Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC CÁC VƯỜN CÂY CẢNH ĐẶC TRƯNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM THỊ KIM DUYÊN

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG
KHAI THÁC CÁC VƯỜN CÂY CẢNH ĐẶC TRƯNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
****************

PHẠM THỊ KIM DUYÊN

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG
KHAI THÁC CÁC VƯỜN CÂY CẢNH ĐẶC TRƯNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Giáo viên hướng dẫn:

TS. NGÔ AN
TS. TRẦN VIẾT MỸ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2008

-i-


LỜI CẢM ƠN
Con xin cảm ơn Ba Mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn đến ngày hôm nay.
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, chân thành cảm ơn:
TS. Ngô An, TS Trần Viết Mỹ đã hướng dẫn tận tình chu đáo.
Quý thầy cô bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên đã truyền đạt trong quá trình
học tập
Chú Nguyễn Thành, Trung Tâm Khuyến Nông TP Hồ Chí Minh đã tận tình giúp
đỡ trong quá trình khảo sát hiện trạng
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Hội làm vườn
và Trang trại các quận vùng ven và ngoại thành thành phố tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình khảo sát làm đề tài.
Và tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tp Hồ Chí Minh, ngày
20/6/2008
Phạm Thị Kim Duyên

- ii -



TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát đánh giá hiện trạng và khả năng khai thác phát triển
các vườn cây cảnh đặc trưng phục vụ du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh”
được tiến hành tại Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 2/2008 – 6/2008
Kết quả thu được:
1. Đã khái quát được điều kiện, kinh tế - xã hội cũng như hiện trạng các vườn
cây cảnh đặc trưng các quận vùng ven và ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Đã phân tích đánh giá được tiềm năng để phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
3. Đã phân loại được vườn có khả năng phát triển thành điểm phụ vục du lịch
sinh thái.
4. Trình bày giải pháp phát triển các vườn cây cảnh đặc trưng thành các điểm
phục vụ cho du lịch sinh thái.

- iii -


SUMMARY
The study “Investigation and evaluation of specialized gardens to serve the
ecotourism development in Ho Chi Minh city” have been doing from February to
june, 2008 in Ho Chi Minh city.
The outcomes:
1. Generalized the situation of economy – social as well as the stystems of
specialized gardens in peri – urban and suburban of Ho Chi Minh city.
2. Analyzed the potentiality of specialized gardens for serving ecotourism
development
3. Classified specialized gardens which can develop into ecotourism.
4. Suggested the solutions to change specialized gardens into ecotourism

places.

- iv -


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cám ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các hình

viii

Danh sách bảng

ix


1 MỞ ĐẦU

1

2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên

3

2.1.1.Vị trí địa lý.

3

2.1.2. Địa hình.

3

2.1.3. Địa chất.

4

2.1.4. Khí hậu

6

2.1.5. Nguồn nước và thuỷ văn

8


2.1.6. Thảm thực vật

8

2.2. Đặc điểm kinh tế _xã hội

10

2.2.1. Dân số và sự phân bố.

10

2.2.2. Đặc điểm kinh tế.

10

2.3. Khái niệm và các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái

10

2.3.1. Khái niệm về vấn đề du lich sinh thái

10

2.3.2. Tài nguyên du lịch sinh thái

12

2.3.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái


12

2.3.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái

14

2.3.2.3. Các loại tài nguyên cơ bản

16

2.3.2.4. Một số tài nguyên đặc thù

17

2.4. Sơ lược vườn cây cảnh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

18

-v-


2.5. Tình hình du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh

18

3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

3.1. Mục tiêu


21

3.2. Nội dung nghiên cứu.

21

3.3. Phương pháp nghiên cứu

21

4. KẾT QUẢ NHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Hiện trạng hệ thống vườn kiểng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

23

4.2. Đặc điểm mảng xanh của một số vườn cây cảnh đặc trưng ở quận ven
và ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.

27

4.2.1. Vườn kiểng

27

4.2.2. Vườn lan


31

4.2.3. Vườn mai ghép

32

4.2.4. Vườn VAC tổng hợp

34

4.2.5. Nhận xét chung về hiện trạng vườn cây cảnh ở vùng ven và ngoại thành

37

thành phố Hồ Chí Minh
4.3.Hiện trạng sử dụng vườn cây cảnh phục vụ hoạt động du lịch sinh thái

39

trên địa bàn tp HCM
4.4. Khả năng sử dụng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển

39

các vườn cây cảnh đặc trưng phục vụ DLST ở tp HCM
4.4.1.Khả năng sử dụng mảng xanh trong vườn cảnh trong việc phục vụ

39

du lịch sinh thái.

4.4.2.Một số định hướng và giải pháp phát triển các vườn cây cảnh đặc trưng
nhằm phục vụ du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh.

46

4.4.2.1. Tăng chất lượng mảng xanh và cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở
các khu vườn

46

4.4.2.2. Liên kết giữa các các vườn nhau tạo “Cụm Vườn Du Lịch Sinh Thái“

49

4.4.2.3. Liên kết với một số điểm du lịch ở tạo tour du lịch tham quan

50

vườn sinh thái
4.4.2.4. Thông tin,tuyên truyền, quảng bá trên phương tiện công chúng

- vi -

51


4.4.2.5. Một số chính sách hỗ trợ việc phát triển “Vườn du lịch Sinh Thái Đẹp”

51


5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ LỤC

55

- vii -


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí các điểm du lịch ở TP.Hồ Chí Minh


20

Hình 4.1 Khu vực cây nội thất

29

Hình 4.2 Khu vực bon sai

29

Hình 4.3 Khu vực cây quất

29

Hình 4.4 khu vực phong lan

30

Hình 4.5 Hiện trạng lối đi

30

Hình 4.6 Hiện trạng khu vực bon sai

30

Hình 4.7 Quang cảnh khu vực trồng lan

31


Hình 4.8 Khu vực gốc ghép

33

Hình 4.9 Quang cảnh lối đi

33

Hình 4.10 Khu vực cây đã thành phẩm

33

Hình 4.11 Hiện trạng cảnh quang hồ

33

Hình 4.12 Quang cảnh đường đi dạo

36

Hình 4.13 Hiện trạng mặt nước

36

Hình 4.14 Khu vực câu cá

36

Hình 4.15 Nhà hàng phục vụ ẩm thực


36

Hình 4.16 Chòi nghỉ

36

Hình 4.17 Sơ đồ vị trí vườn cảnh và khu du lịch ở TP.Hồ Chí Minh

41

- viii -


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Danh sách các điểm du lịch ở tp.Hồ Chí Minh

19

Bảng 4.1 Danh sách các vườn được khảo sát

24

Bảng 4.2 Danh sách các vườn kiểng đặc trưng được xếp hạng

41


theo khả năng tiếp cận của khách du lịch
Bảng 4.3 Một số giải pháp tăng chất lượng mảng xanh
và xây dựng cơ sở hạ tầng dối với mỗi vườn

- ix -

47


Chương 1
MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một xu
thế tất yếu, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được
nâng cao. Sự phát triển kinh tế kéo theo sự gia tăng số lượng phương tiện giao
thông, phương tiện sản xuất. Các nhà máy hoá chất, các xí nghiệp, khu chế xuất, các
loại rác thải…làm môi trường sống ngày càng ô nhiễm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khoẻ của cộng đồng. Trước những nguy hại đó, chúng ta càng nhận thức rõ hơn
tầm quan trọng của mảng xanh và sinh thái cảnh quan đối với con người.
Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà đô thị hoá mạnh, đời sống văn
hoá – xã hội có nhiều biến chuyển rõ rệt. Là trung tâm công nghệp văn hóa, khoa
học kỹ thuật; đồng thời là trung tâm lớn về thương mại, giao dịch quốc tế, và du
lịch ở vùng Đông Nam Á. Mặc dù không có lợi thế bờ biển đẹp hay có di sản văn
hoá thiên nhiên thế giới như ở khu vực miền trung, thành phố Hồ Chí Minh đã biết
phát huy tối đa về cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch.
Nhờ vị trí thuận lợi, thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút dân cư cả nước. Điều
này đã là cho thành phố luôn quá tải về dân số và phương tiện giao thông. Bên cạnh
đó, hàng ngàn cơ sở sản xuất công nghiệp, nhà máy…phân bố xen kẽ trong khu dân
cư. Kết quả các hoạt động này và lượng người quá lớn đã gây ra những tác động sâu
sắc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đô thị. Trước cuộc sống tất bật, hối hả,
môi trường ô nhiễm như nêu trên, thì nhu cầu tìm về cảnh thiên nhiên, với không

khí trong lành tránh xa khói bụi nơi thành thị ngày càng cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của mảng xanh, con người đã cải tạo và phát
triển mảng xanh thành các khu vườn cây cảnh nhằm phục vụ vào du lịch giải trí của
con người. Thành phố Hồ Chí Minh thì các vườn cây cảnh cũng không phải là

-1-


hiếm, và buổi đầu các mô hình liên kết các vườn cây cảnh đặc trưng phục vụ du lịch
sinh thái ở tại thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành. Vì thế, đó là lý do tôi chọn đề
tài : “khảo sát, đánh giá hiện trạng và khả năng khai thác các vườn cây cảnh đặc
trưng phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh”

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHÊN CỨU VÀ VẤN
ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý
- 100 38’ – 100 10’ độ vĩ bắc
- 1060 22’ – 1060 45’ độ kinh đông
Chiều dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam là 102 km, từ Đông sang Tây là 75
km. Trung tâm thành phố cách biển 50 km đường chim bay.
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
2.1.2.Địa hình.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống
Nam, từ Đông sang Tây
Có thể chia địa hình thành phố ra làm 3 dạng chính:
+ Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc, (bắc huyện Củ
Chi, Đông Bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung
bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32 m, như đồi Long
Bình (quận 9).
+ Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam (thuộc các quận 9, 8, 7
và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên
dưới 1 m, cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m.

-3-


+ Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm, gồm phần lớn các quận nội
thành cũ, một phần quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng
này có độ cao trung bình 5 - 10 m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá
đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
2.1.3. Địa chất.
Ðất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng trầm tích :
Pleitoxen và Holoxen.
+ Trầm tích Pleitoxen, hay còn gọi trầm tích phù sa cổ: chiếm hầu hết phần
phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc
Môn, Bắc Bình Chánh, Thủ Ðức, Bắc - Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực
nội thành cũ.
Điểm chung của trầm tích này là, địa hình đồi gò hoặc lượn sóng, cao từ 20 25 m và xuống tới 3 – 4 m, mặt nghiêng về hướng Ðông Nam. Dưới tác động tổng
hợp của nhiều yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, thời gian và hoạt động của con
người, qua quá trình xói mòn và rữa trôi..., trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành

nhóm đất mang những đặc trưng riêng. Nhóm đất xám, với qui mô hơn 45.000 ha,
chiếm 23,4% diện tích đất thành phố.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất xám có ba loại: đất xám cao, có nơi bị bạc màu;
đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng, và đất xám gley; trong đó, hai loại đầu chiếm
phần lớn diện tích. Ðất xám nói chung có thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến
thịt nhẹ, khả năng giữ nước kém; mực nước ngầm tùy nơi và tùy mùa biến động sâu
từ 1 – 2 m đến 15 m. Ðất chua, độ pH khoảng 4,0 - 5,0. Ðất xám tuy nghèo dinh
dưỡng, nhưng có tầng dày, nên thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng
nông lâm nghiệp, có khả năng cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao, nếu áp dụng
biện pháp luân canh, thâm canh tốt. Nền đất xám, phù hợp đối với sử dụng bố trí
các công trình xây dựng cơ bản.
+ Trầm tích Holoxen, trầm tích phù sa trẻ: có nguồn gốc ven biển, vũng vịnh,
sông biển, lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau: đất

-4-


phù sa, diện tích 15.100 ha (7,8%); nhóm đất phèn 40.800 ha (21,2%); đất phèn
mặn, 45.500 ha (23,6%). Ngoài ra, có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (0,2%)
là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.
Nhóm đất phù sa không hoặc bị nhiễm phèn, phân bố ở những nơi địa hình
hơi cao khoảng 1,5 - 2,0 m, tập trung tại vùng giữa phía Nam huyện Bình Chánh,
Ðông quận 7, Bắc huyện Nhà Bè và một ít ở huyện Củ Chi, Hóc Môn.
Ðất phù sa nói chung có thành phần cơ giới từ sét trung bình tới sét nặng. Ðất có
phản ứng chua, pH 4,2 - 4,5 ở tầng đất mặt và xuống sâu 0,5 - 1,2 m độ chua giảm
nhiều, pH lên tới 5,5 - 6,0. Hàm lượng mùn trung bình, các chất dinh dưỡng khá, là
loại đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng lúa cao sản, chất lượng tốt.
Nhóm đất phèn, có hai loại: phèn nhiều và phèn trung bình, phân bố chủ yếu
ở hai vùng. Vùng đất phèn Tây Nam, kéo dài từ Tam Tân - Thái Mỹ huyện Củ Chi
xuống khu vực Tây Nam huyện Bình Chánh gồm các xã Tân Tạo, Phạm Văn Hai,

Lê Minh Xuân... Vùng này hầu hết thuộc loại đất phèn nhiều (phèn nặng); đất rất
chua, pH 2,3 - 3,0. Nhóm này cùng điều kiện tạo thành và tính chất giống như đất
phèn vùng Ðồng Tháp Mười. Vùng đất phèn ven sông Sài Gòn - Rạch Tra và bưng
Sáu xã (cũ) quận 9. Hầu hết thuộc loại đất phèn trung bình và ít, phản ứng của đất
chua nhẹ ở tầng đất mặt, pH 4,5 - 5,0; song giảm mạnh ở tầng đất dưới, đất rất chua,
pH xuống tới 3,0 - 3,5.
Ðất phèn có thành phần cơ giới từ sét đến sét nặng, đất chặt và bí. Dưới độ sâu
khoảng từ 1 m trở xuống, có nhiều xác hữu cơ nên đất xốp hơn. Ðất khá giàu mùn,
chất dinh dưỡng trung bình; song hàm lượng các ion độc tố cao, nên trên đất phèn
không thích hợp với trồng lúa. Tuy nhiên, tăng cường biện pháp thủy lợi tưới tiêu tự
chảy để rửa phèn, có thể chuyển đất canh tác từ một vụ sang hai vụ lúa . Ngoài ra,
đất phèn rất phù hợp với các cây khóm, mía, điều và các cây lâm nghiệp như tràm,
bạch đàn và một số loài keo Acacia.
Nhóm đất phèn mặn: là nhóm có diện tích lớn nhất, phân bố ở huyện Nhà Bè
và gần như toàn bộ huyện Cần Giờ. Tuỳ độ mặn và thời gian ngập mặn, nhóm đất

-5-


mặn được chia làm hai loại: đất phèn mặn theo mùa và đất phèn mặn thường xuyên
(còn gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn).
Ðất phèn mặn theo mùa có diện tích 10.500 ha, phân bố ở huyện Nhà Bè và
Bắc huyện Cần Giờ. Thời gian bị mặn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 hoặc tháng 7
năm sau. Ðất thịt, giàu mùn, chứa nhiều xác hữu cơ dưới môi trường yếm khí, chất
dinh dưỡng khá; phản ứng của đất từ chua đến rất chua, pH ở độ sâu xuống tới 2,4 2,7. Tuy nhiên, về mùa lũ, mặn bị đẩy ra xa và nước được pha loãng trong thời gian
dài 4 - 5 tháng; đồng thời đất có lớp phủ phù sa dày tới 20 - 30 cm, nên vẫn cấy
được một vụ lúa với năng suất khoảng 2,0 tấn/ha. Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao hơn,
vùng này đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phương thức canh tác
các loài cây ăn quả, cây rừng, nuôi tôm…... theo các mô hình nông lâm ngư kết
hợp.

Ðất mặn dưới rừng ngập mặn: diện tích 35.000 ha, chiếm phần lớn diện tích
huyện Cần Giờ. Ðất thịt trung bình, màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ
bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, nói chung đất còn ở dạng bùn lỏng chưa
cố định, giàu chất dinh dưỡng, pH tầng đất trên 5,8 - 6,5. Ðất ngập mặn, phù hợp
với duy trì và phát triển các loại cây rừng ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo vệ
môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh
thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía nam của thành phố.
2.1.4.Khí hậu.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu – thời tiết TPHCM là nhiệt
độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - nắng rõ ràng làm tác động chi phối môi
trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, cho
thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
+ Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng
trung bình/tháng 160 - 270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27oC. Nhiệt độ cao
tuyệt đối 40oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8oC. Tháng có nhiệt độ trung bình cao

-6-


nhất là tháng 4 (28,8oC), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa
tháng 12 và tháng 1 (25,7oC). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình
25-28oC. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại
cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình
phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường đô thị.
+ Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908)
và năm thấp nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày.
Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến

tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2,
3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng
mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc.
Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao
hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
+ Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt
đối xuống tới 20%.
+ Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn
Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung
bình 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc
- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2,
tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản thành phố Hồ
Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El
- Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ
nhẹ.

-7-


2.1.5. Nguồn nước và thủy văn.
Hầu hết sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng các chế độ
bán nhật triều biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều
thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên những tác động không
nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10 m. Tháng có mực nước cao nhất là
tháng 10 - 11, thấp nhất là các tháng 6 - 7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các
sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có

năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu
lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng
nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập
tràn và cống đóng - xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh
hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng
chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3 6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm
giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước
mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích
cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống
kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2 – 3 m,
tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố.
2.1.6.Thảm thực vật.
Trên cơ sở các yếu tố cơ bản của điều kiện tự nhiên như đã trình bày; có thể
khái quát hóa thảm thực vật thành phố thành ba kiểu sinh thái cảnh - kiểu lập địa mà tương ứng với nó là ba hệ sinh thái thảm thực vật rừng tiêu biểu; rừng ẩm nhiệt
đới , rừng úng phèn và rừng ngập mặn.Có thể môt tả các quần xã thực vật này như
sau:

-8-


 Quần xã rừng ẩm nhiệt đới
Phân bố ở những nơi có địa hình cao, trên các loại đất phát triển từ trầm tích
phù sa cổ .Đây là kiểu rừng thường xanh, nhiều tầng tán hiện còn rãi rác ở miền
Đông Nam bộ với các loài đặc trung như Dầu, Sao đen, Vên vên, Gõ Đỏ, Cẩm lai,
Bằng lăng,..
 Quần xã rừng úng phèn, nước lợ:
Gồm một số các hội đoàn chính:
*Hội đoàn Dừa nước phân bố ven kênh rạch, vùng cửa sông.
*Hội đoàn Bần, Bình bát…phân bố trên các loại đất có nguồn gốc sông biển

vừa nhiễm mặn vừa nhiễm phèn.
*Hội đoàn Bàng, Lác …phân bố trên đất phèn nặng.
*Rừng Tràm phân bố trên các đầm lầy chua phèn, tầng sinh phèn dày, ngập
nước thường xuyên.
 Quần xã rừng ngập mặn:
Rừng Sác Gia Định là một trong các khu rừng ngập mặn tiêu biểu của miền
Nam trước chiến tranh. Loài cây chủ yếu là Đước, Sú, Vẹt, Giá, Mắm, Bần,…
Chiến tranh, con người và các yếu tố khách quan đã tác động nhiều lên thảm
thực vật thành phố làm cho nó bị tàn phá nghiêm trọng. Sinh cảnh phong phú của
rừng nhiệt đới xưa không còn nữa mà chỉ gặp rãi rác một số vết tích qua một số cây
còn sót lại quanh các đền chùa trên các vùng đồi gò ở Củ Chi, Thủ Đức, Hốc Môn.
Bên cạnh đó là thảm cây bụi thứ sinh, trảng cỏ và các loại phụ sinh khác.
Vùng bưng trũng phía Nam, Tây Nam và ven sông Sài Gòn, Đồng Nai có sông
rạch chằng chịt, các loài thực vật thích nghi với môi trường chua phèn, nước lợ tồn
tại khá phong phú. Vùng ngập mặn Cần Giờ đã bị huỷ diệt trong chiến tranh nay đã
phục hồi với hơn 30000 ha, trong đó cây Đước chiếm ưu thế. Các thảm thực vật
rừng nguyên sinh, hiện tại hầu như không còn; song, sự tìm hiểu nó sẽ giúp ích cho
việc đánh giá tiềm năng điều kiện lập địa, xác định phương hướng phục hồi và xây
dựng các thảm thực vật đạt hiệu quả mong muốn, nhất là về cảnh quan, môi trường
sinh thái ở một Thành phố đông dân cư của vùng nhiệt đới.

-9-


2.2.Đặc điểm kinh tế _xã hội
2.2.1.Dân số và sự phân bố .
Năm 2007,dân số thành phố khoảng 8 triệu, dân cư phân bố không đều, thể
hiện rõ nét qua mật độ dân số 3 vùng: vùng nội thành cũ (gồm 13 quận) là 25.500
người/km2, các quận mới là 4200 người/km2 và vùng nông thôn (các huyện) là trên
600 người/km2.

2.2.2.Đặc điểm kinh tế.
Kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Bốn ngành dịch vụ tăng
trưởng mạnh là tài chính - ngân hàng, du lịch, bưu chính viễn thong, và vận tải dịch vụ - cảng - kho bãi. Điều đó cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ
đang đi đúng hướng, nhất là trong năm đầu Việt Nam gia nhập WTO. Giá trị sản
xuất công nghiệp thành phố tăng 13,5%, nông nghiệp tăng hơn 6 %, tổng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản tăng 23%. Năm 2007, một số hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, quản lý đô thị có tiến bộ hơn; thu chi ngân sách
tăng cao, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật
tự, an toàn xã hội.
Ngành du lịch thành phố năm 2007 đạt tổng doanh thu trên 15.000 tỉ đồng
(khoảng 1 tỉ USD), tăng 40% so cùng kỳ. Lượng khách quốc tế đến thánh phố đạt
1,9 triệu lượt, tăng 13,7%. Vận tải hàng hóa đạt 74,72 triệu tấn, tăng 35,9% (cùng
kỳ 2006 tăng 8,3%). Lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng trên địa bàn đạt 39,6
triệu tấn, tăng 22,3% (cùng kỳ 2006 tăng 5,4%). Tổng số thuê bao điện thoại trên
địa bàn đạt 8,16 triệu máy, bình quân 132 máy/100 dân; trong đó, thuê bao cố định
tăng 20% (đạt 1,57 triệu máy) và thuê bao di động tăng 88% (đạt 6,59 triệu máy)...
2.3. Khái niệm và các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái
2.3.1.Khái niệm về du lich sinh thái
Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau
chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Đối

- 10 -


với một số nguời du lịch sinh thái được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý
nghĩa của hai từ “du lịch” và “sinh thái”
Theo Phạm Trung Lương , đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số
người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã xuất
hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton.1993). Với khái niệm này, mọi hoạt động du
lịch có liên quan đến thiên nhiên như leo núi, tắm biển…đều gọi du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái còn được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như:
- Du lịch thiên nhiên (Nature tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature-base tourism )
- Du lịch môi trường (Environmental tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch thám hiểm (Adventure tourism )
- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism )
- Du lịch trách nhiệm (Responsible tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism )
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector
Ceballos-lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu
vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan
với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.
Hiệp hội du lịch quốc tế (WTO) cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là việc
đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải
thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999): “Du
lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được
bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du
khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự

- 11 -


quản lý cho người dân đại phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa
và quyền tự do con người”.
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế

kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du
lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau. Khái niệm về du lịch sinh thái
còn nhiều điểm chưa được thống nhất.
Để có sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động
thực tiễn phát triển du lịch sinh thái, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với
nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN…có sự tham gia của các chuyên
gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên
quan, tổ chức hội thảo quốc gia về”Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái
ở Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 9 - 9 - 1999.
Một trong những kết quả quan trọng của hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định
nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam, theo đó: “du lịch sinh thái là loại hình dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho
nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”. Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá
trình phát triển cuả du lịch sinh thái ở Việt Nam.
2.3.2.Tài nguyên du lịch sinh thái
2.3.2.1.Khái niệm tài nguyên du lịch sinh thái.
Tài nguyên theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng
và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng
để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc
sắc của tài nguyên nói chung và khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái
niệm du lịch.

- 12 -


Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng

nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch
(Luật du lịch, 2005)
Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài
nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm
các giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản
địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là
tài nguyên du lịch sinh thái mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên,
các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra
sản phẩm du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du
lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chỉ có một
số loại tài nguyên du lịch sinh thái chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch sinh thái bao gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, các sân chim,…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cảnh,…)
- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của
hệ sinh thái tự nhiên như các phương pháp canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền
thống gắn với các truyền thuyết … của cộng đồng.
2.3.2.2.Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
 Tài nguyên du lịch sinh thái phong phú đa dạng, trong đó có nhiều tài
nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn.
Bản thân tự nhiên rất đa dạng và phong phú nên tài nguyên du lịch sinh thái
cũng có đặc điểm này. Có nhiều hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và

- 13 -



phát triển nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm, được xem là những tài nguyên du
lịch sinh thái đặc sắc, có sức hấp dẫn lớn đến khách du lịch.
Ví dụ: Hệ sinh thái đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, nơi cư trú khoảng
198 loài chim, chiếm ¾ số loài chim ở Việt Nam, trong đó có khoảng 16 loài đang
bị đe dọa ở quy mô toàn cầu với 5 loài chim quý hiếm (Sếu đầu đỏ, Te vàng, Ngan
cánh trắng….); Hệ sinh thái núi cao thuộc vườn quốc gia Bi Đúp - núi Bà nơi đang
bảo tồn được các loài thông 2 lá dẹp và thông đỏ. Đây là thực vật được xem là chỉ
tồn tại dưới dạng hoá thạch, là một trong những tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc
ở Việt Nam.
 Tài nguyên du lịch sinh thái rát nhạy cảm với tác động.
Do gắn liền với một hệ sinh thái cụ thể, nên có sự thay đổi tính chất của một số
hợp phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hoặc mất đi của một số loài sinh vật cấu thành
dưới tác động của con người, nguồn tài nguyên này sẽ bị ảnh hưởng ở những mức
độ khác nhau.
Ví dụ: Các hệ sinh thái rạn san hô ven biển Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng do
các hoạt động khai thác, đánh bắt bằng thuốc nổ, làm hàng lưu niệm…
 Tài nguyên du lịch sinh thái có thời gian khai thác khác nhau
Có loại khai thác quanh năm, có loại có tính thời vụ. Sự giới hạn chủ yếu do
thời tiết, diễn biến của khí hậu, của mùa di cư, sinh sản của các loài vật, đặc biệt các
loài đặc hữu quý hiếm.
Du khách chỉ có có thể có thể đến thăm những vườn cây đặc sản như Nhãn
lồng, Vải thiều, Xoài cát vào mùa hạ, Cam giấy, Cam đường… vào mùa đông.
Du lịch lặn biển để tham quan nghiên cứu các rạn san hô có thể được tổ chức
quanh năm ở khu vực phía Nam (Đà Nẵng trở vào), khu vực phía bắc, hoạt động
này chỉ thuận lợi vào mùa hạ, khi khí hậu ấm áp. Các hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới
rất phong phú và làm vừa lòng du khách khi đến tham quan nghiên cứu vào mùa
mưa hơn là vào mùa khô, mặc dù mưa sẽ gây khó tiếp cận và những phức tạp khác.

- 14 -



Như vậy, để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, các nhà quản
lý, tổ chức điều hành cần có những nghiên cứu cụ thể về tính mùa của các loại tài
nguyên để làm căn cứ đưa ra các giải pháp thích hợp.
 Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai
thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Do sự tác động, khai thác vì các lý do khác nhau, phần lớn các tài nguyên du
lịch sinh thái hiện còn nằm xa các khu dân cư. Điều này giải thích tại sao phần lớn
tài nguyên du lịch sinh thái chỉ còn ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên,…
nơi có sự quản lý tương đối chặt chẽ.
Khác với nhiều tài nguyên khác, sau khi khai thác có thể vận chuyển đến nơi
khác để chế biến nhằm tạo ra sản phẩm rồi lại đưa đến nơi tiêu thụ, tài nguyên du
lịch sinh thái thường được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu
cầu cầu du khách.
Trong một số trường hợp thực tế có thể tạo ra những vườn thực vật, các công
viên với nhiều loài sinh vật đặc hữu trong môi trường nhân tạo để du khách tham
quan. Tuy nhiên các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm du lịch sinh thái đích
thực, chúng được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch đại chúng, đặc biệt các khu
đô thị lớn mà mọi người dân ít có điều kiện đến các khu tự nhiên.
Do những đặc điểm trên, để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái,
cần thiết phải có sự đầu tư hạ tầng cơ sở để có thể tiếp cận tốt với các khu vực tiềm
năng.
 Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
Phần lớn tài nguyên du lịch sinh thái được xếp vào loại tài nguyên có khả năng
tái tạo, sử dụng lâu dài. Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự
nhiên. Tuy nhiên thực tế cho thấy có nhiều loại tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc
như các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm hoàn toàn có thể mất do những tai biến tự
nhiên hoặc tác động của con người.
Do đó, việc nắm được quy luật tự nhiên, lường trước những tác động do con
người đối với tự nhiên nói chung và tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng để có


- 15 -


×