Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 7: Tình thái từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.77 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8
TUẦN 7 - TIẾT 27: TÌNH THÁI TỪ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là tình thái từ
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho ví dụ minh hoạ.
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Chức năng của tình thái từ
1. Ví dụ

HS đọc
Chú ý vào các câu có từ in đậm
Cho biết các câu a,b,c thuộc kiểu câu
nào?
a. Mẹ đi làm rồi à?
-> Kiểu câu nghi vấn- sắc thái tôn trọng,
lễ phép
b. Câu cầu khiến
c. Câu cảm thán


Nếu bỏ từ in đậm đi thì ý nghĩa câu văn


có gì thay đổi?
Thông tin sự kiện không thay đổi nhưng
quan hệ giao tiếp bị thay đổi(đặc điểm
ngữ pháp của câu có khi có hai hoặc
nhiều người giao tiếp)
Từ “ạ” ở VD d biểu thị sắc thái tình
cảm gì của người nói?
Vậy các từ in đậm được thêm vào câu
để làm gì?

Các từ:
- à: thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,
biểu thị sắc thái tôn trọng, lễ phép
- đi: thêm vào câu để cấu tạo câu cầu
khiến
- thay: thêm vào để cấu tạo câu cảm thán
- ạ: sự lễ phép
-> tình thái từ

Thế nào là tình thái từ?
Theo em tình thái từ gồm những loại
nào?
HS đọc VD
Các tình thái từ in đậm được dùng
trong những hoàn cảnh giao tiếp nào?
Bộc lộ thái độ, tình cảm ra sao?

2. Kết luận(ghi nhớ SGK- 143)
II. Sử dụng tình thái từ
1. Ví dụ

Câu 1: à - > dùng để hỏi, thái độ thân
mật, quan hệ ngang hàng
Câu 2: ạ - > dùng để hỏi, thái độ lễ phép,
quan hệ trên dưới
Câu 3: nhé - > dùng để cầu khiến, thái độ
lễ phép, quan hệ ngang hàng
Câu 4: ạ -> cầu khiến, lễ phép, quan hệ


trên dưới
Khi sử dụng tình thái từ, ta cần lưu ý
điều gì?

2. Kết luận(SGK 81)
III. Luyện tập

HS lựa chọn đáp án đúng

Bài 1
Các câu có dùng tình thái từ là: b,c,e,i
Bài 2

GV hướng dẫn HS giải thích

a. Chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp
điều nghi vấn đã ít nhiều được khẳng
định.
b. Chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định,
cho là không thể khác được
c. ư: hỏi, với thái độ phân vân

d. nhỉ: thái độ thân mật
e. nhé: dặn dò, thái độ thân mật
g. vậy: thái độ miễn cưỡng
h. cơ mà: thái độ thuyết phục
Bài 3

GV hướng dẫn HS đặt câu

- Nó là học sinh giỏi mà!
- Đừng trêu chọc nữa, nó khóc đấy!
- Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ
lị!
- Em chỉ nói vậy để anh biết thôi!
- Con thích được tặng cái cặp cơ!
- Thôi, đành ăn cho xong vậy!
Bài 4

HS làm bài - > lên bảng chữa bài

-Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu


được không ạ?
- Bạn đã học bài rồi chứ?
- Mẹ sắp đi làm phải không ạ?
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
- Nắm được khái niệm tình thái từ, cách sử dụng tình thái từ
2. Huớng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ 1, 2

- BTVN: 5- tr. 83



×