Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH
HOA LAN TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH HOA
LAN TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

i


MINISTRY OF TRAINING AND EDUCATION
NONG LAM UNIVERSITY OF HO CHI MINH CITY
****************

NGUYEN THI THANH TAM

CONDUCTING INITIAL INVESTIGATIONS ABOUT
ACTUAL SITUATIONS AND PROPOSING A NUMBER OF
DIRECTIONS FOR ORCHIDS BUSINESS DEVELOPMENT
AT BINH DUONG PROVINCE

Major: Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Advisor: DINH QUANG DIEP, Ph.D.

Ho Chi Minh City
7/2008

ii



CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Đinh Quang Diệp đã tận tình hướng
dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên cùng các thầy cô trong
khoa đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức trong suốt 4 năm học đại học.
Tất cả các thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy em trong suốt
quá trình học tập.
Em xin cảm ơn các chủ nhà vườn, các cơ sở kinh doanh hoa lan đã chỉ bảo và
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Bước đầu điều tra thực trạng và đề xuất một số phương hướng
phát triển kinh doanh hoa lan ở tỉnh Bình Dương.”, được thực hiện tại Bình Dương
và Thành phố Hồ Chí Minh (nhằm so sánh tình hình kinh doanh hoa lan của Bình
Dương với TP.HCM), thời gian từ ngày 15/3/2008 đến ngày 30/6/2008. Đề tài được
thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 40 hộ sản xuất hoa lan và 9 cửa
hàng hoa trong tỉnh Bình Dương và 33 cửa hàng hoa ở TP. HCM, thông qua phiếu
điều tra có sẵn (xem Phụ lục).
Kết quả điều tra:
 Thị trường tiêu thụ hoa lan trong tỉnh Bình Dương là 100% trong tỉnh.
 Phương thức kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa có hình thức bán thông qua đại lý
như ở TP. HCM.

 Hình thức kinh doanh tương tự như ở TP. HCM, nhưng chưa được đầu tư
nhiều, còn sơ sài, không bắt mắt.
 Chủng loại hoa lan khá đa dạng, nhưng chỉ có số ít cửa hàng bán các chủng
loại đắt tiền như Địa lan, Hồ điệp, Catlleya…
 Giá cả thị trường hoa lan tương tự như ở TP. HCM.
 Một số kinh nghiệm giữ hoa lâu tàn từ các nhà vườn, chủ các cửa hàng hoa.
 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong kinh doanh hoa lan.
 Các nhân tố ảnh hưởng chính đến ngành kinh doanh hoa lan.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành kinh doanh hoa lan ở tỉnh
Bình Dương như giống, công nghệ bảo quản, cơ sở hạ tầng…

iv


SUMMARY
Thesis “Conducting initial investigations about actual situations and proposing a
number of directions for orchids business development at Binh Duong Province.”
was executed at Binh Duong Province and Ho Chi Minh City, from 15/03/2008 to
30/06/2008. Thesis was carried out by direct interview method through 40 farmers
and 9 flower shops at Binh Duong Province, and 33 flower shops at HCM City.
The results:
 100% orchids were consumed in Binh Duong Province.


Orchids business’s modality is still small and scattered, there aren’t sales
agent form like HCM City.

 Business forms are similar to HCM City, but not yet to invest in the proper
way and still are scarce investments and no eye-catching.
 Fairly diverse species, but there are a few of shops selling expensive species

such as Cymbidium, Phalaenopsis and Cattleya.
 The selling price is similar to HCM City.
 The producers and businessmen’s experiences help us to keep flowers fresh
for a long time.
 Difficulties in business such as consumer market, investment…
 Strength, weakness, opportunities, threats in orchids business.
 Proposing a number of measures for developing the orchids business at Binh
Duong Province such as seedling, preservative technology, infrastructure…

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ........................................................................................................................ i
Cảm tạ .......................................................................................................................... iii
Tóm tắt ......................................................................................................................... iv
Mục lục......................................................................................................................... vi
Danh sách các hình........................................................................................................ x
Danh sách các bảng...................................................................................................... xi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN........................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về tỉnh Bình Dương............................................................................... 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................. 4
2.1.1.1Địa hình, thổ nhưỡng ......................................................................................... 4
2.1.1.2Khí hậu ............................................................................................................... 5
2.1.1.3Kinh tế................................................................................................................ 6

2.1.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa – cây kiểng ở Bình Dương.................... 6
2.2

Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa – cây kiểng ở TP.HCM .................. 8

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 15
2.1 Mục tiêu ................................................................................................................ 15
2.2 Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 15
2.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 16
2.3.1 Thời gian và địa điểm điều tra .......................................................................... 16
2.3.2 Số mẫu điều tra................................................................................................. 16
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 16
2.3.3.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................................... 16
2.3.3.2 Phương pháp tham khảo tài liệu...................................................................... 16
2.3.3.3 Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 17

vi


2.3.3.4 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .................................................... 17
2.3.3.5 Phương pháp SWOT ....................................................................................... 17
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 18
4.1 Tình hình kinh doanh hoa lan trên địa bàn Bình Dương và TPHCM ................... 18
4.1.1 Phân tích tình hình sản xuất hoa lan trên địa bàn Bình Dương ......................... 18
4.1.1.1 Chủng loại hoa lan .......................................................................................... 19
4.1.1.2 Loại hình sản xuất ........................................................................................... 20
4.1.1.3 Nguồn gốc giống ............................................................................................. 20
4.1.1.4 Mức độ đầu tư chăm sóc ................................................................................. 21
4.1.1.5 Thị trường tiêu thụ .......................................................................................... 22
4.1.1.6 Nguồn vốn vay ................................................................................................ 23

4.1.1.7 Khó khăn của nhà sản xuất ............................................................................. 24
4.1.2 Phân tích tình hình kinh doanh hoa lan tại các cơ sở dịch vụ hoa tại tỉnh
Bình Dương và so sánh với tình hình kinh doanh ở TP. HCM................................... 24
4.1.2.1 Thị trường kinh doanh..................................................................................... 25
4.1.2.2 Phương thức kinh doanh ................................................................................. 25
4.1.2.3 Nguồn vốn vay ................................................................................................ 26
4.1.2.4 Hình thức kinh doanh...................................................................................... 26
4.1.2.5 Hình thức trưng bày cửa hàng......................................................................... 27
4.1.2.6 Chủng loại hoa lan .......................................................................................... 29
4.1.2.7 Giá cả thị trường ............................................................................................. 30
4.1.2.8 Kinh nghiệm giữ hoa lâu tàn........................................................................... 32
4.1.3 Ý kiến của nhà kinh doanh lan........................................................................... 34
4.2 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của việc kinh doanh hoa lan ở tỉnh
Bình Dương và so sánh với tình hình ở TP. HCM...................................................... 34
4.2.1 Thuận lợi ............................................................................................................ 34
4.2.1.1 Sản xuất........................................................................................................... 34
4.2.1.2 Kinh doanh – dịch vụ ...................................................................................... 36
4.2.2 Khó khăn ............................................................................................................ 36

vii


4.2.2.1 Sản xuất hoa lan .............................................................................................. 36
4.2.2.2 Kinh doanh – dịch vụ ...................................................................................... 38
4.2.3 Cơ hội ................................................................................................................. 39
4.2.3.1 Thị trường trong tỉnh....................................................................................... 39
4.2.3.2 Thị trường trong nước ..................................................................................... 39
4.2.4 Thách thức.......................................................................................................... 40
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự phát triển kinh doanh hoa lan tỉnh Bình
Dương.......................................................................................................................... 41

4.3.1 Giống.................................................................................................................. 41
4.3.2 Công nghệ sinh học............................................................................................ 41
4.3.3 Công nghệ canh tác, sản xuất hoa lan ................................................................ 41
4.3.4 Công nghệ sau thu hoạch ................................................................................... 42
4.3.5 Thị trường và các biện pháp xúc tiến thương mại ............................................. 43
4.3.6 Xu hướng phát triển mới của ngành thương mại hoa lan thế giới .................... 43
4.4 Đề xuất một số giải pháp phát triển ngành kinh doanh lan trong tỉnh Bình
Dương.......................................................................................................................... 44
4.4.1 Giải pháp về giống ............................................................................................. 44
4.4.2 Áp dụng thành tựu của các nước trong khu vực về canh tác hoa lan................ 46
4.4.3 Công nghệ bảo quản sau thu hoạch và dịch vụ hậu cần..................................... 46
4.4.4 Các hỗ trợ về cơ sở hạ tầng ................................................................................ 46
4.4.5 Nguồn nhân lực .................................................................................................. 47
4.4.6 Hỗ trợ tín dụng ................................................................................................... 48

viii


4.4.7 Chính sách .......................................................................................................... 48
4.4.8 Thị trường tiêu thụ ............................................................................................. 48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 50
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 50
5.1.1 Sản xuất:............................................................................................................. 50
5.1.2 Kinh doanh dịch vụ hoa lan ............................................................................... 51
5.1.3 Kết luận .............................................................................................................. 51
5.2 Kiến nghị............................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 53
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 55

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % số lượng của từng chủng loại hoa lan................... 19
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % nguồn giống được sử dụng................................... 21
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % của các phương thức sản xuất. ............................. 22
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ % của những khó khăn trong sản xuất...................... 24
Hình 4.5: Một số cửa hàng hoa tại TP. HCM. ............................................................ 28
Hình 4.6: Giá một số kệ hoa lan khoảng từ 300.000 – 500.000 đồng/cây................. 32
Hình 4.7: Một số loại hình nuôi trồng giống mới ở Bình Dương. .............................. 45
Hình 4.8: Một số mô hình sản xuất hoa lan ở Bình Dương được trang bị khá tốt...... 47

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Tình hình phát triển diện tích hoa, cây kiểng trên địa bàn thành
phố từ năm 2003 – 2006 và dự báo đến năm 2010. ...................................................8
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của một số công ty. .............................................13
Bảng 4.1: Loại hình sản xuất hoa lan ở Bình Dương. .............................................20
Bảng 4.2: Phương thức kinh doanh hoa lan ở Bình Dương và TP. HCM. ..............25
Bảng 4.3: Hình thức kinh doanh hoa lan ở Bình Dương và TP. HCM....................26

Bảng 4.4: Hình thức trưng bày cửa hàng ở Bình Dương và TP. HCM ...................27
Bảng 4.5: Chủng loại hoa lan được bày bán trong các cửa hàng ở Bình
Dương và TP.HCM. .................................................................................................29
Bảng 4.6: Giá cả của một số loại hoa lan cắt cành hiện nay (tham khảo ở chợ
hoa Hồ Thị Kỷ, các shop và các nhà vườn). ............................................................30
Bảng 4.7: Giá cả của một số loại lan trồng chậu (đang cho hoa). ...........................31
Bảng 4.8: Giá một số loại lan giống.........................................................................31

xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Lan là một loài hoa được ưa chuộng lâu đời do tính hấp dẫn và màu sắc quyến rũ
của hoa.
Hoa lan là một trong những loại hoa được nhiều người ưa thích do cấu trúc hoa kiêu
kỳ và phong phú nhất là bộ phân môi. Cây lan mang đến cho người chơi những nét
đặc thù thú vị như trồng không dùng đất, lan lại là loài phụ sinh nên những cây chủ
hay vật thể chúng bám vào chỉ xem như là giá thể.
Lan thường dùng trong các dịp lễ hội và giao tiếp hay còn là thú chơi thanh nhã của
mọi người. Trước kia lan là một loài quí hiếm và thường dùng cho giới thượng lưu,
ngày nay do kỹ thuật nuôi trồng và canh tác lan tiến bộ nên giá thành hạ làm cho lan
ngày trở nên thông dụng và được mọi người ưa chuộng với giá cả hợp lý. Các nước
trồng lan công nghiệp trên thế giới như Thái Lan, Hà Lan, Nhật, Mỹ… đã sản xuất
và tiêu thụ một số lượng lớn hoa lan và là một nguồn xuất khẩu và hấp dẫn du lịch
với sản lượng ngày càng tăng.
Ở Việt Nam theo các tài liệu lưu hành, hoa lan được biết đến và trồng dưới thời vua
Trần Anh Tông nhưng hoa lan Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hầu hết
các nghiên cứu về hoa lan Việt Nam đều do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.

Mới đây, qua bộ sách Cây cỏ miền Nam Việt Nam của GS. Phạm Hoàng Hộ đã liệt
kê và bổ sung thêm các loài phong lan nâng tổng số lan có ở Việt Nam lên 755 loài.
Nền kinh tế Việt Nam những năm qua phát triển vượt bậc đã nâng cao mức sống
của người dân nhất là dân cư các thành phố lớn trong cả nước. Từ năm 2000 đến
nay,theo thống kê của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP.HCM, hàng

1


tuần TP phải nhập khẩu trên 20.000 cành lan với giá nhập bình quân
4.000VNĐ/cành thì mỗi năm ta phải bỏ ra trên 4 tỉ đồng để nhập hoa. Điều này cho
thấy, xu hướng tiêu dùng của người Việt đã thay đổi: thay vì chỉ chú trọng đến các
nhu cầu cơ bản như ăn, ở, đi lại như những năm 1980, ngày nay đại đa số thích
thưởng thức các món ăn tinh thần nhiều hơn và hoa lan cây cảnh là những sản phẩm
không thể thiếu trong những ngày lễ hội, lễ kỷ niệm trong văn hóa Việt Nam. Do đó
nhu cầu tiêu dùng hoa cắt cành trong đó có hoa lan ngày càng tăng. Xu hướng tiêu
dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ tăng mạnh trong thập niên tới do
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ là yếu tố tăng
mạnh đầu tư nước ngoài làm tăng các dịch vụ du lịch, tổ chức hội nghị quốc tế, tạo
điều kiện cho ngành sản xuất hoa lan của Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận thị
trường quốc tế trong các lĩnh vực: kỹ thuật trồng, lai tạo giống, nhân giống (cấy
mô), bảo quản sau thu hoạch ... để thúc đẩy công nghiệp hoa lan phát triển.
Tuy công nghiệp hoa lan ở Việt Nam chưa được qui hoạch trong chiến lược phát
triển kế hoạch 5 năm của quốc gia nhưng xu hướng phát triển của hoa lan lại rất
nhiều triển vọng vì hầu như cung không đủ cầu: làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam
trong đó có Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các quốc gia khác, các resort đang tạo một
cảnh quan du lịch sinh thái, các hội nghị quốc gia cũng như các diễn đàn quốc tế tổ
chức tại Việt Nam với tần suất ngày càng tăng khiến cho nhu cầu hoa lan tăng thêm
và hầu như Việt Nam hàng năm phải đổ ra hàng tỷ đồng để nhập khẩu hoa lan từ
các nước láng giềng cũng chỉ để đáp ứng cho thị trường nội địa.

Trước đây, khu vực ngoại thành TP.HCM như quận Gò Vấp, Thủ Đức, Hóc Môn là
những địa bàn chủ yếu cung cấp các loại hoa phong lan, cây cảnh, bon sai, mai
ghép…nhưng mấy năm trở lại đây, Bình Dương cũng đang dần dần tạo dựng
thương hiệu hoa kiểng trên thị trường. Cũng như các tỉnh thành khác trong cả nước,
với tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng nhanh, cho nên diện tích đất nông
nghiệp của tỉnh Bình Dương ngày càng thu hẹp nhường bước cho những khu công
nghiệp, khu đô thị mới hình thành. Nhiều hộ nông dân tiếp tục chọn cho mình

2


những mô hình nông nghiệp nhưng không đòi hỏi phải có nhiều đất như khi trồng
lúa, hoa màu. Đã có nhiều mô hình mới được áp dụng và bước đầu thu được kết quả
tốt, trong đó có mô hình trồng phong lan, đây là một hướng đi mới phù hợp. Với
hướng đi mới này, nghề trồng hoa kiểng ở Bình Dương hứa hẹn sẽ tạo được bước
đột phá trên thị trường.
Do đó, tình hình sản xuất và kinh doanh hoa lan trong tỉnh Bình Dương ngày càng
phát triển và mở rộng, góp phần nâng cao thu nhập của người dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, do còn trong giai đoạn mới chuyển sang mô hình mới, cho nên người
dân tỉnh Bình Dương vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và kinh
doanh hoa lan. Bình Dương là vẫn còn non trẻ trong thị trường kinh doanh hoa lan
trong nước. Vì vậy, Bình Dương cần học tập mô hình kinh doanh hoa lan từ các tỉnh
thành mạnh trong nước, điển hình là TP.HCM, ngoài ra, cần tìm hiểu thị thường
kinh doanh hoa lan trong và ngoài nước. Từ đó, tìm được hướng phát triển khả quan
và hiệu quả nhất cho ngành kinh doanh hoa lan cho tỉnh Bình Dương và cho
TP.HCM.
Từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu điều tra thực trạng và đề
xuất một số phương hướng phát triển kinh doanh hoa lan ở tỉnh Bình Dương.”

3



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tỉnh Bình Dương.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên:
2.2.1.1Địa hình, thổ nhưỡng:
Toạ độ địa lý: vĩ độ Bắc: 11O52' – 12O18', kinh độ Đông: 106O45' –
107O67'30". Diện tích tự nhiên : 2.681,01 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và
xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên).
Tổng diện tích: 269.554 ha.
Đất ở: 5.845 ha.
Đất nông nghiệp: 215.476 ha.
Đất lâm nghiệp: 12.791 ha.
Đất chuyên dùng: 22.563 ha.
Đất chưa sử dụng: 12.879 ha.
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với
đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng
phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối
tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5O.
Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng
chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Theo kết quả tổng điều tra đất năm 2000 thì hai
loại đất này chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất xám chiếm
52,5%; đất đỏ vàng chiếm 24,0%.
Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và cây
ăn quả. Chính nhờ điều kiện thổ nhưỡng này mà Bình Dương từ lâu đã nổi tiếng với

4



vườn cây Lái Thiêu, trải rộng trên diện tích 1.250 ha, thuộc địa bàn bốn xã: An Sơn,
An Thạnh, Bình Nhâm và Hưng Định.
Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên chất lượng và cấu trúc đất Bình
Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà còn rất thuận lợi đối với việc
xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
Trên địa bàn Bình Dương có nhiều sông lớn chảy qua, nhưng quan trọng nhất
là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai là một trong những sông lớn
của Việt Nam, có tổng chiều dài 450 km, trong đó chảy qua Bình Dương 84 km.
2.2.1.2Khí hậu:
Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5OC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
29OC (tháng 4), tháng thấp nhất 24OC (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm
khoảng 9.500 - 10.000OC, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700
giờ.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về
mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân
khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây Nam.
Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh
năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương
tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…

5


2.1.1.3 Kinh tế:
Bình Dương là một trong những địa phương năng động trong kinh tế, thu hút

đầu tư nước ngoài. Với chủ trương tạo ra một môi trường đầu tư tốt nhất hiện nay
tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2006, tỉnh đã có 1.285 dự án FDI với tổng số vốn 6
tỷ 507 triệu USD.Năm 2007, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút trên 900 triệu
USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng hơn 2,5 lần so với năm ngoái. Vào năm
2006, một cuộc điều tra về "Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)" đã được gửi
tới 31.000 doanh nghiệp trên phạm vi 64 tỉnh, thành và nhận được sự hợp tác rất
tích cực từ các doanh nghiệp, đã thực sự phản ánh sát thực nguyện vọng của các
doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Theo bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình Dương tiếp tục đứng đầu với 76,23 điểm,
trong khi thủ độ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của
cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 với 50,34 điểm và xếp thứ 7 với 63,39 điểm.
2.1.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa – cây kiểng ở Bình Dương:
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, trong những năm gần đây, thị trường hoa kiểng,
bon sai của Bình Dương phát triển rất mạnh. Số nghệ nhân tại các huyện, thị tăng
rất nhanh. Các loại cây kiểng được sưu tầm, trồng tỉa công phu có giá trị nghệ thuật
cao. Nhiều loại có giá trị từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Trong năm 2008,
một số nghệ nhân còn định hướng xuất khẩu bon sai sang thị trường nước ngoài.
Điều này hứa hẹn nghề trồng hoa kiểng sẽ có nhiều đột phá.
Mấy năm trở lại đây, Bình Dương đang dần tạo dựng thương hiệu hoa kiểng
trên thị trường. Hiện nay phong trào trồng cây kiểng phát triển rất nhanh ở huyện Dĩ
An. Số hội viên của Hội Sinh vật cảnh lên đến 172 người. Nhiều gia đình dành hẳn
sân vườn để trồng các loại cây cảnh, ngoài việc giải trí còn kinh doanh mua bán tạo
thêm thu nhập cho gia đình. Ông Phạm Hồng Tích, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh
huyện Dĩ An cho biết, các hội viên của hội đang đầu tư bon sai mạnh mẽ để xuất
khẩu sang thị trường nước ngoài vào những năm tới. Trong năm vừa qua, cây kiểng

6


của ông đã đến được với thị trường Mỹ. Cách làm của ông là đưa sản phẩm sang tận

nơi và theo chăm sóc đến khi cây kiểng phát triển được tại môi trường mới. Qua Tết
Nguyên đán, ông mạnh dạn đăng ký chuyên xuất khẩu bon sai sang thị trường Mỹ.
Vào những dịp lễ tết, Bình Dương cũng cung cấp nhiều chủng loại hoa nền, hoa lan,
cây kiểng như bon sai, mai, sứ…vào thị trường trong nước. Thế mạnh về cây kiểng
ở Bình Dương là mai,sứ… Phong trào sản xuất và kinh doanh hoa lan chỉ mới xuất
hiện trong mấy năm trở lại đây, nhưng cũng phát triển khá mạnh. Những người
trồng lan gặp thuẫn lợi trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm và giá cả ổn định. Từ
chổ trồng hoa để thư giãn, vui chơi…nhiều người đã mạnh dạn chuyển sang kinh
doanh, mang lại thu nhập cao. Do nhu cầu của thị trường như cung cấp hoa lan
trong các dịp lễ tết, trang trí cho các cơ quan, văn phòng, các khu du lịch…, vì vậy,
sản xuất và kinh doanh hoa lan đang dần trở thành một trong những thế mạnh của
ngành nông nghiệp Bình Dương và đem nhiều lợi nhuận về cho ngươi dân.
UBND tỉnh Bình Dương đang triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp công
nghệ cao giai đoạn 2006-2010 với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và giá
trị kinh tế cho sản phẩm nông sản cũng như chuyển giao nhân rộng trong sản xuất
nông nghiệp. Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng 5 mô hình sản xuất rau, hoa, cây ăn trái,
chăn nuôi; đồng thời hoàn thành cơ bản qui hoạch 2 khu nông nghiệp kỹ thuật cao
gồm 1 khu trồng trọt (khoảng 200 ha) ở xã An Thái (huyện Phú Giáo) và 1 khu chăn
nuôi (khoảng 190 ha) ở xã Hiếu Liêm (huyện Tân Uyên).
Các mô hình này nhằm đạt mục tiêu đến năm 2010 sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao của Bình Dương đạt diện tích 130 đến 150 ha rau màu và hoa.
Chương trình đã đề ra các giải pháp như bằng nguồn vốn ngân sách, ngành nông
nghiệp sẽ xây dựng một số điểm mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao để nhân
rộng ra trong nông dân; kết hợp với các doanh nghiệp, trang trại, nông dân thực
hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao với chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Bình Dương luôn đẩy mạnh phát triển phong trào sản xuất và kinh doanh hoa, cây
kiểng, nhằm tìm ra hướng đi mới phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế
trong tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung.

7



2.2

Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa – cây kiểng ở TP.HCM:
Diện tích canh tác hoa, cây cảnh của toàn Thành phố 2006 là 668,2 ha (tương

đương 1.005 ha diện tích gieo trồng
Bảng 2.1: Tình hình phát triển diện tích hoa, cây kiểng trên địa bàn thành
phố từ năm 2003 – 2006 và dự báo đến năm 2010

STT

Chủng loại

Dự

Cơ cấu năm
2006 (%)

Năm

Năm

Năm

kiến

2004


2005

2006

năm

(ha)

(ha)

(ha)

2010
(ha)

So với

So với

2004

2010

1

Hoa lan

20

50,3


64,3

200

321,50

32,15

2

Hoa nền

155

403

534

400

344,52

133,50

3

Mai

190


225,5

256,9

170

135,21

151,12

4

Kiểng các loại

226,5

170

150

430

66,23

34,88

591,5

848,8


1.005,2

1.170

169,94

83,77

Tổng cộng

(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và PTNT TPHCM. Năm 2006.)
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là nơi tiêu thụ mà còn là nơi trung chuyển
và tiêu thụ hoa, cây kiểng rất lớn của cả nước. Hoa kiểng được sản xuất trên địa bàn
thành phố hay hoa từ các tỉnh đều được tập trung về thành phố làm nơi tiêu thụ
chính cả ngày thường và các dịp lễ Tết, các đầu mối xuất khẩu cũng tập trung chủ
yếu ở đây.
Diện tích hoa lan năm 2006 là 64,3 ha, đây là chủng loại hoa mới phát triển
gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nền
nông nghiệp đô thị nên tốc độ phát triển khá nhanh, tập trung chủ yếu ở Củ Chi,
Hóc Môn, quận 9.
Từ năm 2004 đến nay, diện tích gieo trồng hoa cây kiểng tăng nhanh, cụ thể
như sau:

8


 Trong năm 2004, diện tích gieo trồng hoa kiểng thành phố là 591,5 ha, tập
trung ở quận 12: 180 ha, huyện Bình Chánh: 154 ha, với hơn 1.400 hộ
tham gia sản xuất.

 Đến năm 2005, tổng diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng của toàn Thành phố
là: 848,5 ha, tập trung ở quận Thủ Đức (125 ha), quận 12 (120 ha), diện
tích trồng hoa, cây kiểng ở quận 12, quận Gò Vấp có chiều hướng giảm ở
một số khu vực đô thị hoá nhanh, nhưng ở các quận Thủ Đức, huyện Bình
Chánh, Củ Chi lại tăng.
 Năm 2006, diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng đạt 1.005,2 ha tăng 413,7 ha
so với năm 2003 (tăng 62,13%), đạt 85,91% so với mục tiêu chương trình
hoa, cây kiểng đến năm 2010, trong đó hoa lan tăng mạnh nhất 44,3 ha
(tăng 221,5% so với năm 2003).
Về chủng loại: hoa, cây kiểng thành phố có chủng loại khá phong phú gồm
mai vàng, lan, bonsai, kiểng lá, kiểng công trình…
Riêng hoa lan, hoa lan đòi hỏi một trình độ kỹ thuật canh tác nhất định nhưng
do tỉ suất lợi nhuận cao và điều kiện khí hậu thích hợp nên diện tích trồng lan tăng
khá nhanh trong thời gian qua. Hiện nay diện tích hoa lan là 64,3 ha, trong đó hoa
lan cắt cành là 51,3 ha (83,68 % diện tích sản xuất lan). Chủng loại lan sản xuất
cũng khá phong phú: Dendrobium, Cattleya, Mokara, Vandaceous, Phalaenopsis,
Oncidium… Về cơ cấu giống, chủng loại lan được trồng nhiều nhất là Mokara
(chiếm 44,83%), kế đến là Denbrobium (chiếm 39,57%).
Về việc tiêu thụ và kinh doanh hoa và cây cảnh, như ta biết TP HCM là đầu
mối cung cấp hoa kiểng cho cả nước và là cửa ngỏ để xuất khẩu. Ngoài ra, còn là
nơi hình thành hệ thống dịch vụ cung ứng, tạo động lực phát triển và tiêu thụ hoa
kiểng cả nước. Thị trường hoa kiểng hiện nay chủ yếu vẫn là thị trường trong nước.
TPHCM là nơi tiêu thụ hoa tươi, đặc biệt là hoa lan với số lớn nhưng hiện tượng
hoa sản xuất tại chỗ chỉ mới đáp ứng được 15% nhu cầu, một số được đưa về từ Đà
Lạt (chiếm 35%) và phần lớn (chiếm 50%) là phải nhập từ nước ngoài như Thái
Lan, Đài Loan. Chủ yếu là hoa lan và các loại hoa cắt cành khác.

9



Về kênh phân phối, hoa lan và các loại hoa cắt cành khác đang được phân phối
trên thị trường trong nước qua các kênh bán sỉ tại các chợ đầu mối hoa như chợ Hồ
Thị Kỷ (Q10),chợ hoa Đầm Sen (Q11). Các cửa hàng kinh doanh hoa mua trực tiếp
từ các vườn hoặc thông qua các cơ sở tư nhân thu gom từ các vườn lan. Ngoài ra
hoa, cây kiểng còn là đối tượng thường xuyên tham gia những hội chợ hoa lớn được
tổ chức hàng năm và các dịp lễ, Tết.
Các dịch vụ về hoa, cây kiểng đang có mặt tại thị trường gồm:
 Dịch vụ cung ứng hoa tươi qua mạng internet, bưu hoa, điện hoa.
 Dịch vụ cung cấp giống mới: các công ty, đơn vị sản xuất lớn nhập những
giống mới từ nước ngoài về cung cấp cho các nông hộ, các nhà vườn.
 Dịch vụ thu mua, cung cấp, cho thuê hoa, cây kiểng là loại hình phổ biến
nhất tại các cơ sở kinh doanh hoa kiểng. Các cơ sở kinh doanh hoa, tập trung
nhiều nhất là các cơ sở cung cấp hoa cho nhà hàng, khách sạn, phục vụ hội
nghị sẽ đi thu mua sản phẩm từ các nhà vườn, các nông hộ ở các quận huyện
về cung cấp lại. Hiện nay, hoa lan chủ yếu đươc thu mua dưới hình thức cắt
cành là phổ biến.
 Dịch vụ hậu mãi là loại hình dịch vụ mới xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu
của những khách hàng chơi hoa nhưng không thông thạo kỹ thuật. Việc cơ sở
cung cấp dịch vụ hậu mãi với thời gian từ 1 – 3 tháng, miễn phí tạo niềm tin
cho người mua.
 Dịch vụ cung cấp thiết bị, vật tư kỹ thuật nông nghiệp: chiếm 20% các dịch
vụ kinh doanh hoa, cây kiểng. Đây là dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp
phục vụ cho nhu cầu bảo quản, chăm sóc hoa, cây kiểng. Hiện loại hình này
phát triển rất mạnh.
 Dịch vụ đào tạo, huấn luyện kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây kiểng,
bonsai: Loại hình này chỉ có ở những cơ sở do nghệ nhân có tên tuổi làm chủ
hoặc các trường đại học, nhằm đào tạo lớp thợ trẻ có tay nghề về tự lập vườn
hoặc làm công cho những công ty, nhà vườn lớn như Phân hội Bonsai Thanh
Tâm, Câu lạc bộ Hoa lan Đại học Khoa học Tự nhiên…


10


Nghề kinh doanh hoa kiểng giờ đây đã trở thành một nghề mang lại lợi nhuận
cao. Các điểm kinh doanh hoa kiểng phân phối đều khắp từ nội thị đến ngoại thành.
Doanh số kinh doanh ước tính đạt 200 – 300 tỷ đồng/năm với khoảng 1.400 cơ sở
kinh doanh dịch vụ hoa, cây kiểng với quy mô và nhiều loại hình dịch vụ khác
nhau. Thị trường tiêu thụ hoa kiểng của TP.HCM chủ yếu vẫn là trong nước.
Do đặc thù về vị trí địa lý – kinh tế, TP.HCM hiện là một thị trường tiêu thụ
lớn, đồng thời cũng là đầu mối cung cấp hoa kiểng cho cả nước và xuất khẩu. Hoa
kiểng đặc trưng phía Bắc được mang vào TP.HCM để cung cấp cho các tỉnh phía
Nam và ngược lại hoa kiểng đặc trưng của phía Nam được chuyển ra Bắc. Chính vì
vậy, TP.HCM vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là nơi trung chuyển, gia công sản
phẩm cho thị trường tiêu thụ ở các tỉnh thành khác.
TP.HCM còn là đầu mối nhập khẩu các chủng loại hoa kiểng, nhập hạt giống
và các loại hoa kiểng ở các nước khác cung ứng cho ngay cả thành phố và các tỉnh.
Đồng thời các hộ sản xuất ở tỉnh và thành phố xuất khẩu hoa kiểng thông qua uỷ
thác của Saigon Orchidex, Artex Saigon và một số đơn vị khác. Nhu cầu hoa cảnh
của người tiêu dùng thành phố vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Theo điều tra của Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM, có nhiều cửa hàng bán hoa nhập lan
cắt cành từ Thái Lan tổng cộng mỗi tuần hơn 20.000 cành. Tính riêng lan cắt cành,
mỗi năm thành phố nhập hơn 4 tỉ đồng .
Các cửa hàng kinh doanh với nhiều chủng loại trong đó chủ yếu là các loại
hoa cao cấp, hoa lan có giá trị cao. Đặc biệt các cơ sở kinh doanh hoa, cây kiểng
nhỏ lẻ có ưu thế đối với các khách hàng trong các dịp lễ tết (lễ tình nhân, 8/3, 20/11,
Noel…) và các dịp khai trương, hội họp. Dịch vụ này được người sản xuất và tiêu
thụ đánh giá cao, nó đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giúp người nông dân
tiêu thụ được sản phẩm, kích thích việc mở rộng sản xuất và cung ứng hoa, cây
kiểng cho thị trường tiêu thụ.
Hiện nay TP. HCM có khoảng 1.400 hộ kinh doanh dịch vụ hoa, cây kiểng với

quy mô và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Trong đó có hơn 260 điểm kinh

11


doanh hoa kiểng được coi là đầu mối cung cấp hoa, cây cảnh cho cả nước và xuất
khẩu.
Nhóm hoa lan được tiêu thụ khá phong phú với các loại chủ yếu như
Dendrobium, Cattleyas, Mokara, Vũ nữ, Hồ điệp, Vanda…. được nhập một phần từ
Đà Lạt. Đáng chú ý là có một số cửa hàng nhập trực tiếp hoa lan từ Thái Lan (Công
ty Nguyên Thanh, Hoàng Hòa, Việt Thái…) và Đài Loan (Cửa hàng Hoa
Phượng…) về kinh doanh dưới dạng sỉ hoặc lẻ.
Như vậy kênh tiêu thụ chủ yếu là qua là các chợ đầu mối, chợ bán lẻ, các công
ty cung cấp hoa cao cấp, các cửa hàng bán lẻ, các siêu thị (không đáng kể), các
vườn, các điểm bán và giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân, và các xe bán hoa
cây kiểng dạo.
Về xuất khẩu, hiện nay, việc trồng hoa tại thành phố để cung ứng cho xuất
khẩu hầu như không đáng kể. Các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hoa kiểng trên
địa bàn thành phố như Công ty cổ phần phong lan xuất khẩu (Saigon Orchidex);
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn (Artex Saigon
Về nhập khẩu, hịên nay, hạt giống hoa được nhập về để gieo trồng với nhiều
chủng loại như Bất tử, lan, cẩm nhung cúc, dạ yến thảo, mai địa thảo, hướng dương,
thạch thảo, pháo hoa, phi yến, Pensée, phụng tiên, phù dung, thược dược,… từ các
nước như Úc, Thái Lan, Đài Loan, NewZealand, Pháp, Indonesia. Đặc biệt có một
số cửa hàng nhập hoa lan thẳng từ Thái Lan về kinh doanh dưới dạng sỉ và lẻ.

12


Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu của một số công ty (năm 2006).

Kim ngạch nk Lượng

Tên công ty nhập khẩu lan cắt cành

(USD)

nhập

khẩu (cành)

Cty TNHH Thương mại XNK Phong lan
Hương Lan

7.938

52.920

Cty Cổ phần Kim Ngân Phong Lan

5.670

37.800

Anh

3.600

39.600

Cty TNHH AGRIVINA


2.477

1.670

Cty TNHH Lan Việt

2.280

38.000

Cty TNHH Khánh Dung

2.232

39.600

Cty TNHH Vận tải biển, Hàng không Minh

(Nguồn rauhoaquavietnam.vn).
Tại thành phố, cây kiểng chủ yếu được xuất khẩu nhiều hơn là nhập
khẩu.Theo số liệu khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM
trong năm 2003 doanh số kinh doanh hoa, cây kiểng đạt 200-300 tỉ đồng nhưng đến
năm 2005 đã tăng đến 600-700 tỉ đồng và ngay từ đầu năm 2006 doanh số đạt được
400 tỉ đồng. Vốn đầu tư vào hoa lan của thành phố khá cao khoảng 600-800 triệu
đồng/ha/năm, cây cảnh từ 200 triệu đến 2 tỷ đồng/ha. Trung bình mỗi năm, thành
phố thu nhập từ lan cắt cành (Dendrobium, Mokara) từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ
đồng/ha, cây cảnh từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.
Bình quân mỗi năm TPHCM chỉ xuất khẩu khoảng 2-3 triệu USD và phải
nhập khẩu một số lượng khá lớn, ngay cả hoa lan cắt cành vẫn còn phải nhập vào

những dịp lễ, Tết. Theo khảo sát của Trung tâm Khuyến nông, mỗi tuần TP.HCM
phải nhập hơn 20 ngàn cành lan từ Thái Lan, như vậy hàng năm Thành phố phải
nhập hơn một triệu cành với giá nhập khoảng 4.000 đồng/cành, tính ra mỗi năm
phải chi hơn 4 tỷ đồng chỉ để nhập lan cắt cành.
TPHCM là một trong những thị trường sản xuất và kinh doanh hoa lan lớn
nhất trong cả nước. TPHCM luôn tạo điều kiện tìm kiếm những hướng đi tốt nhất

13


×