Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH HOA KIỂNG TẠI HUYỆN BẾN CÁT VÀ HUYỆN THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.26 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN VĂN HẢI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH HOA KIỂNG TẠI
HUYỆN BẾN CÁT VÀ HUYỆN THUẬN AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN VĂN HẢI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH HOA KIỂNG TẠI
HUYỆN BẾN CÁT VÀ HUYỆN THUẬN AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS.TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008


MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
****************

NGUYEN VAN HAI

THE SURVEYING ORNAMENTAL PLANTS
AND FLOWERS SALE STATUS IN THUAN AN
AND BEN CAT DISTRICTS OF BINH DUONG
PROVINCE

Deparment of Landscaping And Environmental Horticulture

GRADUATION ESSA
Supervisor: M.SC. TRUONG THI CAM NHUNG

Ho Chi Minh City
May/2008


LỜI CẢM TẠ.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại Học Nông Lâm, tôi đã nhận
được sự ủng hộ, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô và các bạn trong Bộ môn

Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, cũng như các thầy cô giáo trong trường, qua đây tôi
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiêu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thầy cô trong Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Thầy cô giảng trong và ngoài trường ĐH Nông Lâm đã nhiệt tình giảng dạy trong
thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến THS.Trương Thị Cẩm Nhung giảng viên Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận
tình trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận tốt nghiệp cũng như trong cả quá trình học
tập.
Những cơ sở kinh doanh hoa cây kiểng trên địa bàn hai huyện Bến Cát và Thuận
An đã nhiệt tình hợp tác trong qua trình khảo sát.
Và sau cùng tôi vô cùng biết ơn gia đình luôn bên cạnh, chia sẻ giúp đỡ và tạo điều
kiện tốt nhất để tôi có được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGUYỄN VĂN HẢI

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tình hình kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn tỉnh B ình
Dương (huyện Bến Cát và huyện Thuận An)” được tiến hành tại hai huyện Bến Cát và
Thuận An tỉnh Bình Dương, thời gian từ 2/3 đến 25/4/2008.
Cơ sở nghiên cứu: thực trạng kinh doanh hoa kiểng của các cơ sơ kinh doanh trên điạ
bàn hai huyện trên.
Mục đích nghiên cứu: đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh hoa kiểng tại hai
huyện Thuận An và Bến Cát, những thuận lợi khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến tình
hình kinh doanh hiện tại và xu hướng kinh doanh trong những giai đoạn tiếp theo từ đó từ
ra biện pháp thích hợp nhằm phát triển mô hình kinh doanh hoa kiểng trong địa bàn nói
trên.

Phương pháp nghiên cứu: tham khảo, điều tra thu thập số liệu từ đó đưa ra những
phân tích đánh giá và đưa ra biện pháp phù hợp.
Kết quả đạt được:
1. Khảo sát hiện trạng:
 Phạm vi khu vực nghiên cứu: huyện Thuận An và Bến Cát.
 Tổng số cơ sở khảo sát: 28.
 Số cơ sở lớn: 6; số cơ sở trung bình: 14; số cơ sở nhỏ: 8.
 Các mặt hàng hoa cây kiểng được ưa chuộng: lan; cây làm nền; cây kiểng
lớn; các loại cổ thụ có dáng thế đẹp…
 Thị trường tiêu thụ chủ yếu: nội địa.
 Nguồn hàng cung cấp chính: các tỉnh địa phương khác.
 Số chủ kinh doanh có trình độ đại học: 4.
 Số cơ sở vay vốn ngân hàng: 5.
2. Đề xuất giải pháp:
Kinh doanh hoa cây kiểng là một ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng và hứa hẹn c
ó sự phát triển lâu dài. Trong tình hình mức sống người dân càng ngày càng được nâng
cao, nhu cầu về cái đẹp càng ngày càng lớn, cần phải kinh doanh hoa kiểng ở quy mô lớn,
có tổ chức và được sự quan tâm đầu tư giúp đỡ thoả đáng của các ban ngành liên quan.

ii


SUMMARY
Research topic: “ Study business issue on decorative plant across Binh Duong
province ( Ben Cat and Thuan An district)” has been studied on two districts of Ben Cat
and Thuan An, Binh Duong province. Date time was on from 2nd, March to 25th, April,
2008.
Research foundation: Real situation of business on decorative plant in some
businesses across the above two districts.
Research purpose: Evaluate the real situation of business issues on decorative plant

on two districts such as Thuan An and Ben Cat, advantages and disadvantages, factors
influencing on current business situation and business plan afterwards. Thence, suitable
methods will have been recommended for the development business model on decorative
plant on such districts.
Research methodology: Refer, study, collect data to release analysis, evaluation and
suitable methodology.
Results :
3. Real situation survey:
 Research area: Thuan An and Ben Cat district.
 Total of researched businesses: 28.
 Total big businesses: 6; medium ones :14; small ones: 8.
 Types of favorites decorative plants: orchid ; plant which is background ;
big decorative plants ;century-old tree with beautiful shape…
 Consumption market: Local/domestic.
 Main providing product source : others provinces.
 Total of business owner with university level.
 Total of businesses with bank loan: 5.
4. Methodology recommendation:
Business on decorative plant is one of potential and promising business line in long
term development. Seeing that living standard is getting higher and higher, demand on
beauty is higher, we think decorative plant should be in business on larger scale, good
organization, and be considered in reasonable investment and support by associated
sectors.

iii


MỤC LỤC
TRANG
Lời cảm tạ


i

Tóm tắt

ii

Tóm tắt tiếng Anh

iv

Mục lục

vi

Tài liệu tham khảo

viii

Phụ lục

ix

Danh sách các bảng phụ lục

ix

Danh sách các ảnh

ix


Danh sách các biểu đồ

x

Danh sách các hình

x

Danh sách các chữ viết tắt

x

1.ĐẶT VẤN ĐẾ.

1

2.TỔNG QUAN.

3

2.1.Tổng quan về tỉnh Bình Dương.

3

2.1.1.Điều kiện tự nhiên.

3

2.1.1.1.Vị trí địa lí.


3

2.1.1.2.Đặc điểm địa hình.

3

2.1.1.3.Khí hậu.

3

2.1.2.Tài nguyên thiên nhiên.

3

2.1.2.1.Tài nguyên đất.

4

2.1.3.Những lĩnh vực kinh tế lợi thế.

4

2.2.Tình hình kinh doanh hoa kiểng tại Việt Nam.

5

2.2.1.Diện tích, sản lượng hoa cây cảnh.

5


2.2.2.Các vùng miền trồng tập trung một số loại hoa cây cảnh.

5

2.2.3.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm hoa.

9

2.2.4.Một số hạn chế trong sản xuất hoa hiện nay.

9

2.3.Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa kiểng tại Bình Dương.

10

iv


2.3.1.Tình hình sản xuất.

10

2.3.2.Tình hình kinh doanh.

11

3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.


12

3.1.Mục tiêu đề tài.

12

3.2.Phương pháp nghiên cứu.

12

3.3.Giới hạn khảo sát.

12

3.4.Nội dung nghiên cứu.

12

4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.

13

4.1.Kết quả tổng quan chung của hai huyện Thuận An và Bến Cát

13

4.1.1.Loại hình sản xuất kinh doanh.

13


4.1.2.Điều kiện năng lực kinh doanh.

13

4.1.3.Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

15

4.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh.

18

4.1.4.1.Những lợi thế của ngành kinh doanh hoa kiểng trên
địa bàn hai huyện Thuận An và Bến Cát.

18

4.1.4.2.Các khó khăn của ngành kinh doanh hoa kiểng trên
địa bàn hai huyện Thuận An và Bến Cát.

19

4.2.Kết quả khao sát riêng từng huyện.

20

4.2.1.Huyện Bến Cát.

20


4.2.1.1.Tổng quan chung về huyện Bến Cát.

20

4.2.1.2.Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh hoa kiểng trong huyện.

21

4.2.2.Huyện Thuận An.

23

4.2.2.1.Tổng quan chung về huyện Thuận An.

23

4.2.2.2. Kết quả khảo sát tình hình kinh doanh hoa kiểng trong huyện.

24

4.2.3.Đánh giá chung về tình hình kinh doanh hoa kiểng tại
hai địa bàn khảo sát.

27

5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

29

5.1.Kết luận.


29

5.1.1.Loại hình sản xuất kinh doanh.

29

5.1.2.Điều kiện năng lực kinh doanh.

29

5.1.3.Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

29

v


5.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh.

30

5.1.4.1.Những khó khăn thách thức.

30

5.1.4.2.Những thuận lợi của ngành kinh doanh hoa kiểng.

30


5.2.Kiến nghị

30

5.2.1.Kiến nghị chung cho các tổ chức đoàn thể liên quan.

30

5.2.2.Kiến nghị trực tiếp cho các cơ sở kinh doanh.

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

32

vi


PHỤ LỤC

Phụ lục
Trang
Phụ lục1: Các cơ sỏ kinh doanh hoa kiểng tại hai huyện Thuận An và Bến Cát.
Phụ lục 2: Quy mô kinh doanh của từng cở sở trên hai huyện Thuận An, Bến Cát.
Phụ lục 3: Một số yếu tố thể hiện điều kiện năng lực kinh doanh của từng cơ sở.
Phụ lục 4: Một số yếu tố thể hiện tình hình kinh doanh, tiêu thụ của từng cơ sở.
Phụ lục 5: Các khó khăn trong kinh doanh của từng cơ sở.
Phụ lục 6: Tên, địa chỉ và tình hình kinh doanh của các cơ sở trên huyện Bến Cát.
Phụ lục 7: Tên, địa chỉ, tình hình kinh doanh của các cơ sở trên huyện Thuận An.


33
35
37
39
41
44
46

DANH SÁCH CÁC ẢNH.
Ảnh
Trang
Ảnh 4.1:Cơ sở kinh doanh Út Thượng.

27

Ảnh 4.2:Cơ sở kinh doanh Đạt Thái.

27

Ảnh 4.3:Cơ sở kinh doanh Bảy Hương.

28

Ảnh 4.4:Cơ sở kinh doanh Vườn Xanh.

28

vii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.
Biểu đồ
Trang
Biểu đồ 4.1.Tỉ lệ diện tích kinh doanh của các cơ sở trện địa bàn
huyện Thuận An và Bến Cát.

13

Biểu đồ 4.2.Thị trường tiêu thụ của các cơ sở kinh doanh hoa kiểng
tại hai huyện Thuận An và Bến Cát.

15

Biểu đồ 4.3.Các mặt hàng kinh doanh của các cơ sở kinh doanh hoa kiểng
tại hai huyện Thuận An và Bến Cát.

17

Biểu đồ 4.4.Nguồn cung cấp hàng của các cơ sở kinh doanh hoa kiểng
tại hai huyện Thuận An và Bến Cát.

18

DANH SÁCH CÁC HÌNH.
Hình
Trang
Hình 4.1. Bản đồ huyện Bến Cát.

20


Hình 4.2. Bản đồ huyện Thuận An.

23

BẢNG DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ld
Dt
Đl
Bvtv
Tcsv
Nh
Đn
Bt
Tn
Cm
Dt

Tt
Ctklm

Lao Động
Diện Tích
Đại Lí
Bảo Vệ Thực Vật
Thi Công Sân Vườn
Ngân Hàng
Đồng Nai
Bến Tre
Tây Ninh

Cái Mơn
Đồng Tháp
Nam Định
Tiêu Thụ
Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

viii


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành trồng và kinh doanh hoa kiểng ở Bình
Dương nói chung và ở hai huyện Thuận An, Bến Cát nói riêng đã có những bước
phát triển quan trọng. Không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa, ngành trồng và kinh
doanh hoa, cây kiểng tại địa bàn này đã vươn lên tầm quốc tế. Điều này cho thấy
nghề trồng và kinh doanh hoa kiểng đã có sự thay đổi cả về kỹ thuật và phương
thức quản lý. Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng và chính phủ về
phát triển nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi việc lựa chọn quy mô chủng loại sản
phẩm các nghành hàng nông nghiệp phải khai thác được lợi thế của từng vùng, bám
sát nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, phải có khả năng tiêu thụ được hàng
hóa đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và sinh thái. Sự tập trung sản xuất và hình
thành những vùng kinh doanh hoa kiểng cũng như sự phát triển rầm rộ của các cơ
sở kinh doanh hoa cây kiểng đã góp phần thành công trong việc quy hoạch phát
triển ngành hoa cây kiểng .
Thuận An và Bến Cát là hai huyện có nhiều lợi thế cho việc phát triển ngành
sản xuất và kinh doanh hoa kiểng. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng

GDP của Bình Dương luôn ở mức cao và ổn định (>14% năm), sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế được thực hiện khá rõ nét theo hướng gia tăng tỉ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghịêp chế biến và dịch vụ du lịch. Đây là thuận
lợi cho nông nghiệp phát triển theo hướng công nghệ cao, gắn nông nghiệp với phát
triển dịch vụ du lịch. Do đó, phát triển ngành trồng hoa kiểng kết hợp với ngành
kinh doanh hoa, kiểng, cây cổ thụ đi kèm với du lịch sinh thái cũng là một lợi thế.
Hiện nay, tình hình sản xuất hoa kiểng trên hai địa bàn được khảo sát còn chủ yếu
bó gọn trong khuôn khổ hộ gia đình, trong khi đó các cơ sở kinh doanh mặt hàng

1


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

này luôn thiếu nguồn cung cấp hàng ổn định, phong phú về chủng loại, tiện lợi về di
chuyển…
Từ những lí do đó, chúng tôi nhận thấy khảo sát hiện trạng kinh doanh hoa
kiểng gắn liền với hiện trạng sản xuất hoa trên địa bàn để tìm ra những ưu nhược
điểm nhằm phát triển ngành kinh doanh đầy tiềm năng này là một vấn đề cần thiết
và cấp bách.

2


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ TÌNH
HÌNH SẢN XUẤT HOA CÂY KIỂNG TRONG TỈNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG.
2.1.1. Điều Kiện Tự Nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lí.
-

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước,
phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp
thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh nằm trên các trục đường giao thông quan trọng
của quốc gia như quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á
và là đầu mối giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo quốc lộ 13,
14 về thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương có 1 thị xã và 6 huyện với 89 đơn
vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình.
-

Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên. Địa hình
chủ yếu là đồi trung bình và thấp, nhìn chung tương đối bằng phẳng, nền đất
cao 2 - 25cm so với mực nước biển. Đây là thế đất thuận lợi cho việc xây dựng
các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.3. Khí hậu.
-

Mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều, độ ẩm cao, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô nóng. Nhiệt độ trung bình năm 26

- 270C. Số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.800 giờ, lượng mưa hàng năm 1.600 1.700 mm, độ ẩm trung bình 79 - 80%.

3


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

2.1.2. Tài Nguyên Thiên Nhiên.
2.1.2.1. Tài nguyên đất..
-

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 269.600 ha. Có 7 nhóm đất chính, trong đó
đất xám chiếm 52,45% diện tích tự nhiên, đất đỏ vàng 24%, đất dốc tụ
12,09%, đất phù sa 5,79%, các loại đất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đất
đai Bình Dương thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, phát triển
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển giao thông đô thị.

2.1.3. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế.
 Công nghiệp là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ lệ cao
của tỉnh Bình Dương. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, ngoài
các ngành truyền thống có lợi thế như công nghiệp chế biến nông - lâm sản,
vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…, một số ngành công nghiệp mới du
nhập vào Bình Dương có kỹ thuật hiện đại, giá trị lớn đang có xu thế tăng
nhanh như hoá chất, cơ khí, thực phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp. Địa bàn phân
bố công nghiệp chủ yếu tập trung ở phía Nam tỉnh. Trong thời gian qua, công
nghiệp khu vực phía nam của tỉnh thật sự trở thành động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, khu vực phía bắc tỉnh cũng đang từng bước được chú trọng đầu
tư sơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư. Trình độ công nghệ của ngành công

nghiệp từng bước được nâng cao. Nhìn chung, công nghiệp là ngành kinh tế
trọng yếu, động lực của tỉnh.
-

Công nghiệp phát triển làm nảy sinh nhu cầu rất lớn về hoa kiểng , cây xanh
,cây công trình cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất.Trong khi đó
Bình Dương là tỉnh có diện tích dất tự nhiên khá lớn (269.600 ha), khi hậu
phân hai mùa mưa nắng rõ rệt, số giờ nắng trong năm cao, vì thế ngành trồng
và kinh doanh hoa kiểng tại địa bàn tỉnh này có rất hiều tìêm năng và cơ hội để
phát triển Tuy nhiên cũng do và khí hậu của Bình Dương mang tính nhiệt đới
nên các loại hoa kiểng được trồng và kinh doanh trong tỉnh chủ yếu là một số
loại hoa nhiệt đới (cúc móng rồng, cúc đại đoá, huệ, mai…). Lượng hoa cắt

4


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

cành truyền thống (hồng, cúc, cẩm chướng, layơn, đồng tiền) sản xuất còn rất
hạn chế và chất lượng chưa thật cao.
2.2. TÌNH HÌNH KINH DOANH HOA KIỂNG TẠI VIỆT NAM.
Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để có thể trồng
được nhiều loại hoa và cây cảnh. Sản phẩm hoa và cây cảnh có vai trò quan trọng
trong cuộc sống khi thu nhập và nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày càng cao. Thị
trường trong nước rộng lớn và phong phú, bên cạnh đó tiềm năng xuất khẩu cũng
đầy hứa hẹn, hoa và cây cảnh Việt Nam nếu được tổ chức tốt từ khâu sản xuất,
quảng bá đến tiêu thụ sẽ tạo tiềm lực kinh tế lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp
Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

2.2.1. Diện tích, sản lượng hoa cây cảnh.
-

Hiện nay diện tích hoa cây cảnh cả nước có 150.000 ha, tăng 7% so với 2004.
Sản xuất hoa đang cho thu nhập cao, bình quân đạt khoảng 70 - 130 triệu
đồng/ha nên rất nhiều địa phương trong cả nước đang mở rộng diện tích hoa
trên những vùng đất có tiềm năng.

-

Một số tỉnh Duyên hải miền Trung cũng bắt đầu phát triển sản xuất hoa cắt
cành theo hướng hàng hoá, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, với chủng loại
tương đối hạn chế. hoa

-

Các tỉnh phía Nam, điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có các
huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Gò Vấp, Thủ Đức...cùng các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp và cây cảnh
đáng kể, nhất là mặt hàng bonsai.

2.2.2. Các vùng miền trồng tập trung một số loại hoa cây cảnh.
-

Tại miền bắc, Hà Nội được đánh giá là vùng hoa lớn nhất tại huyện Từ Liêm
với diện tích 500 ha thì xã Tây Tựu có 330 ha (chiếm 66% diện tích trồng hoa
toàn huyện, chiếm 84,6% diện tích canh tác toàn xã) chủ yếu trồng hoa cúc,
hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn… Ngoài ra, một số huyện ngoại

5



Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

thành khác và một số tỉnh khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây, Thái
Bình…
-

Lào Cai là vùng có địa hình đồi núi cao chia cắt mạnh đã tạo nên những tiểu
vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới tạo điều kiện phát triển các loại
cây trồng đa dạng như: rau, quả và đặc biệt là những loại hoa ôn đới có giá trị
kinh tế cao. Cây hoa là cây trồng đang trở thành ưu thế trong sản xuất nông
nghiệp.

-

Hiện nay, toàn tỉnh Lào Cai có 975 ha hoa các loại, đạt giá trị 16.033 triệu
đồng, sản lượng khoảng 25-30 triệu bông, tăng 87 ha so với năm 2000, trung
bình hàng năm tăng 174 ha, diện tích trồng tập trung chủ yếu tại Sa pa 547ha
(chiếm 57,2% diện tích hoa toàn tỉnh). Tuy nhiên so với tiềm năng thì diện tích
hoa còn ít, nguyên nhân là những vùng trồng hoa chỉ tập trung ở một số thị xã,
thị trấn, vùng bằng, người dân sản xuất tự phát, chưa có định hướng cụ thể.

-

Diện tích hoa chủ yếu ở Lào Cai được trồng trên đất đồi (695ha) và trong đất
vườn (255ha), diện tích hoa được trồng trong nhà lưới rất ít (07ha). Các chủng
loại hoa rất đa dạng như:

 Hoa hồng: diện tích 598ha, sản lượng 209 triệu bông được trồng tập trung
tại Sa Pa và TX. Lào Cai.
 Hoa cúc: diện tích 51ha, sản lượng 153 triệu bông, trồng tập trung tại TX.
Lào Cai và huyện Bảo Thắng.
 Hoa Lay ơn, đồng tiền: diện tích 125ha, sản lượng 22 triệu bông, trồng
tập trung tại TX. Lào Cai và huyện Bảo Thắng.
 Các loại hoa cao cấp (hoa Ly, Tuylip, Cẩm chướng, Phăng...): diện tích
66ha, sản lượng 56 triệu bông/năm, giá trị 9.000 triệu đồng được trồng
tập trung tại Sa Pa.
 Các loài hoa khác được trồng tại thị xã Lào Cai với diện tích 85ha, sản
lượng 255 triệu bông/năm.

6


Tiểu luận tốt nghiệp

-

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

Nhìn chung, việc phát triển hoa tại Lào Cai còn gặp nhiều khó khăn về: đất
đai, kỹ thuật canh tác, chủng loại hoa, bảo quản, vận chuyển, thị trường tiêu
thụ... sản xuất hoa chủ yếu là các hộ gia đình tự tổ chức sản xuất và tìm thị
trường tiêu thụ, một số nơi đã hình thành các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ
tham gia trồng và nghiên cứu thử nghiệm các loại hoa mới và là đầu mối thu
mua cho các hộ nông dân.

-


Vùng hoa Hoành Bồ (thị trấn Trới) – Quảng Ninh: thị trấn có 2000 hộ, trong
đó có 111 hộ trồng hoa, diện tích trồng hoa luôn ổn định trên dưới 10ha/năm.
Mỗi năm trồng 3 vụ hoa chính và cấy 1 vụ lúa. Chủng loại hoa được trồng
gồm hoa Hồng, Layơn, Lily, Cúc, Đồng tiền cho thu nhập từ 80 – 100 triệu
đồng/ha. Thị trường tiêu thụ chính là thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả.
Mặc dù đất đai không thuận lợi lắm cho phát triển hoa vì dưới đất màu dày
khoảng 20 cm là cát nhưng đây là nghề truyền thống, giao thông thuận tiện,
nhu cầu tiêu thụ khá cao...nên nghề trồng hoa vẫn phát triển mạnh.

-

Thị trấn Trới đã có được dự án trồng hoa cao cấp (thực hiện trong 3 năm 2004
– 2006) với số vốn đầu tư gần 800 triệu đồng để hỗ trợ cho các hộ trồng hoa.
Các giống hoa cao cấp như lay ơn Pháp, lay ơn Hà Lan, đồng tiền Hà Lan, cúc
Đài Loan đều do cơ sở giống hoa của Trung ương cung cấp. Hạng mục đầu tư
gồm xây dựng hệ thống tưới, nhà lưới, hệ thống điện, cây giống, tập huấn kỹ
thuật...đến nay đã có 37 hộ tham gia dự án với 3,9 ha ruộng trồng hoa. Có nhà
lưới trồng hoa nên lượng thuốc trừ sâu giảm nhiều, giá thành sản xuất hạ, thu
nhập của các hộ cao hơn trước.

-

Tại các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều tại TP HCM với diện tích hoa cây cảnh
hiện có 700 ha, tập trung ở 8 quận huyện như quận 12 (110 ha), Thủ Đức (87
ha)…, nhiều nhất là Củ Chi (131 ha) với khoảng 1.400 hộ sản xuất, hoa, cây
cảnh đang được đề nghị đưa vào chương trình 3 cây trồng chủ lực của thành
phố (cây dứa Cayen, cây rau an toàn, hoa - cây cảnh). Các giống hoa cao cấp
như LilY, hồng môn, layơn giống mới, hoa đồng tiền giống mới, thiên điểu,

7



Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

tulíp đang được ưa chuộng.
-

Với điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển các loại hoa có thu nhập
cao, ngành trồng hoa là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của thành phố Đà
Lạt. Lâm Đồng được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước,
với khả năng sản xuất hầu như quanh năm. Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng
năm 2005 đạt 2027 ha, chủ yếu tập trung tại TP Đà Lạt, các xã Hiệp Thành,
Hiệp An...Sản lượng hoa khoảng 640 triệu cành, nghề trồng hoa ở Đà Lạt đang
có xu hướng phát triển mạnh cùng với việc áp dụng những công nghệ mới. Đà
Lạt cũng đã lập ra Hiệp hội hoa, lan cây cảnh nhưng hầu như về cơ bản vẫn
chưa giúp tháo gỡ được các khó khăn về giống, ngăn chặn bệnh dịch, vẫn chưa
liên kết được để xây dựng một thương hiệu đủ tầm. Chỉ riêng với địa lan, từ 2
năm nay Đà Lạt đã bị mất đi hàng ngàn chậu do căn bệnh thối rễ hiện chưa có
thuốc đặc trị.Các loại hoa được trồng tại Đà Lạt hiện nay rất đa dạng và phong
phú, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau:

 Hoa cúc (Chrysanthemum sp): có trên 40 loại, nguồn gốc Indonesia, gồm 3
nhóm: cúc đại hóa màu vàng anh, trắng, tím; các giống nhỏ và cúc nhóm tia có
muỗng.
 Hoa hồng (Rosasp): có trên 15 loại có nguồn gốc từ Italia, Hà Lan. Hoa hồng
Đà Lạt to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng
bệnh trung bình đến cao. Nhược điểm hay bị biến dạng khi nhiệt độ khá cao,
hoặc kháng mốc sương kém.

 Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus): Gồm 14 loại, có nhiều màu. Hoa nhỏ,
cành thấp 30 - 40 cm. Hoa đơn, cành cao 70 - 80 cm.
 Ngoài ra Đà Lạt còn sản xuất một số chủng loại hoa khác như layơn (Gladious
communis), huệ tây (Lilium longiphorum), gerbera, ngàn sao, chổi cúc, salem,
huệ trắng.
 Tiềm năng về hoa ở Đà Lạt đang được chú ý phát triển nhưng nhìn chung vẫn
là phát triển tự phát, chưa có cơ quan nào đứng ra kiểm nghiệm, công bố giống

8


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

mới để đưa ra cho dân. Việc nhân giống bằng phương pháp cấy mô tế bào
đang trở nên thịnh hành nhưng không ai kiểm soát, đánh giá được chất lượng
của giống nên có thể nhân ra cả giống đang có mầm bệnh.
2.2.3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm hoa.
-

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu được các sản phẩm hoa cắt cành như hồng,
phong lan, cúc, đồng tiền, cẩm chướng, ly ly, sao tím...sang Trung Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan, Nhật bản, Singapore. Australia, Ảrập; vạn niên thanh, mai
chiếu thủy, mai cảnh... sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Tuy nhiên, số
lượng xuất khẩu không nhiều, với doanh thu hơn 10 triệu USD/năm.

-

Đà Lạt là vùng sản xuất hoa nổi tiếng và là vùng có tiềm năng lớn nhất về sản

xuất hoa của cả nước. Hiện nay công ty TNHH Đà Lạt - Hasfarm 100% vốn
nước ngoài đang áp dụng công nghệ sản xuất hoa tiên tiến với qui mô diện tích
15 ha sản xuất trong nhà kính và 2 ha nhà thép; có hệ thống tự động điều chỉnh
nhiệt độ, ẩm độ, hệ thống tưới nhỏ giọt bằng nguồn nước sạch hòa tan với
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các chủng loại hoa Công ty Đà Lạt - Hasfarm
đang sản xuất bao gồm hoa hồng, cúc, cẩm chướng, ly ly, đồng tiền và lá hoa
trang trí. Sản lượng hoa xuất khẩu sang các nước Hồng Kông, Nhật, Đài Loan,
Singapore... chiếm 55%, phần còn lại dành cho tiêu thụ nội địa. Quy trình sản
xuất được thực hiện khép kín từ gieo trồng đến thu hoạch, kể cả công nghệ sau
thu hoạch như xử lý dung dịch giữ hoa, đóng gói, bảo quản và vận chuyển
trong ngày để gửi đến nơi tiêu thụ.

2.2.4. Một số hạn chế trong sản xuất hoa hiện nay.
-

Nhìn chung sản xuất hoa ở nước ta bị hạn chế rất lớn về thời vụ do điều kiện
khí hậu không thích hợp: ở phía Bắc, hầu hết các loại hoa có chất lượng cao
chỉ có thể sản xuất được với chất lượng khá trong vụ Đông Xuân; còn ở các
tỉnh phía Nam khí hậu lại càng ít thuận lợi hơn (trừ một số vùng đặc thù).

2..3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HOA KIỂNG TẠI BÌNH
DƯƠNG.

9


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung


2.3.1.Tình hình sản xuất .
-

Trong những năm gần đây, nhu cầu chơi cây kiểng của người dân ngày càng
đa dạng và phong phú nên phong trào trồng cây kiểng phát triển mạnh với quy
mô khá lớn.Số nghệ nhân trong các huyện thị tăng rất nhanh.Một trong những
điển hình là anh Phan Văn Phúc (xã Bình Hòa, huyện Thuận An) đang là chủ
một cơ sở sản xuất cây kiểng khá lớn với tổng số vốn trên dưới 5 tỷ đồng. Các
loại cây kiểng được các nghệ nhân sưu tầm trồng tỉa rất công phu, có giá trị
nghệ thuật cũng như giá trị kinh tế rất cao, nhiều loại cây có giá trị từ hàng
chục đến hàng trăm triệu đồng. Trong năm 2008, một số nghệ nhân còn định
hứơng xuất khẩu bonsai sang thị trường nước ngoài. Điều này hứa hẹn những
bước phát triển đột phá trong ngành trồng và kinh doanh hoa cây kiểng tại
Bình Dương. Phong trào trồng hoa kiểng, bonsai phát triển mạnh không chỉ
góp phần làm đẹp cho cảnh quan môi trường mà còn giúp địa phương xoá đói
giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và một số nghệ nhân đã trở thành người nổi
tiếng.

-

Tuy nhiên kỹ thuật trồng hoa kiểng tại Bình Dương vẫn chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm và phương pháp nhân giống cổ truyền như gieo từ hạt, trồng từ củ,
mầm, nhánh…Các phương pháp này dễ trồng, giá thành giống cây thấp nhưng
chất lượng giống không cao, dễ bị thoái hóa làm giảm chất lượng hoa, vì vậy
tuy chủng loại hoa được sản xuất tại Bình Dương khá phong phú nhưng vẫn
thiếu những giống hoa đẹp, chất lượng cao.

-

Về ứng dụng công nghệ cao: đã dược cải thiện đáng kể, như thay đổi cơ cấu

giống, nuôi cấy mô, kĩ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến, áp dụng
công nghệ nhà lưới có mái che sáng…Tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra không
đồng đều giữa các vùng sản xuất vì nhiều lí do: trình độ thâm canh, khả năng
đầu tư, khả năng tiếp nhận tiến bộ kĩ thuật và thị trường tiêu thụ…

-

Về quy mô và tổ chức sản xuất: hầu hết các cơ sở sản xuất hoa kiểng ở Bình
Dương còn ở quy mô nông hộ nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ với diện tích trung

10


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

bình từ 500 đến 1500m²/hộ, hộ sản xuất lớn cũng chỉ từ 1 đến 5 ha. Quy mô
sản xuất này đã gây một số khó khăn nhất định cho việc áp dụng những tiến bộ
kĩ thuật trong sản xuất, bảo quản như nhà kính, dây chuyền chế biến và bảo
quản lạnh…Từng hộ nông dân sản xuất cá lẻ, thiếu hợp tác đang là trở ngại
cho việc tạo nguồn hàng hoá lớn với chất lượng cao, đồng nhất. Trên thực tế
đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài không thực hiện được do không
thể tổ chức cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, trong khi đó tiềm
năng xuất khẩu luôn rất lớn.
2.3.2.Tình hình kinh doanh.
-

Đa số các hộ kinh doanh hoa cây kiểng trong tỉnh Bình Dương đều hoạt động
với quy mô trung bình và nhò, diện tích kinh doanh ít,nguồn vốn chưa lớn.Thị

trường tiêu thụ còn chưa có những hợp đồng lớn (80% bán cho khách hàng
dùng trực tiếp) và chủ yếu còn bó gọn trong khu vực nội địa.

-

Tình hình kinh doanh hoa kiểng tại Bình Dương cũng đang có những cạnh
tranh giữa các hộ kinh doanh như bán phá giá, lôi kéo khách hàng bằng những
phương thức không lành mạnh, cạnh tranh giá đấu thầu thi công sân vườn.

11


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
C ỨU
3.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
Đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh hoa kiểng ở hai huyện Thuận An
và Bến Cát.
Đề xuất ra những giải pháp nhằm phát triển ngành kinh doanh hoa kiểng và
đề ra định hướng phát triển từ nay đến năm 2010 ở hai huyện Thuận An và Bến Cát
nói riêng và cả tỉnh Bình Dương nói chung .
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Khảo sát tình hình kinh doanh hoa cây kiểng trên địa bàn hai huyện Thuận
An và Bến Cát bằng phiếu điều tra thiết kế sẵn, từ đó lập bảng biểu hệ thống dữ liệu
và rút ra kết luận.
Phương pháp SWOT: phân tích tình hình kinh doanh hoa và cây kiểng

trên toàn tỉnh.
Phương pháp chuyên gia: thu thập và tổng hợp ý kiến của các chủ cơ sở
kinh doanh.
3.3. GIỚI HẠN KHẢO SÁT.
 Thời gian nghiên cứu: từ 01-03-2008 đến 30-05-2008.
 Địa điểm khảo sát: huyện Thuận An và huyện Bến Cát.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Khảo sát tình hình kinh doanh hoa kiểng ở hai huyện.
 Loại hình sản xuất kinh doanh.
 Điều kiện năng lực kinh doanh.
 Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh và đề xuất giải pháp phát
triển việc kinh doan hoa kiểng.

12


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

CHƯƠNG 4
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG KINH DOANH HOA KIỂNG CHUNG TRÊN ĐỊA BÀN
HAI HUYỆN.
4.1.2. Loại hình sản xuất kinh doanh.
 Hiện nay, sản xuất và kinh doanh hoa kiểng tại Thuận An và Bến Cát được
thực hiện bởi hai đối tượng chính: nông dân sản xuất tự phát theo xu hướng
nhu cầu thị trường và bởi các doanh nghiệp tư nhân trong nước liên doanh với
nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài (chủ yếu cung cấp nguồn hàng

phục vụ xuất khẩu). Cây cảnh và hoa trên địa bàn khảo sát chủng loại đa dạng,
nhưng do đặc thù khí hậu nên các chủng loại hoa, cây ôn đới còn hạn chế.
Trong đó hoa Lan lại đang là xu hướng và ưu thế của các hộ sản xuất. Qua
thống kê 28 cơ sở kinh doanh trên hai huyện Thuận An và Bến Cát kết quả cho
thấy cơ sở có quy mô trung bình ( diện tích kinh doanh từ 700m2 đến 1500
m2) chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 50%, cơ sở đang hoạt động với quy mô nhỏ ( dện
tích kinh doanh từ 250m2 đến 500m2) chiếm 28,6 %, những cơ sở có quy mô
kinh doanh tương đối lớn ( diện tích kinh doanh > 2000m2) chiếm tỉ lệ thấp
nhất là 21,4 % (xem bảng phụ lục 2)

cơ sở
nhỏ(28.6%)
cơ sở trung
bình(50%)
cơ sở
lớn(21.4%)

Biểu đồ 4.1: T ỉ lệ diện tích kinh doanh của các cơ sở trên địa bàn huyện Thuận An và Bến
Cát.

13


Tiểu luận tốt nghiệp

GVHD: ThS.Trương Thị Cẩm Nhung

4.1.2. Điều kiện năng lực kinh doanh.
 Các hộ kinh doanh hoa kiểng trên địa bàn hai huyện Thuận An và Bến Cát
có thời gian kinh doanh không đồng đều, trong đó số hộ có thời gian kinh

doanh khoảng 10 năm chiếm khá nhiều. Qua khảo sát 28 cơ sở kinh doanh
có 20 cơ sở kinh doanh từ 30 ngày đến 8 năm, 6 cơ sở có thời gian kinh
doanh từ 10 đến 15 năm, 1 cơ sở kinh doanh được 20 năm, cơ sở còn lại hoạt
động với thời gian lâu nhất là 30 năm. Điều này phù hợp với thực tế khoảng
10 năm trở lại đây, sự phát triển rầm rộ của các khu công nghiệp trên Bình
Dương cộng với mức sống người dân được nâng cao đã làm gia tăng nhu cầu
về cây xanh , hoa , cây cảnh, cây công trình….
 Các cơ sở kinh doanh hoa cây kiểng tại hai huyện khảo sát chủ yếu đều có
tổng số lao động tương đối ít.Trong tổng số 28 cơ sở khảo sát có 14 cơ sở có
tông số lao động từ 10 đến 33 người, 14 cơ sở còn lại có tổng số lao động chỉ
từ 2 đến 8 người.Trong đó số lao động thuê mướn thường xuyên chỉ từ 2 đến
20 người (xem phụ lục bảng 3). Điều này góp phần chứng tỏ các cơ sở kinh
doanh trên địa bàn hai huyện khảo sát đang hoạt động với quy mô nhỏ lẻ,
chưa cần nhiều nhân công.
 Về vấn đề vốn, 100% các hộ kinh doanh được khảo sát hoạt động dựa vào
nguồn vốn tự có, chỉ có 5/28 cơ sở kinh doanh có vay thêm vốn ngân hàng
(đây là một ưu điểm trong việc chủ đông kinh doanh), tuy nhiên số vốn tự có
này nhìn chung chưa nhiều gây cản trở đến việc đầu tư mở rộng quy mô kinh
doanh. Một trong những lý do khiến các cơ sở kinh doanh còn ngần ngại
trong việc vay vốn đầu tư là hiện nay thủ tục vay vốn ngân hàng còn rắc rối,
thời gian đáo hạn vốn quá ngắn.
 Đa số các cơ sở kinh doanh đều mang tính tự phát. Trình độ quản lí kinh
doanh còn yếu, hầu hết là vừa kinh doanh vừa học hỏi, chưa qua lớp đào tạo
bài bản nào. Hiểu biết về nghề của các chủ cơ sở kinh doanh chủ yếu qua
truyền thống gia đình, đây cũng là một lí do góp phần làm nên tình trạng
kinh doanh nhỏ lẻ, khó phát triển được mô hình kinh doanh với quy mô lớn

14



×