Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “lực đẩy ác si mét sự nổi vật lí 8”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 31 trang )

SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
Phần 1
MỞ ĐẦU

I. Đặt vấn đề
Để đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng những yêu cầu và thách
thức trong quá trình đổi mới khoa học và kĩ thuật, cần phải cải tiến và hiện đại hóa
phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học, ngành học.
Trong bộ môn khoa học và giáo dục, dạy học là một quá trình sư phạm tổng
thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh
và học sinh với tài liệu học tập nhằm tiếp thu và lĩnh hội những tri thức khoa học.
Nhưng những phương pháp dạy học truyền thống hiện nay hầu như không thể
đáp ứng được nhu cầu lĩnh hội kiến thức cho học sinh, đồng thời mang tính chất
một chiều, khô khan tạo ra cảm giác chán nản cho người học. Điều này đòi hỏi phải
có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong
đó phương pháp trực quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học
tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Đặc biệt là phương pháp sử
dụng kênh hình trong dạy học.
Vật lý là một bộ môn khoa học gắn liền với đời sống, là tập hợp tất cả các mối
quan hệ,liên hệ và biểu hiện của sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Chính
vì thế, môn học này có nhiều đặc điểm phù hợp với phương pháp dạy học bằng hình
ảnh.
Trong chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lý 8”, có đề cập đến nhiều
các hiện tượng về sự nổi của các vật và các thí nghiệm mô tả các hiện tượng về sự
nổi. Nhưng hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa và các sách tham khảo hiện nay
chỉ chứa một số hình ảnh mô tả khái quát về các hiện tượng vật lý đó. Một số
trường hợp ta chỉ ghi nhận được kết quả hiện tượng mà không quan sát được hiện
tượng xảy ra như thế nào. Đặc biệt trong sách giáo khoa không thể có những video
clip, những hình ảnh động để mô tả cụ thể thí nghiệm và các hiện tượng quay của
vật rắn. Việc giáo viên chỉ dùng lời nói thì học sinh rất khó hình dung, việc tiếp thu


bài của các em trở nên hạn chế.
Ngoài những học sinh có niềm đam mê, có khả năng tưởng tượng thì vẫn có
nhiều học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc hình dung về các hiện tượng, quá
trình diễn ra của thí nghiệm..
Chính vì vậy, việc đưa hình ảnh, đặc biệt là các hình ảnh động và các video
clip cụ thể, chi tiết vào bài giảng là việc hết sức quan trọng, nó không những truyền
tải kiến thức đến học sinh một cách nhanh chóng, chính xác mà còn giúp các em
nhớ được, hiểu được bài học lâu hơn, vận dụng một cách sáng tạo, khoa học vào
giải quyết các bài tập. Các em có thể nắm rõ được bản chất và quá trình diễn ra của
GV: Nguyễn Xuân Diệu

1

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
các hiện tượng vật lý, tạo ra sự hứng thú, niềm đam mê về môn học và không khí
sôi động trong tiết học.
Tôi hy vọng rằng, việc giảng dạy có kết hợp với hệ thống các kênh hình có thể
mang lại hiệu quả cao cho quá trình học tập của các em.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Khai thác, sử dụng hiệu quả
kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lý 8”.
Đối tượng nghiên cứu: Kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét Sự nổi - Vật lý 8”.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn khối 8, trường THCS Lê Quý Đôn từ tháng 12 năm
học 2017-2018 đến tháng 12 năm học 2018-2019
II. Mục đích nghiên cứu
Khai thác, sử dụng kênh hình dùng cho dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét Sự nổi- Vật lý 8”, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng tư
liệu kênh hình phù hợp trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lý

8”

GV: Nguyễn Xuân Diệu

2

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
Phần 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
1. Khái niệm về kênh hình
Kiến thức sách giáo khoa (SGK) Vật lý nói chung và trong SGK Vật lý lớp 8
nói riêng được trình bày bằng nhiều loại ngôn ngữ: ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ đồ
hoạ, ngôn ngữ toán học... Ngôn ngữ văn học được trình bày thông qua kênh chữ,
ngôn ngữ toán học được trình bày thông qua công thức, bảng biểu, số liệu... còn các
ngôn ngữ khác được trình bày thông qua kênh hình.
Kênh hình là những kênh thông tin về những đối tượng cần chuyển tải bằng
hình ảnh bao gồm toàn bộ hệ thống hình vẽ, ảnh chụp, video clip, bảng biểu, sơ đồ,
đồ thị… với chức năng chủ yếu là nguồn tri thức, phương tiện minh họa cho bài
học, có giá trị tương đương với kênh chữ.
Trong các môn khoa học xã hội có thể nói vật lý là môn học rất cần sự trợ
giúp của kênh hình với hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động
vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ SGK
đến tranh ảnh, hình vẽ, màn hình PowerPoint… không chỉ giúp HS nhận thức được
sự vật hiện tượng vật lý một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai
thác, phát hiện ra những kiến thức vật lý mới mẻ còn ẩn giấu trong kênh hình. Điều

đó đòi hỏi khi học vật lý, HS phải có nhiệm vụ khai thác kiến thức từ kênh hình.
GV khi dạy phải tổ chức, hướng dẫn cho HS làm việc với kênh hình để thu nhận
những kiến thức từ đó. Nếu biết cách làm việc với kênh hình sẽ rất thuận lợi để HS
nắm bắt kiến thức, tự học tập vật lý từ tài liệu, giúp tổ chức tốt hoạt động dạy học
vật lý của GV. Do đó vấn đề sử dụng kênh hình cần được các nhà giáo và nhà
nghiên cứu trình bày những sáng kiến kinh nghiệm của mình để mọi người học tập
áp dụng.
2. Các loại kênh hình
Chúng ta đều biết rằng, mỗi loại kênh hình có các vai trò khác nhau trong
việc tạo ra những hình ảnh trực quan về đối tượng nhận thức, vì vậy hiệu quả sử
dụng của mỗi loại kênh hình có sự khác nhau trong quá trình nhận thức về các đặc
điểm của mỗi sự vật và hiện tượng vật lý.
Sau đây là các loại kênh hình và kỹ năng làm việc, cách rèn luyện các kỹ
năng đó cho HS:
- Kỹ năng khai thác thông tin từ tranh ảnh, hình vẽ:
Tranh ảnh trong SGK vật lý chứa đựng một lượng thông tin cô đọng và cần
thiết của việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, hoặc mang tính thông tin,
tính tư duy hình ảnh trực giác cao. Việc khai thác thông tin từ tranh ảnh nên bắt đầu
GV: Nguyễn Xuân Diệu

3

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
từ việc quan sát toàn cảnh của tranh, tiếp đến là các điểm nhấn của tranh, từ đó dùng
phản xạ, kinh nghiệm và tư duy trực giác của mình kết hợp với lĩnh vực kiến thức
đang đề cập tới để phát hiện thông tin liên quan tới tranh ảnh đó.

Hình ảnh với tư cách là đặc tả hoặc sự phản ánh khái quát hiện thực khác
quan là một nguồn tri thức là công cụ dạy học quan trọng của vật lý.
Hình ảnh tạo nên những biểu tượng chân thực tạo điều kiện để hình thành
một cách vững chắc khái niệm, kiến thức cơ bản.
Hình ảnh đẹp nhiều màu sác giáo dục thẩm mỹ có tác dụng kích thích hứng
thú học tập của học sinh.
Hình ảnh trực quan về đối tượng mà học sinh có thể quan sát trực tiếp sẽ tạo
ra biểu tượng ban đầu về sự vật, hiện tượng từ đó việc hình thành kiến thức của các
em diễn ra dễ dàng hơn. Thực tế kinh nghiệm dạy học cho thấy, học sinh rất thích
thú với tranh vẽ và hình ảnh.
Học sinh có thể không đọc kênh chữ, tuy nhiên các em tỏ ra thích thú với
kênh hình. Những bức ảnh các em quan sát kỹ hơn, dừng lại lâu hơn, và ở những
bức ảnh còn có khả năng lưu lại trong trí nhớ của học sinh một cách dễ dàng hơn hệ
thống kênh chữ. Hình ảnh hiện nay rất đa dạng và phong phú từ ảnh vẽ, ảnh đen
trắng, ảnh màu của các sự vật hiện tượng được đưa vào sách giáo khao tài liệu tham
khảo.
Ảnh giáo khoa là một nghệ thuật mô tả đối tượng khách quan bằng thông tin
nhằm tác động vào thị giác của con người. Đối tượng ghi bằng máy chụp ảnh. Đặc
điểm cơ bản của ảnh là mô tả sự vật hiện tượng ở trạng thái tĩnh, trong thời gian và
không gian nhất định.
Ảnh giáo khoa cung cấp tư liệu cho thầy trò thực hiện tốt nội dung bài học.
Khác với tranh ảnh phản ánh trực tiếp đối tượng mang tính chân thực. Ảnh còn
chứng minh sự vật đó sự kiện đó, cảnh đó, sự kiện có thật trong cuộc sống. Vì thế
có sức thuyết phục và giúp học sinh có niềm tin vào đối tượng mình nghiên cứu.
Tranh ảnh chân dung có giá trị như các tư liệu lịch sử giúp học sinh hình
thành biểu tượng con người, giúp học sinh hiểu thêm về về nững công trình, những
cống hiến của các nhà khoa học đối với nhân loại.
Một số lưu ý khi sử dụng tranh
Để sử dụng hình ảnh có hiệu quả trước khi lên lớp, giáo viên cần chẩn bị:
+ Nghiên cứu kỹ nội dung kết quả của các tranh ảnh sử dụng: Chuẩn bị, tìm

những tình huống cho học sinh khai thác thông tin từ nội dung các tranh ảnh đó.
+Tìm hiểu tập hợp thông tin tư liệu để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, thảo
luận.
+ Xác định thời điểm sử dụng có hiệu quả nhất.
GV: Nguyễn Xuân Diệu

4

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
Trên lớp: Khi dạy kiến thức có hình vẽ, tranh ảnh, những hình ảnh đó phải
bảo đảm hình vẽ đủ kích thước, rõ ràng để học sinh có thể quan sát. Nếu hình nhỏ
giáo viên có thể tổ chức thảo luận theo nhóm, theo bàn. Đảm bảo mọi học sinh đều
quan sát rõ hình ảnh đó.
- Kỹ năng khai thác thông tin từ bảng biểu, đồ thị, sơ đồ:
Bảng biểu, đồ thị, sơ đồ có vai trò quan trọng trong việc tóm lược, so sánh,
biện luận các kiến thức, các quy luật vật lý.
Từ bảng biểu ta có thể thấy, được sự tóm tắt các thông tin liên quan đến các
đối tượng, các đại lượng vật lý. Khi làm việc với loại kênh thông tin này chúng ta
nên xem xét chúng bao gồm những cột, dòng thông tin nào (bảng được lập theo
dạng hàng - cột), hoặc các khối thông tin nào, bảng này nói về cái gì, các thông tin
nào là thông tin mà ta đang quan tâm.
Với đồ thị, chúng ta cần biết nó được vẽ ra để thể hiện mối quan hệ giữa các
đại lượng vật lý nào (căn cứ vào các trục của đồ thị, số trục của đồ thị, đơn vị
tính...). Cần xem xét dạng đường của đồ thị để biết tính chất biến thiên của các đại
lượng (tuyến tính, phi tuyến tính...). Trong nhiều bài toán chúng ta không cần phải
mất thời gian để giải nó hoặc giải bằng phương pháp thông thường sẽ gặp không ít

bất lợi, trong khi nếu khai thác tốt đồ thị ta có thể đưa ra kết quả nhanh và chính
xác.
Sơ đồ trong SGK Vật lý giúp tóm lược một hệ thống kiến thức, hoặc mô tả
ngắn gọn và sơ lược một đặc trưng nào đó của bài học theo ý đồ sư phạm của tác
giả, phần học hay kiến thức vật lý. Khi làm việc với kênh thông tin này, chúng ta
cần xác định sơ đồ này được lập ra để làm gì, cho phần kiến thức nào, dạng tóm tắt
hay so sánh. Nếu tóm tắt hay so sánh thì tóm tắt hay so sánh nội dung gì.
Đặc trưng của môn Vật lý là thí nghiệm, tuy nhiên không phải làm thí
nghiệm nào cũng có thể tiến hành thành công. Nhờ vào bản số liệu sách giáo khoa
mà giáo viên có thể tiến hành thí nghiệm theo ý đồ của mình,hoặc từ số liệu sách
giáo khoa và những số liệu thực tế trong quá trình tiến hành thí nghiệm học sinh có
thể so sánh, đối chiếu, rút ra kết luận.
Một số lưu ý khi sử dụng bảng số liệu, đồ thị
+ Yêu cầu học sinh phải đọc tiêu đề phía trên hoặc phía dưới của bảng số
liệu, để học sinh xác định được đối tượng của bảng số liệu, đồ thị.
- Kỹ thuật khai thác thông tin từ băng đĩa hình, video clip:
Video được xây dựng dựa vào nội dung SGK, hoặc những hiện tượng diễn ra
mà bằng mắt thường HS không tri giác được…Video giúp HS thu nhận thế giới tự
nhiên vào lớp học, xóa bỏ những hạn hẹp về mặt không gian của lớp học và về mặt
thời gian của giờ học. Nhờ các cuốn phim được quay từ trước HS quan sát với tốc
GV: Nguyễn Xuân Diệu

5

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
độ mong muốn hoặc có thể làm dừng lại hình ảnh để quan sát được các hiện tượng

vật lý một cách tối ưu, làm cho HS có thể hiểu rõ về đối tượng đang nghiên cứu.
Việc sử dụng các khả năng của sự đồ họa, kết hợp với các tín hiệu âm thanh và sự
thuyết minh phim không ngừng tạo cho HS những biểu tượng tốt hơn về đối tượng
nghiên cứu mà còn tăng tính trực quan, rút ngắn thời gian so với với việc sử dụng
các phương tiện dạy học khác, do đó GV có nhiều thời gian dẫn dắt HS tự phát hiện
ra kiến thức. Video còn có thể dùng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học: ở
lớp học hoặc ngoài lớp học.
Một số lưu ý khi sử dụng video:
+ Đặt kế hoạch sử dụng video trong kế hoạch tổng thể của một chương; một
phần cụ thể (sử dụng video nào, lúc nào, nhằm mục đích nào về mặt lí luận dạy
học...).
+ Xác định các công việc chuẩn bị với HS trước khi sử dụng: giao cho HS
nhiệm vụ ôn tập ở nhà những kiến thức cần thiết để có thể hiểu được nội dung
video; nêu mục đích sử dụng video để đặt HS ở tâm thế chờ đợi tích cực, khêu gợi
tính tò mò nhận thức; trước khi chiếu, để định hướng sự chú ý của HS vào những
nội dung cơ bản của video, GV cần giao cho HS các nhiệm vụ cần hoàn thành sau
khi xem.
+ Trong khi xem phim, GV cần quan sát, có thể đưa ra các gợi ý nhỏ để
hướng sự chú ý của HS vào cái cơ bản, cái đặc biệt.
+ Đánh giá hiệu quả việc sử dụng video học tập: có thể đánh giá kết quả sử
dụng video ngay sau khi xem hoặc ở các giờ học sau; hiệu quả sử dụng cần được
đánh giá thông qua câu trả lời của HS cho các câu hỏi đã nêu. Tốt nhất là tổ chức
các thảo luận của HS qua đó đánh giá mức độ nắm vững của HS...
Tùy vào mỗi đơn vị kiến thức, đặc điểm của đối tượng nhận thức mà GV sử
dụng kênh hình để tổ chức các hoạt động nhận thức cho phù hợp với hoạt động
nhận thức của HS, sao cho mỗi loại kênh hình đó là loại phương tiện hữu hiệu
nhất để HS lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc sử dụng các kênh
hình trong và ngoài SGK nhằm làm cho đối tượng vật lý có tính cập nhật, sống động
và phong phú hơn. Đặc biệt hiện nay với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông
tin, GV có thể dễ dàng thiết kế và tạo ra nhiều loại kênh hình khác nhau để phục vụ

cho giảng dạy.
3. Vai trò của việc khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học Vật lý
Nếu học sinh được xem clip, thí nghiệm (được thiết kế theo logic của bài
học), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng
ghi nhớ của cá em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được việc này chúng ta sẽ
tạo ra được một bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các
GV: Nguyễn Xuân Diệu

6

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em đã được học. Rõ ràng việc kết
hợp hai hay nhiều phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh tiếp thu thông tin
nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn.
Kênh hình còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy, ngôn
ngữ học của học sinh. Đồng thời có ý nghĩa giáo dục tư tưởng tình cảm, cảm xúc
thẩm mỹ rất lớn, góp phần hoàn thiện tri thức.
Với những ý nghĩa trên, kênh hình góp phần to lớn trong việc góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn vật lý, tạo hứng thú, cuốn hút học sinh tham gia tích
cực vào bài giảng, làm cho lớp học sôi động, không buồn tẻ, hiệu quả giảng dạy tốt
hơn, giúp phát huy sức sang tạo, khả năng suy nghĩ độc lập, năng lực nghiên cứu, tư
duy tìm tòi khám phá, năng lực quan sát, khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
của học sinh.
Việc khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học vật lý có những vai trò quan
trọng:
- Kênh hình là phương tiện trực quan của GV, là nguồn tri thức quan trọng

của HS. Nó có khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ hơn, bổ sung và mở
rộng vấn đề khi SGK chưa trình bày đến nó.
- Giúp HS dễ dàng tiếp thu trong quá trình nhận thức, phát triển tư duy và hỗ
trợ HS trong các khái niệm trừu tượng hoá, định hướng đúng vấn đề.
- Cải tiến phương pháp dạy học của GV và thay đổi hình thức học của HS
theo hướng tích cực. Lấy HS làm trung tâm, GV có tác dụng hướng dẫn HS trong
quá trình chủ động tiếp cận kiến thức.
- Minh hoạ cho các hiện tượng, khái niệm, công thức, định luật... Nó hỗ trợ
và phát huy mọi giác quan của HS. Tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức. Giảm
thời gian giảng giải, gây hứng thú cho người học, dễ nhận biết, dễ nhớ, làm cho bài
giảng cụ thể, sinh động hơn.
- Phát huy, nâng cao được tính chủ động, sáng tạo của người GV trong hoạt
động dạy học.
- Giảm thời gian giảng giải, giảm tải cho người dạy, gây hứng thú cho người
học, HS dễ dàng hiểu được những vấn đề muốn diễn đạt, làm rõ những điều GV
muốn giới thiệu.
- Giúp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của HS.
4. Các yêu cầu khi khai thác, sử dụng kênh hình
- Các nguyên tắc khai thác, sử dụng kênh hình
Để khai thác triệt để công dụng của kênh hình, GV phải nắm được một số
nguyên tắc có tính bắt buộc sau:
GV: Nguyễn Xuân Diệu

7

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si

Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
+ Nguyên tắc sử dụng đúng lúc:
Sử dụng kênh hình vào lúc cần thiết, lúc HS mong muốn được quan sát,
trong trạng thái tâm lý thuận lợi nhất.Kênh hình xuất hiện đúng lúc nội dung và
phương pháp dạy học cần nói đến.Tránh đưa ra một lúc nhiều kênh hình hoặc nhiều
loại phương tiện trực quan.
+ Nguyên tắc sử dụng đúng chỗ:
Tìm vị trí để giới thiệu kênh hình hoặc phương tiện trực quan trên lớp hợp lý
nhất, giúp HS có thể sử dụng nhiều giác quan nhất, tiếp xúc phương tiện một cách
đồng đều ở mọi vị trí trong lớp, đảm bảo cho toàn lớp có thể quan sát kênh hình một
cách rõ ràng, đảm bảo không làm phân tán tư tưởng của học sinh khi tiến hành các
hoạt động học tập tiếp theo.
+ Nguyên tắc sử dụng đúng cường độ:
Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp dạy học sao cho
thích hợp, vừa với trình độ tiếp thu và lứa tuổi của HS.Mỗi loại kênh hình hoặc
phương tiện dạy học có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc sử
dụng một loại phương tiện hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần trong một buổi học, hiệu quả
của chúng sẽ giảm sút. Việc sử dụng nhiều hình thức, nhiều phương tiện khác nhau
trong một buổi học có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp thu của HS, đến hiệu quả sử dụng
phương tiện dạy học. Theo nghiên cứu của các nhà sinh lý học, nếu một dạng hoạt
động được tiếp tục trên 15 phút thì khả năng làm việc sẽ giảm sút rất nhanh. Việc áp
dụng thường xuyên các phương tiện nghe nhìn ở trên lớp dẫn đến sự quá tải thông
tin đối với HS do chưa có đủ thời gian để chuyển hóa lượng thông tin đó. Sử dụng
phương tiện nghe nhìn không quá 3 – 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20
– 25 phút trong một buổi dạy.
- Những điều giáo viên cần lưu ý khi khai thác và sử dụng kênh hình
Khi sử dụng kênh hình trong dạy học, GV cần chú ý đảm bảo các yêu cầu
sau:
+ Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu về
nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.

+ Tập trung vào việc sử dụng các kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn
chế dùng chúng theo cách minh họa cho kiến thức.
+ Để có thể sử dụng tốt các kênh hình, khi lên lớp GV cần:
Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình. Nghiên cứu kỹ các kênh hình để
hiểu rõ nội dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới
cùng HS tiếp xúc với kênh hình.Khi soạn bài cũng như khi lên lớp học. GV cần phải
xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập tương đối chính xác, rõ ràng để HS làm
việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng vật lý. GV
GV: Nguyễn Xuân Diệu

8

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
cần giúp HS nắm được trình tự các bước làm việc với từng loại phương tiện, thiết bị
dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy.
+ Trong quá trình sử dụng kênh hình GV nên dùng phương pháp đàm thoại
để hướng dẫn HS quan sát, tập trung chú ý những chi tiết quan trọng.
+ Khi tranh ảnh không nêu rõ được đặc điểm, chi tiết của đối tượng thì GV
phải kết hợp với việc bổ sung các hình vẽ trên bảng hoặc các vật mẫu.
+ GV nên cho HS sưu tầm những tranh ảnh từ các tạp chí, báo trong các
trang web theo các chủ đề khác nhau.
II. Thực trạng về việc sử dụng kênh hình trong dạy học vật lý ở các trường
trung học cơ sở
1. Về phía giáo viên
Nhìn chung đa số GV nhận thức được tầm quan trọng của kênh hình trong
dạy học vật lý, có sử dụng kênh hình trong dạy học, tuy nhiên mức độ không

thường xuyên. GV khai thác tương đối tốt kênh hình trong SGK, còn với kênh hình
ngoài SGK thì chưa được GV sử dụng nhiều trong giờ học. Giáo viên đã sử dụng
kênh hình trong giảng dạy, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng lối truyền thụ cũ. Bởi vậy, học
sinh chưa phát huy hết vai trò chủ thể của nhận thức, để phát huy triệt để tính tích
cực, sự chủ động của HS trong một tiết lên lớp, người GV cần phải huy động các
phương tiện dạy học tối ưu, trong đó việc sử dụng kênh hình phục vụ bài dạy là một
thao tác hữu ích và rất cần thiết.
Các quan niệm của GV về kênh hình có sự nhận thức khác nhau. Từ đó dẫn
đến hướng sử dụng kênh hình của GV khác nhau:
- Nếu coi kênh hình là phương tiện minh họa, thì GV là người chủ động
trong hoạt động dạy học. GV trình bày kiến thức xong rồi giới thiệu kênh hình để
minh họa cho nội dung vừa trình bày, nhằm củng cố bài học.
- Nếu coi kênh hình là nguồn kiến thức, thì GV sẽ tổ chức cho HS khai thác
tri thức từ kênh hình, thông qua hướng dạy học tích cực bằng hệ thống câu hỏi và
bài tập mà GV chuẩn bị trước.
Tuy nhiên kênh hình được GV sử dụng chủ yếu mang tính chất minh họa,
chưa sử dụng kênh hình là nguồn khai thác tri thức hoặc dùng giải các bài tập.
Như vậy giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết của sử dụng kênh hình
trong dạy học. Nhưng trong thực tế thì việc sử dụng kênh hình trong dạy học còn
nhiều hạn chế. Một mặt trong đó là do điều kiện vật chất khó khăn, điều kiện thiết
bị dạy học ở trường phổ thông còn thiếu (máy chiếu…), mặt khác mất nhiều thời
gian chuẩn bị, một số GV khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, nên
việc khai thác kênh hình vào dạy học có hiệu quả chưa cao.

GV: Nguyễn Xuân Diệu

9

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN



SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
Tuy nhiên việc sử dụng kênh hình có sự chuyển biến tích cực, kết quả bước
đầu khả quan, rất cần phát triển thêm.
2. Về phía học sinh
Thực trạng về mặt trí lực HS lớp 8 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duy
nhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt
hơn nhiều so với HS lớp 6, 7. Về tính cách, các em đang trong giai đoạn chuyển đổi,
các em thích thể hiện bản thân, thể hiện cá tính rõ rệt, các em thích tranh luận, thích
bày tỏ ý kiến của bản thân mình, vì vậy các em thích tìm tòi những cái mới lạ,
không thích chấp nhận một cách đơn giản các yêu cầu của GV, nếu chỉ nghe GV
giảng bài và ghi chép các em sẽ cảm thấy nhàm chán, các em sẽ có biểu hiện thờ ơ
hoặc kém hứng thú trong tiết học. Điều này thể hiện qua giờ học trên lớp và qua kết
quả khảo sát độ hứng thú của học sinh trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu:
Bảng 1: Khảo sát độ hứng thú của học sinh khi học về chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lý 8”.(khi chưa áp dụng đề tài)
Lớp
Mức độ
Hứng thú
Không
hứng thú

8A

8B

8C

8D


8E

Tổng

sl

%

sl

%

sl

%

sl

%

sl

%

sl

%

10


33,3

12

41,4

10

35,7

12

40

13

46,4

57

39

20

66,7

17

58,6


18

64,3

18

60

16

53,6

89

61

Qua số liệu khảo sát ta thấy độ hứng thú của học sinh khi học chủ đề này là
chưa cao, dẫn đến khó hiểu bài từ đó lơ là chểnh mảng trong học tập, thậm chí có
em cúp học, ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thức, kết quả học tập chưa cao. Điều này
thể hiện qua các bài kiểm tra :
Bảng 2: Kết quả kiểm tra 15 phút chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật
lý 8”, tháng 12 năm học 2017-2018
Lớp
Mức độ
Trên trung
bình
Dưới trung
bình


8A

8B

8C

8D

8E

Tổng

sl

%

sl

%

sl

%

sl

%

sl


%

sl

%

9

30

10

34,5

11

39,3

11

36,7

12

41,4

53

36,3


21

70

19

65,5

17

61,7

19

63,3

17

58,6

93

63,7

Từ những số liệu điều tra trên đòi hỏi trong quá trình dạy học phải có những
cải tiến sao cho phù hợp. Lúc này GV có vai trò quan trọng trong việc kích thích
hứng thú học tập của HS, thay vì những tiết giảng chỉ sử dụng phương pháp truyền
GV: Nguyễn Xuân Diệu

10


TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
thụ theo lối thuyết trình, giảng giải GV nên sử dụng các phương pháp dạy tích cực
kết hợp với kênh hình. Hầu hết HS đều có mong muốn GV khai thác nhiều hơn nữa
hệ thống kênh hình cho bài học vật lý, đặc biệt là các loại kênh hình mà các em yêu
thích.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Giải pháp 1: Bám sát mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề “Lực
đẩy Ác Si Mét - Sự nổi” Vật lý 8
1.1. Mục tiêu
Bài “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi” vật lý 8 nghiên cứu về tác dụng của lực
đấy Ác Si Mét liên quan đến sự nổi của vật, là một trong những nội dung kiến thức
quan trọng trong chương cơ học của vật lý 8.
Bài này giúp học sinh có kĩ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến lực đẩy
Ác Si Mét và sự nổi. Từ đó tạo được khả năng vận dụng các kiến thức trong bài để
giải quyết các vấn đề của thực tế.
Bài này có nhiều kiến thức liên quan đến đời sống và thực tiễn nên hình
thành cho học sinh một hứng thú học tập, một thái độ học tập tích cực và yêu thích
môn học hơn.
1.2. Nội dung cơ bản
1.2.1 Chuẩn kiến thức, kỹ năng
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét
- Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các
đại lượng trong công thức.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được các hiện tượng vật lí liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét, sự

nổi
- Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = V.d.
1.2.2. Kiến thức cơ bản
- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
Một vật nhúng vào chất lỏng, bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực
có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là
lực đẩy Ác – si – mét.
- Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét:
FA = d.V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
GV: Nguyễn Xuân Diệu

11

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
Lưu ý: V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng chính là thể tích
phần chìm của vật chứ không phải là thể tích của vật. Muốn tính thể tích phần chìm
của vật có nhiều trường hợp:
+ Nếu cho biết Vnổi thì Vchìm = Vvật - Vnổi.
+ Nếu cho biết chiều cao h phần chìm của vật (có hình dạng đặc biệt) thì
Vchìm=Sđáy.h
+ Nếu cho biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì Vchìm = Vvật.
- Điều kiện để vật nổi, vật chìm: Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì

Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
Vật nổi lên khi : FA > P
Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
- Độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng: Khi vật nổi
lên trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét FA = d. V, trong đó V là thể tích của
phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải thể tích của vật), d là trọng lượng riêng
của chất lỏng.
Lưu ý: Khi nhúng chìm vật rắn vào trong một bình chất lỏng thì có ba trường
hợp xảy ra: Vật chìm xuống; Vật nằm lơ lửng trong lòng chất lỏng; Vật nổi lên trên
mặt chất lỏng.
+ Trường hợp vật đang chìm xuống, nằm lơ lửng trong chất lỏng và đang nổi
lên, là những trường hợp tương đối dễ để phân tích và HS thường mắc phải sai lầm.
tuy nhiên, trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình và nhất là trường hợp vật nằm yên
trên mặt chất lỏng, là những trường hợp mà HS dễ nhầm lẫn.
+ Trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình, HS thường chỉ hiểu trong trường
hợp này P > FA mà không chú ý là khi đã nằm yên ở đáy bình thì các lực tác dụng
lên vật phải cân bằng nhau:
P = FA + F'
Trong đó F’ là lực của đáy bình tác dụng lên vật.
+ Trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, HS thường cho rằng trong
trường hợp này FA > P mà không thấy là khi vật đã nằm yên thì các lực tác dụng lên
vật phải cân bằng nhau:
FA = P
Tới đây, HS lại hay mắc sai lầm về giá trị độ lớn của lực đẩy Ac- si- mét FA
trong khi áp dụng công thức F A = d. V, HS thường cho V là thể tích của vật, không
thấy V chỉ là thể tích của phần vật bị chìm trong chất lỏng.
Do vậy HS cần lưu ý rằng:
+ Khi vật nằm yên, các lực tác dụng vào vật phải cân bằng nhau.

GV: Nguyễn Xuân Diệu


12

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
+ Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì FA = d. V với V là thể tích của phần
vật chìm trong chất lỏng.
2. Giải pháp 2: Xây dựng kho tư liệu kênh hình chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét Sự nổi” Vật lý 8
2.1. Các yêu cầu khi khai thác, sử dụng kênh hình
Để nâng cao hiệu quả của việc khai thác kênh hình trong quá trình dạy học
vật lý thì bản thân kênh hình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính khoa học
Các kênh hình được sử dụng trong dạy học vật lý phải đảm bảo tính khoa
học. Một trong những yêu cầu khoa học đầu tiên là kênh hình phải đảm bảo tính
chính xác về đối tượng vật lý, các hiện tượng vật lý cần thể hiện trên các kênh hình
phải có sự tương ứng với thực nghiệm.
Tính khoa học của kênh hình còn được thể hiện ở lượng thông tin mà nó
truyền tải. Dựa vào nội dung cụ thể cũng như trình độ nhận thức của HS mà ta tiến
hành xây dựng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS.
- Tính trực quan
Đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng của kênh
hình. Tính trực quan của kênh hình thế hiện ở khả năng nhận biết nhanh các đối
tượng và hiện tượng vật lý được biểu hiện trên kênh hình của HS.
Hệ thống kênh hình nên sử dụng những màu sắc đẹp, các kí hiệu gần gũi, các
hình ảnh trực quan nhằm kích thích hứng thú học tập của HS.
Tuy nhiên do đặc thù của môn học cho nên hệ thống kênh hình không chỉ dễ
nhìn mà phải gọn nhẹ, dễ di chuyển. Ngoài ra để đảm bảo các nguyên tắc trực quan

thì kênh hình được trình bày trong SGK phải có một sự nhất quán với kênh chữ, nội
dung biểu hiện phải tập trung vào nội dung quan trọng tránh lồng ghép quá nhiều
nội dung vào một đơn vị hình làm rối kênh hình.
- Tính sư phạm
Để đảm bảo được tính sư phạm thì kênh hình được xây dựng phải có sự
nghiên cứu kĩ về nội dung và về phương pháp cũng như đặc điểm tâm lý lứa tuối
của HS.
Bản thân HS cũng giống như trang giấy trắng, chính quá trình học tập rèn
luyện trong nhà trường phổ thông đã góp phần hình thành nên nhân cách và phẩm
chất của các em. Do vậy khi lựa chon, thiết kế kênh hình phục vụ dạy học, tính sư
phạm còn thể hiện ở sự thống nhất về kí hiệu, phương pháp thể hiện.
- Tính thẩm mĩ
Kênh hình được sử dụng trong giảng dạy vật lý phải đảm bảo tính thẩm mĩ
cao, các đường nét, màu sắc... phải hài hoà, cân đối. Tính thẩm mĩ vừa có tác dụng
GV: Nguyễn Xuân Diệu

13

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
thu hút học tập của HS vừa có tác dụng giáo dục óc thẩm mĩ cho HS.
2.2. Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
Tùy vào đặc điểm của đối tượng nhận thức mà GV sử dụng kênh hình trong
SGK để tổ chức hoạt động nhận thức của HS, sao cho mỗi loại kênh hình đó là
phương tiện hữu hiệu nhất để HS lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và hiệu quả.
Tuy nhiên do khuôn khổ có hạn của SGK nên ngoài kênh hình trong SGK cần khai
thác thêm kênh hình ngoài SGK.

Sau đây là một số hình ảnh trong SGK lấy từ kho tư liệu mà tôi đã xây dựng

Hình 1. Một số hình ảnh trong SGK

2.3. Khai thác kênh hình ngoài sách giáo khoa
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, internet sẽ cung
cấp cho chúng ta một thư viện kênh hình với nội dung hết sức phong phú, thông qua
đó GV có thể lựa chọn và sử dụng để thiết kế các hoạt động nhận thức cho HS. Tuy
nhiên việc lựa chọn kênh hình phù hợp với mục tiêu bài học, phải có tính chọn lọc
kỹ, điển hình và có tính khái quát cao nhằm giải quyết được mục tiêu đặt ra của bài
học, đặc biệt phải mang lại hứng thú cho HS.
Ngoài ra GV còn có thể tạo thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo nhờ các
phần mềm. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học vật lý: Power point,
Violet, Matlab, Crocodile Physics, Physics draw…
Các thí nghiệm mô phỏng giúp GV khắc phục tình trạng thiếu thiết bị thí
nghiệm, thí nghiệm khó tiến hành cũng như các thí nghiệm cần cho HS nhìn ở mọi
góc độ. Đề tài đã sưu tập được một số kênh hình ngoài SGK phục vụ dạy học chủ
đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi” Vật lý 8 như các hình ảnh, video, flash để đưa vào
kho kênh hình.
Sau đây là một số ví dụ kênh hình ngoài SGK trong kho tư liệu:
GV: Nguyễn Xuân Diệu

14

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”


Hình 2. Một số hình ảnh ngoài SGK

Hình 3. Một số ảnh động và thí nghiệm ảo bằng powerpoint

Hình 4. Một số video thí nghiệm ngoài SGK

GV: Nguyễn Xuân Diệu

15

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
3. Giải pháp 3: Dựa vào mục tiêu để lựa chọn kênh hình phù hợp với bài học
Dựa vào mục tiêu của bài mà GV có sự lựa chọn kênh hình trong hay ngoài
SGK phù hợp. Dựa vào hệ thống kênh hình trên tôi xin đưa ra một số hướng sử
dụng.
3.1. Đối với bài “Lực đẩy Ác-si-mét”
GV có thể dùng hình ảnh trong sách giáo khoa như sau:
Phần mở bài ta có thể dùng hình ảnh kéo gàu nước dưới giếng lên để phát
hiện có lực đẩy từ dưới lên.

Hình 5. Kéo gàu nước từ giếng lên

Tuy nhiên hiện nay rất ít gia đình sử dụng gàu nước nên học sinh rất khó
nhận ra, chúng ta có thể dùng thí nghiệm ảo sự nổi lên của khúc gỗ thì học sinh rất
dễ nhận ra có lực đẩy khúc gỗ nỗi lên mặt nước.


Hình 6. Thí nghiệm ảo tác dụng của lực đẩy ác si mét khúc gỗ

Ở mục dự đoán giáo viên có thể dùng hình ảnh Ác si met nằm trong bồn tắm
để kể lại truyề thuyết về Ác Si Mét

GV: Nguyễn Xuân Diệu

16

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”

Hình 7. Ác si mét phát hiện ra lực đẩy

Ở mục thí nghiệm kiểm tra, không làm thí nghiệm mà chỉ yêu cầu học sinh
mô tả, vì vậy học sinh rất khó hình dung ra thí nghiệm. GV có thể dùng thí nghiệm
ảo để học sinh quan sát thì học sinh rất dễ mô tả thí nghiệm, từ đó hiểu được mục
đích thí nghiệm.

Hình 8. Thí nghiệm ảo kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ác-si-mét

Phần mở rộng lực đẩy Ác-si-mét không chỉ áp dụng cho chất lỏng mà còn áp
dụng cho chất khí, GV có thể dùng hình ảnh của khinh khí cầu hoặc hình ảnh bóng
bay hay hình ảnh khói bụi....

Hình 9. Lực đẩy Ác-si-mét trong không khí
GV: Nguyễn Xuân Diệu


17

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
3.2. Đối với bài “Sự nổi”
GV có thể dùng một số kênh hình sau:
GV có thể cho HS xem hình ảnh, thí nghiệm, liên quan đến sự nổi của viên
bi gỗ, viên bi sắt, và con tàu để tạo ra vấn đề cần giải quyết.

Hình 10. Thí nghiệm ảo về sự nổi của các vật

Ở nội dung điều kiện vật chìm, vật nổi GV có thể làm thí nghiệm trực tiếp
hoặc cho HS xem clip về trứng chìm trứng nổi, hoặc clip về sự nổi của ống hút và
các hình động biểu diễn lực để học sinh dễ hiểu

Hình 11. Clip thí nghiệm trứng chìm, trứng nổi

Hình 12. Clip sự nổi của cái ống hút
GV: Nguyễn Xuân Diệu

18

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si

Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
Khi biểu diễn lực trong các trường hợp vật chìm, vật nổi, vật lơ lững ta nên
dùng hình động cho học sinh dễ hình dung hơn

Hình 13. Ảnh động điều kiện vật nổi, vật chìm

Phần liên hệ thực tế GV nên đưa một số hiện tượng thực tiễn về sự nổi để
giải thích và qua đó giáo dục học sinh về ứng dụng và tác hại của nó như: Nguyên lí
hoạt động nổi lên của tàu ngầm, sự nổi lên chìm xuống của loài cá, hiện tượng tràn
dầu, rác thải nổi trên biển gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến các loài
sinh vật, vì sao đi bơi lại phải mặc áo phao, qua đó giáo dục chống đuối nước cho
các em hay những hiện tượng kì lạ như tại sao người lại nổi trên biển chết, vì sao
khinh khí cầu lại bay lên được........sẽ kích thích được sự thích thú của học sinh đối
với tiết dạy hơn

Hình 22. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của tàu ngầm

Hình 23. Bong bóng cá giúp cá nổi lên hay lặn xuống dễ dàng
GV: Nguyễn Xuân Diệu

19

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”

Hình 24. Hiện tượng tràn dầu gây ảnh hưởng xấu


Hình 25. Rác thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng các sinh vật

Hình 26. Mặc áo phao để tránh đuối nước

Hình 27. Biển chết

GV: Nguyễn Xuân Diệu

20

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
Ví dụ minh họa: soạn bài “Sự nổi – Vật lý lớp 8”
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Giải thích được khi nào vật nổi, chìm
- Nêu được điều kiện nổi của vật
- Biết được khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì FA = P
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi
của vật
b. Kĩ năng
- HS biết làm thí nghiệm về sự nổi của vật trong chất lỏng
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề.
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, biết bảo vệ môi trường ở địa phương

nơi các em đang sinh sống.
- Tích cực học tập, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động, vận dụng kiến
thức để giải quyết các tình huống thực tế.
2. Chuẩn bị
a. Giáo viên
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 hòn bi sắt, một hòn bi gỗ, 1 miếng gỗ nhỏ.
- Hình ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước, “Biển
chết”, khí cầu.
- Máy chiếu.
b. Học sinh
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học và xem nội dung kiến thức trọng lượng
riêng vật lý 6
3. Phương pháp dạy học
- Bàn tay nặn bột.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình. (hoạt động nhóm)
4. Tiến trình dạy học
4.1. Ổn định
4.2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút)
- Nêu công thức tính lực đẩy Ác-si-mét?
- Lực đẩy Ác – si – mét có phương, chiều như thế nào?
4.3. Bài mới
GV: Nguyễn Xuân Diệu

21

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si

Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
(3 phút)
- Giới thiệu bài mới:
+ Cho HS làm thí nghiệm ảo và quan sát hiện
tượng khi thả hòn bi gỗ và hòn bi sắt vào nước.

Nội dung

- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và
đưa ra câu trả lời: hòn bi sắt chìm, hòn bi gỗ nổi.
+ Thế tại sao con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi
thép lại nổi còn hòn bi thép thì chìm?

-GV nêu vấn đề: Khi nào vật nổi? vật chìm?
Họat động 2: Tìm hiểu điều kiện vật nổi, vật
chìm. (10 phút )
- Khi một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng
của những lực nào? Nhận xét về phương và chiều
của hai lực đó?
- HS trả lời:
- GV làm thí nghiệm biểu diễn trong 3 trường hợp
khi thả vật vào chất lỏng .

I. Điều kiện để vật nổi, vật
chìm
- C1: Một vật nhúng chìm trong
chất lỏng chịu tác dụng của hai
lực: Trọng lực P, Lực đẩy

Acsimet FA. Hai lực này cùng
phương nhưng ngược chiều.
- C2:

GV: Nguyễn Xuân Diệu

22

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”

F

FA

A

A

P

- HS quan sát và thảo luận theo nhóm ban trả lời
C2.
- Vậy điều kiện để vật nổi, vật chìm là gì?
- GV chốt lại: dùng hình ảnh động

a) P >

FA
Vật CĐ
xuống
dưới

F

P
b)P = FA
Vật lơ
lửng
trong
chất
lỏng

P
c) P <
FA
Vật CĐ
lên trên

* kết luận:
- Vật chìm xuống khi lực đẩy
Ác-si-mét FA nhỏ hơn trọng
lượng P: (FA< P)
- Vật nổi lên khi: FA> P
- Vật lơ lửng trong chất lỏng
khi FA=P

- Chuyển ý: một vật nổi hay chìm nó phụ thuộc

chủ yếu vào độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét. Vậy
khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì
độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét sẽ như thế nào->mục
II.
Họat động 3: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Ác II. Độ lớn của lực đẩy Ác si
si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất mét khi vật nổi trên mặt
lỏng (10 phút )
thoáng của chât lỏng.
* Thí nghiệm hình 12.2:
- Cho HS nêu:
+ Mục đích TN
HS: nghiên cứu độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.
+ Dụng cụ TN

GV: Nguyễn Xuân Diệu

23

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
HS: Chậu, nước, miếng gỗ.
+ Cách tiến hành TN
HS: nhúng miếng gỗ vào chậu nước, thả tay và
quan sát.
- GV phát dụng cụ TN và yêu cầu Hs tiến hành
TN theo nhóm, thảo luận hoàn thành C3.
C3:

Miếng gỗ nổi vì FA > P

- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung
- Cho HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời C4.
- khi miếng gỗ nổi trên mặt nước trọng lượng P
của nó và lực đẩy Ác-si-mét có bằng nhau không.
Tại sao?
- Gv chốt lại: vật nổi lên khi F A > P, khi lên trên
mặt thoáng thể tích phần vật chìm trong chất lỏng
giảm -> FA giảm và FA = P thì vật nổi lên trên mặt
thoáng.
- GV giới thiệu: độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét
được tính bằng biểu thức:
FA = d.V . Trong đó
d là trọng lượng riêng của chất lỏng, còn V là gì?
Yêu cầu HS trả lời C5
- GV nhấn mạnh lại.
Hoạt động 4: Vận dụng
(15 phút)
- HS nghiên cứu và tóm tắt yêu cầu C6.
C6 : biết P=dv.V và FA= dl. V chứng minh
- Vật chìm xuống khi dl < dv
- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi dl = dv
- Vật sẽ nổi lên trong chất lỏng khi dl > dv
C7- Hãy giúp Bình trả lời An trong phần mở bài,
GV: Nguyễn Xuân Diệu

24

C4: khi miếng gỗ nổi trên mặt

nước trọng lượng P của nó và
lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau vì
khi đó 2lực là hai lực cân bằng.

C5

Câu B sai

III. Vận dụng
C6:
* Vật nhúng trong nước nên V
bằng nhau.
Khi vật chìm xuống thì FA <
P
 dl.V < dv.V
dl < dv
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


SKKN: Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si
Mét - Sự nổi - Vật lí 8”
biết rằng con tàu không phải là khối thép đặc mà - Khi vật lơ lửng trong chất
có nhiều khoảng rỗng ?
lỏng dl = dv
C8 :- Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi - Khi vật nổi lên mặt chất
thép nổi hay chìm? tại sao?
lỏng dl > dv
Liên hệ thực tế:
C7.
- GV giải thích nguyên lí hoạt động của tàu ngầm Hòn bi làm bằng thép có trọng

và các loài cá
lượng riêng lớn hơn trọng
lượng riêng của nước nên bị
chìm. Tàu làm bằng thép nhưng
người ta thiết kế có các khoảng
trống để trọng lượng riêng của
các con tàu nhỏ hơn trọng
lượng riêng của nước biển nên
con tàu có thể nổi được trên
- Treo hình ảnh minh họa hiện tượng tràn dầu trên
mặt nước.
biển làm cá chết.
C8: Thả một hòn bi thép vào
thủy ngân thì bi thép nổi vì
trọng lượng riêng của thép nhỏ
hơn trọng lượng riêng của thủy
ngân
Tại Các hoạt động khai thác và vận
chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu
lửa. Vì dầu nhẹ hơn nước nên
dầu nổi trên mặt nước. Lớp dầu
này ngăn cản việc hòa tan oxy
trong nước vì vậy sinh vật
không lấy được oxy sẽ chết

sao dầu nổi trên biển? vì sao cá chết?
- Chốt lại câu trả lời đúng.

- Theo các em chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi
trường?

-HS nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Người nổi được trên biển chết
- GV giới thiệu về Biển Chết:

dng < dnb .
Nước biển chết mặn gấp 9,6 lần
GV: Nguyễn Xuân Diệu

25

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


×