Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lạc L18 trong điều kiện vụ hè thu năm 2017 tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ HỒNG THANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
MỨC ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC L18 TRONG
ĐIỀU KIỆN VỤ HÈ THU NĂM 2017 TẠI
HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ HỒNG THANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
MỨC ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LẠC L18 TRONG
ĐIỀU KIỆN VỤ HÈ THU NĂM 2017 TẠI
HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền

THÁI NGUYÊN – NĂM 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Hồng Thanh


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, gia đình .
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn
Điền người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng
đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Vũ Hồng Thanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu: .................................................................................... 2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ..................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học. ...................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn. ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Vai trò của cây lạc trong hệ thống cây trồng. ......................................... 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của bón phân đạm cho cây lạc: ..................................... 5
1.1.3. Cơ sở khoa học xác định mật độ cho cây lạc: ......................................... 6
1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và trong nước: ................................... 7
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới. ........................................................ 7
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam: ........................................................ 8
1.2.3 Tình hình sản xuất lạc của tỉnh Hòa Bình. ............................................... 9

1.2.4. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn huyện Yên Thuỷ. .......................... 10
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam ............ 13
1.3.1 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới và Việt Nam. .. 13
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc trên thế giới và Việt Nam: ... 18


iv

1.3.3. Kết quả nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng cho lạc trên thế
giới và Việt Nam ............................................................................................. 25
1.4. Điều kiện sinh thái của cây lạc................................................................. 27
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 30
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 30
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu. .............................................................................. 30
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ........................................................ 30
2.2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 31
2.3.1 Bố trí thí nghiệm. ................................................................................... 31
2.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm: ....................................... 32
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................. 33
2.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển .................................... 33
2.4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. ....................................... 34
2.4.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh. ....................................................................... 35
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 37
3.1. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón đạm đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống lạc L18 trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2017 .................... 37
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến tỷ lệ mọc mầm và thời
gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lạc L18. ........................ 37
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến khả năng phân cành cấp 1

và chiều cao thân chính của giống lạc L18 ..................................................... 40
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ và và mức đạm bón đến chỉ số diện tích lá
(LAI) giống lạc L18. ....................................................................................... 42
3.1.4 Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến sự hình thành nốt sần
hữu hiệu của giống lạc L18 ........................................................................... 45


v

3.2. Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
của giống lạc L18 trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2017................................ 48
3.3. Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống lạc L18 ...................................................................... 51
3.4. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 59
1. Kết luận ....................................................................................................... 59
2. Đề nghị ........................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CC
CLAN
CS
Đ.B.S
D.H

Đ/C
ĐVT
FAO
Gi
ICRISAT
KHKTNN
LAI

N
NN
NS
NSLT
NSTT
NXB
NXB NN
PB
PTNT
TB
USDA, FAS

Từ viết đầy đủ
Cấp cành
Mạng lưới đậu đỗ và cây cốc châu Á
Cộng sự
Đồng bằng sông
Duyên hải
Đối chứng
Đơn vị tính
Tổ chức lương thực thế giới
Giống

Viện quốc tế nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán
khô hạn
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
chỉ số diện tích lá
Mật độ
Đạm
Nông nghiệp
Năng suất
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản
Nhà xuất bản nông nghiệp
Phân bón
Phát triển nông thôn
Trung bình
Ban Nông nghiệp quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của các châu lục trên thế giới
năm 2016 ........................................................................................... 7
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam ........................... 9
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của tỉnh Hoà Bình ............... 10
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của huyện Yên Thủy .......... 11
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng bón đạm đến tỷ lệ mọc và thời
gian các giai đoạn sinh trưởng giống lạc L18 ................................. 38
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến khả năng phân cành
cấp 1 và chiều cao thân chính của giống lạc L18 ........................... 40

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của mật độ và và mức đạm bón đến chỉ số diện tích lá
giống lạc L18. ................................................................................. 43
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến sự hình thành nốt sần
hữu hiệu của giống lạc L18............................................................. 46
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến khả năng chống chịu
sâu bệnh của giống lạc L18............................................................. 48
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống lạc L18 ............................................. 52
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến năng suất.................. 55
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của mật độ đến thu nhập thuần của giống lạc L18 ....... 58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn
ngày, Từ xưa đến nay, cây lạc đóng vai trị quan trọng trong đời sống và kinh
tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Cây lạc cung cấp thực phẩm cho con
người, thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
ép dầu.
Lạc là cây trồng dễ tính, có khả năng thích ứng rộng, không kén đất,
không đòi hỏi bón nhiều phân đạm vì bộ rễ có vi khuẩn cộng sinh có khả năng
cố định đạm, tạo ra lượng đạm sinh học cung cấp cho cây và làm tăng độ phì
đất. Cây lạc là cây trồng ngắn ngày, do vậy dễ dàng tham gia vào các công
thức luân canh như trồng xen, trồng gối, luân canh.
Hạt lạc chứa nhiều khoáng chất Ca, Fe, Mg, P, K, Zn và một lượng
vitamin lớn, đặc biệt là vitamin B. Dầu của hạt lạc chủ yếu chứa axit béo chưa
no giúp cơ thể con người dễ hấp thụ và hạn chế lượng cholesterol trong máu.
Vì thế, ngoài là thức ăn giàu năng lượng, đủ protein, người ta còn quan tâm

đến tác dụng chữa bệnh của hạt lạc. Bằng những nghiên cứu sâu, y học hiện
đại đã cho thấy hạt lạc có tác dụng hạn chế được nhiều loại bệnh. Lạc là thức
ăn rất tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường vì nó ngăn cản dinh dưỡng gây tăng
nhanh nồng độ đường trong máu, và còn bổ sung sự thiếu hụt niacin cho bệnh
nhân bị mắc chứng tiêu chảy mãn tính.
Chính vì vậy, cây lạc vẫn giữ một vai trò quan trọng trong số những
cây làm thực phẩm cho người. Lạc được trồng phổ biến ở nhiều vùng trên thế
giới nhất là Châu Phi và Châu Á.
Yên Thủy là một trong những huyện trồng lạc trọng điểm của tỉnh Hòa
Bình với diện tích hàng năm khoảng 2000ha; trong đó vụ Xuân chiếm 80%


2

diện tích, vụ Hè Thu chiếm 20% diện tích. Cây lạc được coi là một trong
những cây trồng quan trọng trong công thức luân canh Ngô vụ Xuân – Lạc vụ
Hè Thu của huyện trong nhiều thập niên gần đây. Trong những năm gần đây
huyện đã chủ động đưa nhiều giống lạc vào trồng khảo nghiệm, qua đó lựa
chọn các giống lạc có năng suất cao, phẩm chất tốt đưa ra sản xuất đại trà,
góp phần tăng năng suất bình quân lên đáng kể, đặc biệt giống lạc L18 đã
phát huy được nhiều ưu điểm nổi trội và được trồng 80% diện tích. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu kỹ thuật trồng lạc tại huyện Yên Thủy chưa được quan tâm
đúng mức cả về quy mô và chiều sâu. Các biện pháp kỹ thuật khuyến cáo
trong sản xuất được xây dựng trên cơ sở quy trình chung của Bộ Nông nghiệp
và PTNT, chưa có nghiên cứu tổng hợp nào để làm cơ sở xây dựng quy trình
riêng cho cây lạc ở huyện Yên Thủy. Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu để tăng
năng suất và mở rộng diện tích trồng lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong
đó cần tập trung nghiên cứu mật độ trồng phù hợp và liều lượng bón đạm hợp
lý là rất cần thiết để tăng hiệu quả năng suất lạc tại huyện Yên Thủy. Xuất
phát từ những phân tích trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên

cứu ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón đến sinh trưởng phát triển và
năng suất của giống Lạc L18 trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2017 tại
huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình”
2. Mục đích và yêu cầu:
2.1. Mục đích
Xác định được ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng đạm bón đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L18 góp phần hoàn thiện
quy trình trồng giống lạc L18 trồng trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2017.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng đạm bón
đến sinh trưởng, phát triển của giống lạc L18.


3

- Đánh giá được ảnh hưởng của mật độ và liều lượng đạm bón đến năng
suất, các yếu tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lạc L18.
- Xác định ảnh hưởng tương tác giữa mật độ và lượng đạm bón tới một
số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của giống lạc L18
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
3.1. Ý nghĩa khoa học.
- Bổ sung các dẫn liệu cơ bản trong nghiên cứu về mật độ và liều lượng
phân bón thích hợp cho giống lạc L18 đang được trồng tại Yên Thủy, Hòa Bình.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện
quy trình kỹ thuật thâm canh lạc đạt năng suất cao cho huyện Yên Thủy.
- Sử dụng làm tài liệu trong nghiên cứu, giảng dạy và trong chỉ đạo sản
xuất của huyện và của tỉnh Hòa Bình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Xác định được mật độ trồng và liều lượng phân bón hợp lý của giống
lạc L18 trồng trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lạc tại địa phương.

- Góp phần mở rộng quy mô diện tích trồng và nâng cao hiệu quả trong
sản xuất lạc trên phạm vi toàn tỉnh.
- Chủ động nguồn giống tốt phục vụ sản xuất vụ Lạc Xuân trên địa bàn
huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Vai trò của cây lạc trong hệ thống cây trồng.
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và kinh tế, cây lạc còn đóng vai trò quan
trọng trong việc cải tạo đất nhờ khả năng cố định đạm. Rễ lạc có thể tạo các
nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm đó là Rhizobium vigna hình
thành. Trong điều kiện thuận lợi có thể cố định được lượng đạm tương đối lớn
từ 200-260 kg N/ha. Chính nhờ khả năng cố định đạm, thành phần hoá tính
của đất trồng sau khi thu hoạch lạc được cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất
tăng và hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được tăng cường có lợi đối với các
cây trồng sau, nhất là đối với các loại cây trồng cần sử dụng nhiều N (cây
Ngô, cây Mía, cây sắn...) đang trồng phổ biến ở địa phương.
Kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Trung Quốc, đặc biệt là việc
thử nghiệm công thức luân canh các cây trồng cạn với lúa đã rút ra những kết
luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn là: Khi đưa các cây họ đậu vào luân
canh với lúa, giúp cho cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm
thay đổi pH của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới,
tăng lượng lân, kali dễ tiêu trong đất (Fu Hsiung Lin, 1990) [34].
Các cây trồng luân canh phổ biến ở vùng sản xuất lạc là: lúa nước, mía,
ngô… Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, do vụ hè trùng với mùa mưa, địa
hình thuận lợi cho cấy lúa mùa cho nên vùng sản xuất lạc thường trồng lạc xuân

luân canh với lúa mùa (2 vụ/năm) hoặc thêm cây vụ đông (ở vùng sản xuất được 3
vụ/năm). Vùng không cấy được lúa thường luân canh lạc với ngô, mía, sắn,
vừng ….


5

Kết quả nghiên cứu của tác giả (Nguyễn Tiến Mạnh, 1995))[21] cho
thấy: trên đất bạc màu nhờ nước trời thì sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất. Trên đất cát ven biển trong vụ xuân nếu trồng các cây như lạc, lúa, ngô,
khoai lang thì cây lạc có hiệu quả kinh tế cao nhất (Nguyễn Tiến Mạnh, 1995) [21].
1.1.2. Cơ sở khoa học của bón phân đạm cho cây lạc:
Nitơ có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất của cây lạc nói riêng và cây trồng nói chung; bởi nó tham gia vào thành
phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng trong các hoạt động sống của cây
như: protein, diệp lục, ADN, ARN…
Do đó, thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá vàng, thân có màu đỏ, chất
khô tích luỹ bị giảm, số quả và khối lượng quả đều giảm. Thiếu đạm nghiêm
trọng dẫn tới lạc ngừng phát triển quả và hạt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2005) [2].
Vì vậy, đạm là yếu tố dinh dưỡng có tác dụng rất lớn đối với sự sinh
trưởng, phát triển thân, lá, cành của cây lạc và số quả, số hạt và khối lượng hạt
nên có ảnh hưởng đến năng suất của cây lạc (Vũ Công Hậu và cs., 1995) [15].
Lạc được cung cấp đạm bởi 2 nguồn: đạm do bộ rễ hấp thu từ đất và
đạm cố định ở nốt sần do hoạt động cố định N2 của vi khuẩn cộng sinh cố định
đạm. Chính nhờ hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần mà nguồn đạm cố
định được có thể đáp ứng được 50 - 70% nhu cầu đạm của cây (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005). Vì vậy, lượng đạm bón cho lạc thường
giảm, đặc biệt trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt và pH trung
tính (Lê Song Dự và Trần Nghĩa, 1995)[10].

Lượng đạm Lạc hấp thu rất lớn: để đạt 1 tấn lạc quả khô cần sử dụng tới 50
- 70 kg N. Thời kỳ lạc hấp thu đạm nhiều nhất là thời kỳ ra hoa - làm quả và hạt.
Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc nhưng hấp thu tới 40 45% nhu cầu đạm của cả chu kỳ sinh trưởng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, 2005)[2].


6

1.1.3. Cơ sở khoa học xác định mật độ cho cây lạc:
Mật độ và khoảng cách gieo trồng là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến
năng suất lạc. Giải quyết tốt vấn đề về mật độ tức giải quyết tốt mối quan hệ
giữa sinh trưởng và phát triển của các cá thể làm cho quần thể cây lạc khai thác
tốt nhất khoảng không gian (không khí, ánh sáng) và mặt đất (khai thác nước,
dinh dưỡng trong đất) nhằm thu được sản lượng cao nhất trên một đơn vị diện tích .
Mật độ càng cao mức độ cạnh tranh diễn ra càng quyết liệt. Dưới đất
cây lạc cạnh tranh nhau về nước, dinh dưỡng trong đất và khoảng trống trong
đất để phát triển củ. Khi đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây thì cây sẽ
phát triển kém, củ sẽ nhỏ. Trên khoảng không gian, để có thể lấy được ánh
sáng khi phải cạnh tranh với các cây khác cây sẽ phải tăng trưởng chiều cao
một cách tối đa chính vì vậy sẽ làm cho cây yếu, sức chống chịu kém trước các
điều kiện ngoại cảnh.
Khi trồng ở mật độ thấp cây sẽ không phải cạnh tranh nhau nhiều do vậy
cây sẽ có điều kiện phát triển tốt cho năng suất cá thể cao nhưng năng suất
quần thể lại giảm, bên cạnh đó cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ngoại
cảnh do tính quần thể bị giảm, quả của cây sẽ bị phân cành do bộ rễ của cây sẽ
phát triển theo chiều ngang vì không phải cạnh tranh nhiều với bộ rễ của các
cây khác điều này sẽ làm giảm phẩm cấp của quả lạc. Mật độ trồng thích hợp
sẽ giúp cho cây sử dụng được tối đa các điều kiện của đồng ruộng từ đó giúp
cây sinh trưởng phát triển tốt, khả năng tích luỹ của cây tăng từ đó có thể tăng
năng suất và tăng sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế.

Để giống phát huy hết tiềm năng, cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
phù hợp trong đó mật độ và bón lượng đạm hợp lý góp phần nâng cao năng
suất lạc.


7

1.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và trong nước:
1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới.
Cây lạc (Arachis Hypogaea. L) là cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao và
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Cây lạc mặc dù có nguồn
gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng trong phạm vi từ 40o vĩ
Bắc đến 40o vĩ Nam (Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Thị Yến, 2000) [17].
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của các châu lục
trên thế giới năm 2016
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Thế giới

27,66

15,90

43,98


Châu Phi

14,11

9,03

12,74

Châu Mỹ

1,35

33,81

Châu Á

12,18

21,87

4,57
26,64

Châu Âu

1,15

31,02

3,57


Châu Đại Dương

12,93

19,47

Châu

Sản lượng
(triệu tấn)

25,17
(Nguồn: Faostat, 2018)[35]

Qua số liệu bảng trên cho thấy diện tích trồng lạc ở Châu Phi cao nhất
đạt 14,11 triệu ha, sau đó đến Châu Á 12,18 triệu ha, Châu Mỹ 1,35 triệu ha,
Châu Đại Dương 12,93 ha và diện tích trồng lạc thấp nhất là Châu Âu chỉ đạt
1,15 triệu ha.
Tuy châu Phi có diện tích trồng lạc lớn nhất nhưng năng suất lại thấp
nhất trong các châu lục chỉ đạt 9,03 tạ/ha, năng suất cao nhất là châu Mỹ đạt
33,81 tạ/ha. Sản lượng châu Á cao nhất đạt 26,6 triệu tấn, thấp nhất là châu
Âu đạt 3,57 triệu tấn.
Tóm lại, thành công trong tăng năng suất, sản lượng lạc, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế ở các nước trên thế giới đầu tư cho công tác nghiên cứu


8

và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, trong đó chú

trọng tới yếu tố giống mới năng suất, chất lượng và thích nghi tốt với điều
kiện sinh thái. Đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất như: phân bón, mật độ, phương thức gieo...
1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam:
Ở nước ta, cây lạc được trồng rộng rãi khắp các vùng trong cả nước,
trên nhiều loại đất và địa hình khác nhau. Diện tích trồng lạc nhìn chung có
xu hướng giảm. Năm 2007, diện tích trồng lạc của cả nước đạt cao nhất 254,5
nghìn ha, tuy nhiên theo số liệu sơ bộ năm 2016, diện tích lạc của nước ta chỉ
còn 191,3 nghìn ha (Tổng cục thống kê, 2018) [28].
Năng suất lạc ở Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trồng lạc
trên thế giới cũng như trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, năng suất
lạc trong giai đoạn 2007 - 2016 có chiều hướng gia tăng và đạt 23,1 tạ/ha
năm 2016.
Sản lượng lạc ở nước ta trong giai đoạn 2007- 2016 có sự biến động do
sự thay đổi năng suất. Năm 2008 sản lượng lạc của cả nước đạt cao nhất là
530,2 nghìn tấn, tăng 49,2% so với năm 2000 (sản lượng 355,3 nghìn tấn),
sau đó sản lượng lạc có xu hướng giảm; sơ bộ năm 2016, sản lượng lạc của
Việt Nam chỉ đạt 441,1 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2018) [28].
Sản xuất lạc được phân bố ở trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp
Việt Nam. Theo tổng cục thống kê những vùng trồng lạc chính của nước ta
hiện nay là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (92,7 nghìn ha năm 2013),
Trung du và miền núi phía Bắc (38,2 nghìn ha), Đồng Bằng sông Hồng (19,3
nghìn ha), Tây Nguyên (11,3 nghìn ha) và Đông Nam Bộ (19,4 nghìn ha). Các
tỉnh có diện tích trồng lạc trên 10 nghìn ha năm 2013 là Nghệ An (19,6 nghìn
ha), Hà Tĩnh (17,3 nghìn ha), Thanh Hoá (13,5 nghìn ha) và Bắc Giang (11,7
nghìn ha). Các tỉnh có sản lượng lạc hàng năm lớn nhất là Nghệ An (44,5 nghìn


9


tấn năm 2013), Hà Tĩnh (40,8 nghìn tấn), Bình Định (30 nghìn tấn), Bắc Giang
(28,8 nghìn tấn), Thanh Hoá (27,6 nghìn tấn) (Tổng cục thống kê, 2018) [28].
Năng suất lạc ở phía Bắc thường thấp hơn năng suất lạc ở các tỉnh phía Nam.
Tuy nhiên, bước đầu đã có một số tỉnh đạt năng suất lạc bình quân cao như:
Nam Định 39,2 tạ/ha nhờ áp dụng giống mới và kỹ thuật che phủ nilon; Tuyên
Quang 25,7 tạ/ha.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2007

254,5

20,0

510,0

2008

255,3


20,8

530,2

2009

245,0

20,9

510,9

2010

231,4

21,1

487,2

2011

223,8

20,9

468,7

2012


220,5

21,3

470,6

2013

216,3

22,8

492,6

2014

208,7

21,7

453,3

2015

199,9

22,7

454,1


2016

191,3

23,1

441,1

Năm

(Tổng cục thống kê, 2018 [28])
1.2.3 Tình hình sản xuất lạc của tỉnh Hòa Bình.
Tại Hoà Bình, theo số liệu của tổng cục thống kê, sản xuất lạc của tỉnh
trong những năm qua có xu hướng giảm về diện tích và tăng về năng suất, sản
lượng. Nhìn chung, năng suất lạc của tỉnh đạt trung bình so với mặt bằng cả
nước. Năm 2012, năng suất lạc bình quân toàn tỉnh đạt 14,9 tạ/ha và đến năm
2016 đạt 18,5 tạ/ha, tăng 24,2% so với năm 2012. Có được kết quả này là do
tỉnh Hoà Bình đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp nói chung


10

và sản xuất lạc nói riêng. Đưa nhiều giống mới như L14, L18, L23, MD7,
TB25...vào cơ cấu giống lạc của tỉnh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể
cho từng giống và liều lượng phân bón cụ thể. Vì vậy quy trình sản xuất lạc
vẫn chung cho cả tỉnh, chưa xây dựng được quy trình kỹ thuật sản xuất lạc áp
dụng cho từng giống và vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình sản xuất thực tiễn, hầu hết các giống lạc nêu trên đều
thích nghi tốt với điều kiện thâm canh, chủ động nước tưới, tuy nhiên khi

trồng tại các vùng phụ thuộc nước trời đã bộc lộ nhiều hạn chế như: chịu hạn
kém, nhiễm sâu bệnh nhiều...dẫn tới năng suất thấp.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của tỉnh Hoà Bình

2012

Diện tích
(ha)
4.461,5

Năng suất
(tạ/ha)
14,9

Sản lượng
(tấn)
6628,9

2013

4.520,6

16,8

7549,2

2014

4432,7


17,2

7607,3

2015

4458,3

17,8

8093,0

2016

4425,9

18,5

8164,2

2017

4561,5

18,9

8619,2

Năm


(Niên giám thống kê Hoà Bình, 2018)[24]
Qua bảng trên cho ta thấy, diện tích trồng lạc tại tỉnh Hoà Bình luôn
duy trì ổn định diện tích 4.400 - 4.500 ha, năng suất, sản lượng tăng dần theo
các năm, vì vậy nghiên cứu áp dụng giống năng suất, chất lượng và lượng
phân bón phù hợp cho điều kiện sinh thái từng vùng trong tỉnh là rất cần thiết.
1.2.4. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn huyện Yên Thuỷ.
Đối với huyện Yên Thuỷ cây Lạc là một trong những cây trồng chính
được trồng với diện tích lớn trong vụ Xuân đặc biệt là ở những vùng đất một
vụ lúa một vụ màu. Diện tích trồng lạc hàng năm của huyện khoảng 2.000 ha.
Về thời vụ: lạc được gieo trồng ở 2 vụ: Lạc xuân (vụ chính) và vụ hè thu.


11

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của huyện Yên Thủy
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2012

2.091,7


11,61

2.428,6

2013

2.155.1

22,12

4.767,6

2014

2.090,4

19,66

4.109,1

2015

2.153,8

19,23

4.141,2

2016


1.982,3

22,14

4.388,2

2017

2.054,2

24,35

5.001,7

2018

1.910,9

24,62

4.705,6

Năm

(Niên giám thống kê Hoà Bình, 2018)[24]
Qua bảng trên ta thấy huyện Yên Thủy về diện tích xu hướng tăng giảm
không ổn định ước tính năm 2018 chỉ còn 1.910,9 ha, nhưng đổi lại nhờ có
những biện pháp kĩ thuật thâm canh canh tác tốt như bón phân, mật độ thời
vụ... làm năng suất Lạc huyện Yên Thủy tăng đáng kể qua các năm cụ thể

năm 2012 đạt 11,61 tạ/ha ước tính đến năm 2018 đạt 24,62 tạ/ha. Sản lượng
tăng mạnh từ năm 2012 đến 2017 đạt 2.428,6 tấn – 5.001,7 tấn tuy nhiên theo
ước tính năm 2018 sản lượng lạc giảm xuống còn 4.705,6 tấn.
Vụ lạc xuân: gieo từ 25/1 - 20/2, thu hoạch 25/5 - 20/6. Đầu vụ thường
gặp rét và hạn làm ảnh hưởng xấu đến khả năng nảy mầm và tỷ lệ mọc của
cây lạc. Cuối vụ có mưa lụt và nhiệt độ cao dễ làm cho lạc nảy mầm ngay trên
ruộng, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng và việc thu hoạch, bảo
quản lạc.
Vụ lạc hè thu gieo từ 25/6 - 20/7, thu hoạch trong tháng 10, đây là thời
vụ không thuận lợi cho lạc sinh trưởng phát triển do gặp mưa nhiều, nhiệt độ
cao, nhiều sâu bệnh hại, do đó năng suất thấp hơn lạc xuân.


12

Về cơ cấu giống lạc: trước đây trồng rất nhiều giống lạc nên năng suất,
sản lượng rất thấp. Từ năm 2005 - nay, huyện Yên Thuỷ đã đưa nhiều giống
lạc mới có năng suất cao vào trồng khảo nghiệm trên địa bàn như: L08, L14,
L20, L23 L18, MD7, TB25... và đã chọn được 3 giống đưa vào cơ cấu chính
là L18, L14 và TB25 (giống L18 chiếm 80% diện tích). Song chưa có một
nghiên cứu chính thức nào để tìm ra quy trình kỹ thuật cho từng giống cụ thể
và mật độ trồng và mức phân bón hợp lý cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao
nhất trên đất trồng lạc của huyện. Phần lớn nông hộ sản xuất theo kinh
nghiệm địa phương không theo quy chuẩn nhất định nào, do đó năng suất, sản
lượng không ổn định. 100% người trồng lạc bón phân hữu cơ cho lạc với
lượng từ 6 - 10 tấn/ha; 60% nông hộ bón phân đạm cho lạc với lượng 60 - 80
kg urê/ha, 40% bón với lượng thấp hơn, bón thúc chủ yếu vào giai đoạn làm
cỏ đợt 1; 30% nông hộ bón phân lân cho lạc với lượng 300 - 400 kg super
lân/ha, bón lót toàn bộ; 85 % nông hộ bón phân kali cho lạc với lượng từ 60 80 kg kaliclorua/ha, chủ yếu bón thúc khi làm cỏ đợt 1. Ngoài ra 40 - 60% hộ
sử dụng bón phân NPK tổng hợp với lượng từ 20 - 25kg/sào Bắc Bộ. Lượng

vôi bột cũng được bà con nông dân sử dụng khác nhau, 70% nông hộ bón vôi
trước khi trồng với lượng 300 kg/ha, có 20% hộ không sử dụng vôi, còn lại là
mức bón không xác định.
Về phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu hại gồm: Sâu cuốn lá, sâu xanh,
sâu khoang, sâu xám; các loại bệnh hại gồm: Bệnh gỉ sắt, bệnh thối đen cổ rễ,
bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh đốm lá (đốm nâu, đốm đen). Bệnh thối đen cổ
rễ, bệnh héo xanh vi khuẩn gây hại lạc từ khi cây lạc được 3 - 4 lá đến ra hoa,
bệnh đốm lá (đốm nâu, đốm đen), bệnh gỉ sắt gây hại lạc từ khi lạc bắt đầu ra
hoa đến khi quả chín.
Về cơ cấu luân canh: Lạc xuân – Lúa mùa chiếm 80%; 20% còn lại cơ
cấu cây màu vụ xuân (ngô, vừng, họ bầu bí) – Lạc Hè thu.


13

1.3. Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới và Việt Nam.
1.3.1.1. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới.
Giống là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu góp
phần nâng cao năng suất. Việc cải tiến giống lạc, tạo ra các giống mới có
năng suất cao, phẩm chất tốt, kháng được sâu bệnh, thích ứng rộng với điều
kiện ngoại cảnh đã góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất và sản lượng lạc
trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu về chọn tạo giống lạc đang ngày càng được
chú trọng. Về tập đoàn giống lạc: Mỹ là nước có tập đoàn lạc phong phú nhất
(29.000 mẫu giống); sau đó là ICRISAT (14.310 mẫu giống) thu thập từ 92 nước
trên thế giới; Australia cũng là nước có tập đoàn lạc đa dạng (12.160 mẫu
giống); Ân Độ, Trung Quốc hàng năm vẫn duy trì 5.000 - 6.000 mẫu giống.
Từ nguồn vật liệu đa dạng và phong phú, các nhà chọn tạo giống đã sử
dụng trong công tác cải tiến giống theo các mục tiêu khác nhau: Chọn tạo
giống chín sớm cho vùng tăng vụ, né tránh thiên tai; giống chịu hạn cho vùng

nước trời; giống kháng sâu bệnh; giống năng suất cao; giống có hàm lượng
dầu cao...
Trong các mẫu giống đã thu thập, bằng các đặc tính hình thái - nông học,
sinh lý - sinh hoá và khả năng chống chịu sâu bệnh ICRISAT đã phân lập theo
các nhóm tính trạng khác nhau phục vụ cho nghiên cứu chọn tạo giống như:
nhóm kháng bệnh, nhóm chống chịu hạn, nhóm hàm lượng dầu cao, nhóm chín
trung bình, nhóm chín muộn, nhóm chín sớm…
Trung Quốc là nước có nhiều thành tựu trong công tác chọn tạo giống
lạc. Trong hai năm 2003 và 2004, Trung Quốc đã công nhận 17 giống lạc
mới, trong đó điển hình là các giống Yueyou 13, Yueyou 29, Yueyou 40, 012101, Yuznza 9614, 99-1507, R1549 có năng suất trung bình là 46-70 tạ/ha
(ICRISAT, 2005)[38].


14

Sử dụng nguồn gen để mở rộng nền tảng di truyền của lạc trồng,
Upadhyaya HD và cộng sự đã sử dụng thành công phương pháp lai hữu tính
để cải tiến các đặc điểm nông học như chín sớm, tăng khối lượng 100 hạt và
năng suất trong tạo giống kháng sâu bệnh (Upadhyaya H. D. et al., 2008)[42].
Các nhà khoa học ở Brazil, ICRISAT, Mỹ, Pháp, Senegal và Đan Mạch
lai hữu tính nhân tạo để đưa các alen của lạc dại vào lạc trồng bằng việc tạo ra
các dòng lạc có đoạn nhiễm sắc thể thay thế. Nghiên cứu chọn tạo giống chịu
hạn, các nhà khoa học ở trường đại học Kasetsart, Thái Lan cho rằng điều
kiện hạn không ảnh hưởng đến kiểu phân bố hoa nhưng làm chậm sự xuất
hiện của những hoa lứa đầu và thời gian hoa nở. Qua đánh giá 12 dòng lạc
cho thấy sự suy giảm năng suất khác nhau ở các dòng lạc trong điều kiện hạn
phụ thuộc nhiều vào tập tính ra hoa khac nhau. Những giống lạc ra hoa lượng
lớn tập trung vào lứa hoa đầu cho năng suất cao hơn.
Mỹ đã đưa vào sản xuất 16 giống lạc mới (9 giống thuộc loại hình
Runer, 5 giống thuộc loại hình Virginia, 2 giống thuộc loại hình Spanish)

(Progrees report January - June, 2009)[40]. Hiện đang có 3 chương trình
nghiên cứu sử dụng lạc dại lai với lạc trồng để tạo ra giống chống chịu sâu
bệnh ở Carolina Oklahoma và Texas.
Kết quả sàng lọc các kiểu gen lạc được lai tạo ở Mỹ giữa giống lạc địa
phương Nama của Burkina Faso với giống lạc Texas bằng phương pháp
công nghệ sinh học nhằm tạo giống kháng bệnh lá. Kết quả kiểm tra trong
điều kiện đồng ruộng ở Burkina Faso cho thấy một số giống trình diễn tốt
hơn giống địa phương, có những giống năng suất tương đương nhưng kháng
bệnh tốt.
Các nhà khoa học của Trường Đại học nông nghiệp Acharya NG
Ranga, Ấn Độ và Trường đại học A&M Florida, Mỹ đã chọn tạo ra giống lạc
K1375 qua lai tạo giữa giống lạc Kadiri 4 X Vemana. Giống lạc này đã giúp


15

bảo đảm năng suất ổn định trong vùng bị hạn của Ấn Độ (Naik KSS, 2008).
Holbrook C.C và cộng sự đã sử dụng sự chọn lọc có trợ giúp của chỉ thị
phân tử để tạo giống kháng bệnh với tỷ lệ O/L (axit oleic/linoleic) cao. Sự
phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chọn giống truyền thống và các nhà di truyền
học phân tử là cần thiết để sử dụng công cụ di truyền hiện đại có hiệu quả
trong phát triển giống lạc (Holbrook CC1 etal, 2009)[36].
Những cố gắng trong chọn tạo giống lạc bằng kết hợp phương pháp
truyền thống và phân tử ở Ghana nhằm cải tiến các giống lạc địa phương có
năng suất thấp và nhiễm với các bệnh đốm lá, đốm hoa thị (Asibuo JY et al,
2009)[32].
Nhóm nghiên cứu của 2 trường đại học ở Ai Cập đã nghiên cứu cải tiến
năng suất lạc trong điều kiện đất nhiễm mặn qua đột biến 4 giống lạc Giza 5,
Giza 6, NC 9 và Gregory bằng tia Gamma và hoá chất NaN3. Thế hệ M6
chọn được 3 dòng M6-13, M6-18 và M6 - 30 cho năng suất cao, nhiều quả và

hạt trên cây hơn giống mẹ.
1.3.1.2. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua, công tác chọn tạo giống ở Việt Nam đã thu
được nhiều thắng lợi. Nhiều giống mới đã được tạo ra và đưa vào sản xuất
góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lạc trong cả nước.
Các giống mới có năng suất cao (L23, L18, L14, L02) đã phát triển trên
quy mô hàng trăm ngàn ha; giống có thời gian sinh trưởng ngắn (L05); giống
có chất lượng phục vụ xuất khẩu (L26); giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn
(MD7); giống kháng bệnh trên lá (L02); giống chịu hạn khá như V79, L12...
đã góp phần tăng năng suất lạc cả nước; Nguyễn Văn Thắng và cs, 2002 [26];
Nguyễn Văn Thắng và cs, 2004 [27]; Nguyễn Thị Chinh và cs, 2008) [3].
Những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác chọn tạo giống ở Việt
Nam đã và đang tập trung vào các mục tiêu: năng suất cao thích hợp với từng


16

vùng sinh thái, thời gian sinh trưởng khác nhau phù hợp với các công thức
luân canh cây trồng trong đó chú trọng giống có thời gian sinh trưởng ngắn
(dưới 120 ngày), giống có khả năng kháng/chống chịu với bệnh trên lá (gỉ sắt,
đốm đen), với bệnh héo xanh vi khuẩn, giống có khả năng chịu hạn, giống kháng
bệnh mốc vàng (Aspegillus ssp), giống chịu sâu, giống có chất lượng cao phục
vụ cho ép dầu và xuất khẩu hạt (Nguyễn Thị Dần và Thái Phiên, 1991) [8].
Giống lạc L18 được Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu đỗ chọn
ra từ tập đoàn nhập nội, đã được công nhận giống năm 2009. Giống có thân
đứng, tán gọn, chống đổ tốt; quả to vỏ lụa màu hồng sáng, tiềm năng năng
suất quả 50-70 tạ/ha, kháng bệnh lá và héo xanh vi khuẩn trung bình (Nguyễn
Văn Thắng và cs., 2004) [27].
Giống lạc L23 được Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Đậu đỗ chọn lọc
ra từ tập đoàn nhập nội năm 2001. Giống lạc L23 thân đứng, tán gọn, chống đổ

tốt, lá xanh đậm, sinh trưởng khoẻ, ra hoa kết quả tập trung, kháng bệnh lá (đốm
nâu, đốm đen, gỉ sắt) và kháng héo xanh vi khuẩn (chết ẻo) và chịu hạn khá, tiềm
năng năng suất từ 50 - 55 tạ/ha, chịu thâm canh cao. Giống L23 có thể trồng
được cả 2 thời vụ trong năm (vụ xuân và vụ thu đông) (Nguyễn Thị Chinh và cs,
2008) [3].
Kết quả bước đầu khả quan trong công tác chọn tạo giống lạc bằng
công tác lai hữu tính và đột biến ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu
đỗ, năm 2008 đã chọn ra được nhiều dòng ưu tú (từ thế hệ F5-F8) theo các
hướng: năng suất cao, khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, khả năng
chịu hạn...Vụ xuân 2008 đã chọn được 4 dòng (D8, 0401.66, D8.1 và
ĐBĐ0401.8) có năng suất cao hơn giống đối chứng L14 và 02 dòng (0403.1
và ĐBĐ 0301.16.1) năng suất cao hơn đối chứng L18, 33 dòng ưu tú ở thế hệ
thấp hơn có thời gian sinh trưởng trung bình cho năng suất cao hơn đối chứng
L14 và L18. Vụ thu đông 2008 đã chọn được 16 dòng lạc có năng suất vượt


×