Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

THIẾT KẾ QUÁN CÀ PHÊ SÂN VƯỜN TRONG
KHU DU LỊCH SINH VẬT CẢNH
GIAO CHÂU – BÌNH QUỚI I
TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

THIẾT KẾ QUÁN CÀ PHÊ SÂN VƯỜN TRONG
KHU DU LỊCH SINH VẬT CẢNH
GIAO CHÂU – BÌNH QUỚI I
TP.HỒ CHÍ MINH


Ngành : Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

2


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


NGUYEN THI LAN PHUONG

DESIGNING COFFEE GARDEN IN GIAO CHAU
ECOTOURISM AREA – BINH QUOI I – HO CHI MINH
CITY

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRUNMENTAL
HORTICULTURE

GRADUATION THESIS

Advisor : DINH QUANG DIEP, PhD
Ho Chi Minh City
July - 2008


3


LỜI CẢM ƠN
Luận văn nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ chương trình đào tạo
kỹ sư chuyên ngành Cảnh Quan - Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
Ban giám đốc công ty cổ phần Sinh Vật Cảnh Giao Châu.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian
thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn:
TS.Đinh Quang Diệp.
Đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp ý kiến để thực hiện thành công và hoàn
chỉnh luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn cô Lê Đàm Ngọc Tú cùng tất cả quý thầy cô trong Bộ
Môn Cảnh Quan-Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức chuyên
môn cũng như kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đang nghiên cứu.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả những người thân trong gia đình đã động
viên về tinh thần cũng như giúp đỡ về vật chất , tạo điều kiện thuận lợi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 20/7/2008.
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Phương.

4



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ THIẾT KẾ QUÁN CÀ PHÊ SÂN VƯỜN TRONG
KHU DU LỊCH SINH VẬT CẢNH GIAO CHÂU – BÌNH QUỚI I “ được tiến
hành ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 2/2008 đến ngày 7/2008.
Kết quả thu được :
Điều tra chủng loại cây trồng ở khu vực Thanh Đa – Bình Quới để làm tài liệu
tham khảo cho việc lựa chọn cây trồng sử dụng trong thiết kế:
- Thống kê được 99 loài hoa kiểng thuộc 44 họ.
Điều tra thành phần loại đất của khu vực thiết kế, từ đó trong thiết kế đề xuất
những loài cây trồng mới thích hợp với loại đất tại đây:
- Khu đất thiết kế thuộc nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều.
Thiết kế hoàn chỉnh quán cà phê sân vườn ở khu du lịch Sinh Vật Cảnh Giao
Châu bao gồm:
-

1 Mặt bằng tổng thể.

-

1 Mặt bằng cao độ.

-

1 mặt bằng tiểu cảnh.

-

2 Phối cảnh tổng thể.


-

4 Phối cảnh chi tiết.

-

2 Mặt cắt.

-

1 Mặt đứng.

Đã lập dự toán cho quán cà phê sân vườn bao gồm :
-

Hạng mục cây xanh: 617.635.000 VNĐ.

- Hạng mục xây dựng: 1.322.922.610 VNĐ.

5


SUMMARY
Thesis “Designing coffee garden in GIAO CHAU ecotourism area – BINH
QUOI I – HO CHI MINH city”has been carried out from Febuary/2008 to
June/2008 in HO CHI MINH city.
The result:
Surverying plants at Thanh Da area for reference materials in the design.
There are 99 ornamental and flowers in 44 familis.
Surverying soil in the design area.

Designing included:
-

1 general floor-space.

-

1 hight floor-space.

-

1 small natural sight floor-space.

-

2 general perspectives.

-

4 part of perspectives.

-

2 sections.

-

1 vertical sections.

Budgest of the coffee garden:

-

Tree : 617.635.000 vnd.

-

Building : 1.322.922.610 vnd.

6


MỤC LỤC
TRANG
Lời cám ơn ........................................................................................................i
Tóm tắt đề tài ...................................................................................................ii
Summary ........................................................................................................ iii
Mục lục ...........................................................................................................iv
Danh sách các bảng thiết kế...........................................................................vii
Danh sách các hình minh họa ........................................................................vii
Danh sách các bảng...................................................................................... viii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
2. TỔNG QUAN .........................................................................................................2
2.1 Khái niệm về thiết kế cảnh quan...........................................................................2
2.2.Các nguyên tắc trong thiết cảnh quan ...................................................................2
2.2.1.Nguyên tắc bố trí cảnh quan ..............................................................................2
2.2.1.1.Sự bố trí cân bằng đối xứng ............................................................................2
.2.1.2. Sự bố trí cân bằng không đối xứng ..................................................................3
2.2.1.3. Sự bố trí cân bằng đối tâm .............................................................................3
2.2.1.4. Bố trí mang tính nhấn mạnh trọng điểm ........................................................3
2.2.1.5. Bố cục hài hòa................................................................................................4

2.2.1.6. Sự lặp lại ........................................................................................................4
2.2.1.6. Tỷ lệ hợp lý ....................................................................................................5
2.2.1.7. Tương phản ....................................................................................................5
2.2.1.8. Tương tự.........................................................................................................6

7


2.2.1.10. Kích thước....................................................................................................6
2.2.1.11. Điểm quan sát...............................................................................................6
2.2.1.12. Sáng tối.........................................................................................................6
2.2.2. NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ CÂY XANH.............................................................6
2.2.2.1. Sự đơn giản ....................................................................................................7
2.2.2.2. Sự thay đổi .....................................................................................................7
2.2.2.3. Sự nhấn mạnh.................................................................................................7
2.2.2.4. Sự cân bằng ....................................................................................................7
2.2.2.5. Sự liên tục ......................................................................................................7
2.2.2.6. Sự cân đối.......................................................................................................7
2.2.3. NGUYÊN TẮC CHỌN CÂY VÀ PHỐI KẾT CÂY........................................7
2.2.3.1. Các nguyên tắc chọn cây................................................................................7
2.2.3.2. Các nguyên tắc phối kết cây ..........................................................................8
2.2.3.2.1. Cây độc lập..................................................................................................8
2.2.3.2.2. Khóm cây ....................................................................................................8
2.2.3.2.2. Hàng cây......................................................................................................8
2.2.3.2.3. Dây leo ........................................................................................................8
2.2.3.2.4. Hoa ..............................................................................................................8
2.2.3.2.5. Cỏ ................................................................................................................9
2.3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC KHẢO SÁT..................................................................9
2.3.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................9
2.3.2. Đặc trưng thổ nhưỡng .......................................................................................9

2.3.3. Khí hậu và thời tiết............................................................................................9
2.3.3.1 Khí hậu ............................................................................................................9
2.3.3.2 Nhiệt Độ ........................................................................................................10
2.3.3.3 Gió.................................................................................................................10
2.3.3.4 Ánh Sáng.......................................................................................................10

8


2.3.3.5. Đặc trưng thực vật........................................................................................10
2.4 HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ ..............................................................11
2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG...............................................................................12
2.5.1. Thuận lợi .........................................................................................................12
2.5.2.Khó khăn ..........................................................................................................12
2.6. PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRƯỚC ĐÂY.........................................................12
3.MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................15
3.1. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................15
3.2. Giới hạn đề tài ....................................................................................................15
3.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................15
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................15
3.4.1Phương pháp điều tra thực địa ..........................................................................15
3.4.2. Phương pháp tham khảo tài liệu......................................................................16
3.4.3Phương pháp thiết kế.........................................................................................16
3.4.4. Phương pháp lập bảng dự toán........................................................................16
4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................................18
4.1. Các chủng loại cây trồng ở khu vực Thanh Đa – Bình Quới.............................18
4.2. Xây dựng bảng thiết kế cho quán cà phê sân vườn trong khu du lịch sinh vật
cảnh giao châu...........................................................................................................18
4.2.1. Mục tiêu thiết kế..............................................................................................18
4.2.2. Đề xuất quy hoạch phân khu chức năng .........................................................19

4.2.3. Đề xuất cải tạo địa hình...................................................................................19
4.2.4. Đề xuất chọn cây trồng ...................................................................................19
4.3. Thuyết minh thiết kế ..........................................................................................20
4.3.1. Cổng ra vào .....................................................................................................23
4.3.2. Khu công cộng ............................................................................................... 24
4.3.3.Khu uống cà phê trong nhà ..............................................................................27

9


4.3.4. Khu vực uống ngoài trời .................................................................................27
4.3.5. Khu phục vụ ....................................................................................................30
4.4. Lập dự toán cho quán cà phê sân vườn trong khu du lịch Sinh Vật Cảnh Giao
Châu ..........................................................................................................................33
4.4.1. Hạng mục cây xanh.........................................................................................33
4.4.2. Hạng mục xây dựng ........................................................................................35
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................37
5.1 Kết luận ...............................................................................................................37
5.2 Tồn tại và kiến nghị.............................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................38
PHỤ LỤC1................................................................................................................39
PHỤ LỤC2................................................................................................................42
PHỤ LỤC3................................................................................................................46
PHỤ LỤC4................................................................................................................47
PHỤ LỤC5................................................................................................................53
PHỤ LỤC6................................................................................................................57

10



DANH SÁCH CÁC BẢN VẼ THIẾT KẾ
HÌNH ............................................................................................................. TRANG
Hình 2.2 Mặt bằng hiện trạng..................................................................................12
Hình4.1 Mặt bằng tổng thể.....................................................................................21
Hình 4.2 Phối cảnh tổng thể 1 .................................................................................22
Hình 4.3 Phối cảnh tổng thể 2 .................................................................................22
Hình 4.5 Phối cảnh cổng ra vào...............................................................................24
Hình 4.6 Phối cảnh thác nước .................................................................................26
Hình 4.7 Phối cảnh hồ nước trung tâm....................................................................26
Hình 4.8 Phối cảnh sàn cao .....................................................................................30
Các bản vẽ đính kèm:
-

1 bản vẻ mặt bằng

-

1 Bản vẻ phối cảnh

11


DANH SÁCH HÌNH ẢNH MINH HỌA
HÌNH ............................................................................................................. TRANG
Hình 2.1 Giàn hoa hồng được bố trí đối xứng...........................................................3
Hình 2.2 Vòi phun nước ............................................................................................4
Hình 2.3 Khu vườn có bố cục hài hòa.......................................................................4
Hình 2.4 Các tường nước được lặp lại nhiều lần.......................................................5
Hình 2.5 Đường đi được bố trí các loài cây có màu sắc tương phản nhau ...............5
Hình 2.6 Bản đồ quận Bình Thạnh............................................................................9

Hình 2.7 Mặt bằng tổng thể khu cà phê sân vườn thiết kế trước đây......................14
Hình 4.6 Bức tường cũ làm bằng gạch nung có cửa sổ tạo không gian mở cho
quán ...........................................................................................................................23
Hình 4.7. Tiểu cảnh gốm và xe hoa..........................................................................31
Các hình ảnh đính kèm :
Phụ lục 2: Hình ảnh các loài cây sử dụng trong thiết kế...........................................42
Phụ lục 3: Hình ảnh các vật liệu sử dụng trong thiết kế ...........................................46

12


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG ............................................................................................................ TRANG
Bảng 2.1 Các loài cây trồng phân bố ở khu vực thiết kế.........................................11
Bảng 4.1 Thống kê số lượng các loài cây thân gỗ, cây kiểng, nông nghiệp............18
Bảng 4.1 Danh mục các loài cây trồng sử dụng trong thiết kế ................................32
Bảng 4.2 Dự toán hạng mục cây xanh của quán cà phê sân vườn...........................33
Bảng 4.3. Bảng dự toán chi phí xây dựng cho quán cà phê sân vườn......................
35
Phụ lục 1 Danh mục các chủng loại cây trồng trong khu vực Thanh Đa – Bình
Quới...........................................................................................................................39
Phụ lục 4 Khối lượng dự toán của hạng mục xây dựng ...........................................47
Phụ lục 5 Phân tích đơn giá của hạng mục xây dựng ..............................................53
Phụ lục 6 Tổng hợp vật tư của hạng mục xây dựng.................................................57

13


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay theo đà phát triển của xã hội, nhà cửa phố xá được xây dựng khắp nơi
đặc biệt là các đô thị lớn. Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt nhà máy, xí nghiệp
cùng với sự phát triển của dân số đã dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, diện tích đất
sinh sống/người, diện tích mảng xanh giảm. Vì vậy, không gian sống của con người
ngày càng bị thu hẹp.
Đặt biệt là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế xã hội của cả nước thì diện
tích mảng xanh, không gian sống của con người lại càng ít. Do đó, nhu cầu bức thiết
của mỗi người dân thành phố là cần phải có không gian để vui chơi giải trí sau
những giờ làm việc vất vả.
Nắm bắt được tình hình đó, công ty cổ phần Sinh Vật Cảnh Giao Châu đã có đề
án xây dựng một khu vui chơi giải trí rộng gần 3 ha tại phường 28, quận Bình
Thạnh. Theo yêu cầu của quý công ty, tôi đã nhận gần 7000 m2 trong 3 ha đất để
thiết kế cảnh quan quán cà phê sân vườn. Đó là lý do tôi thực hiện đề tài :
“ Thiết kế cảnh quan quán cà phê sân vườn trong khu du lịch Sinh Vật Cảnh
Giao

Châu

-

Bình

Quới

-

thành

14


phố

Hồ

Chí

Minh




CHƯƠNG II
TỔNG QUAN
2.1. KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Thiết kế cảnh quan hoa viên là lĩnh vực liên quan chủ yếu đến các yếu tố về
cây trồng đặc tính sinh thái của các loài cây để phục vụ cho quá trình chọn lọc và
thiết kế cây trồng. Ngoài ra, người thiết kế cảnh quan cũng nắm các kiến thức cơ
bản về thiết kế, điêu khắc, hội họa để góp phần làm tăng thẫm mỹ cảnh quan và bảo
vệ, cải thiện môi trường, cũng như các lĩnh vực khác như tưới tiêu, trồng trọt, kỹ
thuật xây dựng cảnh quan…nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong thi công cảnh
quan.
Thiết kế cảnh quan là một hoạt động sáng tác tạo môi trường vật chất – không
gian bao quanh con người.
Để có một thiết kế cảnh quan đẹp thì điều đầu tiên là phải nắm đựợc các nguyên
tắc trong thiết kế cảnh quan. Dưới đây tôi xin trình bày các nguyên tắc thiết kế cảnh
quan bao gồm :
2.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN
2.2.1. NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ CẢNH QUAN
2.2.1.1. Sự bố trí cân bằng đối xứng.
Trong kiến trúc cảnh quan bố trí cân bằng đối xứng được đặc trưng bằng việc

tổ chức không gian theo dạng hình học, các yếu tố hình khối được bố trí đối xứng
qua hệ thống trục bố cục. Đặc điểm của hình thức này là hướng vào sự thống nhất,
sự mạch lạc và trật tự trong đường nét. Sử dụng hình thức bố cục này trong trường
hợp đòi hỏi tính nghi thức cao hoặc nhằm nhấn mạnh trọng tâm. Cách bố trí này rất
ổn định và tỉnh tại nên nhược điểm của nó là đơn điệu và thiếu biến hóa.


Hình 2.1: Giàn hoa hồng được bố trí đối xứng
2.2.1.2. Sự bố trí cân bằng không đối xứng
Sự bố trí này khó xác định được trục đối xứng vì cảnh vật, cây cỏ hai bên
không giống nhau. Việc bố trí không đối xứng tạo ra nhiều khoảng trống thích hợp
trong tiểu cảnh sẽ làm cho tiểu cảnh này gắn bó chặt chẽ với bố cục chung của cả
khu vườn. Kiểu bố trí này thường được áp dụng cho khu thưởng ngoạn như nơi thư
giãn tinh thần. Khi thưởng ngoạn trong khu vực này, chúng ta sẽ có cảm giác muốn
đi tiếp sang khu khác và đó chính là tính linh hoạt, tích cực của kiểu bố trí cân bằng
không đối xứng.
2.2.1.3. Sự bố trí cân bằng đối tâm
Bố trí cân bằng đối tâm là cách bố trí xung quanh một trọng tâm, từng cụm
cây, hoa lá đều là những phần tử đối xứng với nhau. Kiểu bố trí này thể hiện rõ khi
xây dựng các đài phun nước, các bồn hoa lớn. Từ bất cứ góc độ nào trong khu vực
bạn đều thấy nổi bật khu vực chính. Kiểu bố trí này nên sử dụng hạn chế ở những
diện tích vườn nhỏ vì sẽ không thích hợp bởi tính kinh điển của nó.
2.2.1.4. Bố trí mang tính nhấn mạnh trọng điểm
Vườn cảnh gồm nhiều khu vực, có chính, có phụ, trung bình và có nơi cần
đặc biệt nhấn mạnh. Tùy cá tính, sở thích của chủ đầu tư làm nổi bật khu nào. Quy
tắc này sẽ làm cho cảnh quan không nhàm chán, đơn điệu mà ngược lại sẽ làm cho
khu vườn trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

1



Để nhấn mạnh hay gây chú ý, cần sử dụng những xảo thuật cần thiết làm
tăng kích thước của tiểu cảnh, vật thể thậm chí diện tích cả khu có thể dùng màu sắc
đậm nhạt, ánh sáng chói hoặc sự tương phản màu sắc manh mẽ.

Hình 2.2: vòi phun nước
2.2.1.5. Bố cục hài hòa
Bố cục hài hòa là một nguyên tắc hàng đầu khi tạo cảnh. Sự hài hòa bất
nguồn từ thiên nhiên và chỉ có được khi đạt được sự hợp lý khi phối hợp các yếu tố
đất, nước, cây hoa, đá và không gian. Những đối tượng có thể hòa trộn, ăn khớp,
hoặc thích hợp với nhau gọi là sự hài hòa.
Ví dụ các tảng đá phải nằm ở bờ dốc sườn đồi mà không nên bố trí ở bãi
phẳng, cây trồng gần mặt nước thì phải ngả hoặc rủ về phía mặt nước.

Hình 2.3: Khu vườn có bố cục hài hòa
2.2.1.6. Sự lặp lại
Sự lặp lại có thể là lặp lại về màu sắc hay hình thể. Thường ta không nên lặp
lại cái gì bình thường hoặc không lặp lại quá nhiều sẽ gây lộn xộn hoặc nhàm chán.

2


Một sự lặp lại hợp lý sẽ làm cho cảnh quan trở nên độc đáo và gây ấn tượng mạnh
cho người thưởng ngoạn.

Hình 2.4: Các tường nước được lặp lại nhiều lần
2.2.1.7. Tỷ lệ hợp lý
Tỷ lệ là sự cân đối hài hòa của các yếu tố hình khối tạo không gian. Sự thỏa
đáng hợp lý giữa chiều dài, rộng, cao làm cho cảnh quan có chiều sâu, xác thực. Ví
dụ khi thiết kế một giàn cây che nắng hay nhà nghỉ giữa vườn cần tính độ cao của

giàn cây hợp lý so với tầm vóc chiều cao của chủ nhà và bàn ghế ngồi nghỉ đặc
trong đó.
2.2.1.8. Tương phản
Tương phản là sự đối lập của các yếu tố hình khối và hiện tượng. Trong kiến
trúc cảnh quan là sự tương phản của bóng râm với khoảng sáng rực rỡ của sân bãi,
mặt nước, của màu lá xanh với màu hoa đỏ, của đường nét hình học trong kiến trúc
công trình với dáng dấp mềm mại, uyển chuyển của mảng cây, đường bờ mặt nước.

Hình 2.5: Đường đi được bố trí các loài cây có màu sắc tương phản nhau

3


2.2.1.9. Tương tự
Tương tự là sự sắp xếp các yếu tố hình khối gần giống nhau được lặp đi lặp
lại trong cùng một bố cục chung hay trong những bức tranh phong cảnh khác nhau.
Trong tương quan tương tự, các yếu tố hình khối tạo không gian biến hoá một cách
mềm mại, chuyển dần, không có sự khác biệt đột ngột. Quy luật này thường làm
yếu tố trung gian nối các cặp tương phản với nhau, bảo đảm sự nhất quán trong
nghệ thuật và sự hài hòa chung của phong cảnh hay cảnh quan.
2.2.1.10. Kích thước
Kích thước xác định độ lớn của mọi vật thể. Độ lớn của mọi vật thể đều có
mối quan hệ đến độ rộng hẹp của khu đất cần thiết kế. Xác định độ lớn hợp lý sẽ
làm cho việc thưởng ngoạn dễ dàng tại điểm quan sát. Không giải quyết thỏa đáng
về kích thước sẽ làm cho du khách khó mà thưởng ngoạn được đầy đủ vẻ đẹp của
một tiểu cảnh nào đó.
2.2.1.11. Điểm quan sát
Khi thiết kế một tiểu cảnh chúng ta phải biết khéo léo bố trí để có thể thưởng
ngoạn được đầy đủ nhiều góc độ của tiểu cảnh. Thông thường điểm quan sát thuận
tiện luôn nằm trên đường nhỏ nối tiếp giữa các khu vực trong vườn vì vậy ta luôn

bố trí mặt chính của tiểu cảnh quay về phía đường đi dạo. Điểm quan sát trung tâm
chính bao giờ cũng đặt ở khu vực chính.Tại vị trí này có thể bao quát được hầu hết
các khu vực trong vườn.
2.2.1.12. Sáng tối
Tương quan sáng tối có ý nghĩa rất lớn trong việc gây cảm giác về độ nông
sâu của không gian, hình khối của các yếu tố tạo hình, trang trí trong kiến trúc cảnh
quan. Hình khối được chiếu sánh có cảm giác gần hơn. Hình khối nằm trong bóng
râm của phong cảnh gây cảm giác xa hơn. Quy luật này được sử dụng để làm nổi
bật các yếu tố chính, thu hút được sự chú ý của người xem.
2.2.2. NGUYÊN TÁC BỐ TRÍ CÂY XANH
Cây xanh là phần không thể thiếu trong một quán cà phê, cây xanh giúp cải
tạo không gian của quán, mang lại bóng mát, mang lại nguồn không khí trong lành,

4


mang lại những tiểu cảnh đẹp, cung cấp hương thơm, cung cấp hoa đẹp cho khách
ngắm nhìn…
Các nguyên tắc bố trí cây xanh :
2.2.2.1. Sự đơn giản
Đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt, đó là sự lặp lại về hình dạng, kết cấu,
màu sắc, sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhả.
2.2.2.2. Sự thay đổi
Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc.Cảnh quan sẽ tránh được
sự buồn tẻ và kích thích người xem nhìn xa hơn.
2.2.2.3. Sự nhấn mạnh
Đó là 1 cách hoạt định sự chú ý đối với các đặc trưng quan trọng.
2.2.2.4. Sự cân bằng
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng
không đối xứng có thể được tạo ra bằng cách dùng các dạng cân bằng cùng kích

thước sẽ mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng.
2.2.2.5. Sự liên tục
Sự liên tục được tạo ra bởi 1 sự phát triển của hình dạng, kết cấu hoặc màu
sắc. Nó cũng có thể được tạo thành bởi những tổ hợp của mỗi loại.
2.2.2.6. Sự cân đối
Một bản đồ hoa viên sẽ được phác thảo đối với 1 tỷ lệ diễn đạt thực địa. Gồm
có 1 tỷ lệ tương đối và tỷ lệ tuyệt đối được sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các
tinh chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần phải bảo
đảm nguyên tắc cấu trúc cây xanh.
2.2.3. NGUYÊN TẮC CHỌN CÂY VÀ PHỐI KẾT CÂY
2.2.3.1. Các nguyên tắc chọn cây
Chọn loài cây trồng phù hợp với địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu.
Phát huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh.

5


2.2.3.2. Các nguyên tắc phối kết cây
Sau khi đã chọn được những loại cây phù hợp thì việc tổ chức phối kết cây là
rất quan trọng. Một số phối kết cây như sau :
2.2.3.2.1. Cây độc lập
Cây độc lập là cây có hình khối, dáng dấp và màu sắc đẹp, thường được bố
trí độc lập.
Cây độc lập có vai trò chủ đạo trong không gian trống của quán cà phê, để có
thể cảm thụ trọn vẹn giá trị của cây độc lập nên phải chọn loài cây có hình thức tán
độc đáo ( rũ, thác….) hoặc có màu sắc hoa lá rực rỡ, tương phản màu với những
mảng cây xung quanh.
2.2.3.2.2. Khóm cây
Khóm cây gồm 1 số cây được tổ hợp trong 1 bố cục trọn vẹn, riêng lẻ. Thành
phần khóm cây có thể là cây thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ, cây bụi.

Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoát của tán lá. Việc bố trí và
tạo hình khóm cây rất phong phú và đa dạng. Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi
khóm cây cùng loại, hoặc tạo cảm giác sinh động bằng việc tổ chức trong khóm
những cây có màu sắc và cấu trúc chủ đạo khác nhau. Chúng ta có thể tổ hợp các
loài cây sao cho nở cùng lúc để tạo ra được mảng màu nhất định, hoặc chọn các loài
cây có thời kỳ nở hoa khác nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa.
2.2.3.2.2. Hàng cây
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng
mát, gồm có trồng theo dạng hàng cây thưa và hàng cây dày.
2.2.3.2.3. Dây leo
Cây leo giàn là kiểu trang trí thoáng trong không gian và có giá trị bóng mát.
Giàn cây có vai trò nhấn mạnh tính chất trang trí lối đi là sự chuyển tiếp không gian
từ khu vực này sang khu vực khác.
2.2.3.2.4. Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý rất lớn do tính
chất trang trí của chúng, màu sắc đẹp rực rỡ của chúng dễ đập vào mắt người xem.

6


2.2.3.2.5. Cỏ
Là yếu tố không thể thiếu trong cảnh quan. Cỏ được sử dụng làm nền cho
các khóm cây, cây độc lập, bồn hoa và các kiến trúc nhỏ, tạo nên sự hài hoà giữa
các yếu tố tạo cảnh khác nhau.
Tất cả các yếu tố trên sẽ được kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên giá trị
cảnh quan cho khu vực.
2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC KHẢO SÁT
2.3.1. Vị trí địa lý
Khu đất nằm trong vùng quy hoạch của công ty cổ phần Sinh Vật Cảnh Giao
Châu, với diện tích gần 7000 m2, có

hình dạng là hình thang.
Vị trí : đóng tại 1143 Xô Viết
Nghệ Tĩnh - phường 28 - quận Bình
Thạnh – TP.HCM.
 Đông Bắc giáp đường Xô Viết
Nghệ Tĩnh.
 Tây Nam giáp sông Sài Gòn.
 Đông Nam giáp khu du lịch
Bình Quới.

Hình 2.6: Bản đồ quận Bình Thạnh.

 Tây Bắc giáp với con đường nội bộ đi vào nhà dân
2.3.2. Đặc trưng thổ nhưỡng
Khu đất nằm ở khu vực Thanh Đa – Bình Quới, ven sông Sài Gòn. Do đó, nó
thuộc nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều.
2.3.3. Khí hậu và thời tiết
2.3.3.1. Khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng khí hậu gíó mùa cận xích đạo chia làm
hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau. Trong đó những đợt khô hạn ngắn ngày thường xảy ra vào
giữa tháng 7 và 8.

7


Theo số liệu đo được gần 100 năm của trạm Tân Sơn Nhất thì :
 Lượng mưa trung bình năm : 1949 mm
 Lượng mưa cao nhất


: 2718 mm (1908)

 Lượng mưa thấp nhất

: 1329 mm (1958)

 Số ngày mưa bình quân năm : 159 ngày
Độ ẩm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh tương đối cao khoảng 76% và
biến đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí khoảng 81%, mùa khô ẩm độ giảm
đi còn khoảng 70%.
2.3.3.2. Nhiệt Độ
Cũng theo trạm khí tượng Tân Sơn Nhất thì toàn thành phố có nhiệt độ cao,
ít thay đổi giữa các tháng trong năm.
 Nhiệt độ bình quân năm : 27oC
 Nhiệt độ cao tuyệt đối : 40 oC (1912)
 Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 13,8 oC (1937)
2.3.3.3. Gió
Địa bàn thành phố chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính
 Gió Tây – Tây Nam (gió mùa Tây Nam) thổi vào mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, thường thổi mạnh nhất vào tháng 7-8 và gây ra mưa.
 Gió Bắc – Đông Bắc thổi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, thổi
mạnh nhất vào tháng 2-3, làm tăng lượng bốc hơi.
2.3.3.4. Ánh Sáng
Số giờ nắng bình quân năm vào khoảng 2286 giờ như vậy mỗi ngày có
khoảng 6,3 giờ nắng tùy thuộc vào lượng mây, do đó trong tháng mùa mưa số giờ
nắng giảm đi và tăng dần trong mùa khô.
Lượng bốc hơi tương đối lớn : 1399 mm/năm, bình quân trong tháng mùa
mưa là 2-3 mm/ngày, và tháng mùa nắng là 5-6 mm/năm.
2.3.3.5. Đặc trưng thực vật
Khu đất nằm ở khu vực ven sông Sài Gòn, do đó thảm thực vật phân bố chủ

yếu là các loài thực vật ven sông. Ngoài ra, đất ở đây bị nhiễm phèn nhẹ đến phèn

8


nặng nên thực vật phân bố chủ yếu là các loại dừa nước, bình bát, gáo, gừa, trâm,
mây nước, bòng bong, dây vác, dây mủ, dây cương, dây choại và các cây bụi thấp
như ô rô, cóc kèn, ráng dại, mua…
2.4. HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT THIẾT KẾ
Khu đất rộng gần 7000 m2, còn rất hoang sơ chưa chịu tác động nhiều của
bàn tay con người.
Hiện trạng của khu đất gồm : 1 nhà tạ (lợp bằng lá dừa) thô sơ, 1 nhà vệ sinh,
2 cái ao đất.
Thực vật gồm : dừa, cau trắng, chà là, đại đỏ, tùng bách tán, bưởi, huyền
diệp…..
Bảng 2.1 : các loài cây trồng phân bố ở khu vực thiết kế
TT

Tên cây

Số lượng

Diện tích

Đơn vị tính

1

Dừa lớn


38

Cây

2

Cau rubi

129

Cây

3

Dừa nhỏ

37

Cây

4

Huyền diệp

7

Cây

5


Xa kê

1

Cây

6

Đa lâm vồ

1

Cây

7

Khế

2

Cây

8

Tùng bách tán

2

Cây


9

Cau trắng

5

Cây

10

Đại đỏ

1

Cây

11

Cỏ

12

Hồ

2

9

4194


m2

321

m2


Hình 2.7: Mặt bằng hiện trạng
2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
2.5.1. Thuận lợi
1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa vô cùng thuận lợi về nguồn thực đa dạng phong
phú, nguồn cung cấp cây xanh dồi dào từ các vườn ươm của thành phố. Quãng
đường vận chuyển gần nên chất lượng cây xanh tốt.
2. Khu đất nằm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thuận tiện cho giao thông.
2.5.2. Khó khăn

10


×