Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

NGUYỄN THANH ẢNH

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÂY TRỒNG PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI Ở
CÙ LAO SÁU NGHIỆP – LONG THÀNH - ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


NGUYEN THANH ANH

SURVEYING THE VEGETATION AND PROPOSING
PLANTS FOR MR. SAU NGHIEP’S ISLAND,
AN HOA VILLAGE, LONG THANH DISTRICT,
DONG NAI PROVINCE

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE


GRADUATION ESSAY

Advisor: - DINH QUANG DIEP, Ph. D
- VUONG THI THUY, Ba.

Ho Chi Minh City
May-2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*******************

NGUYỄN THANH ẢNH

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÂY TRỒNG PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI Ở
CÙ LAO SÁU NGHIỆP – LONG THÀNH - ĐỒNG NAI

Ngành: Cảnh Quan Và Kỹ Thuật Hoa Viên

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐINH QUANG DIỆP
KS. VƯƠNG THỊ THỦY

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô trong bộ môn và bên ngoài, cũng như các bạn bè. Đặc biệt là:
- Tiến sĩ Đinh Quang Diệp.
- Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp.
- Kỹ sư Vương Thị Thủy.
- Kỹ sư Lê Văn Thu.
- Kỹ sư Nguyễn Công Nghiệp.

i


TÓM TẮT
Đề tài “ Điều tra, khảo sát hiện trạng và đề xuất cây trồng phục vụ du lịch sinh thái ở cù lao
Sáu Nghiệp, Long Thành, Đồng Nai” đựoc tiến hành tại cù lao Sáu Nghiệp, huỵên Long
Thành, tỉnh Đồng Nai. Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008.
Kết quả:
-

Đánh giá được hiện trạng chung về thảm thực vật hiện có ở cù lao, bao gồm có 51
loài cây thuộc 36 họ thực vật.

-

Đề xuất một số hướng cải tạo hiện trạng nhằm tạo điều kiện phát triển các loài cây
trồng.

-

Đề xuất mẫu mặt bằng trồng cây khi tiến hành trồng mới và cải tạo cây trồng hiện

trạng.

-

Đề nghị danh mục 16 loài cây thuộc 13 họ thực vật phù hợp cho cù lao này.

ii


SUMMARY
The essay “Surveying the vegetation and proposing plants for Mr. Sau Nghiep’s island, An
Hoa village, Long Thanh district, Dong Nai province” has been carried out from March to
May in 2008.
The results:
-

Evaluating the current status of the vegetation in Sau Nghiep’s island. There are 51
species in 36 families.

-

Proposing some solutions to improve and develop plants .

-

Proposing the design plan for planting.

-

Giving a list include 16 species in 13 families, which is suitable for purposes.


iii


MỤC LỤC
Tên đề mục

TRANG

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Summary

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các hình


vi

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

2.1 Mục tiêu

2

2.2 Nội dung

2

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2

2.3.1 Công tác chuẩn bị

2

2.3.2 Công tác ngoại nghiệp

3


2.3.3 Công tác nội nghiệp

3

Chương 3. TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU

4

3.1 Khái niệm Du lịch sinh thái

4

3.1.1 Khái niệm.

4

3.1.2 Phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình khác trong thị trường du lịch

6

3.1.3 Tiêu chí phát triển du lịch sinh thái cho một địa điểm.

7

3.2 Tác dụng của cây xanh trong đời sống con người

8

3.3 Giới thiệu chung về cù lao Sáu Nghiệp


11

3.3.1 Điều kiện tự nhiên

16

3.3.1.1 Vị trí địa lý

11

3.3.1.2 Địa hình.

13

3.3.1.3 Khí hậu – thủy văn:

13

iv


3.3.1.4 Thổ nhưỡng

13

3.3.1.5 Kinh tế - xã hội

15


Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

16

4.1 Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng thực vật hiện có trên cù lao

16

4.2 Thảo luận và đề xuất

24

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

36

5.1 Kết luận

36

5.2 Kiến nghị

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

PHỤ LỤC


39

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Danh mục các loài cây hiện có ở cù lao.

16

Bảng 4.2: Danh mục các loài cây đề xuất trồng.

28

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí của Du Lịch Sinh Thái trong các loại hình du lịch

6

Hình 3.2: Bản đồ vị trí xã An Hòa

11


Hình 3.3: Hình chụp vệ tinh vị trí Cù lao Sáu Nghiệp

12

Hình 3.4: Phẫu diện đất cù lao

13

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng cây xanh trên cù lao

18

Hình 4.2: Mẫu mặt bằng đề nghị phân khu trồng cây

26

Hình 4.3: Mẫu mặt bằng đề nghị trồng cây theo phân khu

27

vi


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

Chương 1
MỞ ĐẦU

Khi con người bắt đầu cuộc sống hiện đại, chính là lúc mà con người phải
đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp, mâu thuẩn mà nguyên nhân không đâu xa
chính là do con người gây nên, đó là những vấn đề về môi trường, sinh thái, xã hội,
nhân văn… Mà nghiêm trọng nhất vẫn là vấn đề về môi trường sống có nguy cơ
ngày càng xấu đi do quá nhiều tác động của con người vào tự nhiên. Đâu phải khi
tiến hành tàn phá thiên nhiên thì ai cũng sẽ nghĩ đến đầu tiên là sức khỏe của
“Người mẹ thiên nhiên”, “Mẹ trái đất” ngày ngày vẫn nuôi dưỡng, che chở cho con
người ngày càng tệ đi và suy kiệt trông thấy như các hiểm họa thiên nhiên ngày
càng nhiều, băng tan ở hai cực, trái đất đang nóng lên từng ngày… với con người
thì cuộc sống ngày càng có nhiều khó khăn, thất bại,… những khi đó nơi mà con
người tìm về là nguồn cội, là thiên nhiên để mà đắm chìm trong đó, để “quên đi sự
đời”, để có những phút giây thư giãn thoải mái nhất. Chính lúc này là lúc mà con
người hỏi mình vì sao đã đối xử tệ với thiên nhiên như vậy và lại bắt đầu tiến hành
khôi phục, bảo vệ thiên nhiên.
Với mục đích phục vụ cho công tác quy hoạch tổng thể và để có được những
lợi ích thật sự từ cây xanh, tôi đã đề xuất đề tài: “Điều tra, khảo sát hiện trạng và
đề xuất cây trồng phục vụ du lịch sinh thái ở cù lao Sáu Nghiệp, Long Thành,
Đồng Nai” nhằm cung cấp dữ liệu một cách đầy đủ về vấn đề cây xanh hiện trạng ở
cù lao, một trong những yếu tố chủ chốt của dự án xây dựng cù lao Sáu Nghiệp
theo hướng du lịch sinh thái về sau. Từ những dữ liệu thu thập được sẽ có kết luận
tổng quát và đề nghị thích hợp cho vấn đề cây trồng cho cù lao.
1

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy


Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 MỤC TIÊU:
- Khảo sát và điều tra hiện trạng cây xanh, từ đó đưa ra bảng danh sách các loài
cây hiện có ở cù lao Sáu Nghiệp phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển du
lịch sinh thái sau này.
- Đề xuất một số chủng loài cây trồng phù hợp khí hậu, đảm bảo lợi ích kinh tế.
2.2 NỘI DUNG:
- Khảo sát và điều tra hiện trạng về thực vật, loại đất, chế độ khí hậu thủy văn
hiện có ở cù lao.
- Xây dựng danh mục thực vật hiện có trên cù lao.
- Thu thập một số hình ảnh hiện trạng.
- Đề xuất các loài cây thích hợp để phục vụ việc phát triển du lịch sinh thái trên
cù lao này.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.3.1 Công tác chuẩn bị:
- Tham khảo tài liệu, bản đồ xác định vị trí cù lao tiến hành nghiên cứu, khảo
sát từ phần mềm Google Earth.
2.3.2 Công tác ngoại nghiệp:
- Tiến hành điều tra, khảo sát hướng di chuyển giao thông để tới cù lao Sáu
Nghiệp.

2

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001



Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

- Tiếp cận thực địa bằng 2 tuyến giao thông: đường bộ bằng xe máy rồi tiếp theo
là đường thủy bằng đò hoặc xuồng máy.
- Tiến hành lấy mẫu, chụp ảnh ghi nhận thực tế, ghi chép vào sổ tay những nhận
xét, đánh giá…
- Tiếp cận người dân địa phương về việc xác định tên địa phương của các loài
cây lấy mẫu, đất đai, khí hậu, thủy văn.
2.3.3 Công tác nội nghiệp:
- Tiến hành tham khảo, tra cứu tài liệu, sách báo chuyên ngành có liên quan
(Phần tài liệu, sách báo tham khảo sẽ được giới thiệu trong mục Tài liệu tham
khảo), nhằm xác định tên, loài, họ của các cây lấy mẫu.
- Tham vấn ý kiến các chuyên gia trong ngành về các mẫu đã thu thập.

3

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

Chương 3
TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU
3.1 Khái niệm Du lịch sinh thái:
3.1.1 Khái niệm:

Du lịch sinh thái là một khái niệm mà khi nhắc đến thì vẫn còn nhiều vấn đề
tồn tại khi con người ta còn chưa hiểu rõ thấu đáo bản chất kết hợp với những góc
độ tiếp cận khác nhau nó vẫn còn bị nhầm lẫn với nhiều loại hình du lịch khác.
Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng
góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương”.
Hiệp hội du lịch quốc tế (The International Ecotourism Society (TIES)) định
nghĩa vắn tắt về Du lịch sinh thái là: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với
các khu vực thiên nhiên, thực hiện bảo tồn môi trường và làm bền vững phúc lợi
của dân địa phương.”
Định nghĩa đó có thể hiểu :
Du lịch sinh thái là du hành và thăm viếng có trách nhiệm về mặt môi trường
đối với các khu vực tự nhiên hoang dã, nhằm mục đích giải trí và thưởng thức thiên
nhiên (và bất kì các đặc trưng văn hóa gắn liền với nó trong quá khứ và hiện tại),
khuyến khích bảo tồn, có tác động tiêu cực của du khách thấp nhất, và cung cấp
cho sự tham gia hoạt động kinh tế xã hội sinh lợi cho cộng đồng dân địa phương.

4

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

Tóm lại Du lịch sinh thái nói theo định nghĩa nào đi chăng nữa thì phải hội
đủ hai yếu tố cần thiết đó là: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) có

trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
3.1.2 Phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình khác trong thị trường du lịch:
Khi nghiên cứu về du lịch sinh thái, cần có các vấn đề cần quan tâm là:
- Du lịch sinh thái có nhiều định nghĩa khác nhau.
- Các cộng đồng địa phương chưa tham gia thì chưa phải là du lịch sinh thái.
- Hợp tác đa quốc gia được quan tâm nhưng lợi nhuận phân phối không bình
đẳng cũng không phải là du lịch sinh thái.
- Không có gì là sinh thái nhưng cũng chứa sinh thái.
- Lạm dụng thuật ngữ.
Cũng bởi có sự tiếp cận và ở những góc nhìn khác nhau mà có nhiều người
có những suy nghĩ khác nhau về du lịch sinh thái cũng như bản chất của nó. Một vài
người cảm nhận du lịch tự nhiên (nature tourism), du lịch mạo hiểm (adventure
tourism), du lịch văn hóa (cultural tourism), du lịch giáo dục (educational tourism),
và du lịch lịch sử (historical tourism) là tất cả thành phần của du lịch sinh thái.
Cũng có nhiều người cho rằng nên xem du lịch sinh thái là một loại hình du lịch
riêng biệt, có những đặc thù đặc biệt riêng về mặt cấu thành cũng như về mặt sản
phẩm do chính nó tạo ra. Thật vậy, chúng ta nên hiểu du lịch sinh thái là một khái
niệm mô tả dạng phát triển du lịch tôn trọng truyền thống và văn hoá, bảo vệ, bảo
tồn môi trường, giáo dục và chào đón du khách. Thêm vào đó du lịch sinh thái nên
bền vững về mặt kinh tế lâu dài.

5

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy


Hình 3.1: Sơ đồ vị trí của Du Lịch Sinh Thái trong các loại hình du lịch
(Nguồn: Bài giảng du lịch sinh thái của Chế Đình Lý, 2006)
Bởi vậy, mỗi loại hình du lịch đều có chỗ đứng riêng, đặc thù riêng của chính
từ bản thân nó. Sẽ có những sai lầm vấp phải khi nhà quy hoạch lẫn người thực hiện
hiểu sai hoặc chưa có điều kiện để hiểu đúng bản chất của du lịch sinh thái. Không
nên coi du lịch sinh thái là ngành du lịch dựa vào thiên nhiên, bởi nếu dựa vào luận
điểm này thì những hoạt động được thực hiện ngoài thiên nhiên như leo núi; chèo
thuyền vượt sông, suối, hồ; … những hoạt động này có thể là những hoạt động
không thực sự thân thiện với môi trường.
Do đó, du lịch sinh thái chỉ nên được sử dụng để mô tả những hoạt động du
lịch trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: Phải là loại hình du lịch
thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xã hội, cộng đồng phát triển bền vững.
3.1.3 Tiêu chí phát triển du lịch sinh thái cho một địa điểm
Đã có rất nhiều bước phát triển trong lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái và
bảo tồn trên thế giới. Quan trọng nhất là việc du lịch sinh thái không còn chỉ tồn tại
như một khái niệm hay một đề tài để suy ngẫm. Ngược lại, nó đã trở thành một thực
tế trên toàn cầu. Ở một vài nơi, nó xuất hiện không thường xuyên và khá yếu ớt, ít
được báo chí chú ý tới. Song ở nhiều nơi khác thì vấn đề phát triển du lịch sinh thái
lại rất được chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các
6

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy


quảng cáo công cộng. Tuy vậy, ở nhiều nơi du lịch sinh thái không được xác định
hay định nghĩa rõ ràng, hoặc thường bị hiểu nhầm với các hoạt động khác. Mặc dù
vậy, rất ít có nước nào trên thế giới lại không có một vài loại hình phát triển du lịch
sinh thái hoặc lại không thảo luận về vấn đề này.
Chính vì vậy vấn đề đáng quan tâm hiện nay làm thế nào để nhận định quy
hoạch và xây dựng du lịch sinh thái mang đúng chức năng của nó. Do đó phải xây
dựng được tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội. Sau đây là
các tiêu chí đã được đặt ra:
 Duy trì sức khoẻ của hệ sinh thái: đây là tiêu chí hàng đầu trong việc phát
triển du lịch sinh thái cho một địa điểm.
 Bảo tồn di sản văn hoá: các món ăn địa phương, y phục, ngôn ngữ truyền
thống, đền đài, tu viện, lễ hội, làng nghề truyền thống, dân tộc địa phương…
 Cho phép môi trường khuyến khích du lịch: phát triển và quản lý du lịch sinh
thái đòi hỏi môi trường thuận lợi, để hỗ trợ phát triển nó từ ý tưởng đến hiện
thực. Điều đó đòi hỏi các hạ tầng cơ sở thích hợp, nguồn nhân lực có kỹ năng
và môi trường quản lý hành chính tốt từ cấp quy hoạch đến cấp thực hiện.
 Phát sinh lợi ích và giảm nghèo: có thể rằng lợi ích dân địa phương là một bộ
phận cấu thành chính của khái niệm du lịch sinh thái mà nếu bất kỳ loại du
lịch nào không bao hàm thành phần này thì không thể xem là du lịch sinh
thái. Để đánh giá được điều này bằng cách trả lời câu hỏi: “Du lịch sinh thái
có đáp ứng được nhu cầu của dân địa phương hay dự phần vào định hướng
cho địa phương hay không?”.
 Sự thoả mãn du lịch: các hình ảnh về núi, rừng, khí hậu dễ chịu và động thực
vật đa dạng thường là yếu tố hấp dẫn du lịch.
 Khả năng chịu tải: là số du khách tối đa cho phép thăm một địa điểm mà
không làm nhiễu loạn tính toàn vẹn của hệ sinh thái. Điều này giúp cho việc
đánh giá tác động của du khách không chỉ đối với từng loài mà đối với toàn
bộ hệ sinh thái.

7


SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

 Sự tham dự của người dân và thúc đẩy khuyến khích. Điều này yêu cầu
chúng ta không chỉ nên xem tổng lợi ích kinh tế cho cộng đồng, mà còn xét
lợi ích này được phân phối như thế nào và các tác động văn hoá xã hội của
phát triển du lịch sinh thái đối với người dân địa phương.
Qua các tiêu chí trên, chúng ta có thể được muốn quy hoạch phát triển một khu du
lịch sinh thái không phải là vấn đề đại khái sơ sài. Điều quan trọng là cần phải nắm
bắt rõ khu vực quy hoạch và lựa chọn tiêu chí và đưa ra hoạch định chính sách
nhằm thoả mãn các yêu cầu đặt ra và đi theo đúng hướng của du lịch sinh thái.
3.2 Tác dụng của cây xanh trong đời sống con người:
* Cây xanh làm giảm ô nhiễm không khí:
Cây xanh và những cây trồng khác tự tạo thức ăn từ CO2 trong khí quyển,
nước, ánh sáng và 1 lượng nhỏ nguyên tố hoá học từ đất. Trong quá trình đó chúng
tạo ra O2 cho chúng ta thở.
Cây xanh :
+ Giúp ngăn chặn ô nhiễm và giữ chất gây ô nhiễm như bụi, khói… và ngăn
chặn những chất có thể gây hại cho phổi của con người. Lá, thân sẽ giữ lại những
hạt bụi và sẽ được làm sạch nhờ mưa.
+ Hấp thu CO2 và những khí gây ô nhiễm khác, cung cấp ôxy cho khí quyển.
+ Sản xuất đủ ôxy cho 18 người/ngày/mẫu
+ Một mẫu diện tích cây xanh trong 1 năm hấp thu được lượng CO2 do xe
thải ra khi chạy 26000 dặm.

* Cây xanh chống lại ảnh hưởng nhà kính trong bầu khí quyển:
Sức nóng của quả đất bị giữ lại trong bầu khí quyển phụ thuộc vào mức độ
cao của lượng CO2 và một số khí khác (Là những khí ngăn cản sự thoát nhiệt vào
không gian). Từ đó tạo nên một hiện tượng mà chúng ta đã biết là hiện tượng nhà
kính. Các ảnh hưởng nhà kính được tạo nên khi sức nóng từ mặt trời đi vào khí
quyển và bị giữ lại trong đó do sự bức xạ trở lại của các khí gây ô nhiễm .
Việc gia tăng của 40 loại khí có hại này hầu hết là do hoạt động của con người.
Khoảng một nửa nguyên nhân gây ra hiện tượng nhà kính là CO2…
8

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

Việc đánh mất cây xanh trong nội đô không chỉ làm tăng sức nóng của đô thị
từ sự mất đi những bóng mát và sự bay hơi nước mà chúng ta còn đánh mất nguồn
hấp thu CO2 và những khí ô nhiễm khác.
* Cây xanh bảo tồn nước và giảm xói mòn đất:
Cây xanh tạo nên vật liệu cảnh quan trên mặt đất từ những lá rụng. Rễ cuả
chúng làm tăng sự thấm nước của đất kết quả là :
+ Làm giảm sự chảy tràn của nước khi bão.
+ Giảm sự xói mòn đất và sự lắng đọng trầm tích của những dòng suối.
+ Giảm số lượng hoá chất di chuyển vào dòng suối.
+ Giảm gió gây xói mòn đất.
* Cây tiết kiệm năng lượng:
Cây tiết kiệm năng lượng trong việc làm dịu mát không khí ở những tháng

nóng bức. Chúng giúp ngăn cản gió rét trong suốt mùa đông. Điều này có hiệu quả
tốt trong việc giúp tiêu thụ ít hơn những nhiên liệu hoá thạch để sản sinh ra điện cho
việc đốt nóng và làm mát .
Chiến lược trồng cây ở những vị trí có chủ đích có hiệu quả như là một
nguồn năng lượng tiết kiệm khác trong việc cải tiến ngôi nhà như tạo không gian cô
lập cho ngôi nhà và tạo nên những chiếc cửa ngăn chặn thời tiết, cây xanh giúp bạn
giảm được giá cả chi phí cho việc sưởi ấm và làm mát .
* Cây xanh cải thiện khí hậu ở địa phương:
Nguyên nhân gây nóng lên ở thành phồ là do chúng trữ nhiệt trong các khối
bêtông, sắt, thép. Nhiệt độ ở nơi này cao hơn từ 3-10 độ so với vùng xung quanh
chúng.
Cây xanh có thể làm giảm nhiệt bằng việc thoát hơi nước của lá.
Cây cũng có thể:
+ Làm hạ thấp nhiệt độ trong những bóng râm
+ Tăng độ ẩm ở những nơi có khí hậu khô.
+ Ngăn cản sự chói loá trong những ngày hè.
+ Giảm vận tốc gió.
9

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

* Giúp tăng sự ổn định kinh tế:
Cây xanh giúp nâng cao sự ổn định cho nền kinh tế cộng đồng bằng cách thu
hút các thương gia .

Mọi người sẽ nấn ná và dừng lâu hơn ở những nơi có hàng cây xanh.
Chung cư hay văn phòng ở những nơi có cây cối sẽ được thuê nhiều hơn tỉ lệ
ngụ cư cao hơn và những người mướn cũng sẽ ở đó lâu hơn.
Những thương nhân khi thuê mướn văn phòng ở những nơi có cây cối thì
nhận thấy rằng công nhân của họ có sức sản xuất tốt hơn và tỉ lệ nghỉ giảm xuống.
Rừng thành phố là niềm kiêu hãnh và linh hồn của cộng đồng đó.
* Cây giúp tăng giá trị tài sản sở hữu:
Chúng ta cần biết rằng những tài sản khi được đặt trong hoàn cảnh đẹp với
nhiều cây và đa dạng về chủng loại sẽ đáng giá hơn những tài sản trong vùng đất
cằn cỗi.
Những cây tươi tốt tăng 15% giá trị ngôi nhà.
* Cây giảm ô nhiễm tiếng ồn:
Cây xanh bảo vệ tránh tiếng ồn của môi trường thành phố nhờ vào thân cây,
lá cây tạo ra một diện tích nhất định, như là một tấm chắn tự nhiên, hấp thu, ngăn
cản tiếng ồn từ nguồn trực diện.
* Cây xanh tạo môi trường hoang dã và tính đa dạng chủng loài cây xanh:
Cây xanh tạo nên một hệ sinh thái cung cấp thức ăn và nơi ở cho chim và
thú. Chúng tạo nên những tiểu khí hậu thích hợp.
Tính đa dạng sinh học là một thành phần quan trọng của rừng thành phố.
* Cây xanh giúp tăng vẻ đẹp và sức khỏe con người:
Cây xanh tác động sâu sắc đến tâm tính và sự súc cảm của con người, cung
cấp những lợi ích tâm lý mà chúng ta không thể đo lường được.
Sự phát triển khoẻ mạnh của rừng ở những nơi con người sống và làm việc là
một nhân tố cần thiết của sức khoẻ con người.

10

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001



Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

Cây xanh:
* Tạo nên sự thư giản và thoải mái
* Tạo nên những không gian riêng tư.
* Giảm bớt ảnh hưởng của những đau đớn bệnh tật khi các bệnh nhân có thể
nhìn thấy một không gian xanh từ phòng của họ.
3.3 Giới thiệu chung về cù lao Sáu Nghiệp:
3.3.1 Điều kiện tự nhiên:
3.3.1.1 Vị trí địa lý:
Thuộc xã An Hòa, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cách thị trấn Long Thành
khoảng 13 km về phía Tây Bắc. Cách chợ Bến Gỗ khoảng 800m.

Hình 3.2: Bản đồ vị trí xã An Hòa
(Nguồn: />
11

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

Hình 3.3: Hình chụp vệ tinh vị trí Cù lao Sáu Nghiệp
(Nguồn: Phần mềm Google Earth)

3.3.1.2 Địa hình: Đồng bằng phù sa ven sông; độ nghiêng khoảng 4-5 độ. Có
những khoảng lõm do vết tích của việc đào ao nuôi thủy sản trước đây.

12

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

3.3.1.3 Khí hậu – thủy văn:
Khí hậu khu vực (Trạm Biên Hòa: 10 độ 58' B, 106 độ 48' Đ, cao độ: 11m)
- Nhiệt độ: Trung bình năm: 26,8 độ C, TB mùa hè (tháng 3, 4, 5): 28,4 độ C,
TB mùa đông (tháng 11, 12, 1): 25,5 độ C.
- Lượng mưa: Trung bình năm: 1.614,5 mm, TB mùa khô (tháng 11, 12 và
tháng 1- 4 năm sau): 181,4 mm, TB mùa mưa (tháng 5- 10): 1.433,1 mm.
Lượng bốc hơi trung bình năm: 1.387mm.
- Thủy văn: chịu ảnh hưởng chính của dòng Đồng Nai với chế độ bán nhật
triều, trong ngày có 2 đợt nước ròng và dâng cao; đợt 1 nước ròng khoảng 7 giờ 30
phút đến 8 giờ, nước lại dâng lên trong khoảng 9 giờ, đợt 2 khoảng 9 – 10 giờ đêm
và sau đó khoảng 11 – 12 giờ nước lại lên một lần nữa cho tới sáng; và lại tiếp tục
chu kỳ với đợt 1…
* Chế độ bán nhật triều là chế độ thủy triều mà trong một ngày mặt
trăng (24 giờ 50 phút) có hai lần triều lên và hai lần triều xuống.
3.3.1.4 Thổ nhưỡng: (Nguồn: Liên Hiệp
Quốc. Bộ phần mềm dữ liệu Đất đai Đồng
Nai.)

Nơi đây là đất phù sa ven sông, được
bồi tụ bởi phù sa của một nhánh của sông
Đồng Nai; mang tính chất là đất phù sa glây,
còn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp của trầm tích
ban đầu, có thành phần cơ giới nặng (thịt nặng
đến sét) và giàu mùn.

Hình 3.4: Phẫu diện đất cù lao
13

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

Mô tả tầng đất trong phẫu diện:
(1) Ký hiệu: Ah1
- Độ sâu: 0-15 cm
- Mô tả: Thịt nặng đến sét, ướt, màu nâu đen (10YR 3/2, very dark grayish
brown) khi ẩm và nâu xám tối (10YR 4/2, dark grayish brown) khi khô; ít đốm rỉ sắt
màu nâu đậm (7,5YR 5/6-5/8, strong brown) theo vệt rễ lúa; không có cấu trúc;
mềm, nhão và dính dẻo vừa khi ướt, bở rời khi ẩm và tạo tảng cứng vừa khi khô;
nhiều khe hở nhỏ hình túi bọng và hình ống theo các vệt rễ cũ; nhiều rễ cỏ, rễ lúa
còn tươi; glây trung bình đến mạnh; chuyển lớp không rõ về màu sắt và độ chặt,
song có sự phân biệt rất rõ về mật độ rễ và tỷ lệ khe hở.
(2) Ký hiệu: Ah2
- Độ sâu: 15-30 cm

- Mô tả: Thịt nặng đến sét, ướt, màu nâu đen (10YR 3/2, very dark grayish
brown) khi ẩm và nâu xám tối (10YR 4/2, dark grayish brown) khi khô; ít đốm rỉ sắt
màu nâu đậm (7,5YR 5/8, strong brown) theo vệt rễ lúa; không có cấu trúc; mềm,
nhão và dính dẻo khi ướt, bở rời khi ẩm và tạo tầng cứng khi khô; ít khe hở nhỏ
hình ống theo các vệt rễ cũ; rất ít rễ cỏ, rễ lúa tươi; glây mạnh; chuyển lớp rất rõ về
màu sắt và độ đốm theo dạng lượn sóng nhẹ.
(3) Ký hiệu: Bwg
- Độ sâu: 30-80 cm
- Mô tả: Sét, ướt, màu nâu xám (10YR 5/2, grayish brown) khi ẩm và xám
nâu nhạt (10YR 6/2, light brownish gray) khi khô; nhiều đốm-vệt vàng đỏ (7.5YR
6/8, reddish yellow) (chiếm khoảng 0-30%V) theo vết rễ cũ, độ tương phản rõ, ranh
giới nhòa với nền đất; không có cấu trúc; rất dính, rất dẻo khi ướt, ít chặt khi ẩm và
tạo tầng cứng đến rất cứng khi khô; ít khe hở nhỏ giữa các tầng đất; glây mạnh;
chuyển lớp từ từ về màu sắc và độ đốm theo dạng lượn sóng nhẹ.
14

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

(4) Ký hiệu: BCg
- Độ sâu: 80-120 cm
- Mô tả: Thịt nặng đến sét, ướt, màu xám (10YR 5/1, gray) khi ẩm và nâu
xám (10YR 5/2, grayish brown) khi khô; ít đốm nâu đậm (7.5YR 4/6, strong brown)
(chiếm Khoảng 10-15%V), độ tương phản và ranh giới với nền đất xảy ra rõ ràng;
không có cấu trúc; dính dẻo khi ướt, ít chặt khi ẩm và tạo tầng cứng khi khô; rất ít

khe hở nhỏ theo vết hữu cơ đã bị hoai mục; glây mạnh; chuyển lớp rõ về màu sắc và
độ đốm theo dạng lượn sóng nhẹ.
(5) Ký hiệu: Cg
- Độ sâu:120-160 cm
- Mô tả: Thịt nặng đến sét, ướt, màu xám tối (10YR 4/1, dark gray) khi ẩm
và nâu xám tối (10YR 4/2, dark grayish brown) khi khô; rất ít đốm nâu đen (7.5YR
4/4, very dark brown) (chiếm khoảng 4-5%V), độ tương phản và ranh giới với nền
đất rõ; không có cấu trúc; dính dẻo khi ướt, ít chặt khi ẩm và tạo tảng cứng khi khô;
rất ít khe hở nhỏ theo vết hữu cơ đã bị hoai mục; glây mạnh.
3.3.1.5 Kinh tế - xã hội: trước đây cù lao này được dùng để nuôi tôm, cá thương
phẩm và trồng cây lâu năm, hiện nay cù lao được quy hoạch phát triển dựa theo tiêu
chí du lịch sinh thái.

15

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


Đề tài tốt nghiệp đại học DH04CH

GVHD: Đinh Quang Diệp – Vương Thị Thủy

Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng thực vật hiện có trên cù lao:
Qua điều tra khảo sát trực tiếp tại thực địa thu được kết quả 51 loài cây thuộc
36 họ thực vật, chứng tỏ hiện trạng thực vật trên cù lao rất phong phú. Sau đây là
bảng danh mục các loài cây hiện có ở cù lao:
Bảng 4.1: Danh mục các loài cây hiện có ở cù lao:

STT TÊN THÔNG THƯỜNG

TÊN KHOA HỌC

HỌ THỰC VẬT

1

Phất dủ xanh

Dracaena sanderiana forma virescens Hort. Agavaceae

2

Xoài

Mangifera indica L.

Anacardiaceae

3

Bình bát nước

Annona glabra L.

Annonaceae

4


Môn nước

Colocasia esculenta (L.)

Araceae

5

Chóc gai

Lasia spinosa (L.) Thw.

Araceae

6

Mái dằm

Cyptocoryne ciliata Wydler.

Araceae

7

Đủng đỉnh

Caryota mitis Lour.

Arecaceae


8

Dừa

Cocos nucifera L.

Arecaceae

9

Cỏ lào

Eupatorium odoratum L.

Asteraceae

10

Gòn ta

Ceiba pentadra (L.) Gaertn.

Bombacaceae

11

Bàng

Terminalia catappa L.


Combretaceae

12

Thài lài

Commelina communis L.

Commelinaceae

13

Bìm vàng

Merremia hederacea (Burm. F.) Hall. f.

Convolvulaceae

14

Bạc thảo

Argyreia obtusifolia Lour.

Convolvulaceae

15

Lác nước


Cyperus malaccensis Lam.

Cyperaceae

16

Bọt ếch biển

Glochidion littorale Bt.

Euphorbiaceae

17

Cù đề

Breynia vitisidaea (Burm.f.)

Euphorbiaceae

18

Chòi mòi

Antidesma sp..

Euphorbiaceae

19


Đỏm

Bridelia sp..

Euphorbiaceae

20

Biếc tím

Clitoria mariana L..

Fabaceae

16

SVTH: Nguyễn Thanh Ảnh
MSSV: 04131001


×