Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.21 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ KINH DOANH HOA
KIỂNG TẠI HUYỆN DĨ AN VÀ THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
TỈNH BÌNH DƯƠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

۩ ۩ ۩ ۩ ۩

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNGDỊCH VỤ KINH DOANH HOA
KIỂNG TẠI HUYỆN THỊ DĨ AN VÀ THỦ DẦU MỘT
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan và Kỹ thuật hoa viên

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP


Người hướng dẫn :Ths.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008


MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
DEPARMENT OF LANDSCAPING AND INVIRONMENTAL HORTICULTURE

NGUYEN THI THUY LINH

SUBJECT:

THE SURVEY ON ORNAMENTAL PLANTS
TRADE STATUS IN DI AN AND THU DAU MOT
DISTRICTS - BINH DUONG PROVINCE
Deparment of Landscaping And Environmental Horticulture

Supervisor: TRUONG THI CAM NHUNG, MS.c

HO CHI MINH CITY
May/2008

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cám ơn:
 Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, quý thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và

Kỹ thuật hoa viên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tại trường.
 Th.Sĩ Trương Thị Cẩm Nhung người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
 Hội nông dân huyện Dĩ An, thị xã Thủ dầu Một đã giúp đỡ tôi trong quá trình
thu thập số liệu.

Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh

iii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát hiện trạng dịch vụ kinh doanh hoa kiểng ở một số huyện tại tỉnh Bình
Dương” đã được tiến hành và thực hiện trên địa bàn huyện Dĩ An và thị xã Thủ Dầu
Một thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2008.
Kết quả thu được sau quá trình khảo sát:
-

Tình hình kinh doanh hoa kiểng trên huyện Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một còn
nhỏ lẻ, chưa thực sự được đầu tư phát triển.Trên 90% hộ kinh doanh đều chưa
có khả năng để xuất khẩu cây kiểng ra nước ngoài, hầu hết chỉ mới bán ở quy
mô nhỏ là trong tỉnh.

-

Chủng loại hoa kiểng đang có xu hướng được kinh doanh nhiều là Lan, sứ thái
và mai.Bên cạnh đó các chủng loại hoa nền cũng khá đang dạng.Có 75,86%
tổng số hộ kinh doanh các loại hoa nền.Tuy nhiên chủng loại này lại không đủ

tiêu chuẩn để xuất khẩu vì chưa thực sự có giống đặc trưng cho vùng, còn các
giống đang có lại có chất lượng chưa cao.

-

Các hộ kinh doanh đều chưa có kiến thức về kinh doanh.Có lẽ đây là một điểm
yếu lớn của ngành dịch vụ này, vì như vậy sẽ khó mà phát triển quy mô lớn hơn.

Từ những kết quả điều tra, khảo sát trên đề tài này cũng đề ra một vài giải pháp nhằm
mục đích phát triển ngành kinh doanh hoa kiểng hơn nữa trong những năm tới đây như:
-

Giải pháp về quy hoạch

-

Giải pháp về khoa học hỹ thuật

-

Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

-

Giải pháp về vốn

-

Giải pháp về giống.


iv


SUMMARY
The subject “The survey on ornamental plants trade status in Di An and Thu Dau Mot
districts- Binh Duong province” that has been carried out Di An and Thu Dau Mot
town from March to May, 2008.
Result :
The business of ornamental plants in Di An district and Thu Dau Mot
town developes slowly and unnoticeably.
All small enterprises do not afford to export ornamental trees to over sea.
More than a half of them have just sold these trees inside their province.
Many small enterprises or workers have changed from agriculture to
ornamental flowers trade. As a result, they do not have a wide range knowledge
about business. Perhaps, this is a huge disadvantage in this kind of service.
Therefore, it is difficult to expand the business of ornamental tree.
According to results, several solutions are suggested to promote the development
of ornamental tree trade in the next few years such as:
+ Solution for project.
+ Solution for science and technique.
+ Solution for product consumption and consumptive market.
+ Solution for capital.

v


MỤC LỤC
Trang tựa............................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... i

v
Mục lục.................................................................................................................... vi
1.ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
2.TỔNG QUAN ...................................................................................................... 3
2.1 Thị trường hoa kiểng.......................................................................................... 3
2.1.1.Thị trường hoa kiểng thế giới.................................................................................3
2.1.2 Thị trường hoa kiểng Việt Nam ...................................................................... 4
2.2 Tổng quan về hoa kiểng ..................................................................................... 6
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại................................................................................... 6
2.2.1.1 Nguồn gốc .................................................................................................... 6
2.2.1.2 Phân loại....................................................................................................... 6
2.3 Tổng quan về Bình Dương................................................................................. 7
2.3.1 Vị Trí địa lý- Kinh tế....................................................................................... 7
2.3.2 Khí hậu thời tiết............................................................................................... 8
2.3.3 Địa hình và đất đai .......................................................................................... 9
2.3.3.1 Địa hình........................................................................................................ 9
2.3.3.2 Đất đai ........................................................................................................ 10
2.3.4 Đánh giá khái quát về kinh tế tỉnh Bình Dương ........................................... 11
3.MỤC TIÊU, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 12
3.1 Mục tiêu ........................................................................................................... 12
3.2 Nội Dung.......................................................................................................... 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 12

vi


3.4 Thời gian và địa điểm khảo sát ........................................................................ 13
4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 14
4.1 Thực trạng kinh doanh ..................................................................................... 14
4.2 Phân tích tình hình kinh doanh hoa kiểng........................................................ 15

4.2.1 Chủng loại hoa kiểng kinh doanh ................................................................. 15
4.2.2 Thị trường kinh doanh................................................................................... 16
4.2.3 Phương thức kinh doanh ............................................................................... 16
4.2.4 Nguồn vốn..................................................................................................... 17
4.2.5 Diện tích đất dùng cho kinh doanh ............................................................... 18
4.2.6 Thu nhập khác của các hộ kinh doanh ngoài hoa kiểng................................ 20
4.2.7 Ý kiến của các chủ hộ kinh doanh ................................................................ 21
4.3 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của kinh doanh hoa kiểng ................ 22
4.4 Đề xuất hướng phát triển cho ngành hoa kiểng trong những năm tới ............. 25
4.4.1 Quy hoạch ..................................................................................................... 25
4.4.2 Giải pháp về khoa học kỹ thuật..................................................................... 25
4.4.3 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ .................................. 26
4.4.4 Giải pháp về vốn ........................................................................................... 27
4.4.5 Giải pháp về giống ........................................................................................ 27
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 29
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 29
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 31
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 32
Phụ lục 1 Danh sách các hộ kinh doanh hoa kiểng ............................................... 32
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát các hộ kinh doanh hoa kiểng ........................................ 34
....................................................................................................................................

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH ........................................................................................................... TRANG
Hình 4.1 Chủng loại hoa kinh doanh..................................................................... 15
Hình 4.2 Phương thức kinh doanh......................................................................... 16

Hình 4.3 Diện tích kinh doanh hoa kiểng của 31 hộ điều tra ................................ 18
Hình 4.4 Năm bắt đầu hoạt đồng sản xuất kinh doanh hoa kiểng của các hộ điều tra
................................................................................................................................ 20
Hình 4.5 Các khó khăn của các hộ kinh doanh hoa kiểng..................................... 21

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... TRANG
Biểu đồ 4.1 Tổng số hộ điều tra trên 2 huyện........................................................ 19
Biểu đồ 4.2 Tổng diện tích kinh doanh hoa kiểng được điều tra........................... 19

viii


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây xanh hoa kiểng không chỉ là điều kiện cần để cải thiện môi trường, sức
khỏe cho đời sống con người, mà cây xanh còn là điều kiện đủ để góp phần tạo thẩm
mỹ cho môi trường sống, làm việc của mỗi chúng ta. Vì là yếu tố thẩm mỹ nên các lọai
cây hoa kiểng hiện nay rất được quan tâm, tốc độ phát triển cây hoa kiểng về diện tích
cũng như về chủng loại đang tăng nhanh một cách đáng kể. Nó đã trở thành hàng hóa
mang lại lợi nhuận cao, đồng thời nó cũng là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển
nền nông nghiệp đi theo hướng kinh tế hóa, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao
động. Sản xuất hoa kiểng mang đặc điểm thâm canh với cường độ cao trên cùng diện
tích đất, cho phép sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nhiều nguồn vốn đa dạng trong
nhân dân.

Cùng với tốc độ phát triển tăng trưởng kinh tế, tốc độ phát triển hoa kiểng ngày
càng tăng một cách đáng kể, nó đã trở thành hàng hóa nên mang lại một động lực mạnh
mẽ cho việc phát triển ngành nghề hoa kiểng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao
động.

1


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

Trong xu thế hội nhập quốc tế, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương tiếp tục đạt được
những thành tựu nổi bật. Với tiềm năng phát triển như hiện nay, Tỉnh Bình Dương
đang thu hút được rất nhiều sự đầu tư ở trong nước cũng như ngoài nước.
Tỉnh Bình Dương có vị trí địa ký kinh tế thuận lợi cho việc phát triển ngành nông
nghiệp nói chung và ngành hoa kiểng nói riêng.Những năm gần đây nghề trồng hoa
kiểng tại Bình Dương đang ngày một phát triển. Đã có không ít hộ dân nơi đây đã
vươn lên và trở thành chủ cơ sở kinh doanh hoa kiểng có thu nhập cao. Xuất phát từ
nhu cầu thực tế, trong những năm gần đây, thị trường hoa kiểng, bon sai của Bình
Dương phát triển rất mạnh. Số nghệ nhân tại các huyện, thị tăng rất nhanh. Các loại cây
kiểng được sưu tầm, trồng tỉa công phu có giá trị nghệ thuật cao. Nhiều loại có giá trị
từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Trong năm 2008, một số nghệ nhân còn định
hướng xuất khẩu bon sai sang thị trường nước ngoài. Điều này hứa hẹn nghề trồng hoa
kiểng sẽ có nhiều đột phá.
Tuy nhiên, dù có thế mạnh nhưng vẫn phải thừa nhận ngành hoa kiểng Bình Dương
còn lạc hậu so với các nước về nhiều phương diện, còn manh mún và tự phát, chưa đáp
ứng được như cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài,
nguồn hoa kiểng lại chủ yếu đi nhập về từ các địa phương khác hoặc ở các nước như
Thái lan, Trung Quốc.

Do đó việc khảo sát hiện trạng kinh doanh hoa kiểng hiện nay của Huyện Dĩ an và
Thị xã Thủ Dầu Một và đưa ra những hướng khắc phục để phát triển mạnh hơn là rất
cần thiết.

2


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.Thị trường hoa kiểng
2.1.1.Thị trường hoa kiểng thế giới trong những năm gần đây
Từ sau thế chiến thứ II và nhất là những năm gần đây, phương diện vận tải hàng
không phát triển đã thúc đẩy ngành kinh doanh Hoa và cây kiểng phát triển mạnh
mẽ.Theo thông kê của trung tâm thương mại quốc tế thì:
-

Những năm 50 kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên thế giới chua đến 3USD.

-

Đến năm 1985 đã lên đến 15tỷ và tiếp tục tăng nhanh.

-

Đến năm 1990 là 30,5 tỷ USD.


-

Đến nay đã xấp xỉ 100 tỷ USD và tiếp tục tăng 10% mỗi năm.
Dự kiến những năm đầu thế kỷ 21 kim ngạch mậu dịch hoa kiểng có thể lên đến

200 tỷ USD/ năm.
Do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về điều kiện môi
trường sinh thái nên mỗi nước cũng có tốc độ phát triển hoa kiểng khác nhau.
Châu Âu:
Trước những năm 90, sản xuất hoa kiểng thế giới chủ yếu tập trung ở châu Mỹ,
Nhật.Điển hình là HÀ LAN năm 1991 đã có 33.000 ha hoa kiểng; trong đó quá nửa
được trang bị nhà kiếng, đưa tổng doanh thu hoa xuất khẩu của nước này đạt 4,6 tỷ
USD/năm.Nước Anh cũng được coi là nơi sản xuất và là thị trường hoa lớn của thế giới

3


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

với doanh số mỗi năm 1,2tỷ USD. Châu Âu là thị trường nhập nhiều hoa nhất, trong
đó riêng Đức môic năm 1,2 tỷ USD. Các nước Italia, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Bỉ là
những nước trong EU trồng nhiều hoa kiểng, đứng sau HÀ Lan..
Nhưng hiện nay tại các quốc gia đang phát triển, họ đang phát huy lợi thế về khí
hậu, đất đai, giá lao động thấp để phát triển nghành này ngày một mạnh mẽ hơn:
ISRAEL coi hoa là ngành kinh tế có ưu thế trong nông nghiệp của nước này với
2.800ha ( Chiếm 65% diện tích canh tác nhưng tỷ trọng lại chiếm 8% tổng thu nhập
của nghành nông nghiệp). Xuất khẩu hoa đạt 40 triệu USD và dự tính những năm tới sẽ
lên đến 70 triệu USD/ năm. Thị trường Thị trường Nhật tiêu thụ trên 70% hoa của

NiuDiLân.Ở Columbia, ngành sản xuất hoa kiểng đã trở thành ngành sản xuất đứng thứ
tư ( sau dầu mỏ, than, cà phê).
Các nước Châu Á:
Các nước xung quanh chúng ta đang phát triển rất mạnh trong ngành này:
-

Singapore năm 1991 xuất khẩu 13 triệu USD( chủ yếu Hoa Lan) đến nay đã đạt
trên 20 triệu USD .

-

Thái Lan năm 1991 xuất khẩu mặt hàng này lên 200 triệu USD/ năm, bảo đảm
tăng trưởng hàng năm từ 8% - 10%.

-

Maláiia, chính phủ đã quy hoạch 300 ha ở bang Zohor và giao cho Hiệp hội Hoa
Lan tổ chức ở đây thành khu “ Trung tâm sản xuất Hoa kiểng xuất khẩu”.

-

Trung Quốc hiện nay là một trong bảy nước sản xuất hoa lớn trên thế giới với
lượng tăng trưởng bình quân hàng năm 20%. Tuy nhiên chủng loại sản phẩm ở
đây chưa đa dạng, chất lượng thuộc loại trung bình và thấp nên chủ yếu tiêu thụ
nội địa, có xuất đi Hồng Kông và một số nước Châu Á.Hiện tại nước này có 900
thị trường bán buôn và 16.000 doanh nghiệp bán lẻ làm công tác tiêu thụ hoa.
Nhìn chung thị trường hoa thế giới ngày càng mở rộng về quy mô, nhưng cục

diện cũng đang biến động.


4


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

Để tránh bị đẩy lùi khỏi “cuộc chơi” cạnh tranh trên thị trường hoa kiểng thế
giới, một số nước phát triển đã bắt đầu hợp tác sản xuất với các nước có giá thành
thấp.Hiện nay Hà Lan, Mỹ, Nhật đã có một số công ty Hoa sản xuất tại Guateruala,
Braxin, Ấn Độ, New Zealand, Malaisia, Trung Đông,… với mục đích giảm giá thành
để tăng sức cạnh tranh.
2.1.2.Thị trường hoa kiểng Việt Nam
Nếu xét về điều kiện tự nhiên để phát triển hoa kiểng thì Việt Nam không thua
kém bất kỳ nước nào trên thế giới. Do vị trí và hình dáng đặc biệt, chạy dài gần
1700km từ Bắc xuống Nam nằm gọn trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, trải dài trên
15 vĩ tuyến từ cực Bắc 23023’ (xã Lũng của tỉnh Hà Giang) đến cực nam 8033’ ( xóm
rạch Tàu –Cà Mau), Địa hình cao thấp khác nhau nên khí hậu Việt Nam vừa có tính
chất chung của vùng nhiệt đới ẩm, vừa phân chia thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác
nhau vì thế trên đất nước ta có đủ thảm thực vật của 3 miền khí hậu : Nhiệt đới, Á nhiệt
đới và ôn đới. Riêng vùng cao nguyên Lâm Đồng với diện tích xấp xỉ ¼ nước Hà Lan ,
khí hậu ôn hòa. Những ngày mà thế giới cần nhiều hoa nhất là từ tháng 12 đến tháng 2
dương lịch. Thời gian đó ở Âu Mỹ, Nhật….đang bị tuyết phủ thì ở Việt Nam mùa mưa
vừa chấm dứt, khí hậu se lạnh nhưng chan hòa ánh sáng, rất thuận lợi cho các loài hoa
trổ bông hàng loạt.Tại Tp.HCM, một vùng từ xưa tới nay chưa gặp bão lớn, rất ít
sương muối.Đó là những điều kiện khí hậu lý tưởng cho việc phát triển hoa kiểng.
Do điều kiện tự nhiên ưu đãi như vậy, nên kho tàng thực vật ở nước ta cũng vô
cùng phong phú.Nhóm cây có hình dạng kỳ lạ, hương sắc độc đáo được trồng làm
kiểng là nhóm cây có số lượng phong phú và phức tạp nhất.Từ dây leo, cây bụi, cây
tiểu mộc, cây trung mộc, và các loài đại mộc cũng được hãm thu nhỏ lại trong chậu để

làm các loại bon sai có giá trị kinh tế cao.Đặc biệt là loài phong lan Việt Nam, với
khoảng trên 750 loài đã đưa phong Lan đứng hàng thứ 2 sau Cúc.
2.2. Tổng quan về hoa kiểng
2.2.1.Nguồn gốc và phân loại

5


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

2.2.1.1.Nguồn gốc
Các cây hoa kiểng trồng hiện nay đã qua hàng nghìn năm chọn lọc.Chúng đã được
con người đem đi trồng ở khắp mọi nơi, do ảnh hưởng lâu dài của điều kiện ngoại cảnh
nơi đó, qua sự chọn lọc nhân tạo đã sản sinh ra nhiều loại hình mới, đặc tính sinh học
có nhiều thay đổi.Tuy nhiên do sự bảo thủ di truyền nên chúng vẫn giữ nguyên một số
đặc tính sinh học căn bản.Nguồn gốc của loài hoa kiểng khác nhau yêu cầu điều kiện
ngoại cảnh khác nhau.Trong kỹ thuật trồng trọt ở mức độ nhất định phải thỏa mã yêu
cầu của chúng.
Các loại hoa kiểng trên thế giới phần lớn có nguồn gốc ở nhiệt đới.Vùng ôn đới có
khí hậu ấm áp, nhiệt độ trong năm sai khác rõ rêt, mùa đông có nhiệt độ thấp nhưng
không lạnh lắm. Vùng nhiệt đới có cả năm ấm áp, m không có mùa đông rõ rệt, lượng
mưa tương đối cao và phân bố không đều.
Dưới đây là nguồn gốc của một số loài phổ biến:
-

Cúc, cẩm chướng, có nguồn gốc ở Trung Quốc, Nhật Bản.

-


Bông giấy có nguồn gốc ở Brazil.

-

Thược dược, cánh giấy có nguồn gốc ở Mêhicô.

-

Huệ có nguồn gốc ở Nam Mỹ, Châu Phi.

-

Tigôn có nguồn gốc ở Trung Mỹ.

-

Cúc đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Châu Phi.

-

Lily, tulip có nguồn gốc ở HÀ Lan.

-

Tùng Bách tán có nguồn gốc ở Tan Caledonia.

2.2.1.2.Phân loại:Có rất nhiều cách để phân loại hoa kiểng như là phân theo họ, theo
nguồn gốc.Tuy nhiên ở đây hoa kiểng được coi là hàng hóa nên ta có thể phân loại theo
chủng loại sản phẩm:

Chủng loại hoa kiểng được sản xuất và kinh doanh thì rất đa dạng nhưng ta có thể
chia làm 4 nhóm:

6


Đại học nông lâm TP.HCM

-

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

Nhóm hoa cao cấp: Huệ đỏ, hồng, cẩm tú, hồng môn, sứ thái...Nhóm này được
khách hàng sử dụng khá nhiều vì có giá trị thẩm mỹ cao mà giá thành được coi
là vừa tầm so với túi tiền người tiêu dùng.

-

Nhóm

hoa

Lan

:

Dendrobium,

Mokara,


Phalaenopsis,

Cattleyas,

Vandaceous….đây là nhóm có giá trị kinh tế cao, tỷ lệ các hộ trồng lan tập
trung nhiều ở huyện Dĩ An.Trong đó Lan cắt cành thuộc nhóm Mokara và
Dendrobium được các hộ trồng nhiều và có tỷ suất lợi nhuận cao mặc dù vốn
đầu tư ban đầu cao, nhất là phần đầu tư cây giống.
-

Nhóm hoa nền : Cúc, Vạn thọ, sống đời, thược dược, mào gà, hướng dương,
mãn đình hồng. Nhóm hoa nền này được trồng đề khắp mọi nơi, vì do tính chất
dễ trồng, vốn đầu tư ít và thường được trồng để tiêu thụ vào các dịp lễ tết, ngày
rằm.

-

Nhóm hoa kiểng được chỉnh sửa làm cây kiểng bon sai: Mai, Nguyệt quế, Mai
chiếu thủy.Nhóm cây này hiện nay đang là loại mặt hàng thu khách trên thị thị
trường trong nước và cả ngoài nước.

2.3. Tổng quan về tỉnh Bình Dương
2.3.1 : Vị trí địa lý – Kinh tế
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng đông Nam Bộ (ĐNB) và là 1 trong 4 tỉnh thuộc
vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam (PTKTTĐPN) ; tổng diện tích tự nhiên
269.554,79ha, với 7 đơn vị hành chánh là thị xã Thủ Dầu Một và 6 huyện ( Thuận An,
Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo, Dầu Tiếng ). Ranh giới hành chính: Phía BẮc
giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây và TÂy BẮc giáp tỉnh Tây Ninh, Phía Đông giáp tỉnh
Đồng Nai, Phía Nam và tây nam giáp Thành Phố Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2007,
dân số toàn thỉnh là 883.200 người, mật độ dân số bình quân là 328 người/ km2.


7


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

2.3.2. Khí hậu thời tiết
Bình dương năm trong vùng khí hậu nhiệt đới cân xích đạo – gió mùa, có nền
nhiệt cao đều quanh năm, ánh sang dồi dào, một năm có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Các trị số khí hậu đặc trưng như sau :
+ Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm : 25,00C – 27,00 C, tổng tích ôn lớn : 9.4680C9.6840C/năm, tổng lượng bức xạ cao và ổn định : 75-80 Kcal/cm2/ năm.
+ Giàu nắng : 2.765 giờ/năm. Đáng lưu ý là trong năm đến 11 tháng có số giờ nắng ≥
200 giờ nắng/ tháng; tổng số giờ nắng trong năm là 2.888 giờ, trung bình 6,7- 7;2 giờ /
ngày.
Hai yếu tố nhiệt và ánh sáng ở Bình Dương được xếp vào loại cao. So với các
tỉnh đồng Bằng Bắc Bộ thì tổng tích ôn lớn hơn gần 3.000oC / năm, ánh sang hơn 800
giờ / năm. Chính đây là ưu thế khi trồng cây nhiệt đới ưa sáng sẽ có chỉ số quang hợp
cao nếu đủ các điều kiện nước, dưỡng chất,…Thực tế, nếu gieo trồng cây ngắn ngày có
thể làm 4-5 vụ/năm mà vẫn đạt năng suất cao và chất lượng tốt.
Đặc trưng nổi bật của khí hậu ở Bình Dương là tổng lượng mưa hàng năm khá
lớn ( từ 1.641- 2.147mm/ năm) song lại phân bố không đều mà chia thành 2 mùa rõ rệt
: mùa mưa và mùa khô. Xu thế lượng mưa giảm dần từ Tây sang Đông và từ BẮc
xuống Nam.
 Mùa mưa thực sự thường bắt đầu từ 10-20/V và kết thúc từ 25-30/X ( kéo dài
158-179 ngày), lượng nước mưa chiếm trên 84% lượng mưa cả năm; trong điều
kiện đất xám, thành phần cơ giwosi thô, khả năng giữ nước và phân kém , nếu
không có các biện pháp thủy lợi, giữ nước thì rất khó có thể canh tác 2 vụ trong
năm.

 Mùa khô thực sự bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc từ 10-20/IV (131-155
ngày) lượng nước lượng mưa chỉ chiếm 12-15% lượng mưa cả năm; kết hợp với
nắng, nóng kéo dài, lượng bốc hơi gia tăng, nếu không có các công trình thủy
lợi, sản xuất nông nghiệp trong mùa khô hầu như bị ngừng trệ; việc lựa chọn các

8


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

cây lâu năm không cần tưới nước như cao su, điều, cây rừng…trong đó điều
kiện không có nước tưới là hoàn toàn hợp lý.
2.3.3 Địa hình và đất đai
2.3.3.1.Địa Hình
Nhìn chung, tỉnh Bình Dương có địa hình tương đối bằng, tuy nhiên, đi sâu phân
tích lát cắt địa hình sẽ thấy dạng địa hình khá biến đổi theo kiểu “ lượn sóng”, xen giữa
các đồi thấp là những thung lũng nhỏ hoặc ruộng bằng, địa hình thấp, thường ngập
nước trong mùa mưa. Hướng dốc thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam; phía đông
Bắc, cao trình biến đổi từ 112m- 193m; phía Nam và Tây Nam của tỉnh có địa hình
thấp 1m-20m. Với hướng dốc và lát cắt địa hình như vậy, tạo cho Bình Dương có 2
kiểu địa hình chính như sau :
-

Địa hình đồng bằng gồm các bề mặt có nguồn gốc trầm tích sông, đầm lầy biển
hoặc các tích tụ thung lũng; phân bố ở ven các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Sông
Bé, Thị Tính và ven suối.Đất đai chủ yếu là đất phù sa, đất phèn hoặc đất dốc tụ.

-


Đại hình bậc thềm cao và đồi thấp; chủ yếu là các bậc thềm phù sa cổ và đất nâu
vàng trên phù sa cổ.
Có 5 cấp độ dốc như sau : Độ dốc cấp I (0-3o): 8.056 ha, chiếm 80, 94 %

DTTN; độ dốc cấp II (3- 8o):25.231 ha , chiếm 9,36% DTTN; độ dốc cấp III(8-15o) :
14.489 ha, chiếm 5,37%DTTN, độ dốc cấp IV (15-20o): 4.773ha, chiếm 1,77%DTTN;
Độ dốc cấp V(>20o): 1.515ha, chiếm 0,56% DTTN.

9


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

2.3.3.2 Đất đai
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000, toàn tỉnh Bình Dương
có 7 nhóm đất là : Nhóm đất phèn, đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm
đất dốc tụ, nhóm đất xáo trộn và nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.
Chất lượng đất:
 Đất ở Bình dương có 2 ưu thế là :Tầng dầy đất khá lớn. và địa hình tương đối
bằng phẳng.
 Tính chất lý hóa học của đất
-

Tính chất vật lý : Đất ở BD hầu hết có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao, nhất
là các loại đất phát sinh trên phù sa cổ dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ
nước và phân kém, dễ bị rửa trôi cả theo chiều ngang và chiều dọc, đây là một
hạn chế lớn.


-

Tính chất hóa học : Các nhóm đất xám, đất đỏ vàng thuộc loại nghèo dưỡng
chất.Riêng phù sa và đất phèn có tỷ lệ mùn cao và đạm tổng số từ khá đến giàu.
Xét tương quan giữa hàm lượng tổng số và dễ tiêu cho thấy muốn cho cây trồng
có năng suất cao, chất lượng tốt cần mức đầu tư khá cao cả về phân bón ( đủ số
lượng và tỷ lệ cân đối), nước tưới và công lao động.

Về khả năng sử dụng:
Đất ở Bình Dương tuy có chất lượng không cao nhưng khả năng sử dụng lại khá đa
dạng ( thích nghi với nhiều loại cây trồng). Những nơi có địa hình thấp có thể luân
canh.
Tóm lại: Đất dùng cho nông nhiệp không được đánh giá là lợi thế của tỉnh Bình
Dương bởi có đến 94% là “ đất có vấn đề”: Đất xám nghéo và mất cân đối về dinh
dưỡng; đất phèn, đất xám đọng mùn có độ pH thấp; do vậy muốn có năng suất cao

10


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

phải đầu tư chi phí nhiều hơn, giá thành cao, sức cạnh tranh kém..Nên cần sử dụng các
mô hình canh tác một cách tổng hợp.
2.3.4 Đánh giá khái quát về kinh tế tỉnh Bình Dương
Theo đánh giá của ban chấp hành tỉnh Đảng bộ tại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Bình Dương lần thứ VII; đồng thời, phân tích số liệu thống kê cho thấy nề kinh tế Bình
dương phát triển một cách liên tục và toàn diện với tốc độ cao. Tổng sản phẩm trong

tỉnh tăng bình quân 14,27 %/năm; trong đó, giá trị sản xuất ngành công nhiệp tăng
33,26%/năm, giá trị ngành sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp tăng 6,71%/năm; giá trị
dịch vụ tăng 11,24%/năm.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo phương hướng tăng nhanh tỷ
trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Các thành phần kinh tế ở Bình dương hình thành phát triển khá đa dạng; bao
gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở liên doanh, liên kết,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác xã, chủ trang trại các nông
hộ..đang tích cực đầu tư và Bình Dương và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

11


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1.Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng kinh doanh hoa kiểng hiện nay của huyện Dĩ An và Thị xã Thủ
dầu Một.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển ngành kinh doanh hoa kiểng ở huyện Dĩ An và
thị xã Thủ Dầu Một giai đoạn tiếp theo.
3.2.Nội dung
1. Khảo sát hiện trạng tình hình kinh doang hoa kiểng và tình hình cung ứng hoa kiểng

ở một số huyện điển hình của tỉnh Bình Dương: Huyện Dĩ An và Thi xã Thủ Dầu Một.
2. Phân tích các mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của việc phát triển ngành

hoa kiểng ở Huyện Dĩ An và Thị Xã Thủ Dầu một.
3. Đề xuất hướng phát triển phù hợp cho ngành hoa kiểng.
3.3. Phương pháp nhiên cứu
1.Điều tra khảo sát các hộ kinh doanh hoa kiểng về tình hình kinh doanh trên địa bàn
các huyện Dĩ An. Thị xã Thủ Dầu Một dựa theo phiếu điều tra có sẵn.
2. Thu thập, phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu từ đó đưa ra những định hướng phát triển
phù hợp.
3. Sử dụng phương pháp phân tích SWOT.

12


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

4. Sử dụng phương pháp chuyên gia. Tham khảo ý kiến một số chuyên gia ở một số cơ
quan có liên quan đến lĩnh vực hoa kiểng.
3.4. Thời gian và địa điểm khảo sát.
Quá trình khảo sát được tiến hành trên huyện Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một của tỉnh
Bình Dương từ tháng 2/2008 đến tháng 3/ 2008.

13


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng cung ứng hoa kiểng ở 2 huyện, thị Dĩ An và Thủ
Dầu Một.
4.1.1.Thực trạng kinh doanh
Qua điều tra 31 hộ kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn huyện Dĩ An và thị xã
Thủ Dầu Một cho thấy, phần lớn các nghệ nhân tập trung vào việc trồng và kinh doanh
hoa lan, tiếp đến là sứ thái còn các loại hoa kiểng khác thì chiếm số ít.Các hộ chỉ
chuyên kinh doanh hoa kiểng thì thường là phải nhập, mua lại từ các tỉnh khác như
Tp.HỒ Chí Minh…
Công nghệ trồng hoa còn lạc hậu, chủ yếu là trồng tự nhiên, không nhà lưới, cơ
sở vật chất còn thấp, trong khi công nghệ hiện đại, kinh doanh có quy mô thì cần phải
có nhà lưới để chủ động kiểm soát điều chỉnh nhiệt độ, ánh sang thời gian nở hoa,
chống sâu bệnh, mưa gió.
Việc kinh doanh hoa kiểng cần một thời gian dài, sự đầu tư lớn trong khi đó
người dân ở đây chỉ làm ăn nhỏ lẻ, manh mún với số vốn khá ít và kinh doanh mang
tính chất tự phát không có quy mô cũng như nhũng kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm.Các
hộ kinh doanh sản xuất chỉ bằng kinh nghiệm truyền thống, chưa qua trường lớp hay

14


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

các khóa đào tạo về kinh doanh.Vì vậy hầu hết các hộ được khảo sát đều chưa có khả
năng tiếp cận thị trường thế giới.
4.2.Phân tích tình hình kinh doanh hoa kiểng:
Qua khảo sát trên 31 hộ sản xuất, kinh doanh hoa kiểng bon sai trên địa bàn: huyện
Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một, kết quả thu được như sau:

4.2.1 Chủng loại hoa kiểng kinh doanh.
Tỷ lệ phần trăm chủng loại hoa
75.86

80
70
60
50
tỷ lệ(%) 40
30
20
10
0

48.28

55.17
37.93
Series1

Mai

Sứ

Lan

Nền

Chủng loại hoa


Hình 4.1:Chủng loại hoa kinh doanh (Nguồn: Tự điều tra)
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của các cơ sở là cây hoa nền, chiếm tỉ lệ nhiều
nhất là 75,86%, và hoa lan là mặt hàng mà các cơ sở kinh doanh ít nhất chiếm 37,92%.
Đa số các hộ vừa kinh doanh vừa sản xuất tập trung chuyên canh một loại cây
kiểng.Các loại ngắn ngày khác ( vd: mười giờ, lan chi, cúc,…) chỉ trồng thêm nhằm
mục đích lấy ngắn nuôi dài. Còn ở các cơ sở chuyên kinh doanh thì có rất nhiều chủng
loại vì do mua lại từ nhiều nhà vườn trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh khác.

15


Đại học nông lâm TP.HCM

Bộ môn cảnh quan & và kỹ thuật hoa viên

4.2.2 Thị trường kinh doanh
- Trong nước: 100%
- Xuất khẩu nước ngoài: 3,23%
Thị trường trong nước là chính. Chủ yếu kinh doanh theo hình thức kinh doanh
tại chỗ. Trong số các hộ được khảo sát chỉ có hộ kinh doanh của ông Phạm Hồng Tích
( chủ tịch hội sinh vật cảnh huyện Dĩ An) là đã xuất khẩu đi Mỹ. Cách làm của ông là
đưa sản phẩm sang tận nơi và theo chăm sóc đến khi cây kiểng phát triển được tại môi
trường mới. Hiện nay hội sinh vật cảnh của Dĩ An có tập trung phát triển để đủ khả
năng, tiêu chuẩn xuất khẩu đi nước ngoài. Tuy nhiên chủng loại được chọn làm thế
mạnh ở đây là Bonsai, còn cây hoa kiểng khác như Lan, Sứ, các lại cây hoa nền…. của
Bình Dương nhìn chung lại chưa đủ tự tin để nghĩ đến xuất khẩu.
4.2.3: Phương thức kinh doanh

100
90

80
70
60
tỷ lệ (%) 50
40
30
20
10
0

100

20

Bán lẻ

Bán mối

20

bán hợp
đồng hoặc
thi công sân
vườn

Hình 4.2: Phương thức kinh doanh ( Nguồn: Tự điều tra)
Theo kết quả khảo sát cho thấy có 100% các hộ đều sử dụng phương thức bán
lẻ, Chỉ có một vài hộ là có thêm hình thức bán mối cho các hộ kinh doanh hoa kiểng
khác, hoặc bán theo hợp đồng thi công sân vườn, biệt thự.


16


×