Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 25: Viết bài tập làm văn số 6 Văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.48 KB, 4 trang )

Tiết 103,104:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
A. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết văn nghị luận
giải thích một vấn đề xã hội gần gũi với các em.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó
rút ra những king nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt.
2/. Kĩ năng:
- Lập luận, tìm và sắp xếp luận điểm, trình bày luận điểm thành đoạn
văn nghị luận.
3/. Thái độ: Giáo dục HS:
- Có thái độ tu dưỡng rèn luyện thành người toàn diện.
B.Phương pháp:
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Soạn bài, ra đề, đáp án, biểu điểm.
2/ HS: Ôn tập kĩ về văn nghị luận.
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. Bài Cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:


GV: Ghi đề lên bảng:
Đề: “ Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó”. Em hãy giải thích câu nói trên.
Yêu cầu:
- Xác định đúng kiểu văn bản nghị luận.


- Bố cục đầy đủ.
-

Xác định luận điểm phù hợp.

+ Dàn ý:

Mở bài:

- Dẫn dắt vào vấn đề và nêu vấn đề.
Thân bài.
1/. Giải thích tài đức:
- Tài: Kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng để hoàn thành công việc, đặc biệt
trong hoàn cảnh, tình huống khó khăn.
- Đức: Đạo đức, hết lòng phục vụ, tận tụy với công việc, có tác phong tốt.
2/. Mối quan hệ giữa tài và đức:
a). Có tài lại có đức thật là đáng quý.
b). Có tài mà không có đức là vô dụng.
c). Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
d). Đức và tài quan hệ với nhau ra sao?
Bổ sung ý nghĩa chặt chẽ cho nhau, đức là yếu tố quyết định, tài là yếu tố
then chốt.


3/. Suy nghĩ về lời khuyên của Bác:
Kết bài.
- Khẳng định lời dạy của Bác
- Rút ra bài học cho bản thân.
+ Biểu điểm:
+ Điểm 9, 10: - Đầy đủ nội dung, lập luận chặt chẽ, luận điểm chính xác,

phù hợp đầy đủ. Lời văn trong sáng ngôn ngữ dễ hiểu, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
+ Điểm 7, 8: Nội dung cơ bản đầy đủ, hệ thống luận điểm phù hợp song diễn
đạt chưa trôi chảy.
+ Điểm 5, 6: Nắm được kiểu bài song diễn đạt còn lũng cũng, sai lỗi chính tả
Điểm 3, 4: Chưa biết cách tìm sắp xếp luận điểm. Diễn đạt còn yếu sai chính
tả.
+ Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, bài làm yếu.

IV. Đánh giá kết quả :
GV thu bài và nhận xét giờ làm bài.

V. Hướng dẫn dặn dò:
Bài Cũ:
- Ôn tập lại những kiến thức vè văn nghị luận
- Tìm đọc các văn bản nghị luận và học tập cách viết.
Bài mới:
- Soạn bài: Chuẩn bị trước bài câu “ Thuế Máu”


- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa. Em có nhận xét gì
về cách đặt tên cho chương I? Văn bản NL nhưng có sự đan xen của
các phương thức khác, em hãy tìm và chứng minh? Nội dung của
văn bản chia làm mấy phần? Trình bày phần Chiến tranh và người
bản xứ băng 1 đoạn văn ngắn ? Chế độ lính tình nguyện là như thế
nào? Kết quả của sự hy sinh?



×