Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUẬN 7 - TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP. HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN VĂN ĐẬM

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH
QUẬN 7 - TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KĨ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TP. HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN VĂN ĐẬM

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH
QUẬN 7 - TP HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh Quan Và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn : TS. ĐINH QUANG DIỆP
TS. LÊ MINH TRUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY
**********

NGUYEN VAN DAM

DESIGNING THE LANDSCAPE
OF ADMINISTRATIVE CENTRAL AREA
IN DISTRICT 7 - HO CHI MINH CITY

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Adviser : DINH QUANG DIEP, Ph.D.
LE MINH TRUNG, Ph.D.

Ho Chi Minh City
July/2008

ii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và
động viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm
ơn:
TS. Đinh Quang Diệp, TS. Lê Minh Trung đã hướng dẫn em tận tình, chu
đáo.
Các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp DH04CH.
Chị Minh Trúc lớp DH02CH.
Các bạn lớp DH04CH.
Đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, và động viên em hoàn thành tốt đề
tài.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20/7/2008
Nguyễn Văn Đậm

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Thiết kế cảnh quan khu trung tâm hành chính quận 7 - Tp. Hồ Chí
Minh” được tiến hành tại khu trung tâm hành chính quận 7, lô C3 và C9, đường
Tân Phú, phường Tân Phú, thời gian từ tháng 3/2008 đến hết tháng 7/2008.
Kết quả thu được:
- Điều tra các chủng loại cây xanh hoa kiểng được trồng trong công viên
khuôn viên Phú Mỹ Hưng.
- Điều tra hiện trạng cây xanh trong khu trung tâm hành chính.
- Thiết kế mảng xanh khu trung tâm hành chánh quận 7.
- Lập danh mục các loại cây trồng phù hợp.
- Lập bảng dự toán hạng mục cây xanh hoa kiểng.


iv


SUMMARY
The thesis “Designing the landscape of administrative central area in
district 7, Ho Chi Minh city” was carried out in lot C3 and C9, Tan Phu street,
Tan Phu ward, district 7; from March 2008 to July 2008.
Results:
-

Investegating trees, ornamental plants which are grown in parks in Phu

My Hung and administrative central area in district 7.
-

Designing the landscape of administrative central in district 7 to be

suitable with environment and landscape structure.
-

Establishing a list of suitable trees and ornamental plants.

-

Establishing pubget for trees, ornamental plants planting.

v



MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa .................................................................................................... i
Trang tựa tiếng Anh .................................................................................. ii
Lời cảm ơn .............................................................................................. iii
Tóm tắt .................................................................................................... iv
Summary .................................................................................................. v
Mục lục .................................................................................................... vi
Danh sách các bảng ............................................................................... viii
Danh sách các hình ................................................................................ viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 2
1.4 Giới hạn của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu khu trung tâm hành chính quận 7, Tp Hồ Chí Minh ...................... 3
2.1.1 Vị trí và giới hạn .......................................................................................... 3
2.1.2 Qui hoạch tổng thể ....................................................................................... 4
2.1.3 Qui hoạch bố cục .......................................................................................... 4
2.1.4 Qui hoạch công viên ..................................................................................... 5
2.2 Điều kiên tự nhiên của khu Trung tâm hành chính ........................................ 5
2.2.1 Địa hình......................................................................................................... 5
2.2.2 Thổ nhưỡng ................................................................................................... 5
2.2.3 Khí hậu .......................................................................................................... 6
2.2.4 Thủy văn........................................................................................................ 7
2.3 Các công trình hiện trạng ................................................................................. 7

vi



2.3.1 Hiện trạng xây dựng...................................................................................... 7
2.3.2 Hiện trạng cấp thoát nước ............................................................................. 7
2.3.3 Cảnh quan môi trường................................................................................... 7
2.3.4 Hiện trạng cây xanh ...................................................................................... 8
2.4 Đánh giá hiên trạng ......................................................................................... 8
2.4.1 Thuân lợi ....................................................................................................... 9
2.4.2 Khó khăn ....................................................................................................... 9
2.5 Chức năng của mảng xanh trong khu hành chính............................................ 9
2.6 Tiêu chuẩn chọn cây trồng trong các khu hành chính ................................... 10
Chương 3: MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 12
3.1 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 12
3.2 Nội dung đề tài .............................................................................................. 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 12
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 14
4.1 Các chủng loại cây xanh, hoa kiểng trồng trong công viên, khuôn viên khu đô
thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh ....................................................... 14
4.2 Nhiệm vụ thiết kế .......................................................................................... 19
4.3 Thuyết minh thiết kế ...................................................................................... 20
4.3.1 Quãng trường .............................................................................................. 21
4.3.2 Các tuyến đường ......................................................................................... 23
4.3.3 Công viên .................................................................................................... 24
4.4 Danh mục các loại cây xanh hoa kiểng được chọn trong thiết kế ................. 26
4.5 Đặc điểm của một số cây trồng chính ............................................................ 27
4.6 Bảng dự toán hạng mục cây xanh - cây cảnh................................................. 27
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 30
5.1 Kết luận…………. ......................................................................................... 30
5.2 Kiến nghị........................................................................................................ 30
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 31
Phụ lục


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Các chủng loại cây được trồng trong công viên, khuôn viên khu đô thị
Phú Mỹ Hưng……............................................................................................... 14
Bảng 4.2 Các chủng loại cây được trồng theo thiết kế........................................ 26
Bảng 4.3 Bảng dự toán hạng mục trồng mới và lắp bó vỉa cây các tuyến đường 28
Bảng 4.4 Bảng dự toán hạng mục trồng cây công viên....................................... 29

DANH SÁCH CÁC HÌNH, ẢNH
HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu đất thiết kế .................................................................... 3
Ảnhh 2.2 Mẫu đất tại hiện trường ......................................................................... 5
Ảnh 2.3 Cỏ may mọc dại trong khu trung tâm hành chính ................................... 8
Ảnh 2.4 Keo lá tràm và mai dương mọc dại trong khu trung tâm hành chính...... 8
Ảnh 2.5 Dừa nước mọc dại trong khu trung tâm hành chính ................................ 8
Hình 4.1 Mặt bằng tổng thể khu trung tâm hành chính....................................... 20
Hình 4.2 Mặt bằng thiết kế quãng trường trung tâm........................................... 21
Hình 4.4 Mặt bằng thiết kế công viên ................................................................. 24

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước
ta phát triển với tốc độ nhanh chóng, các cao ốc văn phòng, các trung tâm thương
mại xuất hiện ngày càng nhiều. Các khu đô thị mới và các toà nhà cao tầng đã tạo
nên tầm vốc hiện đại và khẳng định sức mạnh phát triển của Việt Nam. Tiêu biểu
cho sự hiện đại và sức mạnh đó phải nói đến khu Đô thị Phú Mỹ Hưng - một khu
đô thị mới của Thành Phố Hồ Chí Minh - với hệ thống cơ sở hạ tầng hết sức hiện
đại, cùng với các công trình trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, nhà văn
phòng… mang tầm khu vực cũng như quốc tế. Đi đôi với sự phát triển mang tính
tầm vốc là môi trường sống của chúng ta ngày càng hạn hẹp và ô nhiễm một cách
trầm trọng. Trên cơ sở đó, con người cần tìm một giải pháp tối ưu để cải tạo môi
trường sống, và một điều dễ dàng nhận thấy trong việc xây dựng hiện nay đó là tầm
quan trọng của yếu tố mảng xanh.
Ban Quản lý Khu nam Sài Gòn đã đề ra phương án quy hoạch kiến trúc tổng
thể xây dựng khu Trung tâm hành chính quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh tại lô đất
C3 và C9 đường Tân Phú, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh với
tiêu chí tạo nên một không gian sống, làm việc lý tưởng cho cán bộ và người dân ở
đây kết hợp với việc cải tạo môi trường sống, làm việc, tôn vinh vẻ đẹp hài hoà giữa
cảnh quan thiên nhiên và khối công trình kiến trúc của khu Trung tâm hành chính
quận 7, một định hướng về quy hoạch bố trí mảng xanh tại khu Trung tâm hành
chính đang được chú trọng quan tâm. Mục đích tạo cảnh quan và phục vụ nhu cầu
về nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời đóng góp cho công tác giáo dục và phát triển

1


nâng cao nhận thức về giá trị của thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường cho
người dân sống và làm việc tại khu Trung tâm hành chính quận 7, Thành Phố Hồ

Chí Minh nói riêng và cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
1.2 Lý do chọn đề tài
Khu trung tâm hành chính Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang được
quy hoạch và xây dựng. Hiện nay, các hạng mục khác (xây dựng, điện, cấp thoát
nước…) đã qui hoạch xong, còn hạng mục cây xanh chưa được lập quy hoạch, thiết
kế.
Nhận thức được vai trò của cây xanh đối với môi trường sống nói chung và
đối với khuôn viên các công sở nói riêng, vấn đề qui hoạch và bố trí cây xanh khu
trung tâm hành chính quận 7 là một vấn đề cấp bách đang được chú trọng. Việc qui
hoạch thiết kế mảng xanh không chỉ đơn thuần là tạo mảng xanh cho khu vực mà nó
còn đòi hỏi tính thẩm mỹ, hài hòa với kiến trúc công trình và môi trường tự nhiên,
tạo không gian sống và môi trường làm việc tốt nhất cho con người và chủng loại
cây trồng phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên của khu vực.
Do đó, để thực hiện vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “ Thiết kế cảnh
quan khu trung tâm hành chính quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có ý nghĩa thiết thực là tạo mảng xanh góp phần cải tạo môi trường,
làm đẹp cảnh quan, đồng thời tạo không gian và môi trường làm việc tốt cho các
cán bộ, viên chức nhà nước cũng như sự thoải mái của nguời dân ở đây.
1.4 Giới hạn của đề tài
Đề tài được thực hiện ở khu Trung tâm hành chính quận 7, đường Tân phú,
phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 3/2008
đến tháng 7/2008.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUẬN 7, THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Vị trí và giới hạn
Dự án khu Trung tâm hành chính quận 7, nằm tại góc Đông Bắc của khu Đô
thị mới Nam Sài Gòn (lô C3 và C9 đường Tân Phú, Phường Tân Phú, Quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh).

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu đất thiết kế

3


Khu đất đầu tư xây dựng có dạng hình chữ nhật.
- Phía Đông Bắc và Tây Bắc giáp với rạch Cả Cấm.
- Phía Đông Nam giáp với đường đất rộng 6m.
- Phía Tây Nam - đường Quảng Trường Dân Chủ giáp với đường nhựa rộng
12m (lộ giới 12,5m tính từ tim đường vào ranh khu đất).
Với vị trí xây dựng nằm trong khu đô thị Nam Sài Gòn nên giao thông đối
ngoại tương đối thuận lợi, dễ dàng kết nối với các trục đường chính như: Đại lộ
Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát, đường trục Bắc Nam, …
2.1.2 Quy hoạch tổng thể
Nhìn một cách tổng thể ý đồ chủ đạo của dự án tập trung vào sự hợp nhất đa
chức năng nhằm phục vụ cho những mục đích cụ thể. Khu chính Ủy ban nhân dân
nằm ngay trung tâm với các tòa nhà nhỏ hơn bao bọc xung quanh như che chở bảo
vệ cho khu hành chính. Các tòa nhà được liên kết chặt chẽ với nhau bằng các tuyến
đường nội bộ có lộ giới từ 11 đến 13m, vỉa hè 4m đến 5m. Phía sau là phần đất
dành cho mảng xanh và có rạch Cả Cấm chạy vòng qua bao bọc như người mẹ dang
tay ôm lấy đứa con mình.
2.1.3 Quy hoạch bố cục
Dự án khu Trung Tâm hành chính quận 7 có tổng diện tích 67.080 m2. Đây
là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục, là một khu liên hợp gồm:

- Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận 7
- Khối vận
- Công an - Trạm giam giữ
- Đội thi hành án
- Tòa án
- Viện kiểm sát
- Đất dự trữ
- Kho bạc
- Thuế

4


- Trung tâm sinh hoạt thanh niên
- Quảng trường
- Thể dục thể thao
- Công viên
- Trạm xử lí nước sinh hoạt
2.1.4 Quy hoạch công viên
Diện tích công viên: 4.917 m2. Đây là khu vực nằm phía sau Quận ủy, phía
Đông và Đông Bắc giáp với rạch Cả Cấm. Toàn bộ mặt bằng đã được san lấp với
địa hình tương đối bằng phẳng, không có hạng mục xây dựng. Có điều kiện môi
trường và tự nhiên tương tự như điều kiện môi trường và tự nhiên của khu vực
Nam Sài Gòn.
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH
QUẬN 7
2.2.1 Địa hình
Hệ thống cao tọa độ do công ty Phú Mỹ Hưng cấp biên bản ngày
20/03/2007. Nhìn chung khu đất do đã được san lấp nên địa hình tương đối bằng
phẳng.

- Cao độ trung bình 1,5m
- Chỗ cao nhất 1,68m
- Chỗ thấp nhất 1,32m
- Một vài hố trũng sâu -0,6 đến -1,16m
- Một vài mương thủy lợi rộng 2,0 đến 2,5m, sâu từ 0,5 đến 1m
2.2.2 Thổ nhưỡng

Ảnh 2.2 Mẫu đất tại hiện trường

5


Theo kết quả khảo sát địa chất công trình cho thấy các lớp đất tại khu Trung
tâm hành chính quận 7 gồm các lớp đất từ trên mặt trở xuống như sau:
Lớp 1 là lớp đất cát pha cát màu xám nâu, xám vàng, kết cấu rời rạc chặt
vừa. Lớp này có bề dày từ 1,5 – 2,0 m.
Lớp 2 là sét hữu cơ màu xám đen, xanh đen chỗ xen dải cát mịn mỏng.
Trạng thái dẻo chảy, đất có tính dẻo cao. Lớp này có bề dày 21,5 – 23,5m.
2.2.3 Khí hậu
Khu vực quy hoạch thuộc phân vùng khí hậu IVb của Việt Nam. Đặc điểm
của phân vùng khí hậu này là :
- Nhiệt độ : Bình quân 29,50C
- Tháng có nhiệt độ cao nhất : tháng 5 (400C)
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất : tháng 12 (230C)
- Khí hậu : nhiệt đới chia thành 2 mùa rõ rệt – nắng và mưa
- Mưa từ tháng 05 tới tháng 11
- Nắng từ tháng 12 đến tháng 04
- Độ ẩm : bình quân 79,8%
- Lượng mưa : lượng mưa trung bình trong năm là 159 ngày đạt 1949 mm
(trong khoảng từ 1392 – 2318 mm)

- Bức xạ : Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình 11,7 Kcal/tháng
- Lượng bốc hơi : khá lớn (trong năm là 1.350 mm) trung bình là : 37
mm/ngày
- Gió :
* Thịnh hành trong mùa khô :
+ Gió Đông Nam chiếm 20 – 40%
+ Gió Đông chiếm 20 – 30 %
*Thịnh hành trong mùa mưa:
+ Gió Tây Nam chiếm 66%

6


2.2.4 Thủy văn
Theo tài liệu tương quan tháng 5/1996, các số liệu quan trắc tại sông Rạch
Điều, ấp 5, phường Tân Kiểng, Nhà Bè cho thấy:
- Cao độ mực nước tần suất 1%

: +1,51m

- Cao độ mực nước tần suất 5%

: +1,43m

- Cao độ mực nước tần suất 10%

: + 1,39m

- Cao độ mực nước thường xuyên


: +1,00m

- Cao độ mực nước thấp nhất

: - 2,31m

Hệ cao độ lấy theo hệ cao độ quốc gia.
2.3 CÁC CÔNG TRÌNH HIỆN TRẠNG
2.3.1 Hiện trạng xây dựng
Khu đất thiết kế đã được san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng:
đường giao thông đã được trải nhựa, vỉa hè được lát gạch con sâu, đã qui hoạch và
xây dựng hệ thống điện, hế thống cấp thoát nước hoàn chỉnh.
2.3.2 Cấp thoát nước
Hệ thống cống bê tông cốt thép đặt ngầm dưới vỉa hè đi bộ dọc theo các
tuyến đường giao thông nội bộ đảm bảo thoát nước mưa triệt để không gây ngập
úng cục bộ, hướng thoát nước ra Rạch Cả Cấm.
Hệ thống ống cấp nước Ф100, dự kiến cung cấp 400m3/ngày.
Hệ thống cấp thoát nước được quy hoạch sẽ đảm bảo cho sự sống của thảm
thực vật được bố trí quanh năm.
2.3.3 Cảnh quan môi trường
Do tính chất của khu Trung tâm hành chính, các khối kiến trúc liên kết với
nhau bởi các tuyến đường thẳng tắp làm cho cảnh quan của toàn khu dự án trở nên
khô cứng. Sự cần thiết của một ốc đảo xanh để giải nhiệt cho cảnh quan chung là
một vấn đề thật sự cấp thiết.

7


2.3.4 Hiện trạng cây xanh


Ảnh 2.3 Cỏ may mọc dại trong
khu trung tâm hành chính

Ảnh 2.4 Keo lá tràm và mai dương
mọc dại trong khu trung tâm hành chính

Khu đất thiết kế được qui hoạch từ khu đất trống và do các công trình kiến
trúc thượng tầng chưa được xây dựng nên các loài cây cỏ dại mọc xâm lấn. Các loài
chủ yếu là keo lá tràm, cỏ lau, sậy,mai dương, cỏ may…các loài này mọc dại trong
các khu được qui hoạch xây dựng kiến trúc thượng tầng nên cần được loại bỏ.

Ảnh 2.4 Dừa nước mọc dại trong khu hành chính
Dọc theo rạch Cả Cấm có mảng thực vật có thể được giữ lại trong thiết kế.
Các loài chủ yếu gồm: bần chua, bình bát nước, dừa nước…
2.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
2.4.1 Thuận lợi
- Địa hình bằng phẳng , điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn thuận lợi cho
sự sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây trồng.

8


- Nam Sài Gòn là nơi có sức thu hút đầu tư lớn và đang được quan tâm nhiều
về vấn đề cảnh quan môi trường.
- Nguồn cung cấp nước cho công trình luôn được đảm bảo và không bị ô
nhiễm.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa vô cùng thuận lợi về nguồn thực vật đa dạng
phong phú, nguồn cung cấp cây xanh dồi dào từ các vườn ươm và vựa kiểng của
thành phố. Giá cả hợp lý, quãng đường vận chuyển gần nên chất lượng cây xanh tốt.
- Không gian sinh trưởng bên trên và bên dưới mặt đất đều rất thuận lợi cho

sự phát triển của cây trồng.
2.4.2 Khó khăn
Hướng chính của công trình là hướng tây và tây nam mà phía trước công
trình lại là quãng trường, công viên nằm phía sau công trình bị các công trình kiến
trúc che khuất nên khó khăn cho việc bố trí cây trồng.
2.5 CHỨC NĂNG CỦA MẢNG XANH TRONG CÁC KHU HÀNH CHÍNH
2.5.1 Điều hòa nhiệt độ
Mảng xanh điều hòa nhiệt độ môi trường thông qua tác động chi phối bức xạ
mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thu và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu
quả chi phối phụ thuộc vào mật độ lá , kiểu dáng cành, cấu trúc tán.
2.5.2 Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí
Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên tĩnh trước và sau gió.
Hiệu quả và mức độ kiểm soát gió thay đổi tùy theo kích thước loài, hình dáng, độ
dày tán lá , sự lưu giữ của lá, vị trí cụ thể của cây xanh.
2.5.3 Tăng độ ẩm không khí
Cây xanh ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió làm thoát hơi
nước, làm giảm sự bốc hơi của ẩm độ đất.
2.5.4 Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí CO2
Trong môi trường đô thị, tỷ lệ O2 luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông;
trong khi đó, lượng khí CO2 không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng
nhiên liệu trong các nhà máy, phương tiện giao thông và hoạt động hô hấp của con

9


người. Cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí CO2 và thải O2 thông qua quá trình
quang hợp. Một ha cây xanh trong một giờ hấp thu 8kg CO2 bằng số lượng CO2 của
200 người thải ra.
2.5.5 Các tác dụng trong kĩ thuật học môi sinh
Hạn chế tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm không khí, kiểm soát sự rửa trôi và xói

mòn đất, giảm sự chiếu sáng và phản chiếu, kiểm soát giao thông…
2.5.6 Thành phần cảnh quan, một bộ phận của kiến trúc đô thị
Thực vật sống và tăng trưởng, cây to và cây bụi phải được xem xét một cách
động về chức năng trong thiết kế kiến trúc. Vì cây xanh có những tiềm năng về kiến
trúc, chúng có thể được dùng như các thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay
theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn,
kiểm soát riêng tư, sự hút tầm nhìn…
2.5.7 Tác dụng kinh tế-xã hội
Sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm
gỗ có giá trị kinh tế cao, cây xanh còn là yếu tố tinh thần gắn bó với cuộc sống lao
động và sinh hoạt văn hóa của con người.
2.6 TIÊU CHUẨN CHỌN CÂY TRỒNG TRONG CÁC KHU HÀNH CHÍNH

Trên cơ sở các nguyên lý chung về thiết kế trồng trong các công viên, khuôn
viên, việc chọn loài giống cây cần xem xét đến yếu tố sinh lý, sinh thái cây trồng.
Trên quan điểm đó, một số tiêu chí đề nghị để chọn loại cây trồng trong các công
viên, khuôn viên như sau:
- Cây có tán lá đẹp, hoa lá trái có màu sắc xinh tươi.
- Dây leo có tán lá đẹp, hoa lá có màu sắc sinh tươi.
- Hoa, lá, trái, mùi, nhựa không gây độc hại.
- Không có hệ thống rễ ăn ngang, lồi lõm làm hư hại mặt đường nhà cửa
công trình, dễ đổ ngã.
- Thân cành nhánh không thuộc loại dòn dễ gãy, trái không to, dễ gây nguy
hiểm cho người đi đường, không thu hút ruồi muỗi.

10


- Lá thường xanh, không thuộc chủng loại rụng lá toàn phần, kích thước
không nên quá nhỏ (sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh đô thị).

- Cây (hoặc dây leo) có khả năng thích nghi, có thể thích nghi và phát triển
tốt trong môi trường bị ô nhiễm, đất đai nghèo dưỡng chất, chu trình nước rối loạn ở
đô thị.
- Tăng trưởng không quá nhanh cũng không quá chậm.
Trên thực tế rất ít có chủng loại nào thỏa mãn được tất cả các yếu tố trên do
đó việc chọn chủng loại cây trồng đường phố chỉ có tính tương đối.
Đối với khu chung cư, khu phố, khuôn viên công sở thì tùy theo hiện trạng
có thể sử dụng các loài cây bóng mát, kiểng, hoa, dây leo,... tùy theo yêu cầu.
Một số loài được chọn trồng trong công viên, khuôn viên các công sở, trường
học, bệnh viện: dầu con rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Gõ
đỏ (Afzelia xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamensis), Nhạc ngựa (Swietenia
macrophylla), Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa), Bò cạp nước (Cassia fistula),
Lim sét (Peltophorum pterocarpum), Sò đo cam (Spathodea campanulata), Phượng
vĩ (Delonix regia), ….
Một số cây tiềm năng đang thực nghiệm có khả năng trồng trên đường phố
và công viên: vấp (Mesua ferrea), long não (Cinnamomum camphora), giá tỵ giả
(Berrya cordifolia), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), xa kê (Artocarpus
altilis), sấu (Dracontomelom duperreanum), mít (Artocarpus heterophyllus), …
Các loại dây leo được trồng trên đường phố, công viên, khuôn viên cơ quan,
trường học, bệnh viện: hoa giấy (Bougainvillea brasiliensis), huỳnh anh
(Allamanda cathartica), dây giun (Quiqualis indica), tigôn (Antigonon leptpus), lá
tỏi (Bignonia floribunda), bìm bìm khói (Ipomoea carnea), cát đằng (Thunbergia
grandiflora), thiên lý (Telosma cordata), dây kim đồng (Tristellateia australasiae)
Các loại cây thân cột trồng trong công viên, khuôn viên, tiểu đảo, cơ quan,
trường học, bệnh viện: trúc đùi gà (Bambusa ventricosa), cau (Areca catechu), cau
vàng (Chrysalidocarpus lutescens), cau trắng (Veitchia merrillii), cau vua
(Roystonia regia), đủng đỉnh (Caryota mitis),…

11



Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Thiết kế mảng xanh ở khu trung tâm hành chính Q7, Thành Phố Hồ Chí
Minh phù hợp với kiến trúc công trình nhằm tạo mảng xanh góp phần cải tạo môi
trường, làm đẹp cảnh quan, đồng thời tạo không gian và môi trường làm việc tốt
cho các cán bộ, viên chức nhà nước và nguời dân ở đây.
3.2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Điều tra hiện trạng : đo vẽ hiện trạng cây xanh, cơ sở hạ tầng , đất đai.
- Điều tra và thống kê chủng loại cây được trồng trong công viên, khuôn viên
khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
- Thiết kế mô hình cảnh quan khu trung tâm hành chính cho phù hợp.
- Đề xuất các loại cây xanh, hoa kiểng phù hợp với thiết kế.
- Trình bày bảng vẽ thiết kế và thuyết minh thiết kế.
- Lập dự toán xây dựng các hạng mục cây xanh, hoa kiểng.
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra : Khảo sát thực tế, điều tra hiện trạng cây xanh trên
khu vực , chụp hình hiện trạng , phỏng vấn ý kiến các cán bộ, công nhân viên chức
trong khu Trung tâm hành chính quận 7.
- Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo bản đồ khu trung tâm hành
chính quận 7 và các tài liệu liên quan; tham khảo tài liệu về điều kiện tự nhiên và
danh mục những loài cây xanh, hoa kiểng có thể trồng trong khu vực; tham khảo tài
liệu cây xanh, cây cảnh để định danh và đưa ra danh mục cây trồng phù hợp, tham

12


khảo tài liệu về định mức, đơn giá chuyên ngành cây xanh, cây cảnh của thành phố

Hồ Chí Minh.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: dùng phần mềm Microsoft Word và
Microsoft Excel nhập các tài liệu thu thập được và các số liệu điều tra:
+ Các tài liệu thu thập được tổng hợp dựa trên các nội dung chính.
+ Các tài liệu điều tra cây xanh được tổng hợp thành 3 nhóm chính:
 Nhóm cây xanh có hoa
 Nhóm cây xanh bóng mát có dáng đẹp
 Nhóm cay bụi, hoa, kiểng
- Phương pháp thiết kế: phát thảo ý tưỏng ngoài hiện trường, phân khu chức
năng và phát thảo ý tưởng thiết kế, dùng phần mềm AutoCAD, Photoshop vẽ mặt
bằng hiện trạng, qui hoạch tổng thể và thể hiện chi tiết (mặt bằng, mặt đứng, phối
cảnh) một số khu vực, và các tuyến đường trong khu trung tâm hành chính quận 7.
- Phương pháp lập dự toán: lập dự toán hạng mục cây xanh, hoa kiểng gồm
chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung, chi phí thiết
kế và thuế giá trị gia tăng theo định mức, đơn giá nhà nước (có chỉnh sửa đơn giá
một số vật liệu cho phù hợp), dùng phần mềm Microsoft Exel để tính toán và thể
hiện.

13


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 CÁC CHỦNG LOẠI CÂY TRỒNG TRONG CÔNG VIÊN, KHUÔN
VIÊN KHU ĐÔ THỊ PHÚ MỸ HƯNG
Qua điều tra và khảo sát đã thống kê được có 131 loài cây xanh, hoa kiểng
thuộc 49 họ thực vật khác nhau đã và đang được trồng trong các công viên,
khuôn viên Phú Mỹ Hưng, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó, nhóm cây xanh
có hoa có 22 loài thuộc 9 họ thực vật; nhóm cây xanh bóng mát có 27 loài thuộc
16 họ và nhóm cây hoa kiểng nói chung có 82 loài thuộc 35 khác nhau. Những

loài cây này không chỉ có dáng đẹp, lá đẹp, hoa đẹp để tạo cảnh quan mà còn
thích hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu nơi đây.
Bảng 4.1 Danh mục các chủng loại cây được trồng trong công viên, khuôn
viên Phú Mỹ Hưng
Stt

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Họ thực vật

A: Nhóm cây xanh có hoa
1

Sò đo cam

Spathodea campanulata

Bignoniaceae

2

Chuông vàng

Tabebuia argentia

Bignoniaceae

3


Lim xét

Peltophorum pterocarpum

Ceasalpiniaceae

4

Muồng hoa vàng

Cassia fistula

Ceasalpiniaceae

5

Phượng vỹ

Delonix regia

Ceasalpiniaceae

6

Muồng hoa đào

Cassia javanica

Caesalpiniaceae


7

Bò cạp nước

Cassia fistula

Ceasalpiniaceae

8

Móng bò tím

Bauhinia purpurea

Ceasalpiniaceae

9

Móng bò sọc

Bauhinia variegata

Ceasalpiniaceae

14


10


Bằng lăng nhiều hoa

Lagerstroemia floribunda

Lythraceae

11

Bằng lăng nước

Lagerstroemia speciosa

Lythraceeae

12

Đại lá tù

Plumeria obtusa

Apocynacace

13

Đại trắng

Plumeria alba

Apocynaceae


14

Đại đỏ

Plumeria rubra

Apocynacace

15

Thông thiên

Thevetia perruviana

Apocynacace

16

Hoa sữa

Alstonia scholaris

Apocynacace

17

Ngọc lan trắng

Michelia alba


Magnoliaceae

18

Hoàng lan

Cananga odorata

Annonaceae

19

Tràm bông đỏ

Callistemon citrinus

Myrtaceae

20

Móng quỷ

Erythrina fusca

Fabaceae

21

Lộc vừng


Barringtonia acutangula

Lecythidaceae

B: Nhóm cây xanh bóng mát có dáng đẹp
1

Sọ khỉ

Khaya senegalensis

Meliaceae

2

Điệp phèo heo

Enterolobium cyclocarpum

Mimosaceae

3

Keo lá tràm

Acacia auriculaeformis

Mimosaceae

4


Keo tai tượng

Acacia mangium

Mimosaceae

5

Me tây

Samanea saman

Mimosaceae

6

Dầu rái

Dipterocarpus alatus

Dipterocarpaceae

7

Sao đen

Hopea odorata

Dipterocarpaceae


8

Viết

Mimusops elengi

Sapotaceae

9

Bàng đài loan

Terminalia ivorensis

Combretaceae

10

Phi lao

Casuarina equisetifolia

Casuarinaceae

11

Me keo

Pithecellobium dulce


Caesalpiniaceae

12

Me chua

Tamarindus indica

Caesalpiniaceae

13

Gõ nước

Intsia bijuga

Fabaceae

14

Tầm vông

Dendrocalamus strictus

Poaceae

15

Sanh


Ficus indica

Moraceae

15


16

Si

Ficus benjamina

Moraceae

17

Sung

Ficus racemosa

Moraceae

18

Đa lâm vồ

Ficus rumphii


Moraceae

19

Đa búp đỏ

Ficus elastica

Moraceae

20

Mít

Artocarpus heterophylus

Moraceae

21

Xa kê

Artocarpus altilis

Moraceae

22

Hoàng nam


Polyalthia longifolia

Annonaceae

23

Xoài

Mangifera indica

Anacardiaceae

24

Mận

Syzygium semarangense

Myrtaceae

25

Khế

Averrhoa carambola

Oxalidaceae

26


Tếch

Technona grandis

Verbennaceae

27

Sơ ri

Malpigia glabra

Malpigiaceae

C: Nhóm cây bụi, hoa, kiểng
1

Vạn tuế

Cycas revoluta

Cycadaceae

2

Phát tài núi

Dracaena cambodianus

Dracaenaceae


3

Phất dụ thơm

Dracaena fragrans

Dracaenaceae

4

Phất dụ hẹp

Dracaena angustifolia

Dracaenaceae

5

Trúc nhật

Dracaena surculosa

Dracaenaceae

6

Phất dụ trúc lang

Dracaena godseffiana


Dracaenaceae

7

Huyết dụ

Cordyline terminalis

Asteliaceae

8

Huyết dụ hẹp

Cordyline stricta

Asteliaceae

9

Cau trắng

Veitchia merrilli

Arecaceae

10

Cau trúc


Chamaedorea seifrizii

Arecaceae

11

Cau sâm banh

Hyophorbe lagenicaulis

Arecaceae

12

Cau đỏ

Cyrtostachys lakka

Arecaceae

13

Cau vàng

Chrysalidocarpus lutescens

Arecaceae

14


Cau đuôi chồn

Aiphanes willd

Arecaceae

15

Đủng đỉnh

Caryota mitis

Arecaceae

16


×