Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Can Juna đã từng nói “Không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, cũng như không thể
nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình”.
Vâng! Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo thì điều quan trọng
là đổi mới phương pháp dạy học: Chú trọng việc hình thành các kĩ năng cơ bản đặc biệt là kĩ
năng sống và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Trường THCS Nguyễn Trãi nơi tôi đang công tác nằm trên địa bàn xã Ea Na, là một
xã có diện tích tương đối rộng, tình hình an ninh trật tự tương đối phức tạp. Số học sinh nằm
rải rác khắp nơi, nhà xa khó khăn cho học sinh trong việc tới trường.
Thôn Quỳnh Ngọc gần khu khai thác cát - nơi dân cư tập trung đa dạng, nhiều người
ở Bắc Kạn - Lạng Sơn vào cư trú, có nhiều thành phần trộm cắp và nghiện hút. Thôn Ea
Tung có số lượng thanh niên lang thang, hư hỏng nhiều, thậm chí có một số thanh niên lôi
kéo các em học sinh trong trường tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Do đó hiện nay học sinh trường tôi thường xuyên chịu ảnh hưởng, tác động xấu từ
môi trường sống xung quanh. Giai đoạn này cũng là thời gian bồi dưỡng nhân cách, thói
quen, ước mơ của mỗi học sinh. Tuy vậy học sinh luôn phải đương đầu với những khó khăn
thử thách trong cuộc sống. Nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn, bạo
lực, các hành vi tiêu cực, lối sống không lành mạnh, ích kỷ, dễ bị dụ dỗ hoặc phát triển sai
lệch về nhân cách.
Vì vậy việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh hiện nay là vấn đề vô cùng cấp thiết, đó không phải nhiệm vụ của riêng tổng phụ
trách đội, đoàn thanh niên, ban nề nếp, của giáo viên bộ môn… Mà đó còn là nhiệm vụ của
các thầy cô giáo bộ môn, của gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt giáo viên bộ môn là người
trực tiếp giảng dạy giáo dục học sinh, qua các tiết dạy giáo viên cần lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhằm giúp các em hình thành được
những kĩ năng sống, từ đó có khả năng đối phó tích cực trước các tình huống trong học tập
và cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ vững bền trong gia đình và xã hội, có lối sống lành
mạnh, hài hòa, tích cực và chủ động.
Bộ môn Vật Lý là bộ môn khoa học thực nghiệm. Tư tưởng chủ đạo của các sách giáo
khoa Vật Lý phổ thông là nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các
thí nghiệm và thực hành. Điều đó không chỉ tích cực hóa về học tập của học sinh mà còn rèn
kĩ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng trong cuộc sống, rèn luyện thái độ, đức tính kiên trì, tác
phong làm việc của những người làm khoa học trong thời đại công nghệ. Giúp học sinh biết
vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong học tập và trong
cuộc sống.
1
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Hiện nay ở một số tiết Vật Lí hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng
sống vẫn chưa được chú trọng. Hơn nữa hoạt động trải nghiệm hiện nay chủ yếu là lồng
ghép vào các bài học theo từng bộ môn, thời gian ít nên các em không có cơ hội để thể hiện
hết năng lực của mình.
Vậy làm thế nào để giúp các em có những kĩ năng ứng phó với những thách thức của
cuộc sống hằng ngày? Làm thế nào giúp các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý
tưởng hoạt động, được thể hiện, được khẳng định bản thân, được tự đánh giá kết quả của bản
thân…qua các tiết học Vật Lí. Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống
và các năng lực cần thiết. Những câu hỏi đó luôn nung nấu trong tôi và thôi thúc tôi thực
hiện đề tài “Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng
sống trong môn học Vật Lí”
II. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số nội dung, phương pháp tổ chức tiết Vật Lí nhằm tạo điều kiện cho
cán sự bộ môn phát huy năng lực của mình, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, phát huy tinh
thần hợp tác, đoàn kết của tất cả học sinh trong lớp. Chất lượng giáo dục học sinh cũng như
hiệu quả tiết Vật Lí được nâng cao. Tạo được không khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái trong
giờ học. Giúp tiết Vật Lí trở thành một tiết học thú vị, góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh. Giúp học sinh có cơ hội trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Đề tài này dựa trên cơ sở lí luận:
- Theo quan điểm tư tưởng của Đảng về giáo dục, Tâm lí giáo dục học sinh THCS, tư
tưởng Hồ Chí Minh về nghề dạy học.
- Theo thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Điều lệ trường phổ thông.
- Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Dựa vào các nội dung đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Vật Lí nói
riêng.
Để góp phần thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của ban chấp hành
trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục – Đào tạo đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế” trong thời gian tới. Mỗi giáo viên chúng ta cần:
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn
luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức của học sinh.
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học: đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, chú
trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá.
a) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kĩ năng sống
2
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành
song song với hoạt động dạy học trong nhà trường, là một bộ phận của quá trình giáo dục
được tổ chức ngoài giờ học các phần học ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho
hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành
động của học sinh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và
tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm chia sẻ
tới những người xung quanh. Qua hoạt động này học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính
tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.
Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: Từ thiết
kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm
lứa tuổi và khả năng của mình. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng
hoạt động, được thể hiện, được khẳng định bản thân, được tự đánh giá kết quả của bản
thân… từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống, các năng lực cần thiết.
Kỹ năng sống là năng lực tâm lí xã hội, là khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân
ứng phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người
tích cực và có ích cho cộng đồng.
Vật Lí học là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và
chuyển động của nó trong không gian và thời gian, tìm hiểu sự vận động của vũ trụ… Vật Lí
học có những đóng góp quan trọng qua sự tiến bộ các công nghệ mới như: phát minh ra ti
vi, máy vi tính, laser, internet… Vật Lí học là môn học đề cao tính thực tiễn, tạo điều kiện để
giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học, khơi gợi sự ham thích – say mê tìm hiểu
khoa học, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của
cuộc sống. Năng lực được phát triển thông qua thực hành, thí nghiệm.
b) Ý nghĩa của việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh
Việc tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh góp phần phát triển năng lực của học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn và tích cực
tham gia vào hoạt động của nhà trường, các em được bày tỏ ý kiến, tăng cường vận dụng
kiến thức nhằm giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn. Qua đó, góp phần thúc đẩy
mạnh mẽ phong trào đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh trong nhà trường.
Ngoài ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống còn phát triển
phẩm chất, năng lực cho học sinh. Giúp học sinh phát triển toàn diện. Nâng cao kiến thức kĩ
năng sống, giúp học sinh năng động, sáng tạo, thích nghi tốt với môi trường sống. Học sinh
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, qua đó
phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của các
em. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản phù hợp với lứa tuổi. Bồi dưỡng thái
độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm
chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn
với các hiện tượng tự nhiên, xã hội hướng tới mục tiêu: chân, thiện, mĩ.
3
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
c) Vai trò của giáo viên Vật Lí đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục
kĩ năng sống
Theo thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về Điều lệ trường phổ thông quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên.
Theo đó, trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết Vật Lí được quy định là một tiết học
bắt buộc, trong đó giáo viên phải đảm bảo số tiết theo quy định (19 tiết/ tuần), học sinh cũng
thực hiện đủ thời lượng của một tiết học (45 phút/ tiết). Vì vậy giáo viên cần xây dựng kế
hoạch, thực hiện tiết học một cách hiệu quả thỏa mãn được mục tiêu về kiến thức, rèn luyện
kĩ năng và hình thành thái độ cho học sinh.
Do đó giáo viên cần có sự nhiệt tình, tận tụy, thường xuyên đổi mới hình thức,
phương pháp để tiết học trở nên thú vị, hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả của tiết học thì giáo viên phải nắm vững các văn bản hướng
dẫn liên quan đến tiết học Vật Lí, các nội dung giáo dục kĩ năng sống và hoạt động trải
nghiệm sáng tạo làm cơ sở lý luận trong những tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình tổ
chức tiết học.
Giáo viên cần nắm vững tác dụng của tiết học Vật Lí đối với thực tế công tác giáo
dục, các nội dung giáo dục kĩ năng sống và hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THCS
nhằm giúp học sinh: củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và
nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội; làm phong phú thêm
vốn tri thức, kinh nghiệm học tập, sinh hoạt tập thể của học sinh.
Giáo viên cũng cần trang bị cho mình một số cách thức tổ chức trò chơi tập thể, để có
thể tổ chức cho các em chơi trong các tiết học, giúp các em rèn luyện kĩ năng hoạt động
nhóm, tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể lớp, để các em có thể có những giây
phút vui chơi thoải mái sau một tiết học tập vất vả, căng thẳng.
Mục đích nghiên cứu các nhóm kĩ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng xây dựng kế hoạch cho bản thân.
- Kĩ năng xã hội.
- Kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo.
- Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Kĩ năng ra quyết định.
II. Thực trạng vấn đề
- Thực trạng việc thực hiện tiết học Vật Lí ở trường:
+ Nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
như: Phân công số tiết dạy theo quy định, phân công chuyên môn và thời khóa biểu hợp lý,
tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên tổ chức tiết học theo hướng tích cực, bố trí
giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn Vật Lí và tập huấn giáo dục kĩ năng sống trong dịp
hè do Sở GD&ĐT tổ chức để có thêm kinh nghiệm trong công tác lồng ghép giáo dục kĩ
4
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
năng sống và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Được sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của tổng
phụ trách đội, đoàn thanh niên, các giáo viên bộ môn nên tiết học đạt kết quả tương đối tốt.
+ Nhà trường đã chú trọng chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống,
tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giờ học Vật Lí.
+ Bản thân tôi làm giáo viên dạy môn Vật Lí nhiều năm nên có kinh nghiệm trong
việc giảng dạy, hướng dẫn học sinh tự quản và tổ chức điều khiển tiết học, cũng như những
tiết học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, trải nghiệm sáng tạo của lớp.
+ Đa số học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình các tiết học do giáo viên tổ chức.
- Bên cạnh đó còn những hạn chế:
+ Tuy nhà trường đã coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng học tập nhưng việc giáo dục kĩ năng sống và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng
tạo cho học sinh trong tiết học còn chưa thực sự được chú trọng. Hơn nữa hoạt động trải
nghiệm hiện nay chủ yếu là lồng ghép vào các bài học theo từng bộ môn, thời gian ít nên các
em không có cơ hội để thể hiện hết năng lực của mình, ít được tham gia vào khâu tổ chức...
+ Tiết học được thực hiện đều đặn vào một hoặc hai tiết/ tuần nhưng nội dung và hình
thức tổ chức chưa phù hợp, còn mang tính đối phó, đôi lúc tổ chức lồng ghép giáo dục kĩ
năng sống và trải nghiệm sáng tạo chưa linh hoạt, chưa đa dạng về nội dung.
+ Mặt khác, giáo viên cùng lúc còn phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau như
giảng dạy, tham gia phong trào, tham gia các hoạt động của chuyên môn, đoàn thể nên
không còn nhiều thời gian đầu tư cho nội dung giáo dục kĩ năng sống và hoạt động trải
nghiệm, còn lúng túng trong việc triển khai những chủ đề cụ thể, đôi khi chưa làm tốt công
tác hướng dẫn tập huấn, tổ chức, việc chuẩn bị và lồng ghép nhiều nội dung trong một tiết
học đôi lúc còn bị khống chế về mặt thời gian.
+ Giáo viên còn mất khá nhiều thời gian chuẩn bị nội dung, các cơ sở vật chất,
phương tiện phục vụ cho việc tổ chức tiết học theo chủ đề như phòng học, máy tính, máy
chiếu và một số phương tiện khác...
+ Học sinh phải tham gia nhiều cuộc thi học sinh giỏi các cấp, phải học nhiều môn và
tham gia nhiều hoạt động phong trào khác nên thời gian các em chuẩn bị nội dung cho các
tiết học chưa nhiều, dẫn đến chất lượng chưa thật tốt.
+ Vẫn còn nhiều học sinh chưa thực sự mạnh dạn, còn rụt rè, mất tự tin khi đứng
trước tập thể, chưa có kĩ năng thuyết trình, trình bày trước lớp. Học sinh còn bị động, ỷ lại,
chưa có trách nhiệm với bản thân, chưa tích cực trong các hoạt động tập thể…
+ Tình trạng học sinh ngày càng lười học, lười hoạt động, tham gia tệ nạn xã hội ngày
càng nhiều như hút thuốc, uống rượu, đánh nhau, nghiện game, nghiện facebook … Các tệ
nạn này diễn ra ngày càng phức tạp, chúng gây ra hậu quả khôn lường nên việc hướng các
em vào các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.
+ Đội ngũ cán sự bộ môn chưa đáp ứng hoàn toàn các điều kiện để phối hợp tổ chức
với giáo viên.
5
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Do đó mà tiết học Vật Lí lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và hoạt động trải nghiệm
sáng tạo đạt được kết quả chưa cao. Giáo viên không phải cứ nhất nhất dạy theo các chủ đề
trải nghiệm đã được đưa vào phân phối chương trình, mà cần tăng cường lồng ghép thêm
nhiều hoạt động trải nghiệm khác phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trường - địa phương
và học sinh của mình, qua đó có thể hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Tôi đã tham khảo ý kiến học sinh các lớp và kết quả:
Câu hỏi
Qua các tiết học Vật Lí mà các em đã học thì hình thức tổ chức có
phong phú và đa dạng không?
Các em có được giáo dục kĩ năng sống và tham gia hoạt động trải
nghiệm sáng tạo khi học tiết Vật Lí không?
Em thích học tiết Vật Lí hay không ?
Kết quả điểm môn Vật Lí đầu năm 2018 – 2019
Lớp
Giỏi
7A7 (35)
9A2 (30)
SL
18
2
Lớp
TL
51,4
6,6
Khá
SL
10
8
Giỏi
7A6 (35)
9A1 (30)
SL
19
1
TL
54,3
3,3
TL
28,6
26,7
Khá
SL
10
8
TL
28,6
26,7
Trung bình
SL
TL
7
20
14
46,7
Trung bình
SL
TL
6
17,1
15
50
Yếu
SL
0
6
Không
20
15
16
19
17
18
TL
0
20
Kém
SL
TL
0
0
0
0
TL
0
20
Kém
SL
TL
0
0
0
0
Yếu
SL
0
6
Có
Sau khi nắm bắt sơ bộ được thực trạng tiết học Vật Lí tại trường THCS Nguyễn Trãi.
Bản thân tôi đã đi sâu vào tìm hiểu, khảo sát thực tế học sinh và giáo viên để tìm hiểu rõ hơn
về nguyên nhân của thực trạng để đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tiết
học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, qua đó giúp các em hình thành
những kĩ năng sống để đáp ứng được nhu cầu học tập và xử lí các tình huống trong cuộc
sống. Để tiết học Vật Lí trở thành một tiết học thực sự thú vị, tôi xin đưa ra một số giải pháp
cụ thể sau:
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Muốn có một tiết học Vật Lí tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục
kĩ năng sống thật sự thú vị và hiệu quả thì cần thực hiện các giải pháp sau:
Giải pháp 1. Nắm vững chương trình, nội dung môn học Vật Lí và nội dung giáo
dục kĩ năng sống cũng như các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần lồng ghép
Giáo viên phải chủ động nắm vững chương trình, phân phối chương trình môn Vật Lí
của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp giảng dạy để thực hiện tốt tiết dạy. Cũng như nắm
được nội dung của các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh (Phân phối chương
trình của trường THCS Nguyễn Trãi). Đồng thời, xác định những chủ đề có thể thiết kế để
lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.
6
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Xác định những bài, những tiết và những phần có thể lồng ghép để mang lại hiệu quả cao
cho tiết học.
Bên cạnh nắm vững nội dung giáo dục kĩ năng sống thì giáo viên cần nắm rõ 4
nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đó là:
+ Tương tác: Các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề… được hình thành
trong quá trình học sinh tương tác với bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để
các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác... Do vậy giáo viên
cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp để giáo dục kĩ năng sống cho các em.
+ Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh được hoạt động thực tế, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình
huống cũng như tạo sự phản biện… Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi người học trải
nghiệm qua thực tế và thực hiện công việc.
+ Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể giáo dục
kĩ năng sống trong một lần mà kĩ năng sống là một quá trình từ nhận thức - hình thành thái
độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi tốt là quá trình
khó khăn. Do vậy giáo dục kĩ năng sống không thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá
trình và cần duy trì nó không thể thực hiện một cách nửa vời.
+ Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện mọi lúc
mọi nơi; giáo dục kĩ năng sống trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần
phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh tham gia vào các tình huống thật trong thực tế cuộc
sống.
Do đó trong quá trình tổ chức tiết học Vật Lí cần tăng cường giáo dục kĩ năng sống
và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, phải đảm bảo thực hiện tốt các
nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống trên mới đem lại chất lượng và kết quả cao trong học tập.
Giải pháp 2. Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp, sát thực và tiến hành
thực hiện hiệu quả
Để phát huy hiệu quả của tiết học Vật Lí giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể theo
từng bài, từng khối lớp:
TT
Nội dung
1 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo thiết
bị chưng cất nước)
2 Sự sôi (Trình bày sản phẩm chưng cất nước)
3 Chống ô nhiễm tiếng ồn (Giao nhiệm vụ thiết kế phương án
chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học)
4 Tổng kết chương II (Báo cáo sản phẩm chống ô nhiễm tiếng ồn)
Có thể báo cáo vào tiết ngoại khóa
5 Đối lưu, bức xạ nhiệt (Giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo máy sấy
nông sản dùng năng lượng mặt trời)
6 Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (Trình bày sản phẩm chế tạo
Bài
26 - 27
Lớp
6
28
15
6
7
16
7
23
8
26
8
7
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
máy sấy nông sản…)
7 Tổng kết chương I (Giao nhiệm vụ chế tạo pin điện hóa)
20
9
8 Báo cáo sản phẩm chế tạo pin điện hóa vào một buổi ngoại khóa
9
Với những tiết học Vật Lí theo quy định là những công việc mà bất cứ giáo viên nào
cũng đã thực hiện. Nhưng để tổ chức tiết học Vật Lí gắn liền với việc giáo dục kĩ năng sống
và tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thì có lẽ nhiều giáo viên còn bỡ
ngỡ.
Vì môn Vật Lí là môn khoa học thực nghiệm. Học sinh lĩnh hội kiến thức qua các
hoạt động thực hành thí nghiệm là chủ yếu. Nên trong từng bài dạy giáo viên cần giáo dục
cho học sinh các kĩ năng: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ
năng thuyết trình và nói trước đám đông, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xây dựng kế hoạch
cho bản thân, kĩ năng xã hội, kĩ năng hợp tác - làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy tích cực và
sáng tạo, kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, kĩ năng ra quyết định. Đặc biệt cần quan tâm đến kĩ năng
hợp tác – làm việc theo nhóm. Vì chỉ có làm việc theo nhóm thì năng xuất làm việc mang lại sẽ cao hơn,
hiệu quả học tập sẽ tăng lên. Đây là một mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào học đường có tác dụng
chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội. Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội
tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Qua hoạt động nhóm giúp học sinh hình
thành những kĩ năng khác.
Trước tiên, để tổ chức tiết học gắn liền với việc giáo dục kĩ năng sống và tăng cường
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên cần xây dựng và lựa chọn chủ đề phù hợp. Sau đây
tôi xây dựng một số chủ đề có thể thực hiện lồng ghép trong tiết học Vật Lí lớp 7 và lớp 9:
TT
Nội dung
Bài
Lớp
1 Sự truyền ánh sáng (Giáo dục kĩ năng cắm cọc hàng rào)
2
7
2 Gương cầu lồi ( Giáo dục kĩ năng an toàn giao thông)
7
7
3 Chống ô nhiễm tiếng ồn ( Giáo dục kĩ năng chống ô nhiễm tiếng
15
7
ồn thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo)
4 Tác dụng từ, hóa học, sinh lí (Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai
23
7
nạn điện)
5 An toàn khi sử dụng điện (Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn
29
7
điện)
6 Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện (Giáo dục kĩ năng sử dụng
19
9
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)
7 Mắt cận và mắt lão (Giáo dục kĩ năng bảo vệ mắt)
49
9
8 Ánh sáng trắng và ánh sáng màu (Giáo dục kĩ năng an toàn giao
52
9
thông)
- Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi chủ đề, thay đổi thời gian thực hiện sao cho phù
hợp với đặc điểm của trường, của học sinh từng lớp.
- Sau khi lựa chọn được chủ đề giáo viên cần thông báo cho học sinh chủ đề sẽ được
thực hiện để các em cần chuẩn bị.
- Tiếp theo giáo viên cần chuẩn bị bài giảng, nội dung bám sát chủ đề đã chọn để thực
hiện. Sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung, chủ đề cũng như điều kiện của
8
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
lớp. Cùng với học sinh xây dựng kịch bản phù hợp với nội dung theo chủ đề đã chọn. Hướng
dẫn học sinh thực hiện chủ đề theo kịch bản.
- Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên.
+ Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
Tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể về tiết học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và tăng
cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
1. Tổ chức tiết học Vật Lí lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Môn Vật Lí 7
Tiết 1:
Tuần 16, 17. Tiết 16, 17.
Bài 15, 16. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN – TỔNG KẾT CHƯƠNG II, LỒNG
GHÉP TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN CHO TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TRÃI.
- Thời gian thực hiện: Tùy vào thời gian và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức
lồng ghép vào tiết dạy hoặc tổ chức vào tiết ngoại khóa, tiết chuyên đề của tuần 16,17.
- Phương pháp áp dụng: Làm việc nhóm, trò chơi gameshow, trải nghiệm.
- Giám khảo: Giáo viên và cán sự bộ môn
- Kịch bản chương trình: Dẫn chương trình giới thiệu: Các bạn thân mến! Trường
chúng ta nằm trên đường quốc lộ thường xuyên có xe cộ qua lại, tiếng của động cơ xe, tiếng
còi xe phát ra làm ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô và việc học
tập của các bạn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra những biện pháp chống ô nhiễm
tiếng ồn cho trường mình.
+ Phần 1. Trò chơi gameshow:
Câu hỏi: Hãy tích vào âm mà bạn thích nghe nhất, âm nào không thích nghe nhất?
Chọn 4 học sinh đại diện 4 nhóm tham gia phần thi, học sinh nào có đáp án
được nhiều người đồng tình ủng hộ nhất sẽ đem lại 30 điểm cho nhóm mình.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Nội dung
Tiếng nổ mìn, phá đá
Tiếng nhạc cổ điển
Tiếng ồn ngoài chợ
Tiếng chim hót líu lo
Tiếng ồn giao thông
Tiếng ồn công trình xây dựng
Tiếng sét
Tiếng sáo
Thích nghe
Không thích nghe
Ghi chú
9
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
9
10
Tiếng động cơ phản lực
Tiếng nhạc rock, disco
Đáp án
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nội dung
Thích nghe
Không thích nghe
Ghi chú
Tiếng nổ mìn, phá đá
x
Tiếng nhạc cổ điển
x
Tiếng ồn ngoài chợ
x
Tiếng chim hót líu lo
x
Tiếng ồn giao thông
x
Tiếng ồn công trình xây dựng
x
Tiếng sét
x
Tiếng sáo
x
Tiếng động cơ phản lực
x
Tiếng nhạc rock, disco
x
+ Phần 2. Phần thi kiến thức (Thu thập thông tin): Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi
kiến thức về chống ô nhiễm tiếng ồn (gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ
được 5 điểm.
Câu 1. Vật phản xạ âm tốt là:
A. Miếng xốp.
C. Cao su xốp.
A. Mặt gương.
D. Đệm cao su.
Câu 2. Vật liệu nào không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng?
A. Tường bêtông.
B. Cửa kính hai lớp.
B. Rèm treo tường.
D. Cửa gỗ.
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng nói chuyện trong phòng học.
B. Trường học nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe qua lại.
10
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
C. Tiếng sấm rền.
D. Tiếng sóng biển ầm ầm.
Câu 4. Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
A. Giảm độ to của tiếng ồn phát ra.
B. Ngăn chặn đường truyền âm.
B. Làm cho âm truyền theo hướng khác.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 5. Ô nhiễm tiếng ồn có tác hại gì?
A. Căng thẳng, giảm tập trung.
B. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây rối loạn chức năng thần kinh của con người.
C. Làm giảm thính lực, thậm chí điếc tai.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vật phản xạ âm tốt là vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề.
B. Vật phản xạ âm tốt là vật có kích thước lớn.
C. Vật phản xạ âm kém là vật mềm, không nhẵn.
D. Vật phản xạ âm kém là vật có bề mặt nhẵn, cứng.
Câu 7. Đâu là việc làm nhằm giảm ô nhiễm tiếng ồn?
A. Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.
B. Hát karaoke to vào ban đêm.
D. Bóp còi liên tục khi tham gia giao thông.
D. Hét to sát tai bạn khác.
Câu 8. Trường học em nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe qua lại. Biện pháp
nào có thể chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường em?
A. Trồng nhiều cây xanh xung quanh.
B. Đóng kín cửa, treo rèm.
B. Xây tường bê tông quanh trường.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
B
D
D
C
A
D
Ngoài ra giáo viên cho học sinh tìm hiểu thêm những thông tin qua các phiếu thu thập
thông tin trong sách trải nghiệm sáng tạo lớp 7.
+ Phần 3. Trải nghiệm:
Từ những thông tin thu thập được ở trên, học sinh nghiên cứu thêm tài liệu, tìm kiếm
thêm thông tin trên mạng. Sau đó giáo viên định hướng cho các nhóm xây dựng ý tưởng
thiết kế phương án: lựa chọn thiết bị, sơ đồ thiết kế, vật tư để thiết kế sản phẩm hình thức
báo cáo, đánh giá tính khả thi của các phương án. Lưu ý với các nhóm về tính sáng tạo của
sản phẩm. Học sinh các nhóm trải nghiệm hoàn thành sản phẩm qua 1 tuần.
+ Phần 4. Khởi động: Đố vui có thưởng: (40 điểm) Để có không khí vui tươi, thân
thiện trong giờ trải nghiệm. Chúng ta hãy cùng nhau tham gia cuộc thi "đố vui có thưởng":
11
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Câu 1. Bên trái đường có một căn nhà màu xanh, bên phải đường có một căn nhà
màu đỏ? Vậy, nhà trắng ở đâu?
Đáp án: Ở Mỹ
Câu 2. Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư,
thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?
Đáp án: Hôm qua, hôm nay, ngày mai
Câu 3. Có 01 cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh
nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có 2 quả. Hỏi trên cây có bao nhiêu quả táo?
A. 2
B. 8
C. 16
D. Không có quả táo nào.
Đáp án D. Không có quả táo nào vì trên cây lê nên không có táo
Câu 4. Con gì đầu dê mình ốc?
Đáp án: Con dốc
Câu 5: Hai con vịt đi trước hai con vịt, hai con vịt đi sau hai con vịt, hai con vịt đi
giữa hai con vịt?Hỏi có mấy con vịt?
Đáp án: 4 con
Câu 6. Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên
10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4
tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này?
Đáp án: Bác tài cứ đi qua còn xe thì ở lại
Câu 7. Bạn Lan đánh rơi mẩu bánh mì xuống đất, bạn nhặt lên để ăn lại. Hỏi bạn đã
làm mất gì?
Đáp án: Mất vệ sinh.
Câu 8. Vừa bằng một thước. Mà bước không qua. Là cái gì?
Đáp án: Cái bóng của mình
+ Phần 5. Báo cáo kết quả các nhóm đã trải nghiệm: Mời các bạn cùng xem các
nhóm báo cáo lại kết quả mà các bạn đã được trải nghiệm.
12
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Sản phẩm trải nghiệm sáng tạo chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học.
2. Tổ chức tiết học Vật Lí lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
Môn Vật Lí 9
Tiết 2:
Tuần 11.
Tiết 21
Bài 19. SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ
NĂNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
- Thời gian thực hiện: Tùy vào thời gian và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức
lồng ghép vào tiết dạy hoặc tổ chức vào một tiết ngoại khóa, tiết chuyên đề của tuần 11.
Lồng ghép vào phần II – Sử dụng tiết kiệm điện năng.
- Phương pháp áp dụng: Làm việc nhóm, trò chơi gameshow.
- Giám khảo: Giáo viên và cán sự bộ môn
- Kịch bản chương trình: Dẫn chương trình giới thiệu về vấn đề sử dụng năng lượng
hiện nay: Năng lượng là năng lực làm vật thể hoạt động. Ví dụ như nhiên liệu cung cấp
năng lượng cho xe chạy, năng lượng có thể tạo ra điện. Tuy nhiên tổng số năng lượng trong
vũ trụ là có hạn. Hiện nay, năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó
quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người. Ngày nay, có thể thấy
rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác động rất lớn tới kinh tế và xã hội của
các nước trên thế giới. Do vậy, nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành quốc sách, đặt
thành vấn đề “an ninh năng lượng” đối với sự phát triển quốc gia.
Vì sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, vì sự phát triển của thế giới và vì một
thế giới hòa bình, xanh, sạch, đẹp, thiết nghĩ mỗi bản thân trong chúng ta hơn bao giờ hết
hãy hiểu vấn đề: Năng lượng - Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Phần 1. Trò chơi ô chữ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Dẫn chương trình: Các bạn ạ, các bạn có biết năng lượng điện được tạo ra từ năng
lượng của gió, năng lượng của dòng nước, năng lượng nguyên tử, năng lượng của than và
13
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
khí đốt không... Chính vì vậy sử dụng điện tiết kiệm cũng chính là sử dụng nguồn năng
lượng tiết kiệm. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải mã trò chơi ô chữ này nhé.
Dẫn chương trình: mời bạn thứ nhất của 4 nhóm lên bảng mới thông báo nội dung từ
cần điền, lần lượt đến các bạn tiết theo. Nhóm nào hoàn thành trò chơi ô chữ chính xác nhất
sẽ đem lại 70 điểm cho nhóm mình.
1. Dụng cụ gì có thể làm đông đá?
2. Cái gì dùng để xem phim không phải là điện thoại, máy tính, ipad?
3. Trời nóng em dùng gì để tạo gió mát?
4. Dụng cụ dùng tạo lập văn bản?
5. Dụng cụ có thể tạo lỗ trên vật đặc?
6. Cái gì dùng để nướng mà không phải lò nướng?
7. ...... sáng khi có dòng điện chạy qua.
8. Để hút nước từ giếng lên bể ta dùng......
9. Dụng cụ dùng đun sôi nước?
10. Nếu trời không nóng xin đừng bật ..............., tốn điện lắm.
11. Dụng cụ có thể dùng để nấu, chiên, xào.
12. Dùng làm áo quần phẳng là cái ......
Đáp án
Q
T
U
L
T
I
V
I
A
N
U
A
T
Đ
I
E
N
M
A
Y
V
I
T
I
N
H
M
A
Y
K
H
O
A
N
L
O
V
I
S
O
N
G
C
H
B
O
N
G
Đ
E
N
M
A
Y
B
O
M
N
U
O
A
M
Đ
I
E
N
Y
Đ
I
E
U
H
O
A
B
E
P
Đ
I
E
N
M
A
14
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
B
A
N
L
A
+ Phần 2. Trò chơi gameshow:
Câu hỏi: Theo bạn, những hành vi nào được xem là sử dụng tiết kiệm, lãng phí năng
lượng? Chọn 4 học sinh đại diện 4 nhóm tham gia phần thi, học sinh nào có đáp án được
nhiều người đồng tình ủng hộ nhất sẽ đem lại 30 điểm cho nhóm mình.
STT
Nội dung
1
Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, khi không cần
thiết.
Dùng nước tiết kiệm, mở cửa phòng học để tận dụng
không khí tự nhiên.
Tích cực chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
Bạn Lan rửa tay xong không khoá vòi nước lại.
Khi trời có gió mát, bạn Huy lại bật quạt điện.
Hưởng ứng giờ trái đất.
Dùng máy tính chơi game cả ngày.
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không dùng nữa thì tắt
ngay.
Sử dụng một lượng điện năng ít nhất mà vẫn thoả mãn
nhu cầu sử dụng điện hàng ngày.
Đi bộ, đạp xe đến trường để tiết kiệm nhiên liệu nếu
nhà gần trường.
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tiết kiệm
năng lượng
Lãng phí
năng lượng
Tiết kiệm
năng lượng
x
Lãng phí
năng lượng
Đáp án
STT
Nội dung
1
Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, khi không cần
thiết.
Dùng nước tiết kiệm, mở cửa phòng học để tận dụng
không khí tự nhiên.
Tích cực chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
Bạn Lan rửa tay xong không khoá vòi nước lại.
Khi trời có gió mát, bạn Huy lại bật quạt điện.
Hưởng ứng giờ trái đất
Dùng máy tính chơi game cả ngày
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không dùng nữa thì tắt
ngay.
Sử dụng một lượng điện năng ít nhất mà vẫn thoả mãn
nhu cầu sử dụng điện hàng ngày.
Đi bộ, đạp xe đến trường để tiết kiệm nhiên liệu nếu
nhà gần trường.
2
3
4
5
6
7
8
9
10
x
x
x
x
x
x
x
x
x
15
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
+ Phần 3. Phần thi kiến thức: Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức về: Năng
lượng - Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (gồm 8 câu hỏi trắc
nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
Câu 1. Học sinh cần làm gì để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
A. Trang trí lớp học bằng cây xanh, dọn vệ sinh bản làng thôn xóm.
B. Đi xe máy đến trường.
C. Đi xe đạp đến trường để tăng cường vận động và tiết kiệm năng lượng.
D. Bật quạt phòng học suốt buổi kể cả khi lạnh.
Câu 2. Theo bạn hoạt động nào là hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả?
B. Hoạt động vui chơi
B. Hoạt động phát triển ngôn ngữ.
C. Hoạt động học
D. Hoạt động thực hành trải nghiệm giờ trái đất.
Câu 3. Theo bạn nguồn năng lượng gồm những gì ?
A. Điện, nhiên liệu
B. Năng lượng mặt trời
C. Gió + Nước.
D. Cả 3 đáp án trên .
Câu 4. Thế nào là sử dụng năng lượng điện không tiết kiệm?
A. Là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không dùng nữa thì tắt ngay.
B. Là sử dụng một lượng điện năng ít nhất mà vẫn thoả mãn nhu cầu sử dụng điện hàng ngày.
C. Mở ti vi khi đang học bài.
Câu 5. Theo bạn tiết kiệm năng lượng mang lại những lợi ích gì?
A. Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình, góp phần đảm bảo nhu cầu điện, ga, xăng…
cho gia đình bạn và thế hệ con cháu.
B. Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên, bảo vệ sự trong lành của môi trường, sức
khoẻ cho cộng đồng.
C. Làm ô nhiễm môi trường.
D. Cả A và B.
Câu 6. Năng lượng tái tạo gồm?
A. Là năng lượng nước, năng lượng thuỷ triều, địa nhiệt.
B. Là năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
C. Cả hai phương án trên.
Câu 7. Bạn đã sử dụng năng lượng tiết kiệm tại gia đình như thế nào ?
A. Tận dụng năng lượng từ tự nhiên.
B. Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, khi không cần thiết.
C. Sử dụng khi cần thiết.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 8. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng để làm gì?
16
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
A. Xuất khẩu, tăng thu nhập cho đất nước.
B. Giảm hiệu ứng nhà kính.
C. Giảm ô nhiễm môi trường.
D. Cả 3 ý trên.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
D
C
D
C
D
D
+ Phần 4. Thông điệp về hành động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Sau tiết học hôm nay tôi cùng các bạn hãy:
Vận dụng vốn hiểu biết của mình để tuyên truyền cho bạn bè, người thân và mọi xung
quanh biết được vai trò của năng lượng, thực trạng của vấn đề năng lượng và những tác động
trái chiều khi sử dụng năng lượng để mọi người hiểu hơn về ý nghĩa của việc tiết kiệm năng
lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thế giới hiện tại, nguồn dự trữ năng lượng xa
xưa đến nay gần đến ngày cạn kiệt. Khủng hoảng năng lượng do cạn kiệt nguồn dự trữ là
điều xảy ra nếu con người không nhanh chóng tìm các nguồn năng lượng thay thế.
Nhưng trước tiên, khi vẫn chưa tìm ra nguồn năng lượng nào đó đủ sức thay thế cho
nguồn năng lượng chính hiện nay như than, dầu mỏ, khí đốt..., thì cần tất cả mọi công dân có
ý thức tốt trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Một khi đã có ý thức tiết kiệm năng lượng thì mỗi người dân, ở vị trí công việc của
mình, sẽ giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng và luôn tìm tòi các biện pháp tiết kiệm năng
lượng.
Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên cho mai sau, đó cũng là một thái độ sống
có trách nhiệm với cộng đồng và với những thế hệ tương lai.
Học sinh hưởng ứng cuộc thi: Tiết kiệm năng lượng
Hưởng ứng giờ trái đất
Qua hoạt động giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống tai nạn điện, để học sinh về
tuyên truyền đến gia đình không dùng điện để dí cá vì dòng điện có thể gây nguy hiểm đến
tính mạng con người.
17
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Môn Vật Lí 9
Tiết 3:
Tuần 29.
Tiết 58
Bài 52. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ
NĂNG AN TOÀN GIAO THÔNG
“Một ý thức giao thông, triệu nụ cười hạnh phúc”
- Thời gian thực hiện: Tùy vào thời gian và điều kiện cụ thể, giáo viên có thể tổ chức
lồng ghép vào tiết dạy hoặc tổ chức vào một tiết ngoại khóa, tiết chuyên đề tuần 29. Lồng
ghép vào phần mở bài và phần II – Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu.
- Phương pháp áp dụng: Gameshow, tình huống, thảo luận nhóm.
- Giám khảo: Các tổ trưởng bộ môn, giáo viên
- Kịch bản chương trình:
+ Khởi động: Để tạo bầu không khí vui nhộn giáo viên tổ chức một trò chơi đèn xanh,
đèn đỏ, đèn vàng:
Bốn tổ cử 4 bạn tham gia trò chơi với thể lệ: dùng hai tay quay tròn trước ngưc, khi
có tín hiệu đèn xanh thì hai tay quay nhanh, tín hiệu đèn vàng thì quay chậm, đèn đỏ thì
ngừng lại. Hai tổ thắng sẽ dành được hai phần quà.
+ Giới thiệu (người dẫn chương trình):
Các bạn thân mến!
Giao thông ngày nay đang là vấn nạn của học sinh, nguyên nhân chủ yếu là do sự
thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Nhận thức của thế hệ trẻ hiện nay về giao thông
chưa thật cao. Mỗi ngày ta vẫn bắt gặp đâu đó hình ảnh những cô cậu học trò đi hàng hai
hàng ba, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách trên đường, rú ga phóng nhanh vựơt ẩu làm
hoang mang tinh thần các em nhỏ, những người đang đi trên đường. Hành động đó thật
đáng trách đúng không các bạn?
18
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Hôm nay trong tiết học lớp 7A7 sẽ tổ chức cuộc thi "Kĩ năng an toàn giao thông".
Thông qua cuộc thi ngày hôm nay, mỗi chúng ta sẽ có ý thức hơn trong việc tham gia giao
thông và góp phần xây dựng văn hóa trong giao thông, đem lại nụ cười cho nhiều người khi
tham gia giao thông trên khắp mọi nẻo đường.
Hình ảnh thi tìm hiểu văn hóa trong giao thông lớp 7A7 trường THCS Nguyễn Trãi
+ Phần 1. “Giao thông tuổi thơ”. Chọn 4 học sinh đại diện cho 4 tổ tham gia trò chơi
gameshow: bằng cách điền từ vào chỗ trống. Mỗi từ điền đúng sẽ được 5 điểm.
BÀI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
19
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Mẹ mẹ ơi cô dạy
Khi ngồi trên tàu xe
Bài phương tiện giao thông
Không thò đầu(5)………….
Máy bay bay đường (1)……….
Đến ngã tư đường phố
Ô tô chạy (2)………bộ.
Đèn (6)………con phải dừng.
Tàu thuyền ca nô đó
Đèn vàng con (7)………….
Chạy đường (3)……… mẹ ơi
Đèn (8)………. con mới đi
Con nhớ lời cô rồi
Lời cô dạy con ghi
Khi đi trên đường bộ
Không bao giờ quên được.
Nhớ đi trên (4)………….
20
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Đáp án. (1) không (2) đường (3) thủy (4) vỉa hè (5) cửa sổ (6) đỏ (7) chuẩn bị (8)
xanh.
Qua phần trò chơi này giáo viên có thể đặt vấn đề vào bài. Vậy ánh sáng xanh, đỏ,
vàng của đèn tín hiệu giao thông được tạo ra như thế nào?
+ Phần 2. Phần thi kiến thức: Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức an toàn
giao thông (gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
Câu 1. Phát biểu nào không đúng với tiêu chí văn hóa giao thông đối với người tham
gia giao thông?
A. Bảo đảm tình trạng sức khỏe khi tham gia giao thông.
B. Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.
C. Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn giao thông.
D. Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành trật tự an
toàn giao thông.
Câu 2. Khi đi tới nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, hành động nào là đúng
quy tắc?
A. Vẫn giữ tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.
B. Dừng lại, dắt xe qua vạch kẻ đường.
C. Quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ.
D. Giảm tốc độ, cẩn thận vượt qua phía trước người đi bộ.
Câu 3. Khi đã đủ 18 tuổi và có sức khỏe tốt, trước khi lái xe mô tô hai bánh, người
điều khiển xe cần phải trang bị những gì?
A. Học và thông hiểu Luật giao thông đường bộ.
B. Tìm hiểu các tính năng an toàn cũng như đặc điểm của xe máy.
C. Học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 4. Đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn chất lượng khi đi xe đạp, xe đạp điện, hay
xe máy có tác dụng như thế nào?
A. Giúp bảo vệ đầu, tránh nguy cơ chấn thương sọ não khi không may xảy ra tai nạn.
B. Chỉ có tác dụng làm đẹp.
C. Chỉ có tác dụng tránh mưa, nắng.
D. Chỉ có tác dụng đối phó với công an.
Câu 5. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe đạp điện là bao nhiêu?
21
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
A. 25km/h.
B. 30km/h.
C. 40km/h.
D. 35km/h.
Câu 6. Hành vi đi xe đạp nào dưới đây vi phạm quy tắc an toàn giao thông?
A. Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp và đi về phía bên phải theo chiều
đi của mình.
B. Sử dụng điện thoại, ô khi đang điều khiển xe.
C. Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông.
D. Điều khiển xe bằng hai tay, đặt hai chân vào bàn đạp, tay đặt vào phanh.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về trách nhiệm của học sinh đối với việc
phòng tránh tai nạn giao thông?
A. Luôn học tập để nắm vững pháp luật về giao thông.
B. Nghiêm chỉnh chấp hành về pháp luật giao thông.
C. Phải thận trọng và luôn chú ý quan sát khi đi đường.
D. Gọi điện thoại cho người thân khi xảy ra tai nạn.
Câu 8. Hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và người
tham gia giao thông?
A. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng.
B. Buông cả hai tay hoặc điều khiển phương tiện bằng một tay.
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn rẽ.
D. Đu bám, kéo, đẩy xe khác trên đường.
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
2
C
3
D
4
A
5
A
6
B
7
D
8
C
+ Phần 3. Xử lí tình huống về an toàn giao thông (4 nhóm thực hiện phần thi này).
Điểm tối da cho phần thi xử lí tình huống là 30 điểm.
Hồi trống tan trường vừa vang lên, từng nhóm học sinh đã ùa ra ngoài cổng. Đoạn
đường trước cổng trường phút chốc trở nên chật chội và ồn ào. Vì có việc gấp nên vừa dắt
chiếc xe đạp điện ra đến cổng. Ánh chở thêm hai cô bạn, đã vội vã vặn tay ga, lạng lách để
vượt qua dòng người đông đúc.
Rầm! Do phóng nhanh, lại không chú ý quan sát nên Ánh đâm luôn vào một Bác
đang chạy xe máy ngang qua đường, làm cả hai ngã nhào xuống đất. Theo các bạn bạn
Ánh đã mắc lỗi gì khi tham gia giao thông? Nếu gặp trường hợp tương tự em sẽ giải quyết
thế nào?
Đáp án. Bạn Ánh đã mắc lỗi:
+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
22
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
+ Lạng lách, đánh võng.
+ Chở quá số người quy định.
Nếu gặp trường hợp trên em sẽ:
+ Đội mũ bảo hiểm trước khi lái xe.
+ Chỉ chở một bạn.
+ Bình tĩnh, lấy lại tinh thần, tham gia giao thông đúng quy định.
+ Chạy đúng tốc độ, không lạng lách đánh võng.
+ Phần 4. Hiểu biết về an toàn giao thông (4 nhóm thực hiện phần thi này). Điểm
tối da cho phần thi này là 30 điểm.
Trả lời câu hỏi: Thế nào là điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn? Người
điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi gì?
Đáp án
+ Điều khiển xe đạp tham gia giao thông an toàn:
Chỉ được chở một người.
+ Người điều khiển xe đạp không được thực hiện các hành vi:
-
Đi xe dàn hàng ngang.
-
Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
-
Sử dụng ô, điện thoại, thiết bị âm thanh.
-
Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác vật khác, mang vác và chở vật cồng kềnh.
-
Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
-
Hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
Kết thúc: Người điều khiển:
Các bạn thân mến! Ý thức vì sự an toàn giao thông là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất
cả mọi người. Là học sinh chúng ta phải hưởng ứng và chấp hành nghiêm túc luật giao
thông. Kêu gọi mọi người tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông để đem lại tiếng cười
cho mọi người hôm nay và cả mai sau.
Giải pháp 3. Tích cực, chủ động khai thác công nghệ thông tin trong quá trình
lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống vào tiết Vật Lí.
Công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác
cao. Tăng cường tính tích cực, chủ động cho học sinh.
Tôi đã dùng công nghệ thông tin để thu thập, trình chiếu, chụp hình và cung cấp cho
học sinh những hình ảnh, video, âm thanh… làm cho học sinh cảm thấy hứng thú, tò mò
hơn với tiết học Vật Lí. Qua đó khai thác được khả năng tìm tòi thông tin của học sinh. Học
23
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
sinh có thể làm việc với máy tính, tìm hiểu tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng. Công nghệ
thông tin giúp cho giáo án của giáo viên trở nên sinh động. Học sinh thì có thể tìm được
những hình ảnh, âm thanh thú vị, làm cho các em dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và
tăng hứng thú học tập.
Cụ thể nhờ công nghệ thông tin giáo viên cùng học sinh có thể tìm được nhiều hình
ảnh về tai nạn giao thông, an toàn giao thông; thực trạng của việc sử dụng năng lượng hiện
nay; các hành động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Học sinh báo cáo sản phẩm
trải nghiệm sáng tạo chống ô nhiễm tiếng ồn cho trường học bằng một video, bằng một bài
thuyết trình tìm kiếm được trên mạng…
Giải pháp 4. Làm tốt công tác phối hợp, thông tin hai chiều trong nhà trường với
các tổ chức đoàn thể, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh … để tìm ra biện pháp lồng
ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống vào tiết Vật Lí tốt
nhất.
Nội dung trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức
kĩ năng của nhiều môn học, gắn bó với đời sống địa phương cộng đồng, đất nước, nhiều lĩnh
vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,
giáo dục an toàn giao thông… giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với
thực tế cuộc sống, giúp các em vận dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng thuận lợi
hơn.
Tôi đã phối hợp với giáo viên Giáo Dục Công Dân, tổng phụ trách đội lồng ghép giáo
dục kĩ năng an toàn giao thông (phối hợp chuẩn bị câu hỏi, làm trọng tài); phối hợp với các
giáo viên Vật Lí khác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chống ô nhiễm tiếng ồn cho
trường học (chuẩn bị câu hỏi).
Phối hợp với giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh và một số cơ sở, hộ gia đình tổ chức
cho học sinh hoạt động trải nghiệm: phạt bớt lá chuối để giảm sự bay hơi, tham quan cơ sở
nấu rượu, hoạt động phơi tiêu cà, tổng vệ sinh trường học….
Trải nghiệm hoạt động phạt lá chuối
Trải nghiệm hoạt động nấu rượu
24
Kinh nghiệm lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống trong môn học Vật Lí
Trải nghiệm hoạt động tổng vệ sinh trường học bảo vệ môi trường
Nhờ sự phối hợp, giúp đỡ và liên kết chặt chẽ giữa nhà trường, các tổ chức đoàn thể,
giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh nên kết quả các tiết học đem lại thành công rực rỡ, học
sinh có nhiều trải nghiệm thú vị.
Giải pháp 5. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và lưu trữ hồ sơ.
Sau mỗi tiết dạy Vật Lí lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và tăng cường hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tôi đều đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và lưu trữ hồ sơ. Căn cứ vào đó
để tiến hành các tiết học tiếp theo đạt hiệu quả hơn.
Ví dụ đối với tiết học lồng ghép kĩ năng an toàn giao thông có những ưu điểm: Nội
dung tiết hoạt động được sự giúp đỡ, chuẩn bị chu đáo của nhiều giáo viên. Giáo viên đã sử
dụng giáo án PowerPoint để trình chiếu nên gây được hứng thú và sự chú ý của học sinh. Đa
số học sinh đều tham gia tích cực, năng động, sáng tạo. Phát huy tốt kĩ năng lắng nghe tích
cực, kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông, kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm... Bên
cạnh đó còn những tồn tại: Một số ít câu hỏi còn chưa gây hứng thú cho học sinh, một số
học sinh còn rụt rè, nhút nhát. Từ đó rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau: khâu chuẩn bị
câu hỏi cần chu đáo hơn, động viên các học sinh nhút nhát mạnh dạn hơn bằng cách cho
những câu hỏi vừa sức, tăng cường sự hợp tác của các bạn trong nhóm.
Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp thì tăng hiệu quả như sau:
Các giải pháp biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một tình huống
chúng ta có thể vận dụng nhiều giải pháp khác nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Nếu giáo viên nắm vững chương trình, nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và
hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào tiết Vật Lí thì sẽ chủ động được trong việc xây dựng kế
hoạch cụ thể, phù hợp, sát thực và tiến hành tiết học mang lại hiệu quả cao. Từ đó chủ động
khai thác công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức lồng ghép các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo và giáo dục kĩ năng sống, mang lại nội dung hình thức tổ chức phong phú, hình ảnh
sinh động hơn, tạo hứng thú sự tò mò cho học sinh khi tham gia. Lên kế hoạch phối hợp,
thông tin hai chiều trong nhà trường, với các tổ chức đoàn thể, giáo viên bộ môn, cha mẹ học
sinh… để nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: máy tính xách tay, máy chiếu,
25