Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

LUẬN VĂN BÁO CÁO THIẾT KẾ CẢNH QUẢN MÔI TRƯỜNG ĐAI HỌC NÔNG LÂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.97 KB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHAN VĂN TẾ

NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY HỒNG LỘC (Syzygium
oleinum Wight ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM CÀNH
VỚI CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG 2,4D (Axit-2,4dicloro-phenoxiaxetic) TẠI VƯỜN ƯƠM BỘ MÔN CẢNH
QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN_ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.
HỒ CHÍ MINH.

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


PHAN VĂN TẾ

NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY HỒNG LỘC (Syzygium
oleinum Wight ) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM CÀNH
VỚI CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG 2,4D (Axit-2,4dicloro-phenoxiaxetic) TẠI VƯỜN ƯƠM BỘ MÔN CẢNH
QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN_ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.


HỒ CHÍ MINH.

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa viên

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. ĐINH QUANG DIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2008

2


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY


PHAN VAN TE

PROPAGATION Syzygyum oleinum Wight BY PROPAGILE
WITH 2,4D(Acid-2,4-diclorophenoxiaxetic) IN NURSERY
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE

GRADUATION ESSAY

Advisor: DINH QUANG DIEP,PhD


Ho Chi Minh City
May-2008

3


Lời cảm ơn!

Để hoàn thành tốt tiểu luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn!
Thầy Đinh Quang Diệp, cô Cao Thị Ngọc Cương, người đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tiểu luận này.
Đồng cảm ơn tới tất cả các thầy cô, bạn bè đã có sự đóng góp chân thành về
chuyên môn cũng như sự động viên, cổ vũ tinh thần cho tôi trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện tiểu luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2008

4


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu

“Nhân giống vô tính cây Hồng Lộc(Syzygium oleinum.

Wight) bằng phương pháp giâm hom cành với chất kích thích sinh trưởng 2,4D
(Axit-2,4- dicloro phenoxiaxetic).” được tiến hành tại vườn ươm Bộ Môn Cảnh
Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên_ Đại Học Nông Lâm TP.HCM, thời gian từ tháng 3

đến tháng 5/2008.
Kết quả thu được: Tỷ lệ ra rễ của hom giâm sau 8 tuần tuổi giữa các nghiệm
thức xử lý chất kích thích 2.4D.
Đối chứng 7,78%
XL1(250ppm) 17,78%
XL2(500ppm) 23,33%
XL3(750ppm) 21,11%
XL4(1000ppm) 16,67%

5


SUMMARY
Essay “propagation syzygyum oleinum wight by propagile with 2,4d(acid-2,4diclorophenoxiaxetic)”thesis has been carried out from in nursey of landscaping
and environmental horticuture department – Nong Lam University Ho Chi Minh
City, time from march to may, 2008.
Result :
DC 7,78%
XL1(250ppm) 17,78%
XL2(500ppm) 23,33%
XL3(750ppm) 21,11%
XL4(1000ppm) 16,67%

6


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn...........................................................................................................i
Tóm tắt................................................................................................................ii

Mục lục............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................vii
Danh sách các hình......................................................................................... viii
Danh sách các bảng ...........................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ ........................................................................................x
Chương 1.....................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài....................................................................................................2
1.3. Giới hạn đề tài ......................................................................................................2
Chương 2.....................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................3
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...............................................................3
2.2. Giới thiệu sơ nét về tình hình nghiên cứu và sản xuất cây con bằng phương
pháp giâm hom. ..........................................................................................................4

7


2.3. Giới thiệu khái quát về cây Hồng Lộc. ................................................................5
2.4. Cơ sở sinh lý của quá trình tạo rễ của hom giâm.................................................5
2.4.1. Sinh lý của sự ra rễ............................................................................................5
2.4.2. Cơ sở của việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng. ........................................6
2.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả giâm hom................................................7
2.5. Sơ lược về kỹ thuật giâm hom. ............................................................................7
2.5.1. Tiêu chuẩn chọn cây mẹ....................................................................................8
2.5.2. Tiêu chuẩn chọn lựa hom giâm.........................................................................8
2.5.3. Cắt và xử lý hom. ..............................................................................................8
2.5.4. Kỹ thuật cắm và chăm sóc hom. .......................................................................9
Chương 3..................................................................................................................11

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................11
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................11
3.2. Điều kiện nghiên cứu. ........................................................................................11
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................11
3.2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu.......................................................................11
3.3. Nội dung nghiên cứu. .........................................................................................................12
3.4. Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................................12
3.4.1. Chọn lựa hom giâm. ........................................................................................12
3.4.2. Cắt hom giâm. .................................................................................................12
3.4.3. Chuẩn bị giá thể. .............................................................................................13
3.4.4. Hệ thống che bóng và tưới phun. ...................................................................13
3.4.5. Chuẩn bị dung dịch kích thích ra rễ. ...............................................................13
8


3.4.6. Quy trình giâm hom. .......................................................................................13
3.4.7. Kỹ thuật chăm soc hom sau khi giâm. ............................................................14
3.4.8. Bố trí thí nghiệm. ............................................................................................14
3.5. Phương pháp đo đếm và xử lý các chỉ tiêu ........................................................15
3.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. ............................................................16
Chương 4..................................................................................................................17
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................17
4.1. Xác định tỷ lệ hom sống sau 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tuần tuổi....................................17
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của kích thích tố 2,4D ở các nồng độ 250 ppm, 500 ppm,
750 ppm, 1000 ppm đến tỷ lệ ra chồi của hom giâm sau 8 tuần tuổi. ......................24
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của kích thích tố 2,4D ở các nồng độ 250 ppm, 500 ppm,
750 ppm, 1000 ppm đến số lượng chồi / hom sau 8 tuần tuổi. .................................25
4.4. Đánh giá ảnh hưởng của kích thích tố 2,4D ở các nồng độ 250 ppm, 500 ppm,
750 ppm, 1000 ppm đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm sau 8 tuần tuổi. ..........................26
4.5. Đánh giá ảnh hưởng của kích thích tố 2,4D ở các nồng độ 250 ppm, 500 ppm,

750 ppm, 1000 ppm đến số lượng rễ / hom sau 8 tuần tuổi......................................28
Chương 5..................................................................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................30
5.1. Kết luận. .................................................................................................................................30
5.1.1. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá trên hom cành cây Hồng Lộc...........................30
5.1.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm: ..........................................30

9


5.2. Kiến nghị............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................32
PHỤ LỤC .................................................................................................................33

10


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Cây Hồng Lộc ................................................................................................5
Hình 2: Hom trước khi giâm. ....................................................................................36
Hình 3. Kết quả ra rễ ở hom giâm được xử lý thuốc kích thích sinh trưởng 2,4D ở
nồng độ 1000 ppm sa 8 tuần tuổi ..............................................................................36
Hình 4. Kết quả ra rễ ở hom giâm được xử lý thuốc kích thích sinh trưởng 2,4D ở
nồng độ 250 ppm sau 8 tuần tuổi. .............................................................................37
Hình 5: Kết quả ra rễ ở lô ĐC sau 8 tuần tuổi...........................................................37
Hình 6: Kết quả ra rễ ở hom giâm được xử lý thuốc kích thích sinh trưởng 2,4D ở
nồng độ 500 ppm ppm sau 8 tuần tuổi. .....................................................................38
Hình 6: Kết quả ra rễ ở hom giâm được xử lý thuốc kích thích sinh trưởng 2,4D ở
nồng độ 500 ppm ppm sau 8 tuần tuổi. .....................................................................38


11


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 . Tỷ lệ hom giâm còn sống sau 2 tuần tuổi. ................................................. 17
Bảng 4.2 : Tỷ lệ hom giâm còn sống sau 3 tuần tuổi.................................................. 18
Bảng 4.3. Tỷ lệ hom giâm còn sống sau 4 tuần tuổi. .................................................. 19
Bảng 4.4. Tỷ lệ hom giâm còn sống sau 5 tuần tuổi. .................................................. 20
Bảng 4.5 . Tỷ lệ hom giâm còn sống sau 6 tuần tuổi. ................................................. 21
Bảng 4.6 .Tỷ lệ hom giâm còn sống sau 7 tuần tuổi. .................................................. 22
Bảng 4.7 . Tỷ lệ hom giâm còn sống sau 8 tuần tuổi. ................................................. 23
Bảng 4.8. Bảng phân tích ANOVA tỷ lệ hom giâm còn sống sau 8 tuần tuổi............ 24
Bảng 4.9. Tỷ lệ ra chồi của hom giâm sau 8 tuần tuổi................................................ 24
Bảng 4.10 : Số lượng chồi / hom sau 8 tuần tuổi........................................................ 25
Bảng 4.11. Tỷ lệ ra rễ của hom giâm sau 8 tuần tuổi.................................................. 26
Bảng 4.12. Bảng phân tích ANOVA tỷ lệ ra rễ của hom giâm sau 8 tuần tuổi .......... 27
Bảng 4.13. Số lượng rễ / hom sau 8 tuần tuổi............................................................. 28
Bảng 5.1. Trắc nghiệm so sánh theo LSD và Duncan với cùng mức ý nghĩa là 5%
cho tỷ lệ hom sống sau 8 tuần tuổi............................................................................33
Bảng 5.2. Trắc nghiệm so sánh theo LSD và Duncan với cùng mức ý nghĩa là 5%
cho tỷ lệ ra rễ sau 8 tuần tuổi. ...................................................................................34

12


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

L1, L2, L3 :


Lần lặp lại

NT

Nghiệm thức

ĐC

Nghiệm thức đối chứng

XL1

Nghiệm thức xử lý thuốc kích thích 2,4D ở 250 ppm.

XL2

Nghiệm thức xử lý thuốc kích thích 2,4D ở 500 ppm

XL3

Nghiệm thức xử lý thuốc kích thích 2,4D ở 750 ppm

XL4

Nghiệm thức xử lý thuốc kích thích 2,4D ở 1000 ppm

2,4D

Axit-2,4- dicloro-phenoxiaxetic


IBA

Thuốc kích thích sinh trưởng Indol butyric acid

NAA

Acid Naphtyl acetic

IAA

Acid Indole acetic

CRD

Completely randomized design - Kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

R(%)TB

Tỷ lề trung bình hom sống, hom ra rễ, hom ra chồi

Ppm

Nồng độ phần triệu

ANOVA

Analysis of varience – phương pháp phân tích số liệu thí

nghiệm dựa trên những biến động gây ra các sai số

LSD

Least significant difference – Sai biệt có ý nghĩa nhỏ nhất

13


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay khi đời sống con người ngày càng thay đổi, vấn đề công nghiệp
hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển đã làm cho môi trường sinh thái toàn cầu đang
trong tình trạng báo động và khi đó vấn đề cây xanh được quan tâm ngày càng
nhiều hơn và đúng mức hơn. Trong đó vấn đề không gian xanh cho đô thị đã và
đang được sự quan tâm ngày càng nhiều của mọi tầng lớp cư dân đô thị. Cây xanh
đã góp phần cải thiện môi trường, làm sạch không khí, ngăn bụi, cản tiếng ồn,…và
cả vấn đề tạo vẻ mỹ quan cho đô thị. Do đó vấn đề lựa chọn cây trồng cho phù hợp
với đô thị, các công viên, sân vườn, dải phân cách… là vấn đề cần được quan tâm
nhiều hơn.
Tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đã có rất nhiều loại cây được
ưa chuộng và trồng phù hợp trong các khu đô thị như: dầu rái, phượng vĩ, lim xét,
sao đen, cau, tre…trong đó có Hồng Lộc, là một loài cây trang trí, có màu lá đẹp,
dáng đẹp, dễ cắt tỉa, sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở trong
các khu đô thị. Cây Hồng Lộc rất được ưa chuộng trong các khu đô thị,và được
trồng nhiều ở các khu công nghiệp, công viên, các dải phân cách…
Hiện nay trên thị trường nguồn giống cho loài này còn khan hiếm, nhất là
nguồn giống từ hạt. Vì thế giải pháp cho vấn đề này là nguồn giống từ nhân giống
vô tính. Được sự hướng dẫn của thầy Đinh Quang Diệp, tôi thực hiện đề tài:“Nhân
giống vô tính cây Hồng Lộc(Syzygium oleinum. Wight) bằng phương pháp giâm

hom cành với chất kích thích sinh trưởng 2,4D (Axit-2,4- dicloro phenoxiaxetic) tại
vườn ươm Bộ Môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên_ Đại Học Nông Lâm
TP.HCM.”.
1.2. Mục tiêu của tiểu luận
14


Xác định nồng độ 2,4D thích hợp cho nhân giống hoàn cảnh cây Hồng Lộc ở
giai đoạn vườn ươm.
1.3. Giới hạn của chuyên đề
Do hạn chế về thời gian (3 tháng) và đây chỉ là một tiểu luận nên phạm vi
nghiên cứu không rộng, chỉ nghiên cứu theo dõi những mục tiêu như ở phần
phương pháp nghiên cứu, không mở rộng thêm các phần khác.

15


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực thí nghiệm
TP. Hồ Chí Minh là một trong những khu vực thuộc vùng Đông Nam Bộ có chế độ
nhiệt rất cao, ít bị thay đổi trong năm, nhiệt độ trung bình từ 26-28 oC, chênh lệch
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất 4-6oC. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2008 nhiệt
độ trung bình là 28,3oC.
Lượng mưa : có sự phân hóa sâu sắc về mùa theo chế độ ẩm. Ở đây một năm có
hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa.
 Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.
 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
 Lượng mưa bình quân năm : 1949 mm.

 Ẩm độ không khí bình quân năm : 79,5%. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2008
ẩm độ trung bình là 69%.
 Số giờ nắng bình quân trong 4 tháng đầu năm 2008 là 187,5 giờ.
 Chế độ gió : trong khu vực chịu ảnh hưởng hướng gió Tây Bắc – Đông Nam.
 Thủy văn : trong khu vực vườn ươm có Hồ Đất 1 với nguồn nước dồi dào
quanh năm, tương đối sạch, đây là nguồn nước rất thuận lợi cho việc tưới
tiêu trong vườn ươm.

16


2.2. Giới thiệu sơ nét về tình hình nghiên cứu và sản xuất cây con bằng phương
pháp giâm hom.
Giống cây trồng là một trong những khâu quan trọng nhất trong chương trình
trồng rừng kể cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, và các chương trình
mảng xanh mỹ quan đường phố.
Hiện nay trong công tác trồng cây, nhất là khâu cải thiện giống cây rừng của
Việt Nam đang rất được chú ý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và điều kiện
thích nghi của cây trồng đối với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam. Bên
cạnh việc nhân giống cây con từ hạt (gọi là cây sinh thực), còn có việc nhân giống
cây con từ hom (gọi là cây phân sinh), nó có ưu điểm giữ được các đặc tính di
truyền tốt của cây mẹ, cây sinh trưởng nhanh, sớm ra hoa kết quả, vì thế phương
pháp nhân giống bằng hom đã từ lâu được áp dụng rộng rãi trong cây trồng nông
nhiệp cũng như lâm nghiệp: như cây trồng ăn quả, cây trồng lấy hoa, cây cảnh, cây
xanh đường phố, cây gỗ mọc nhanh, cây gỗ đặc hữu...
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm đó là sự suy
giảm sức sống của cây con một số vòng nhân giống, khả năng thích ứng với hoàn
cảnh thay đổi kém hơn từ hạt.
Giâm hom là một trong nhưng phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Hom là
một đoạn thân, cành, rễ hoặc một mẫu phiến lá, được sử dụng để tái tạo ra cây con

hoàn chỉnh. Đối với những cây mà hạt giống hiếm, cây khó ra hoa hết quả hoặc
trồng bằng hạt khó hơn trồng bằng hom thì việc trồng cây bằng hom, nhất là cây
rừng lại có ý nghĩa thực tiễn :
 Kỹ thật nhân giống này đã rất được chú ý trên các loài cây gỗ mọc nhanh, các
loài cây có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đa dạng về các nguồn nguyên liệu
gỗ, phục vụ cho nền kinh tế quốc dân cũng như thích hợp cho các vùng sinh
thái khác nhau : cây keo lá tràm(Acacia auriculiformis), cây bạch đàn
(Eucalyptus sp), cây tràm (Melaleuca cajeputii L.)...

17


 Một số loài cây gỗ quý, đặc hữu cũng đã được nghiên cứu nhân giống thành
công bằng con đường giâm hom như: cây lát hoa ( Chukraria tabularis), cây
cẩm lai bà rịa (Dallbergia bariaensis),...
 Một số loài cây lá kim cũng đã được khảo nghiệm nhân giống bằng phương
pháp giâm hom như: cây thông đỏ (Taxus wallichiana), cây pơmu (Fokienia
hodginsii), cây bách xanh (Calocedrus macrolepis),...
2.3. Giới thiệu khái quát về cây Hồng Lộc.
Tên Việt Nam : Hồng Lộc
Tên khoa học : Syzygium oleinum Wight
Họ thực vật : họ Sim – Myrtaceae
Bộ : Myrtales
Mô tả : Cây gỗ nhỏ. Vỏ ngoài màu xám
nâu, nứt dọc nhẹ, thịt trắng hồng. Lá đơn
nguyên mọc đối, lá hình mác, dài 5 – 10
cm, rộng 1 -3 cm. Lá non có màu hồng
đỏ, lá già màu xanh đậm.
Hình 1: Cây Hồng Lộc


Cụm hoa mọc trên cành già, hoa tháng 4,

quả mọng, khi chín màu tím. Cây phân cành nhiều, sinh trưởng mạnh, dễ cắt tỉa, tạo
dáng đẹp, thường trồng ở các dải phân cách, trong công viên.
Loài mới được nhập về Việt Nam trong vài năm gần đây. Được trồng nhiều ở khu
vực TP. HCM và các tỉnh miền nam.
2.4. Cơ sở sinh lý của quá trình tạo rễ của hom giâm.
2.4.1. Sinh lý của sự ra rễ.

18


Đối với hầu hết các loài thực vật, vấn đề có ý nghĩa quyết định trong quá
trình giâm hom là việc ra rễ. Rễ giữ vai trò quan trọng trong quá trình hút nước, hút
chất dinh dưỡng để nuôi cây sống.
Trong giâm hom, sự hình thành rễ thường xuất hiện ở những mô sẹo. Trước
hết, người ta thấy phần gốc của hom giâm dày lên, xuất hiện các mô xốp, đó là dấu
hiệu ban đầu cho sự hình thành rễ. Rễ được hình thành bên cạnh và sát ngoài trung
tâm của mô mạch và ăn sâu vào trong thân tới gần ống mạch sát bên ngoài tượng
tầng.
Thời gian hình thành rễ ở các loài cây và trên tưng cây là khác nhau, trong
khoảng vài ngày đối với những loài dễ ra rễ, tới vài tháng đối với loài khó ra rễ.
Những tác động kỹ thuật như cắt hom không đúng kỹ thuật, xử lý hom với liều
lượng thuốc quá nồng độ, thời gian,... có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả
năng ra rễ của hom giâm và dẫn đến chết hom.
2.4.2. Cơ sở của việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
Theo tính chất của tế bào thì mỗi tế bào có tính độc lập về sinh lý rất cao,
chúng có thể tái tạo lại các cơ quan không đầy đủ và hình thành nên các cá thể mới.
Đây là đặc tính tự nhiên của thực vật, tuy nhiên việc sử dụng chất kích thích đối với
sự sinh trưởng và phát triển của thực vật không thể nói là không cần thiết. Vì quá

trình sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các chất kích thích sinh trưởng và ức
chế sinh trưởng trong cây, nồng độ của các chất này do yêu cầu sinh lý của cây cần
thiết trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của thực vật.
Các chất kích thích thực vật đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành
mô sẹo và sự khác biệt giữa rễ và các mô mạch mới sinh. Chúng là các hóa chất tự
nhiên hiện diện với nồng độ thấp trong thực vật. Bên cạnh các kích thích tố tự nhiên
có sẵn trong thực vật, có nhiều hợp chất tổng hợp hay tự nhiên có tác dụng tương
tự. Các chất này cùng với kích thích tố thực vật, thường gọi chung là các chất điều
chỉnh sinh trưởng của thực vật. Có 5 nhóm chất kích và điều chỉnh được phân biệt

19


trên ảnh hưởng ưu thế của chúng. Đó là auxin, gibberelins, cytokinins, acid abscisic
và chất khí điều chỉnh sinh trưởng ethylene.
Sự tái sinh rễ bất định ở cành giâm là một quá trình sinh lý phức tạp liên
quan chặt chẽ với điều kiện nội tại và điêu kiện ngoại cảnh mà trong đó tác dụng
kích thích của auxin là rất quan trọng. Vì hàm lượng auxin nội sinh trong cành giâm
không đủ cho sự hình thành rễ nhanh chóng, nên con người phải xử lý auxin ngoại
sinh cho cành giâm để tiếp xúc sự xuất hiện rễ.
Hiện nay, có hai phương pháp chính để xử lý auxin cho cành giâm.
 Phương pháp xử lý nồng độ đặc hay phương pháp xử lý nhanh. Nồng độ
auxin dao động từ 1.000 – 10.000 ppm. Với cành giâm thì nhúng phần gốc
vào dung dịch trong 3 – 5 giây, rồi cắm vào giá thể. Phương pháp này có ưu
điểm là hiệu quả cao vì gây nên “ cái sốc sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của
sự xuất hiện rễ. Ngoài ra, phương pháp này không đòi hỏi các thiết bị để
ngâm cành giâm và hóa chất tiêu tốn ít hơn.
 Phương pháp nồng độ loãng – xử lý chậm. Nồng độ auxin sử dụng từ 20 –
200 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Đối với cành
giâm, ngâm phần gốc vào dung dịch auxin 10 – 24 giờ, sau đó cắm vào giá

thể. Các chất auxin đươc sử dụng là : IBA, α – NAA và 2,4D (IBA > NAA >
2,4D).
2.4.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả giâm hom.
 Các điều kiện ngoại cảnh : Ánh sáng, nhiệt độ, giá thể...
 Hiệu quả của hai phương pháp xử lý.
 Đặc điểm cành giâm, tuổi cành, vị trí cành giâm, số lá để lại, cây mẹ ...
2.5. Sơ lược về kỹ thuật giâm hom.
 Để nâng cao tỷ lệ sống, trong kỹ thuật giâm hom ta cần tạo điều kiện cho
hom ra rễ một cách thuận lợi nhất. Thường đối với các loại hom (hom thân,
hom cành....) việc đâm chồi , ra lá sớm hơn việc ra rễ nên dễ xảy ra hiện
tượng mất cân bằng nước trong cây, bộ phận trên mặt đất thoát nước liên tục
20


trong khi hệ rễ chưa kịp phát triển, việc hút nước chắc chắn sẽ gặp khó khăn,
hom dễ bị khô héo và chết. Do đó, việc đảm bảo các thao tác kỹ thuật trong
giâm hom là điều rất quan trọng.
2.5.1. Tiêu chuẩn chọn cây mẹ.
Cây giống lấy hom được tuyển chon trên các cá thể trội để giữ được chất di
truyền tốt nhất của cây mẹ. Vì vậy cây mẹ phải đang trong giai đoạn sinh trưởng và
phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Tuổi cây mẹ cũng là nhân tố quan trọng, cây mẹ
càng trẻ cho tỷ lệ ra rễ càng cao.
2.5.2. Tiêu chuẩn chọn lựa hom giâm.
Hom được cắt từ cây mẹ là những cành bánh tẻ, chọn cành mập, không cong
queo, lá không sâu bệnh, cành có nhiều mắt. Hom càng mập thì dinh dưỡng dự trữ
trong cây càng nhiều và đây là nguồn cung cấp năng lượng cho hom cây trong giai
đoạn đầu, giúp hom cây ra rễ, ra lá tốt, đạt tỷ lệ sống cao.
2.5.3. Cắt và xử lý hom.
Chọn lựa hom cũng như cách cắt và xử lý hom là vấn đề cần được quan tâm .
 Không nên cắt hom vào thời kỳ cây đang sinh trưởng mạnh, nên cắt vào thời

kỳ hoạt động sinh lý trong cây giảm xuống thấp nhất, lúc các đỉnh sinh
trưởng ở cành tạm dừng hoạt động và cây chưa trổ hoa.
 Khi cắt hom cành, mỗi hom để lại ít nhất là 3 mắt lá, sau đó cho tất cả vào
nước sạch để tránh tình trạng mất nước của hom.
 Hom sau khi thu hái cần được xử lý ngay trong ngày. Chiều dài hom từ 10 –
15cm, cắt bỏ 1- 2 cm phần ngọn hom để tránh tình trạng nuôi chồi. Trên hom
nên để một vài lá để quang hợp, lá chừa lại 1/2 - 1/3 diện tích tùy vào từng
loại cây và kích thước lá.
 Khi cắt hom cành, vết cắt tạo thành một góc 45o tăng khả năng tiếp xúc với
giá thể giúp hom hút nước tốt hơn.

21


 Khi cắt hom cành, nên sử dụng các dụng cụ sắc bén, vô trùng như : dao, kéo
cắt cành, tránh làm vết cắt bị dập nát.
 Xử lý hom bằng cách nhúng phần gốc hom vào thuốc kích thích ra rễ với
thời gian và nồng độ tùy thí nghiệm .
 Thời gian cắt hom được tiến hành vào sáng sớm hoặc chiều tối khi thời tiết
mát mẻ nhằm hạn chế hiện tượng thoát hơi nước của hom, ảnh hưởng tới khả
năng ra rễ sau này.
 Hom sau khi cắt, tùy vào đặc điểm của từng loài mà ta tiến hành giâm ngay
hay để sau một thời gian cho ráo mủ mới tiến hành đem giâm. Đối với các
loài thân gỗ tốt nhất là nên xử lý và giâm liền, nếu không giâm liền thì phải
cho hom vào nước sạch đẻ giữ cho ống mao quản ở đầu vết cắt của hom
không bị teo lại và mức độ chuyển nước trong hom được đảm bảo liên tục.
2.5.4. Kỹ thuật cắm và chăm sóc hom.
 Hom sau khi xử lý thuốc kích thích ra rễ, lần lượt cắm vào bầu giá đã xử lý
theo từng nghiệm thức. Dùng 1 que nhỏ tạo một lỗ sâu 3-4 cm giữa bầu, sau
đó cắm hom với phần gốc 2-3 cm sau đó ép chặt giá thể quanh hom giúp cho

hom đứng vững.
 Cắm cành giâm vào giá thể, giá thể phải ẩm, thoáng, tốt nhất là cát sạch.
 Nhà giâm cành phải che ánh sáng trực xạ, chỉ sử dụng ánh sáng tán xạ.
 Phun ẩm thường xuyên bằng hệ thống phun sương hoặc bằng bình phun
thuốc trừ sâu. Trong thời gian đầu phải đảm bảo thường xuyên không bị héo,
lá luôn ướt, nhưng phải theo nguyên tắc là tưới nhiều lần trong ngày sao cho
vừa đủ ấm, không để ngập úng. Thời gian tưới kéo dài cho đến khi có bộ rể
hoàn toàn, kết hợp với phun thuốc phòng chống sâu bệnh và che mưa nắng
cho hom.
 Khi xuất hiện rễ thì giảm phun nước và có thể cho vào bầu đất nilông. Giá
thể tốt nhất là ½ phân chuồng mục và ½ đất màu. Khi thấy rễ đâm ra sát túi
nilông thì có thể trồng ra vườn ươm hoặc trực tiếp ra vườn. Để cây có thể
thích ứng với môi trường ngoại cảnh ta giảm dần độ che bóng và giảm dần
lượng nước tưới một thời gian trước khi chuyển cây.
22


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
 Thời gian nghiên cứu :
Tiểu luận này được thực hiện trong 3 tháng từ tháng 3 đến tháng 5/2008


Tiến độ thực hiện:

 Từ 10/03/2008-20/03/2008 làm giàn che, hệ thống tưới, làm giá thể trồng
 Từ tháng 21/03/2008-30/04/2008 bố trí thí nghiệm và theo dõi kết quả
 Từ 1/05/2008-30/05/2008 tổng hợp số liệu và viết báo cáo.

 Địa điểm nghiên cứu :
Vườn ươm Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên - ĐH Nông Lâm TP.HCM
3.2. Điều kiện nghiên cứu.
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nguồn giống cây Hồng Lộc dùng để lấy hom cành đươc mua từ vựa cây Tấn
Đạt (499 Khai Vạn Cân, khu phố 5, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí
Minh). Nguồn cây mẹ ở đây là những cây có độ tuổi từ 2 – 3 năm.
3.2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu.
Vật liệu gồm:
 Giá thể : hỗn hợp cát, xơ dừa, tro trấu( 40% xơ dừa+ 40% tro trấu+ 20% cát)
 Bịch nilông đen thể tích 350 ml
 Thuốc kích thích ra rễ 2,4D
23


 Dụng cụ nghiên cứu: kéo cắt cành, thau chậu, bình pha dung dịch...
3.3. Nội dung nghiên cứu.
Để đạt được mục tiêu tiểu luận tiến hành một số nội dung nghiên cứu sau:
 Đánh giá ảnh hưởng của kích thích tố 2,4D ở các nồng độ 250 ppm, 500
ppm, 750 ppm, 1000 ppm tới tỷ lệ hom sống theo thời gian 2,3,4,5,6,7,8 tuần
tuổi.
 Đánh giá ảnh hưởng của kích thích tố 2,4D ở các nồng độ 250 ppm, 500
ppm, 750 ppm, 1000 ppm tới khả năng ra rễ của hom giâm, đồng thời xác
định tỷ lệ ra rễ, số rễ trên hom giâm sau 8 tuần tuổi.
 Đánh giá ảnh hưởng của kích thích tố 2,4D ở các nồng độ 250 ppm, 500
ppm, 750 ppm, 1000 ppm tới khả năng ra chồi của hom giâm, đồng thời xác
định tỷ lệ ra chồi, số chồi trên hom giâm sau 8 tuần tuổi.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Chọn lựa hom giâm.
Cành bánh tẻ, cành mập, lá không bị bệnh.

3.4.2. Cắt hom giâm.
Cành sau khi được lựa chon để lấy hom, tiến hành cắt chia nhỏ bằng dao sắc
bén ( động tác nhanh, chính xác) nhằm tránh dập nát, xây sát.
Đầu ngọn hom được cắt bằng để giảm sự thoát hơi nước, đầu gốc hom cắt
vát một góc 45o .
Chiều dài hom 10 – 12 cm, lá trên hom được cắt bớt, mỗi hom giâm để lại 1
– 2 lá phía trên.
3.4.3. Chuẩn bị giá thể.
 Giá thể : hỗn hợp cát, xơ dừa, tro trấu( 40% xơ dừa+ 40% tro trấu+ 20% cát)
 Cát, xơ dừa, tro trấu được sử dụng là những thành phần tương đối sạch,
không có mầm cỏ, mầm bệnh.
24


 Cát có ưu điểm : khả năng thoát nước tốt, độ thông thoáng cao.
 Tro trấu, xơ dừa có ưu điểm : độ thông thoáng cao, thấm nước tốt, khả năng
giữ nước được lâu và cung cấp một số chất dinh dưỡng cho hom giâm như
kali, lân...
 Xơ dừa được xử lý độ chua bằng cách ủ chung với tro trấu, vôi sau thời gian
một tuần.
 Giá thể được trộn đều sau đó cho vào bịch nilông đã được đục lỗ dưới đáy và
xung quanh. Các bịch giá thể được xếp thành các lô thí nghiệm sao cho phù
hợp với việc bố trí thí nghiệm.
3.4.4. Hệ thống che bóng và tưới phun.
Hệ thống che bóng và tưới phun được chuẩn bị tương đối từ trước đảm bảo
cho việc giâm hom.
3.4.5. Chuẩn bị dung dịch kích thích ra rễ.
Chất kích thích ra rễ được sử dụng ở đây là 2,4D ( Axit-2,4- diclorophenoxiaxetic ), đây là chất dạng lỏng, không màu, có mùi hôi nồng.
 Để có được dung dịch 2,4D 1000 ppm, cách pha như sau: lấy 1 ml 2,4D (
720g/lít) pha vào 719 ml nước sạch cho vào bình pha dung dịch khuấy đều,

thu được 720 ml dung dịch 2,4D 1000 ppm.
 250ml 2,4D 1000 ppm + 750 ml nước sạch dd 1000ml 2,4D 250 ppm
 500ml 2,4D 1000 ppm + 500 ml nước sạch dd 1000ml 2,4D 500 ppm
 750ml 2,4D 1000 ppm + 250 ml nước sạch dd 1000ml 2,4D 750 ppm
3.4.6. Quy trình giâm hom.


Sau khi hom giâm và dung dịch kích thích ra rễ đã chuẩn bị xong, nhúng

phần gốc vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian 1 phút rồi đem cắm
vào giá thể, giá thể ban đầu ẩm, thoáng.

25


×