Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 25: Viết bài tập làm văn số 6 Văn nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.9 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8
TUẦN 25 - TIẾT 103-104: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs :
- Vận dụng kĩ năng trình bày luận điểm vào việc viết bài văn ch/m (hoặc g.thích) một v.đ
xã hội hoặc văn học gần gũi với các em.
- Tự đánh giá ch/x hơn trình độ TLV của bản thân, từ đó, rút ra những KN cần thiết để
các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
ĐỀ BÀI 1
Giải thích câu nói của M. Go- rơ- ki; “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến
thức mới là con đường sống”
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
a. Mở bài(1,5 điểm)
Giới thiệu luận điểm: nêu vai trò của sách trong đời sống và trích dẫn câu nói của M. Gorơ- ki
b. Thân bài(7 điểm): Lần lượt trình bày các luận điểm, mỗi luận điểm viết thành một ĐV
có diễn dịch, quy nạp hoặc tổng-phân-hợp
- Giải thích khái niệm sách:
+ Sách là sản phẩm của trí tuệ con người...
- Chúng ta cần phải biết yêu sách, rèn luyện cho mình thói quen đọc sách. Nhưng đó là
những loại sách nào?


- Sách mà ta yêu thích là những sách có ích: những tác phẩm văn học chân chính, những
cuốn sách giáo khoa, sách KHKT...
- Tại sao ta cần yêu quý sách:


+ Cung cấp tri thức về mọi mặt( đưa dẫn chứng)
+ Giúp con người thư giãn, giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi
+ Giúp con người hiểu và yêu thế giới xung quanh
+ Giúp con người sống tốt hơn
- Phải yêu quý sách ntn?
- Tại sao “chỉ có sách mới là con đường sống”?
+ Cuộc sống của con người co rất nhiều nhu cầu chính đáng và cũng luôn phải đối mặt
với những nguy cơ, thách thức.
+ Đáp ứng nhu cầu của con người và đối phó với những nguy cơ ấy, cần phải có kiến
thức và chỉ có kiến thức mới thực hiện được.
c. Kết bài(1, 5điểm):
KĐ lại vai trò của sách: Dù xã hội ngày càng văn minh, hiện đại với nhiều máy móc tinh
xảo nhưng sách vẫn là người bạn bình dị, chân thành và giàu tri thức của mỗi chúng ta.

ĐỀ BÀI 2
Từ bài “Bàn luận về phep học” của Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về MQH giữa học
với hành.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM

a. Mở bài(1,5 điểm)
- Trong “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp viết: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn ,
theo điều học mà làm”, tức là học phải đi đôi với hành, mang điều đã học vào giúp đời.


- Tục ngữ có nhiều câu nói về MQH giữa học với hành.
- Do vậy, phương pháp học tập đúng đắn nhất là: Học phải đi đôi với hành.
b. Thân bài(7 điểm):
* Giải thích:
- Học là gì?
+ Thu nhận kiến thức

+ Luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại
- Hành là gì?
+ Nói chung là thực hành, là làm
- Mục đích của học là gì?
+ Học để biết rõ đạo, để làm người tốt
+ Học để có tri thức vận dụng trong cuộc sống, phục vụ cho mình và cho đất nước
- Mục đích của hành là gì?
+ Làm để quen tay, để có kĩ năng thành thạo: “Trăm hay không bằng tay quen”
* Phân tích hạn chế của việc chỉ thực hiện một mặt:
- Chỉ chú trọng học mà không hành thì sao?
+ Chỉ gỏi lí thuyết, hiểu biết sách vở nhưng không hành thì là lí thuyết suông. Khi phải
thực hành sẽ lúng túng(nêu dẫn chứng)
+ Thiếu kinh nghiệm thực tế nên hạn chế khả năng sáng tạo
- Nếu chỉ chú trọng hành mà không học thì sẽ ntn?
+ Hành sẽ không có kết quả cao, nhất là trong thời đại KHKT phát triển
* Phân tích mối quan hệ giữa học và hành:
- Học phải đi đôi với hành là phương pháp tốt nhất vì:
+ Kiến thức là cơ sở lí thuyết, có tác dụng chỉ đạo việc thực hành, giúp thực hành đạt kết
quả cao(Nêu dẫn chứng)
+ Thực hành giúp cho việc đúc kết kinh nghiệm, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức đã được
học


- Kết hợp giữa học và hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện vừa có lí thuyết vừa
có kĩ năng. Đó là cơ sở để phát triển khả năng.
c. Kết bài(1, 5điểm):
- Hiểu vấn đề, cần áp dụng trong thực tế, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Đặt ra câu hỏi cho mỗi người thực hiện: “Học đi đôi với hành ntn” để có hiệu quả?




×