Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ
SÂN VƯỜN BIỆT THỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LỆ
Ngành: CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN
Niên Khoá: 2004-2008

Tháng 7/2008
1


ỨNG DỤNG PHONG THUỶ TRONG THIẾT KẾ
SÂN VƯỜN BIỆT THỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN THỊ LỆ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

Giáo viên hướng dẫn:
KTS. LÊ ĐÀM NGỌC TÚ

Tháng 7 năm 2008


i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, quí báu từ quí thầy cô trong Bộ
môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, các thầy cô giáo trường Đại học Nông
Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến KTS Lê Đàm Ngọc Tú –
Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên người đã trực tiếp giúp đỡ và
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Qua đây tôi xin cảm ơn:
Ban lãnh đạo trường Đại Học Nông Lâm, các thầy cô đã tham gia
giảng dạy cho tôi, đặc biệt là tất cả các thầy cô Bộ môn Cảnh quan và Kỹ
thuật hoa viên đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập tại trường.
ThS Nguyễn Duyên Linh – Bộ môn kinh tế học, đã tư vấn cho tôi rất
nhiều kiến thức về Phong thủy.
Qua đây, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn
động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con từ vật chất đến tinh thần
trong suốt những tháng năm qua.
Xin cảm ơn các bạn tập thể lớp Cảnh quan K30 đã cùng chia sẻ, giúp
đỡ tôi mọi buồn vui trong cuộc sống cũng như trong học tập.

ii


TÓM TẮT

Đề tài “ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT
THỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được thực hiện tại thành phố Hồ Chí

Minh trong thời gian từ 21/2 đến 10/7/2008.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu vai trò, các triết lý, các nguyên tắc cơ bản của
phong thủy một cách khoa bản nhất nhằm áp dụng trong việc thiết kế sân vườn nhằm
tạo ra môi trường sống tốt hơn. Qua đó, đề tài đã đưa ra hai mô hình sân vườn được
thiết kế bằng cách dùng các phương cách bổ cứu phong thủy.

iii


SUMMARY

Subject “APPLYING FENGSHUI TO DESIGN GARDENS IN HO CHI
MINH CITY” was done at Ho Chi Minh city from 21/2 to 10/7/2008.
Subject researched the roles, basical principle of geomacy to put into practice in
desinging garden. Two garden was designed by using the factor of fengshui to
creative more positive change for life.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...............................................................................................................iii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iv
Mục lục

v

Danh sách các bảng....................................................................................................ix

Danh sách các hình..................................................................................................... x
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN.................................................................................... 3
2.1Khái niệm chung về phong thuỷ........................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc phong thuỷ ..................................................................................... 3
2.1.2 Khái niệm phong thuỷ ...................................................................................... 3
2.2 Mục đích chung của phong thuỷ ......................................................................... 5
2.3 Các trường phái phong thuỷ ................................................................................ 5
2.4 Những khái niệm cơ bản ..................................................................................... 7
2.4.1 Triết lý âm dương ............................................................................................. 7
2.4.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 7
2.4.1.2 Quy luật vận động của triết lý âm dương ...................................................... 8
2.4.1.3 Hướng phát triển của âm dương .................................................................... 9
2.4.2 Triết lý tam tài

.................................................................................... 10

2.4.2.1 Khái niệm ...................................................................................................... 10
v


2.4.2.2Nguyên lý vận động ....................................................................................... 11
2.4.3 Triết lý ngũ hành .............................................................................................. 12
2.4.3.1 Khái niệm ...................................................................................................... 12
2.4.3.2 Nguyên lý vận động ...................................................................................... 12
2.4.4 Tứ linh .............................................................................................................. 14
2.4.4.1 Khái niệm ...................................................................................................... 14
24.4.2 Nguyên lý vận động ...................................................................................... 14
2.4.5 Bát quái ........................................................................................................... 15
2.4.5.1 Khái niệm ...................................................................................................... 15

2.4.5.2 Nguyên lý vận động ..................................................................................... 18
2.4.5.3 Mô hình ......................................................................................................... 18
2.5 Vai trò thực tiễn của sân vườn trong cuộc sống.................................................. 18
2.5.1Cải thiện môi trường sống................................................................................. 18
2.5.2 Tạo không gian nghỉ ngơi – thư giãn lý tưởng................................................ 18
2.5.3 Làm tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà ........................................................... 19
2.6 Vai trò của phong thuỷ sân vườn ........................................................................ 19
2.7 Mối tương quan giữa phong thuỷ và sân vườn ................................................... 21
2.7.1Các yếu tố thiên nhiên tạo cảnh cho khu vườn ................................................ 21
2.7.1.1Địa hình ......................................................................................................... 21
2.7.1.2 Cây xanh ....................................................................................................... 22
2.7.1.3 Mặt nước ....................................................................................................... 26
2.7.1.4 Yếu tố đá ....................................................................................................... 27
2.7.1.5 Âm thanh trong sân vườn.............................................................................. 29
2.7.2 Yếu tố nhân tạo ................................................................................................ 29
vi


2.7.2.1 Giao thông trong sân vườn ........................................................................... 29
2.7.2.2 Ánh sáng trong sân vườn ............................................................................. 31
2.7.2.3Yếu tố trang trí khác ...................................................................................... 32
2.8 Mặt bằng đặc biệt và phương án giải quyết ........................................................ 32
2.8.1 Sân vườn có hình dạng cân xứng .................................................................. 33
2.8.2 Sân vườn có dạng bất cân xứng ....................................................................... 33
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu.............................................................................................................. 35
3.2 Giới hạn đề tài .................................................................................................... 35
3.3 Nội dung ............................................................................................................. 35
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 35
3.5 Tiến độ thực hiện................................................................................................ 35

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 37
4.1 Kết quả ................................................................................................................ 37
4.1.1 Ảnh hưởng của phong thuỷ trong việc phân khu chức năng ........................... 37
4.1.1.1 Khu trung tâm (khu tiếp cận)........................................................................ 37
4.1.1.2 Khu ngắm cảnh............................................................................................. 37
4.1.1.3 Khu vui chơi ngoài trời................................................................................. 37
41.1.4 Khu vườn sau................................................................................................. 38
4.1.2 Áp dụng phong thủy trong thiết kế sân vườn................................................... 38
4.2 Thực hành ứng dụng phong thủy vào thiết kế sân vườn..................................... 39
4.2.1 Mục đích thiết kế.............................................................................................. 39
4.2.2 Giới thiệu về các mẫu thiết kế ứng dụng ......................................................... 40
4.2.3 Thuyết minh thiết kế ........................................................................................ 41
4.2.3.1 Mẫu biệt thự số 1........................................................................................... 42
4.2.3.2 Mẫu biệt thự số 2........................................................................................... 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 47
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị............................................................................................................. 47
vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 48
PHỤ LỤC...................................................................................................................

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng


Trang

Bảng 1.1 Ý nghĩa của các quẻ............................................................................... 16
Bảng 1.2 Sơ đồ cửu cung ...................................................................................... 18

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 2.1 Sử dụng “Bát trạch minh cảnh” để xác định hướng tốt xấu. .................... 6
Hình 2.2 Biểu tượng vòng thái cực ................................................................... 8
Hình 2.3 Yếu tố âm dương ................................................................................ 8
Hình 2.4 Mô hình tam tài......................................................................................... 11
Hình 2.5 Mô hình tương sinh ngũ hành

......................................................... 12

Hình 2.6 Quan hệ tương sinh, tương khắc, chế hóa của ngũ hành .......................... 13
Hình 2.7 Mô hình tứ linh ......................................................................................... 14
Hình 2.8 Tiên thiên đồ ............................................................................................. 16
Hình 2.9 Hậu thiên đồ.............................................................................................. 16
Hình 2.10 Một sân vườn có nhiều ưu điểm phong thủy .......................................... 20
Hình 2.11 Mô hình phong thủy lý tưởng ................................................................. 22
Hình 2.12Hành thủy được gợi ý qua những dãi cây được cắt xén uốn lượn
mềm mại ................................................................................................................... 24

Hình 2.13,2.14 Mộc là yếu tố luôn hiện hữu trong khu vườn ................................. 24
Hình 2.15 Yếu tố hỏa sẽ làm khu vườn trở nên sôi động ........................................ 25
Hình 2.16, 2.17 Hình khối của hành kim làm cho khu vườn trở nên mềm hơn ...... 25
Hình 2.18,2.19 Nước là một trong những yếu tố không thể thiếu trong sân vườn.. 26
Hình 2.20 Một số dạng đá cơ bản ............................................................................ 27
Hình 2.21 Đá được xếp theo tam giác lệch tượng trưng cho thiên địa nhân ........... 27
Hình 2.22, 2.23 Âm thanh giúp thúc đẩy năng lượng ............................................ 29
Hình 2.24 Những vật liệu lát khác nhau giúp hạn chế khí quá nhanh..................... 30
Hình 2.25, 2.26 Đường dạo uyển chuyển giúp khí lưu tán hài hòa ......................... 30
x


Hình 2.27 Ánh sáng – một trong các phương pháp bổ cứu hiệu quả ...................... 31
Hình 2.28,2.29 Một góc chân quê............................................................................ 32
Hình 2.30 Sân vườn có dạng cân xứng.................................................................... 33

xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, mệt mỏi ai cũng đều cần có một
không gian để suy ngẫm, thư giãn, vui chơi hòa mình vào với tự nhiên. Không gian
sân vườn - nơi có thể cảm nhận đựợc trạng thái thư giãn hoàn toàn luôn là không gian
cần thiết vì xu hướng mong muốn được gần gũi với thiên nhiên, muốn tìm cho mình sự
nhẹ nhõm, thanh thoát sau những áp lực của cuộc sống thường nhật.
Ngày nay, một số quy luật của thuyết phong thuỷ thường được áp dụng trong
các công trình kiến trúc và trang trí nội thất, song cảnh quan là yếu tố quan trọng để
ứng dụng thuyết phong thuỷ. Khí sẽ lưu thông được vào trong nhà thông qua một
khoảng không sân vườn. Vì vậy, sân vườn là nơi hợp lý nhất để bắt đầu điều dẫn khí.

Không gian sống, dù rộng hay hẹp, nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước thì mọi
góc độ sinh hoạt, từ vật chất đến tâm linh đều thanh thoát, sinh động, và dễ chịu hơn.
Vì mục đích chung nhất của phong thủy trong sân vườn là tạo ra sự cân bằng và hài
hòa, đưa sự yên bình của thiên nhiên vào cuộc sống.
Qua thực tiễn kinh nghiệm cuộc sống con người cảm thấy cuộc sống hàng ngày
bị chi phối bởi nhiều yếu tố của thiên nhiên: đất, nước, không khí, cây cối…, sự chi
phối này thuận lợi hay không, tùy thuộc chặt chẽ vào vị trí của mỗi người trong
khoảng không gian mà họ sinh sống nhằm phát huy và điều phối lợi ích tối đa của các
dòng sinh khí…, giúp con người hòa mình vào những nhịp điệu, các chu kỳ của thiên
nhiên. Bởi vậy phong thủy ngày càng đựơc chú trọng và được ứng dụng vào trong
cuộc sống hiện đại, tuy nhiên vẫn không có ít những trường hợp vì sự “cả tin” hoặc vì
bội thực “sách phong thủy thị trường” dẫn đến những ngộ nhận nhuốm màu sắc kỳ bí,
mê tín đáng ngại….
Dẫu biết rằng phong Thủy không thể giải quyết được tất cả mọi chuyện của
cuộc sống, vì tất cả những gì do con người tạo ra đều mang tính chất tương đối, phong
1


thủy muốn thành công cần có sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Như vậy thì phong
thủy cần được gìn giữ và phát huy theo hướng nhân văn và khoa học, nhằm phục vụ
cuộc sống của con người. Đồng thời việc nghiên cứu để hiểu biết hơn về phong thủy
và các ứng dụng mang tính minh họa của phong thủy là một việc làm hết sức cần thiết.
Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Ứng dụng phong thủy trong thiết kế sân vườn biệt thự tại
thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn mang lại cho người đọc và chính bản thân
một cái nhìn khác hơn, đúng đắn hơn về phong thủy, làm mới hơn sự hiểu biết của
mình dựa trên những kiến thức cơ bản của phong thủy một cách khoa học nhất (mảng
dương trạch), giúp tạo lập niềm tin về một môn khoa học mang tính dự báo gần gũi với
cuộc sống đời thường - môn “khoa học môi trường” mang tính cổ truyền đã từng tồn
tại trong vốn văn hóa dân tộc.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Khái niệm chung về Phong thủy
2.1.1.Nguồn gốc phong thủy
Điểm xuất phát của nó là từ Trung Hoa và nó lan tỏa khắp Đông Nam Á. Ngày
nay nó còn lan cả châu Âu. Trong số các môn khoa học huyền bí phương Đông, phải
nhìn nhận rằng phong Thủy là khoa học gần gũi thực tế cuộc sống nhất. Người phương
Tây có cơ hội tiếp cận phong Thủy tuy có cho rằng đây là một khoa huyền bí cổ truyền
có lịch sử hàng nghìn năm của xã hội nông nghiệp Trung Hoa, nhưng cơ bản nó vẫn là
một môn “khoa học môi trường” mang tính thời đại đáng được tìm hiểu và nghiên cứu
ứng dụng nghiêm chỉnh cho xã hội công nghiệp.
Nội dung gốc gác của phong thủy là một loại tri thức người ta dùng để lựa chọn
và xử lý hoàn cảnh ăn ở của phần dương trạch (nhà ở cung điện, chùa chiền, bếp...) và
phần âm trạch (lăng, mộ, huyệt táng...) nhằm mục đích thỏa mãn tâm lý và sinh lý của
con người tránh cái xấu, lấy cái lành. Nếu nhìn trên khía cạnh khoa học, thì phong thủy
chính là quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khỏe sinh lý
con người.
2.1.2 Khái niệm Phong thủy
Triết tự theo tên gọi thì phong thủy được phiên âm từ tiếng Trung Quốc là
“feng shui” (hoặc “feng shway”), phong(gió) và thủy (nước) là hai yếu tố tiêu biểu cho
khí lực tự nhiên có ảnh hưởng cụ thể đến cuộc sống, có ý nghĩa quan trọng, quyết định
đến sức khỏe, đến cuộc sống…của con người. Tuy nhiên, trong phong thủy không chỉ
có hai yếu tố, theo quan niệm truyền thống của Trung Quốc, vạn vật trong vũ trụ đều
có sinh khí. Sinh khí cần được lưu tán và tự do trong môi trường xung quanh nó để tạo
sự hài hòa, cân bằng. Sự chuyển dịch có thể bị ách tắc nếu khí bị cản trở, mắc kẹt
trong ngõ cụt hoặc phải đi qua những lối đi và ngóc ngách ngoằn ngèo,…điều này sẽ
3



phá vỡ sự cân bằng môi trường sống. Dòng nước chuyển động là một hình tượng của
khí. Khí có thiên khí do trời sinh ra, không thể thay đổi, địa khí do đất sinh ra và nhân
khí do con người sinh ra. Cái "sinh khí" ấy vô cùng phức tạp, liên quan đến long mạch,
minh đường, huyệt vị, dòng chảy, hướng, vị. Khí được giải thích như nguồn năng
lượng, biến đổi từ dạng này sang dạng khác, muôn hình vạn trạng. Khí có nhiều loại ,
cụ thể và dễ cảm nhận nhất là không khí. Nó tuỳ theo mùa, tùy khí hậu từng vùng. Yếu
tố khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe, tác phong và cả nếp sống địa phương, ví dụ: người
ở xứ lạnh thường từ tốn khác với những người vùng nắng ấm nhiệt đới, thường năng
động, nhanh nhẩu, hướng ngoại hơn. Khí chính là yếu tố quan trọng nhất trong phong
thủy.
Điều duy nhất làm cho phong thuỷ khác với các môn khoa học huyền bí khác là
sự linh hoạt, tự biến hoá của nó. Phần lớn các hệ thống triết học tiến hoá trên cùng một
nguyên tắc: biết rằng thiên nhiên giữ một vai trò quan trọng và tin rằng mỗi hiện tượng
của thiên nhiên đều chịu sự chi phối của một linh thần, sự thừa nhận những điều như
vậy sẽ đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người. Nơi nào triết lý đó được xác lập
như một tôn giáo thì nơi đó thần linh được tôn thờ nhưng phong thuỷ thì không. Trải
qua bao biến động của thời gian phong thuỷ vẫn có thể áp dụng trong mọi nền văn hoá
và tồn tại song hành với mọi tín ngưỡng cuả dân gian.
Theo Barlett, một chuyên gia phong thủy rất nổi tiếng ở Mỹ hiện nay, “trong
phong thủy, mọi thứ đều có liên quan tới nhau”(Nguồn: 11). Mọi thứ trong không
gian sống của con người tạo thành một thể cân bằng mà chỉ cần một thay đổi nhỏ cũng
có thể gây ra những tác động không nhỏ lên tâm lý của người đó. Triết lý phong thuỷ
thường được đón nhận bởi những ai nhận ra rằng khung cảnh sống xung quanh tác
động đến họ và thấy rằng cần phải làm điều gì đó để cải thiện cuộc sống của họ.
Khái quát lại thuật phong thủy là một hiện tượng văn hóa xã hội. Nó là môn
khoa học xuất phát từ kinh nghiệm và được kiểm chứng qua thực tế. Đồng thời phong
thủy học cũng là môn học khoa học tự nhiên, được tổng hợp từ nhiều môn như: địa lý,
vật lý, thủy văn, khí tượng, kiến trúc, cảnh quan môi trường, kiến trúc, sinh thái….

2.2 Mục đích chung của phong thủy
Mục đích chung của phong thủy là đạt tới Đạo Lý thái hòa, được đúc kết trong
câu: “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, tức là làm sao cho hợp nhất được cái ngoại cảnh
4


với cái nội tâm, cái chung và cái riêng, cái “ người” với cái “ta” để làm thành một, là
bản chất của việc cầu lành tránh dữ, đem lại hạnh phúc và may mắn cho con người.
2.3 Các trường phái phong thủy
Phong thủy hiện có rất nhiều trường phái Phong Thuỷ khác nhau, trong đó phải
kể đến các trường phái chủ yếu là Bát Trạch Minh Cảnh, phái Huyền Không, Dương
Trạch Tam Yếu và phái Huyền Thuật. Mỗi trường phái có một lý thuyết căn bản và
ứng dụng cho bài trí Phong Thuỷ khác nhau. Tuy nhiên, đều căn cứ từ Tiên Thiên Bát
Quái và Hậu Thiên bát Quái làm lý thuyết căn bản nhất để suy ra các vận
dụng riêng rẽ cho phong thủy.
Trong thực tế áp dụng, thật rất khó khi phải lựa chọn một trường phái Phong
Thuỷ cho ngôi nhà mà bạn đang xem xét. Vì thế nên hiểu, lý giải và ứng dụng thế nào
để đảm bảo tính chính xác, tránh mơ hồ dễ gây nên sai lệch khi ứng dụng thuyết Phong
Thuỷ? Theo triết học Phương Đông thì tất cả mọi việc trên đời đều lấy nguyên lý
Thiên - Địa - Nhân làm chuẩn. Theo nguyên lý này thì con người là sản phẩm điển
hình nhất của Thiên - Địa, con người luôn là trung tâm của vũ trụ. Sống trên đời, con
người luôn hoà hợp với Thiên, Địa, đó là bản chất của việc cầu lành tránh dữ, đem lại
hạnh phúc mà may mắn cho con người. Thiên - Nhân tương hợp thì phúc đến, ngược
lại thì mang lại nhiều rủi ro. Nói một cách khác, con người phải hoà hợp với thiên
nhiên, trời đất thì mới trường tồn và hạnh phúc. Các trường phái khác nhau có những
căn bản suy luận khác nhau để ứng dụng vào Phong Thuỷ.:
Phái Bát Trạch: dùng mệnh cung phối hợp với hướng để xác định hoạ phúc.
Như vậy, đó là sự xác định Thiên Khí phối hợp với Nhân khí để đem lại sự hoà hợp.
Đó là nguyên lý Thiên - Nhân tương hợp. Phái bát trạch minh cảnh chủ yếu dùng để
xác định phương hướng. Sự xác định này dựa vào cung phi của từng người gồm các

cung: chấn, tốn, khảm, ly, kiền, đoài, cấn, khôn. Ngoài ra, phái bát trạch minh cảnh
phân chia ra thành hai nhóm: đông tứ trạch và tây tứ trạch. Các sao tốt theo chiều giảm
dần: Sinh khí, Diên Niên, Thiên y, Phục vị.
Các sao xấu theo chiều giảm dần: Tuyệt mạng, Ngũ quỹ, Họa hại, Lục sát.
Các sao xấu theo chiều giảm dần: Tuyệt mạng, Ngũ quỹ, Họa hại, Lục sát

5


Đông tứ trạch

Tây tứ trạch

Chấn thuộc Mộc

Kiền thuộc Kim

Tốn thuộc Mộc

Đoài thuộc kim

Khảm thuộc Thủy

Cấn thuộc Thổ

Ly thuộc Hỏa

Khôn thuộc thổ

Cung chấn


Cung cấn

Hình 2.1Sử dụng “Bát trạch minh cảnh” để xác định hướng tốt xấu.
Ví dụ người thuộc cung chấn như trên hình có các hướng tốt theo thứ tự giảm
dần là chánh nam,chánh bắc, đông nam,chánh đông. Các hướng xấu theo thứ tự giảm
dần theo hướng chánh tây, tây bắc, tây nam, đông bắc.
Hiện nay, người ta sử dụng phần mềm excell “bát trạch minh cảnh” là công cụ
dùng để xác định các hướng tốt xấu.
Phương hướng được chia thành tám hướng chính, theo vòng tròn bát quái, có
tám dạng đồ hình thay đổi tùy theo niên mệnh (phụ thuộc vào năm sinh và giới tính).(
Phụ lục 1: cách sử dụng phần mềm excel” bát trạch minh cảnh”).
Phái Huyền Không: căn cứ sự luân chuyển của các luồng khí trong vũ trụ mà cụ
thể là sự vận hành các Phi Tinh trên địa bàn để xác định hoạ phúc chi phối mọi vật trên
trái đất. Đó chính là sự nghiên cứu các quy luật vận động vũ trụ, sự phối hợp giữa
Thiên Khí và Địa Khí để xác định hoạ phúc. Đó là nguyên lý Thiên - Địa tương phối.
6


Tuy nhiên phái này xem nhẹ ảnh hưởng của Thiên Địa khí đến yếu tố Nhân tức bản
thân con người.
Các phái khác chủ yếu nghiên cứu sự vận hành của Địa Khí (như một số phái
Huyền thuật chuyên nghiên cứu các huyệt vị và âm phần) và một số yếu tố Nhân vận
dụng vào cải biến Phong Thuỷ (Dương trạch Tam Yếu).

.

Ngoài 2 trường phái lớn trên còn hình thành nên một số trường phái khác với
những đặc trưng về học thuật và công phu nghiên cứu khác nữa:
+ Phái cảm xạ Phong Thuỷ : Nghiên cứu về khí trường Phong Thuỷ và các

nguồn năng lượng sinh học.
+ Phái Dương Trạch Tam Yếu : Chuyên nghiên cứu sự vận hành của địa khí
+ Phái Huyền Thuật Phong Thuỷ : Là môn Phong Thuỷ bí truyền trong dân
gian, được truyền theo lối tâm truyền, không mấy phổ biến. Phái này chuyên nghiên
cứu việc phát hiện và trấn yểm các long mạch, chủ yếu áp dụng cho mộ phần.
2.4 Những khái niệm cơ bản
2.4.1 Triết lý âm dương
2.4.1.1 Khái niệm
Đây là nguyên lý cơ bản của đạo Lão. Vạn vật trong vũ trụ đều chứa khí, năng
lượng của vũ trụ, âm và dương là hai thành phần thô sơ của Khí. Cũng giống như điện
từ có hai thái cực cộng và trừ, âm và dương diễn tả trạng thái đối khắc và lệ thuộc của
khí. Không có đêm, thì không thể có ngày. Không có ánh sáng thì cũng không có
bóng tối.

Hình 2.2 Biểu tượng vòng thái cực

Hình 2.3 Yếu tố âm dương (Nguồn 12)
7


Âm gồm những yếu tố như sự âm u, bóng đêm, lạnh, mùa đông và ban đêm,
tượng trưng cho vật chất. Dương bao gồm những yếu tố như sự thoáng đãng, ánh
sáng, nóng, mùa hè, ban ngày và tượng trưng cho tinh thần. Âm và dương là hai
mặt đối lập luôn tồn tại trong mọi sự vật, hiện tượng. Các cây cối đều có âm dương,
nhưng vì khí là do âm dương giao cảm mà thành, cho nên bất kỳ sự vật, hiện tượng
nào cũng không chỉ thuần âm hoặc chỉ thuần dương.
Âm dương không xung khắc với nhau mà luôn dung hòa lẫn nhau. Đó là lý
do vì sao biểu tượng âm dương (vòng tròn thái cực) có hình dạng: phần dương
trắng có chấm âm đen và phần âm đen có chấm dương trắng trong đó. Nếu dương
tăng thì âm giảm. Do đó, khi thay đổi môi trường xung quanh để phát huy phong

thủy của nó thì phải đảm bảo sao cho sinh khí đi qua môi trường đó có sự cân bằng
về âm khí và dương khí. Âm khí sẽ làm cho môi trường ảm đạm, nặng nề, và dương
khí thừa cũng dẫn đến sự sôi động và bất ổn định.
2.4.1.2 Quy luật vận động của triết lý âm dương
Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó
là quy luật về bản chất của các thành tố và quy luật về quan hệ giữa các thành tố.
- Quy luật về bản chất của các thành tố

.

Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương: không có gì hoàn
toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Quy luật này
cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự so sánh với
một vật khác.
Ví dụ trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng càng đi sâu xuống lòng
đất thì càng nóng. Trong dương có âm: nắng nóng thuộc dương, nhưng nắng nhiều sẽ
có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc âm.
Do vậy muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết
phải xác định được đối tượng, cơ sở so sánh. Màu trắng so với màu đỏ là âm, nhưng so
với màu đen là dương. Ta có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ. ví dụ
về màu sắc thì đi từ âm đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ, nước so với đất về
độ cứng thì nước là âm, đất là dương, nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là
âm.
8


- Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là: âm dương gắn bó
mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau, âm phát triển đến cùng cực thì
chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng cực thì chuyển thành âm. Ngày và

đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây màu
xanh từ đất đen, sau khi lớn chín vàng rồi hóa đỏ và cuối cùng lại rụng xuống và thối
rữa để trở lại màu đen của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng cực thì
bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì nó sẽ
thành nước đá (thành dương).

.

2.4.1.3 Hướng phát triển của âm dương
Triết lý âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ
thống tam tài, ngũ hành và tứ tượng, bát quái.
Tóm tắt nội dung hướng phát triển của triết lý âm dương:
Hỗn Mang

Thái Cực




Âm Dương


Tam Tài

Ngũ Hành

Lưỡng Nghi







 Tứ tượng







 Bát Quái

Hướng đầu tiên, từ thái cực sinh ra lưỡng nghi, từ lưỡng nghi (2 phần âm
dương) sẽ sinh ra tứ tượng (do sự sắp xếp các vạch âm dương mà thành 4 phần: thái
âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương). Từ tứ tượng sinh ra bát quái (gồm có 8 quái
xếp theo bộ ba các vạch âm dương): Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
Hướng thứ hai tạo nên những mô hình vũ trụ bí ẩn với số lượng thành số lẻ: hai
sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành).

9


2.4.2 Triết lý tam tài
2.4.2.1 Khái niệm
Tam tài là một lý thuyết bộ ba - “ba phép” ( tài: phép, phương pháp): ThiênĐịa- Nhân. Đây là tên gọi dùng thể hiện ba yếu tố trong không gian vũ trụ.Con người
đi từ âm dương đến tam tài đã diễn ra như sau:Với lối tư duy tổng hợp và biện chứng.
Người xưa đã sớm nhận ra các cặp âm dương như Trời - Đất, Trời - Người, Đất –
Người thực ra thì chúng có quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một loại mô hình
ba thành tố ( hình trên). Trong tam tài Trời – Đất – Người thì trời dương, đất âm, con

người ở giữa (âm so với trời dương so với đất).
Trời Đất Người chỉ là một bộ ba điển hình cho hàng loạt bộ ba khác: cha - mẹ con, con người – không gian - thời gian, con người – thiên nhiên – kiến trúc, bộ ba vợ
- chồng – em chết đi thành bộ ba trầu – cau - vôi. Trong các cổ vật Việt Nam cũng còn
thể hiện nhiều bộ ba như trên trống đồng Đông Sơn chim - hươu – người. Cái quan
trọng ở đây không phải là mô hình mà quan trọng là con người đã biết kết hợp âm
dương điều hóa trời đất, sống hòa mình vào thiên nhiên. Học thuyết thiên nhân hợp
nhất nói lên giữa con người và hoàn cảnh thiên nhiên xã hội luôn luôn mâu thuẫn
nhưng thống nhất, con người luôn luôn chủ động thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn,
phát triển.
Ví dụ :Trời đất có sáng tối, con người có thức ngủ. Hay trời lạnh người co giữ ấm,
trời nóng người đổ mồ hôi giải nhiệt.

Hình 2.4 Mô hình tam tài (Nguồn 12)
10


Trời Đất Người chỉ là một bộ ba điển hình cho hàng loạt bộ ba khác: cha - mẹ con, con người – không gian - thời gian, con người – thiên nhiên – kiến trúc, bộ ba vợ
- chồng – em chết đi thành bộ ba trầu – cau - vôi. Trong các cổ vật Việt Nam cũng còn
thể hiện nhiều bộ ba như trên trống đồng Đông Sơn chim - hươu – người. Cái quan
trọng ở đây không phải là mô hình mà quan trọng là con người đã biết kết hợp âm
dương điều hóa trời đất, sống hòa mình vào thiên nhiên. Học thuyết thiên nhân hợp
nhất nói lên giữa con người và hoàn cảnh thiên nhiên xã hội luôn luôn mâu thuẫn
nhưng thống nhất, con người luôn luôn chủ động thích ứng với thiên nhiên để sinh tồn,
phát triển.
Ví dụ :Trời đất có sáng tối, con người có thức ngủ. Hay trời lạnh người co giữ ấm,
trời nóng người đổ mồ hôi giải nhiệt.
2.4.2.2 Nguyên lý vận động
Vận động dựa trên quy luật: Vận trời mạnh đất giữa người, tức nói lên vai trò
của trời đất đối với con người, con người là nhân của cái bản thể của vũ trụ và chịu sự
tác động của vũ trụ. Nguyên lý này có thể áp dụng vào quy hoạch kiến trúc, nhất là tạo

môi trường xanh cho đô thị, nơi được coi là tình trạng ô nhiễm môi trường, vì con
người và thiên nhiên là nhân tố không thể nào tách ra được. Do đó vận dụng nguyên lý
này vào các công trình kiến trúc sẽ mang lại sự hài hòa giữa kiến trúc với môi trường
thiên nhiên xung quanh, lẫn hiệu quả thẩm mỹ .
2.4.3 Triết lý ngũ hành
2.4.3.1 Khái niệm
Học thuyết ngũ hành chính là sự cụ
thể

hóa qui luật vận động chuyển hóa của mọi

sự

vật hiện tượng ngũ hành gồm năm hành là
kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, tương ứng với

các

màu sắc và hình dạng khác nhau: trắng tròn, vòm; xanh - hình chữ nhật; xanh
lục, đen- uốn lượn; đỏ - nhọn và vuông vàng. Thuyết ngũ hành giải thích sự hài

hoà hay tương phản của màu sắc trong thuật phong Thuỷ.
Hình 2.5 Mô hình tương sinh ngũ hành (Nguồn 11)
11


2.4.3.2 Nguyên lý vận động
Ngũ hành tồn tại hư ảo biến thể liên tục và khác nhau trong mọi trường hợp.
Đây là nguyên lý căn bản áp dụng chúng, trong trường hợp này chúng là âm trong
trường hợp khác chúng lại là dương. Vận động của chúng không đi theo một chiều mà

chúng biến đổi liên tục (tùy trường hợp). Chúng sinh rồi lại khắc chế hóa rồi lại hỗ trợ
lẫn nhau tạo thành chuỗi mắc xích. Đây cũng là nguyên lý vận động của thế giới quan
(theo triết học). Việc áp dụng nguyên lý này vào thiết kế cảnh quan rất có hiệu quả.
Ngũ hành cùng với bát quái vận mệnh từng nhà mà thiết kế sao cho phù hợp với tự
nhiên và con người. Năm vật liệu thiên nhiên mộc, hỏa, thổ, kim, và thủy là giải đáp
duy nhất đem lại dung hòa cho khí, dựa theo Phong thủy Trung Hoa truyền thống.
Ngũ hành đều tăng trưởng, giảm chế, và khắc phục khí trong và ngoài nơi cư trú.

Hình 2.6 Quan hệ tương sinh, tương khắc, chế hóa của ngũ hành (Nguồn 11)
Quan hệ tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem
ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn
nhau. Ví dụ về sự tương sinh lẫn nhau như sau: Cây cỏ khi bị đốt cháy sinh ra lửa, như
vậy là mộc sinh hoả. Hoả khi bị đốt cháy sẽ biến thành tro, tro lại trở về thành đất.
Như vậy là hoả sinh thổ. Đất đai nuôi dưỡng trong mình nó những quặng kim loại.
Như vậy là thổ sinh kim. Kim loại khi bị nung chảy thì biến thành nước phản ảnh quy
luật kim sinh thuỷ. Thuỷ là nước lại tưới nuôi dưỡng cây, đó là thuỷ sinh mộc…
12


Quan hệ tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui
luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim, kim
khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậy lại tiếp diễn mãi.
Quan hệ chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế
hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với
nhau. Quy luật chế hoá ngũ hành là: Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc. Hỏa
khắc kim, kim sinh thủy, thủy khắc hỏa. Thổ khắc thủy, thủy sinh mộc, mộc khắc thổ.
Kim khắc mộc, mộc sinh hỏa, hỏa khắc kim. Thủy khắc hỏa, hỏa sinh thổ, thổ khắc
thủy.
2.4.4 Tứ linh
2.4.4.1 Khái niệm

Mô hình lý tưởng cho một nơi cư trú là có mặt tiền hướng về nắng ấm phương
nam, sau lưng có đồi, cây cối lớn chắn gió lạnh, gió độc phương Bắc. Một cuộc đất lý
tưởng có dạng giống như ghế dựa, có phần dựa nhô cao, hai bên là dãy đồi bảo vệ, và
một khoảng trống thoáng rộng phía trước, xa xa là một ngon đồi nhỏ. Những đặc điểm
này được biểu tượng hóa bằng hình ảnh của các linh vật: “chu tước” (chim phượng) là
biểu tượng hướng trước mặt, “huyền vũ” (rùa) biểu thị sau lưng, bên tả có “thanh
long” (rồng), bên hữu có “bạch hổ” (hổ). Long-hổ-qui-phụng gọi chung là Tứ linh.

Hình 2.7 Mô hình tứ linh (Nguồn 1)
13


×