa biển Cần Giờ Tp.HCM ( tư liệu Steven.G.Platt,1999,
Jason & Zoe 1999).
Từ những vấn đề cấp bách trên, Nhà nước hỗ trợ cả về kỹ thuật và kinh tế
nhằm khuyến khích người dân tham gia nuôi cá sấu, đó cũng là một cách bảo vệ
1


và duy trì hữu hiệu nguồn tài nguyên quý hiếm của Quốc gia và để duy trì, phát
triển những nguồn lợi đem lại từ cá sấu. Từ năm 1987 trại cá sấu Hoa Cà bắt đầu
nuôi cá sấu với số lượng hai cặp giống bố mẹ, đến những năm 90 nghề nuôi cá sấu
tại Tp.Hồ Chí Minh có chiều hướng phát triển mạnh cả về số trại nuôi lẫn số con
giống, số lượng cá bố mẹ ngày càng tăng, là nguồn cung cấp sản lượng đàn và

nguồn giống. Có những trại hình thành do thấy được lợi nhuận kinh tế từ con cá
sấu, có trại hình thành do được các tổ chức khuyến nông vận động hỗ trợ, cũng có
những trại hình thành do tâm huyết muốn bảo tồn và phát triển đàn cá sấu… Hiện
Thành phố có 4 doanh nghiệp đầu tư xây dựng chuồng trại quy mô, đúng theo các
quy định của CITES, đã được CITES thế giới công nhận cho đăng ký xuất khẩu,
ngoài ra còn có khoảng 20 hộ dân trên các vùng ven có địa hình sông rạch, ao hồ
rất thuận lợi cũng đang đầu tư xây dựng, phát triển chuồng trại nuôi cá sấu vừa và
nhỏ (Q2, Q7, Q 9, Gò Vấp, Nhà bè, Bình Chánh). Đặc biệt, ở Q12 đang phát triển
mô hình nuôi và sản xuất, chế biến da cá sấu theo hướng phát triển thành một làng
nghề, trong đó lấy hộ gia đình làm nhân tố chính, là một mô hình khả thi và hiệu
quả (Đầu tư ít tốn kém, thu lợi nhuận cao, phát huy được tiềm năng về vốn, sức
lao động nhàn rỗi, sự cần cù, tỉ mỉ )
Bảng 1.1: Một số trại và số cá sấu nuôi 1993 – 2003 tại TP HCM (con)
(Nguồn chi cục kiểm lâm)
4 Trại đã được CITES công
1993
nhận
FORIMEX
HOA CÀ
210
SUỐI TIÊN
241
TỒN PHÁT

Cộng
Các trại khác
Khu du lịch Ðầm Sen
200
Tân Phước Hiêp
Các hộ gia đình khác (16 ha)


Cộng

Tổng cộng

2

1996

1999

2003

384
420
241

576
892
410
1500

6.226
6.277
8.480
7.000
27.983

200
82


200
220

1.050
1.408
2.772
5.230
33.213


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1/ Giới thiệu Trại cá sấu Hoa Cà:
Trại cá sấu Hoa Cà nằm trên địa bàn khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận
12 (TP HCM) chỉ cách quốc lộ 1A khoảng 500 m. Trại nằm trong tọa độ địa lý
10°52'27" Bắc và 106°40'56" Đông.
Năm 1997, Ông Tôn Thất Hưng mua một cặp sấu nước ngọt về nuôi (cá sấu
Xiêm thuộc loài Crocodylus siamensis). Gần năm sau, cặp cá sấu Xiêm đẻ được
17 cá sấu con và Trại cá sấu Hoa Cà bắt đầu gây dựng sự nghiệp từ đây. Hiện nay,
trại có thể cung cấp cho thị trường trên 1.000 cá sấu con/năm với giá trung bình
khoảng 800.000 đồng/con. Doanh thu từ sấu con, sấu thịt, da và thịt sấu của trại cá
sấu Hoa Cà mỗi năm cũng tăng gấp đôi, từ trên dưới 100 triệu đồng năm 1997 đến
năm 2000 ước tăng 600-700 triệu đồng.(nguồn
Để tạo nguồn nguyên liệu xuất khẩu ổn định, từ năm 2003, Công ty Cá sấu
Hoa Cà liên kết với Hội Nông dân quận 12 nhân rộng mô hình nuôi cá sấu ra các
hộ nông dân. Hiện công ty đã ký hợp đồng nuôi gia công với 7 hộ dân, mỗi hộ
được cung cấp 100 cá sấu con. Công ty sẽ hướng dẫn kỹ thuật chăm nuôi, thú y,
quy cách chuồng trại. Sau 1,5-2 năm, hộ nuôi giao lại cho công ty cá sấu thịt với
trọng lượng từ 12-15 ký/con và được trả tiền công nuôi 300.000 đồng/con.

Công ty cá sấu Hoa Cà và Hợp tác xã Xuân Lộc được Uỷ ban nhân dân
quận 12, phường Thạnh Lộc giúp đỡ xây dựng một địa điểm tham quan, quảng bá
sản phẩm từ thịt và da cá sấu gọi là Làng Cá Sấu đã thu hút được nhiều khách và
là điểm văn hoá của quận, phường.

3


2.2/ Đời sống sinh thái ngoài tự nhiên của cá sấu:
2.2.1/Giới thiệu về cá sấu:
Cá sấu xuất hiện trên Trái Đất từ thời đại khủng long, thuộc vào nhóm ăn
thịt. Cá sấu có nguồn gốc từ lớp cổ sinh vật Thecodontiam. Cá sấu được xem là
loài tiến hoá đặc biệt, là loài bò sát duy nhất có thể dựng thẳng bốn chân trên bụng
và di chuyển giống như loài hữu nhũ với tốc độ 0,3 _ 4,5km/h.
Cá sấu xuất hiện vào cuối kỷ Tam diệp, có mõm và khẩu cái thứ sinh còn
ngắn, đốt sống lõm hai mặt. Đến kỷ Bạch phấn xuất hiện các dạng cá sấu như hiện
nay.

Ảnh 2.1: Sự tiến hóa và mối quan hệ của Bò sát với các lớp khác
(Nguồn giáo trình động vật học)
Tư liệu hoá thach dưới đây chứng tỏ những con cá sấu đầu tiên xuất hiện
cách nay khoảng 80 triệu năm. Chúng được nhận dạng vừa giống cá sấu
Crocodile, vừa giống cá sấu Alligator ngày nay.
4


Ảnh 2.2: Cá sấu hóa thạch (Nguồn Trại cá sấu Hoa Cà)
2.2.2/Tổng quan về cá sấu:

Ảnh 2.3: Cấu tạo nội quan cá sấu (Nguồn giáo trình động vật học)

2.2.2.1/Da cá sấu:
Vảy cá sấu phát triển riêng biệt và ghép bên nhau thành bộ giáp cứng. lớp
bì khá dày nên thường được khai thác, thuộc da để làm vật dụng bằng da.

5


Da của cá sấu không có chức năng hô hấp, chức năng chính là ngăn cản sự
thoát hơi nước qua bề mặt cơ thể và cách nhiệt. Ngoài ra còn tham gia bảo vệ khỏi
tác động cơ học, lý học, hóa học.

Ảnh 2.4: Cấu tạo vỏ da của cá sấu (Nguồn giáo trình động vật học)
Ở cá sấu không có hiện tượng lột xác, lớp biểu bì ở ngoài của tầng sừng
phát triển dầy lên tạo thành những vảy chồng chất lên nhau.
2.2.2.2/Hô hấp:
Hô hấp chủ yếu bằng phổi: Đường hô hấp đã phân hóa rõ ràng gồm có
đường thanh quản phát âm thanh (có sụn nhẫn và sụn hạt cau) và khí quản dài,
phân thành 2 phế quản đi vào 2 lá phổi. Phổi tiến hóa hơn lưỡng cư, bên trong có
nhiều vách ngăn, chia thành các phế nang, nối với phế quản bằng phế quản phụ
(cấp I, II, III), phổi xốp nên diện tích phân bố mao mạch tăng lên, dung tích lớn,
đảm nhận được chức năng trao đổi khí
2.2.2.3/Tuần hoàn:
Tim 4 ngăn, có vách ngăn hoàn chỉnh nên máu không pha trộn.
2.2.2.4/Hệ sinh dục:
Hệ sinh dục nằm ở hai bên cột sống: Tuyến sinh dục đực là đôi tinh hoàn
lớn màu trắng hình dạng thay đổi, tinh quản là ống Volff, có cơ quan giao cấu là
ngọc hành đơn. Ở cá sấu ngọc hành còn hình thành quy đầu như ở thú.
6



Tuyến sinh dục cái là hai buồng trứng có kích thước khác nhau. Buồng
trứng của cá sấu đặc như chim, thú. Hai buồng trứng rộng và xếp ngang hàng. Ống
dẫn trứng gồm hai ống rỗng, là ống Munle, một đầu thông với phần trước khoang
bụng có loa kèn, đầu sau là huyệt. Ống dẫn trứng của cá sấu phân thành nhiều
phần: Phần phễu đón trứng, phần tiếp theo tiết lòng trắng trứng, phần cuối là nơi
tiết vỏ đá vôi thông với âm đạo.
2.2.2.5/Trứng:
Có kích thước lớn hơn lưỡng cư, có nhiều noãn hoàn phát triển trực tiếp, có
vỏ dai do thấm thêm canxi, có hình bầu dục. Một đặc điểm rất quan trọng ở bò sát
là trứng có màng ối. Trứng này có màng và vỏ bảo vệ, có thể được đẻ trong đất.
Trứng có màng ối của cá sấu có 4 lớp màng là màng ối, túi niệu, túi noãn hoàng,
màng đệm và ngoài cùng là lớp vỏ. Màng ối bao bọc một buồng có đầy dịch, chứa
phôi giúp cho phôi tiếp tục phát triển trong môi trường nước mặc dù trứng được đẻ
trên cạn. Túi niệu là nơi tiếp nhận các chất thải của phôi đang phát triển. Các mạch
máu của chúng nằm gần vỏ giữ chức năng trao đổi khí. Túi noãn hoàng chứa noãn
hoàng là nguồn thức ăn cho phôi. Màng đệm là lớp màng ngoài cùng bao quanh
phôi và các màng khác. Trong quá trình phát triển phôi có hình thành các màng
phôi, nhờ đó phôi của cá sấu phát triển trực tiếp thành con non không qua giai
đoạn ấu trùng.

7


Ảnh 2.4: Cấu tạo trứng không thấm nước của cá sấu (Nguồn giáo trình
động vật học)
2.2.2.6/Sinh cảnh:
* Ở Việt Nam có 2 loài là cá sấu hoa cà hay cá sấu nước lợ (Crocodylus
porosus) phân bố từ Vũng Tàu - Cần Giờ đến Kiên Giang Phú Quốc, Côn Đảo và
cá sấu nước ngọt hay cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis) phân bố các sông Tây
Nguyên, Khánh Hoà và đồng bằng sông Cửu Long (Nam Bộ).

* Nhưng ở nước ta, cá sấu phân bổ chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, nơi có
nhiều đầm lầy sông rạch và không có mùa đông lạnh lẽo.
- Cá sấu Xiêm: sống ở vùng nước ngọt bên trong nội địa (ở sông Cửu Long,
đầm hồ phía nam Campuchia). Kích thước tương đối nhỏ, lớn nhất dài khoảng 3m,
màu xám và không có vệt đen, đầu ngắn và rộng, có vảy chẩm ở phía trên cổ, vảy
lưng tròn, cao và sắc cạnh, vảy ở gáy to, có vảy hông, vảy ở hai cổ hình tròn.
- Cá sấu hoa cà: sống ở vùng nước mặn, vùng duyên hải và ven biển (của
sông Cửu Long và Đồng Nai). Cá sấu hoa cà có kích thước lớn dài đến 8,5m hung
dữ và thường tấn công người. Có thể có những vảy màu vàng và màu đen xen lẫn
nhau (nên gọi cá sấu bông), có 2 gờ chạy từ mũi đến mắt, đầu dài và thon, không
có vảy chẩm, vảy ở gáy nhỏ, không có vảy hông, vảy ở hai bên cổ hình vuông.
8


2.2.2.7/Nguồn thức ăn:
Loài cá sấu này săn mồi rất đa dạng. Cá sấu con ăn những loài côn trùng
nhỏ, lưỡng cư, bò sát, giáp xác và những loài cá nhỏ. Cá sấu trưởng thành ăn cua
còng, rùa, rắn, chim và có thể săn bắt rất nhiều các loài động vật có xương sống
khác xung quanh vùng cư trú sông nước như khỉ, bò rừng, lợn.
Khi săn mồi chúng dấu mình trong nước và chỉ để lộ mắt và mũi trên mặt
nước. Chúng bất thình lình tấn công con mồi, thường thì con mồi bị giết ngay sau
một cú cắn bởi hàm răng chắc khỏe của chúng, sau đó con mồi được kéo xuống
nước. Cá sấu thường dùng đôi hàm ngoạm lấy con mồi lắc cho đến khi con mồi
chết. Trường hợp mồi ngoan cố chống cự hay không chết ngay, cá sấu dùng đuôi
quật vào con mồi hay lấy cả thân đè lấy con mồi.
Cá sấu có tập tính dựa vào trọng trường để nuốt thức ăn. Trước tiên chúng
hất đầu để đưa thức ăn vào đúng vị trí thực quản sau đó lần lượt để thức ăn tự trôi
vào bao tử.
2.2.2.8/Giao phối:
Trong mùa sinh sản, cá sấu đực có tiếng kêu gọi cái rất đặc trưng để thu

hút con cái. Đó là những tiếng gầm nhẹ và dài. Vào mùa sinh sản, cá sấu đực rất
hiếu chiến, đánh nhau rất quyết liệt để giành lấy con cái
Con đực có cơ quan giao phối là dương hành để đưa tinh trùng vào huyệt
của con cái. Sự thụ tinh được thực hiện bên trong ống dẫn trứng.
Trước khi giao phối, thường xảy ra hiện tượng giao hoan sinh dục. Hiện
tượng này giúp cho đực và cái nhận biết nhau và kích thích cá thể cái trước khi
giao phối. Sau một chuỗi các hành động âu yếm và những cú huých chầm chậm
vào nhau, một trong hai có thể thăm dò thể lực của bạn tình bằng cách dìm nhau
xuống nước.
Cá sấu giao phối dưới nước. Khi giao phối, cá sấu đực dùng chân trước
bám chặt vào cổ con cái. Sau đó nó vặn thân sang một bên, xoay xuống phía dưới
thân của cá sấu cái để giao phối.

9


Ảnh 2.5: Cá sấu đang giao phối (Nguồn Trại cá sấu Hoa Cà )
Cá sấu (Crococylus porosus) làm tổ bằng rác và cành cây ở bờ đầm, đẻ
khoảng 25 - 60 trứng, rồi đào một hố cách tổ 1m, nằm trong đó canh trứng, thỉnh
thoảng quẩy đuôi cho nước bắn lên tổ. Cá sấu mẹ còn biết dẫn đàn con xuống
nước. và chúng có thể khéo léo ngoạm cá sấu con trong miệng để giúp chúng
xuống nước.

Ảnh 2.6: Cá sấu con đang chui khỏi vỏ (Nguồn Trại cá sấu Hoa Cà )
2.3/ Một số mô hình nuôi nhốt hiện nay
2.3.1/Thảo Cầm Viên:
Đây là một trong những điểm nuôi cá sấu tại thành phố và trình diễn cho
công chúng xem đem lại những ích lợi trong việc giáo dục bảo tồn những loài qúy

10



hiếm. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan, một số hạn chế và tồn tại
vẫn còn như:
Không gian nuôi nhốt nhỏ, hẹp. Chuồng thiết kế thiếu khoảng không để cá
sấu phơi nắng.

Ảnh 2.7: Không gian nuôi nhốt cá sấu chật hẹp (Nguồn Thảo Cầm Viên )
.

Ảnh 2.8: Mật độ cá sấu dày đặt (Nguồn Thảo Cầm Viên )
Chuồng không có hàng rào cao cũng như nhân viên để hạn chế những tác
động xấu của khách du lịch như ném rác vào chuồng, chọc phá thú,…

11


Ảnh 2.9: Rác nổi ở hồ trong chuồng nuôi nhốt (Nguồn Thảo Cầm Viên )

Ảnh 2.10: Lối tham quan chuồng cá sấu (Nguồn Thảo Cầm Viên )

12


Ảnh 2.11: Khách tham quan phóng uế bừa bãi (Nguồn Thảo Cầm Viên )
2.3.2/Khu du lịch Suối Tiên:
Khu chuồng nuôi cá sấu với diện tích 5ha nuôi 15000 con. Chủ yếu là nuôi
gây sinh sản kết hợp với tham quan.

Ảnh 2.12: Chuồng nuôi nhốt cá sấu (Nguồn Suối Tiên )

Không gian chuồng trại tháng đãng, sạch sẽ. Hồ có độ dốc khoảng 300, lòng
hồ sâu 3m, tráng bằng ximăng. Luôn có nhân viên bảo vệ thường trực hướng dẫn
khách tham quan.
Hằng ngày từ 7 giờ đến 9 giờ nhân viên làm vệ sinh chuồng trại thật sạch
sẽ.
13


×