Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hòa Lạc yêu thích lịch sử dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 25 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỮU LŨNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HÒA LẠC

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hòa Lạc
yêu thích lịch sử dân tộc"

Lĩnh vực sáng kiến: Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Tiền
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội
Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Hòa Lạc
Điện thoại liên hệ: 0396392516
Địa chỉ thư điện tử:
Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: cơ sở

Lạng Sơn, năm 2019



DANH MỤC
I. MỞ ĐẦU

Trang

1. Lí do chọn sáng kiến

01

2. Mục tiêu của sáng kiến


02

3. Phạm vi của sáng kiến

02

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

02

1. Cơ sở lý luận

02

2. Cơ sở thực tiễn

03

III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

04

1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
* Giải pháp 1: Kể chuyện lịch sử
* Giải pháp 2: Sử dụng phim tư liệu lịch sử
* Giải pháp 3: Thăm quan trải nghiệm tại nhà bia tưởng
niệm, di tích lịch sử, địa danh lịch sử, bảo tàng lịch sử
* Giải pháp 4: Gặp gỡ các nhân chứng lịch sử
* Giải pháp 5: Tổ chức trò chơi gợi nhớ lịch sử
2. Đánh giá kết quả thu được

2.1. Tính mới, tính sáng tạo.
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của
sáng kiến.

04
04
06
07
10
11
14
14
14

a) Khả năng áp, dụng nhân rộng

14

b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực

16

IV. KẾT LUẬN

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



TÓM TẮT SÁNG KIẾN
“Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hòa Lạc
yêu thích lịch sử dân tộc"
Xuất phát từ thực tế bộ môn lịch sử là môn có kiến thức khô, khó
và dài, không chiếm được sự yêu thích của học sinh. Với phân phối chương
trình 1 tiết/tuần nên giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử không có đủ thời gian để
khắc sâu, mở rộng những kiến thức lịch sử liên quan cũng như chưa thực hiện
được giáo dục học sinh thông qua dạy học lịch sử. Nhằm mục đích khơi dậy tình
yêu lịch sử, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử trong nhà trường, tôi tổ chức
cho học sinh được tìm hiểu những kiến thức lịch sử qua trò chơi lịch sử, trải
nghiệm thực tế tại các di tích lịch sử, địa danh lịch sử, qua xem phim tư liệu lịch
sử, kể chuyện lịch sử.... Qua những hoạt động này đã tạo cho các em học sinh
lớp 5 một môi trường học tập thoải mái, hứng thú, yêu thích, ghi nhớ tốt những
nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử mà các em đã được học, nâng cao chất lượng
môn lịch sử lớp 5. Đồng thời góp phần hình thành và rèn luyện những đức tính
cho học sinh: tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn với các thế hệ cha ông,
tính kỉ luật, dũng cảm, trung thực, mạnh dạn, tự tin. Xây dựng niềm tin, sự đồng
thuận, ủng hộ của phụ huynh học sinh với các hoạt động giáo dục gắn với các
hoạt động trải nghiệm của nhà trường. Cung cấp cho giáo viên dạy bộ môn lịch
sử một số hình thức tổ chức dạy học hiệu quả.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
1. Phiếu khảo sát học sinh
2. Phiếu khảo sát giáo viên
3. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát học sinh và giáo viên
4. Bài thu hoạch buổi trải nghiệm tại Trung đoàn 141
5. Bài thu hoạch Buổi trải nghiệm tại di tịch lịc sử Ai Chi Lăng, công viên
Hoàng Văn Thụ



I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Theo đó “Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ
vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi
đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. Lịch sử là quá khứ, là
nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha
ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền
thống, xác định nguồn gốc của một dân tộc, qua đó chủ quyền quốc gia, biên
giới lãnh thổ của một đất nước được xác lập, từ đó khẳng định vị trí và vị thế
của một quốc gia trên trường quốc tế.
Lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc
biệt là thế hệ trẻ về truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội
nhập với thế giới, khu vực. Học và tìm hiểu về lịch sử còn là để ghi nhớ, biết ơn
công lao vĩ đại của bao thế hệ ông cha đã hi sinh xương máu để gìn giữ đất nước
cho thế hệ về sau. Đồng thời bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự
cường, tinh thần nhân ái, xây dựng phẩm chất và bản lĩnh con người Việt Nam.
Lịch sử nuôi dưỡng thế hệ con người Việt Nam, giáo dục góp phần hình thành
cái tâm, tính, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương đùm lẫn nhau, gắn tình yêu
gia đình, làng xóm với quê hương đất nước.
Ngay từ mới sinh ra các em đã được làm quen với những kiến thức lịch sử
thông qua những câu hát ru của bà, của mẹ, những câu chuyện cổ tích, những trò
chơi dân gian về giữ làng, giữ nước. Đến lớp 4, lớp 5 các em đã được học lịch
sử qua một phân môn riêng biệt. Các em được tìm hiểu có hệ thống về một số sự
kiện, phong trào, nhân vật lịch sử tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mĩ. Tuy nhiên với thời lượng 1 tiết/tuần theo quy định của Bộ Giáo dục
với hệ thống kiến thức rất lớn của lịch sử, các em mới chỉ được tìm hiểu những
kiến thức cơ bản nhất đã định sẵn trong sách khoa mà chưa có điều kiện để tìm
hiểu sâu, rộng về các kiến thức lịch sử. Thêm vào đó kiến thức lịch sử là kiến

thức khó, khô khan và diễn ra trong thời gian dài. Cộng thêm tâm lí của không ít
phụ huynh, học sinh và một số ít thầy cô cho rằng lịch sử là môn phụ nên chưa
thực sự, quan tâm, đầu tư đúng mức. Các em chỉ học theo kiểu cô giáo yêu cầu
thì học, học để lấy điểm cao khi kiểm tra. Phụ huynh thì không khuyến khích
các con tìm hiểu sâu về kiến thức lịch sử. Vì vậy các em không có hứng thú,
không để lại ấn tượng sâu sắc với kiến thức lịch sử, dễ thuộc cũng dễ quên. Còn
giáo viên thì chủ yếu là dậy theo kiến thức đã định sẵn với phương pháp thuyết
trình, giảng giải cho học sinh nghe là chủ yếu mà chưa hoặc ít khi áp dụng
những phương pháp mới cũng như sử dụng các hình thức dạy học đa dạng, đưa
công nghệ thông tin vào giảng dạy những kiến thức lịch sử cho các em. Điều đó
cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc học sinh không yêu thích môn lịch sử nói
riêng và những kiến thức lịch sử nói chung.
Với mong muốn giúp các em có niềm đam mê, yêu thích lịch sử, sống với hiện
tại, hướng tới tương lai nhưng không quên đi quá khứ cội nguồn, biết trân trọng,
yêu lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, tôi đã nghiên cứu, tiến hành hoạt
1


động, lựa chọn viết sáng kiến “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 trường
Tiểu học Hòa Lạc yêu thích lịch sử dân tộc".
2. Mục tiêu của sáng kiến
Sáng kiến đưa ra những giải pháp được thực hiện ở các tiết học hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các buổi học trải nghiệm thực tế, như: kể chuyện lịch sử, xem
phim tư liệu lịch sử, thăm các bảo tàng di tích lịch sử, các trò chơi học tập, trò
chơi dân gian gợi nhớ lịch sử đem lại hiệu quả cao. Học sinh lĩnh hội được một
số sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, địa danh lịch sử tiêu biểu trong quá trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu
đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng.
Sáng kiến cung cấp, rèn luyện một số kĩ năng và hình thức tổ chức các
hoạt động dạy học mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, kĩ

năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thay đổi lối dạy học truyền thụ
một chiều, bó buộc trong không gian lớp học sang phương pháp dạy học tích
cực, mở rộng không gian ra ngoài phạm vi lớp học.
Học sinh chủ động khám phá, rèn luyện và xử lí thông tin, hình thành thói
quen tự học, nâng cao tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tạo hứng thú trong học tập, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất.
Đặc biệt các em thấy tự hào về lịch sử nước nhà. Từ đó bồi dưỡng niềm say mê,
hứng thú, yêu thích lịch sử Việt Nam. Học sinh được khắc sâu, mở rộng, ghi nhớ
những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử.
Xây dựng niềm tin, sự đồng thuận, ủng hộ của các bậc phụ huynh đối với
các hoạt động dạy học gắn với các hoạt động trải nghiệm của nhà trường. Từng
bước giúp phụ huynh thấy được vai trò của lịch sử đối việc phát triển nhân cách
của học sinh.
3. Phạm vi của sáng kiến
Nghiên cứu mức độ nắm vững kiến thức lịch sử, sự hiểu biết sâu rộng, hứng
thú, yêu thích lịch sử Việt Nam của học sinh lớp 5 trường Tiểu học xã Hòa Lạc.
Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp để tìm hiểu, khắc sâu, mở rộng những kiến
thức lịch sử Việt Nam đã học cho học sinh lớp 5 được tổ chức, thực hiện thông qua các
hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Hòa Lạc. Đồng
thời thông qua tổ chức các hoạt động ngoài giờ, giáo viên vận dụng các phương pháp
và hình thức tổ chức phù hợp tạo sự hứng thú, khơi dậy niềm đam mê tình yêu lịch sử
dân tộc cho học sinh.
Hình thành và phát huy tính tích cực chủ động tìm hiểu các kiến thức lịch
sử, tạo sự hứng thú, khơi dậy niềm đam mê tình yêu lịch sử dân tộc Việt Nam
cho học sinh. Giáo dục các em biết thể hiện lòng biết ơn với thế hệ cha ông và phát
huy những truyền thống yêu nước bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Lịch sử là tái tạo lại những gì đã diễn ra trong thực tế của quá khứ. Kiến
thức của lịch sử Việt Nam là vô cùng rộng lớn. Thêm vào đó, đây là một lĩnh

vực tương đối là khô khan, khó hiểu với học sinh. Vì vậy khi giảng dạy, nếu giáo
2


viên đơn thuần chỉ sử dụng một phương pháp giảng dạy, học sinh chỉ rập khuôn
máy móc nghe giáo viên thuyết trình rồi ghi chép thì sẽ sinh nhàm chán, không
gây được ấn tượng sâu sắc, hứng thú học tập cho các em. Từ đó dẫn đến các em
không yêu thích môn thích lịch sử nói riêng và những lĩnh vực liên quan đến
kiến thức lịch sử nói chung.
Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh tiểu học
là hiếu động, tư duy cụ thể, các em thường ghi nhớ rất lâu những gì các em được
thực hành, được trực tiếp khám phá hay được trải nghiệm thực tế, được đặt bản
thân mình vào những sự kiện đó. Những câu chuyện kể về lịch sử, những
chuyến tham quan các bảo tàng lịch sử, khu di tích lịch sử, hay những trò chơi sẽ
tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần phát huy trí tưởng tượng, giáo dục
tâm tư, tình cảm cho học sinh. Ngoài ra nó còn có tác dụng khắc sâu, mở rộng
những kiến thức lịch sử cần thiết cho học sinh mà sách giáo khoa không có điều
kiện trình bày. Những câu chuyện, những di tích hay những thước phim, trò chơi
lịch sử có liên quan đến một nhân vật lịch sử, một địa danh hay một sự kiện lịch
sử sẽ có tác dụng giúp học sinh ghi nhớ tốt những sự kiện lịch sử đó. Từ đó học
sinh sẽ có hứng thú, đam mê, yêu thích những kiến thức lịch sử dân tộc.
2. Cơ sở thực tiễn
Ở trường Tiểu học xã Hòa Lạc, việc học lịch sử cũng như các kiến thức
lịch sử ít được học sinh quan tâm. Đại đa số các em thích học môn Toán, Tiếng
Việt, Tiếng Anh và quan tâm đến các kiến thức thực tế của xã hội hơn. Đây cũng
là xu hướng chung của xã hội vì cho rằng những kiến thức lịch sử là những kiến
thức không cần thiết lắm. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử
nước nhà là khá phổ biến. Bên cạnh đó thì một bộ phận không nhỏ phụ huynh
học sinh cho rằng đây là môn phụ, không quan trọng lắm, không phục vụ cho
việc thi cử lên các bậc cao hơn nên không quan tâm, khuyến khích các con tìm

hiểu sâu. Thêm vào đó giáo viên được phân công giảng dạy môn lịch sử ở
trường là giáo viên bộ môn; các thầy cô phải chạy nhiều ở cả điểm trường và
trường chính; trình độ công nghệ thông tin có hạn; tâm lí ngại thay đổi các thiết
kế có sẵn trong sách giáo khoa; thường sử dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy
học truyền thống; sự đầu tư giảng dạy bằng máy chiếu, sử dụng phương tiện, đồ
dùng trực quan còn hạn chế, dẫn đến tiết dạy chưa thực sự hấp dẫn học sinh;
chưa có các hình thức tổ chức đa dạng như đưa học sinh ra khỏi không gian lớp
học truyền thống để học sinh được học trải nghiệm thực địa, học tại bảo tàng, di
tích lịch sử,... Điều này chưa kích thích học sinh suy nghĩ, phát huy tính tích
cực của các em trong việc tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử cũng
như chưa giáo dục được cho các em những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của
người Việt nam. Các em học là do bắt buộc phải học hoặc học để phục vụ cho kì
kiểm tra được điểm cao. Chính vì vậy các em học chủ yếu là ở trên lớp, còn về
nhà thì hầu như các em không động đến môn lịch sử.
Kết quả khảo sát của khối 5 (năm học 2017 - 2018) giữa kì II như sau:
Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 58 em
* Bảng 1. Khảo sát mức độ yêu thích, hứng thú và nắm kiến thức môn
lịch sử của học sinh.
3


Nắm vững các
Nhớ được các
Không nhớ được
nhân vật, mốc
nhân vật, mốc thời các nhân vật, mốc
thời gian, sự kiện gian, sự kiện lịch thời gian, sự kiện
lịch sử đã học.
sử đã học.
lịch sử đã học.


Yêu thích lịch sử
Việt Nam

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

15

25,9

20


34,4

23

39,7

32

55,2

* Bảng 2. Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng môn lịch sử giữa kì II năm
học 2017 – 2018
Kết quả kiểm tra
Điểm 9- 10
Số
lượng
15

%
25,9

Điểm 7- 8
Số
lượng
12

%
20,7

Điểm 5 -6

Số
lượng
8

%
13,8

Điểm 3 - 4
Số
lượng
18

%
31

Điểm 1- 2
Số
lượng
5

%
8,6

Vậy làm thế nào để học sinh dễ ghi nhớ các mốc thời gian, sự kiện và
nhân vật lịch sử mà các em đã học? Làm thế nào để các em yêu thích lịch sử
nước nhà? Làm thế nào để những kiến thức lịch sử của dân tộc ăn sâu vào tiềm
thức của các em, giáo dục nhân cách các em chính là vấn đề đặt ra với mỗi giáo
viên. Bởi vậy trong khuôn khổ sáng kinh nghiệm này tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề
và bước đầu đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của các giờ
học lịch sử chưa làm được.

III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến
Như chúng ta đã biết, lịch sử dân tộc có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối
với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ
truyền thống dân tộc, tự hào với thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên,
xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy
luật của tương lai. Để đạt được mục tiêu đó, cùng với chương trình bộ môn lịch
sử theo quy định của Bộ Giáo dục, tôi thực hiện một số giải pháp. Cụ thể như
sau:
* Giải pháp 1: Kể chuyện lịch sử
Lịch sử được đánh giá là một môn học khô khan, khó nhớ. Mà học sinh lại
không thể ghi nhớ từng câu, từng chữ một cách chi tiết. Như vậy việc sử dụng
phương pháp kể chuyện là rất cần thiết trong việc tạo hứng thú với những kiến
thức lịch sử. Mỗi câu chuyện là là một tấm gương phản chiếu bao điều tốt, xấu,
thiện ác, những tấm lòng cao quý của các anh hùng dân tộc. Kể chuyện còn giúp
cho học sinh có khả năng phát triển tư duy nhiều mặt như óc tưởng tượng, khả năng
quan sát, tóm tắt chuyện, nhớ các tình tiết. Đặc biệt học sinh tiểu học lại rất thích
được nghe kể chuyện và tự mình kể chuyện cho người khác nghe.
4


Lợi thế của những kiến thức lịch sử trong việc giáo dục nhân cách cho học
sinh chính là các sự kiện lịch sử, các mốc lịch sử đáng chú ý. Đặc biệt là các
nhân vật lịch sử tiêu biểu, những người anh hùng cứu nước, những chiến sĩ cách
mạng hết lòng vì dân vì nước. Đây là những nhân cách lớn, những tấm gương
sáng chói về nhiều mặt cho học sinh noi theo. Những nhân vật như vậy ở thời
nào cũng có.
Kể chuyện là một hình thức được tổ chức thường xuyên trong tiết sinh hoạt
dưới cờ ở trường tôi. Nhưng thay vì trước đây các lớp trực tuần tự lựa chọn
những câu chuyện trong sách Tiếng Việt để học sinh kể thì nay tôi đã tham mưu

và xin ý kiến với ban giám hiệu nhà trường đưa chuyên mục kể chuyện lịch sử
thành một phần bắt buộc trong tiết chào cờ thứ hai hàng tuần. Mỗi tuần là một
câu chuyện về lịch sử, đã được các lớp tiến hành rất hào hứng và có sự đầu tư.
Các câu chuyện được các em kể lại dưới nhiều hình thức như kể theo nhân vật,
kể theo diễn kịch, đóng tiểu phẩm, kể độc thoại… Người kể chuyện là các em
học sinh từ lớp 2 đến lớp 5. Những câu chuyện lịch sử được lấy từ các quyển
“Bác Hồ với bài học về đạo đức”, các chuyện kể lịch sử trong thư viện nhà
trường được các em kể lại chi tiết, tỉ mỉ, kết hợp với giọng điệu, cử chỉ đã thu
hút được người nghe. Kết thúc câu chuyện là sự chia sẻ về nội dung của câu
chuyện, ý nghĩa của chuyện, điều các em học được từ câu chuyện là gì. Những
câu chuyện kể lịch sử đã có sức lan tỏa rộng lớn trong các em học sinh. Những
em tham gia kể thì vô cùng thích thú và nhớ lâu.
Ví dụ:
Học sinh kể câu chuyện “Người con gái Miền đất đỏ”. Kết thúc câu
chuyện. Học sinh kể chuyện chia sẻ:
- Nội dung câu chuyện nói về ai? ( câu chuyện nói về chị Võ Thị Sáu)
- Chị Võ Thị Sáu có hành động dũng cảm gì?( ném lựu đạn giết 2 quan
Pháp, tra tấn chị cũng không nói một lời, không sợ chết..)
- Chúng ta học được ở chị những đức tính gì?( Tình yêu quê hương đất
nước, không khuất phục kẻ thù, gan dạ, dũng cảm…)
Và đặc biệt với phương pháp kể chuyện lịch sử này, các em được làm quen
tiếp thu rất nhiều kiến thức lịch sử khác nhau của dân tộc. Song trong phạm vi
tiết chào cờ các lớp đã lựa chọn những câu chuyện lịch sử chủ yếu là:
a)Kể chuyện nhân vật lịch sử: Học sinh sẽ được nghe những câu chuyện
lịch sử về những tấm gương đặc sắc có sức lan tỏa, mang ý nghĩa giáo dục rất
lớn như qua chân dung Hồ Chí Minh, nhân vật các anh hùng nhỏ tuổi: Kim
Đồng, Nguyễn Bá Ngọc, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám; các anh hùng Tô Vĩnh Diện,
La Văn Cầu, Bế Văn Đàn,Trần Can, Phan Đình Giót... Qua các nhân vật lịch sử
học sinh học được ở các anh sự mưu trí, dũng cảm, yêu tổ quốc, sẵn sàng hi sinh
cá nhân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và các em rèn luyện nhân cách của

mình theo tấm gương của Bác Hồ và các anh hùng nhỏ tuổi.
b)Kể lại những sự kiện lớn mang tính chất bước ngoặt, tính thời đại hay
mở ra một thời đại mới.
5


Đối với những câu chuyện có nội dung này, các em trong đội kĩ năng các
lớp thường lựa chọn và kể lại những câu chuyện liên quan đến các sự kiện mang
tính chất bước ngoặt, nổi bật như thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Cách
mạng tháng 8, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, đồng khởi Bến Tre, chiến dịch
Hồ Chí Minh…
Ví dụ: Học sinh kể về chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Các em sẽ kể về sự
chuẩn bị của quân ta: các chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điên Biên Phủ,
hang vạn tấn vũ khí được chuyển vào trận địa. Gần ba vạn người từ hậu phương
tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men.. lên trận địa.
Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dich Điện Biên Phủ. Ta đã tiêu
diệt địch ở các cứ điểm như Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Ngày 30/3/1954, ta
mở cuộc tấn công lần 2, chiếm phần lớn các cứ điểm ở phía đông. Ngày
01/5/1954 ta mở cuộc tấn công lần 3, đánh chiếm các cứ điểm còn lại…. Kết quả
là quân ta đã giành chiến thắng….
Việc tổ chức các hoạt động này, học sinh được ghi nhớ, khắc sâu kiến thức
vừa kích thích cảm xúc của học sinh vừa tạo ra động lực để các em tự tìm hiểu
về lịch sử.
* Giải pháp 2: Sử dụng phim tài liệu lịch sử
Phim tài liệu là những minh chứng chân thật, sinh động cho cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc, có hình ảnh và âm thanh tạo cho học sinh cảm giác
như đang sống cùng sự kiện đó. Điều này giúp các em cảm nhận được sự kiện
lịch sử một cách sâu sắc, tác động đến tâm tư tình cảm của các em.
Đây là giải pháp cực kì hữu hiệu tác động trực tiếp đến các em. Các em
như được hòa mình sống lại thời kì lịch sử đó. Chính vì vậy mà trong các tiết

hoạt động ngoài giờ lên lớp ở khối lớp 5, gắn liền với các ngày kỉ niệm các sự
kiện lịch sử của đất nước tôi thường tổ chức cho các em xem lại các sự kiện lịch
sử đó qua phim tài liệu. Tôi thường sử dụng phim tư liệu để minh họa cho các
trận đánh, các chiến dịch lịch sử. Để tổ chức được một tiết xem phim tư liệu như
vậy đòi hỏi người giáo viên cần nghiên cứu kĩ, lựa chọn nội dung phim cho các
em xem, rồi lựa chọn những thước phim đáng tin cậy nhất trong vô vàn các
thước phim liên quan đến các sự kiện lịch sử đó. Giáo viên cần phải xem trước
những thước phim đó, định hướng những nội dung yêu cầu học sinh cần nắm
được, biên soạn những câu hỏi thu hoạch sau khi các em xem phim xong. Và
đặc biệt là người giáo viên cần tổ chức kiểm tra các kiến thức cho các em dưới
nhiều hình thức khác nhau, như hỏi đáp, thi “ ai nhanh ai đúng”, “ hái hoa dân
chủ”, tìm những bài hát, bài thơ về các sự kiện đó... để tránh nhàm chán cho các
em, tạo không khí học tập sô nổi.
Ví dụ:
Nhân ngày kỉ niệm 30/4, tôi tổ chức cho các em xem lại thước phim về
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau khi các em xem phim xong tôi tổ chức cho
các em chia sẻ những cảm nhận của mình bằng những câu hỏi ngắn gọn liên
quan đến nội dung phim các em vừa xem dưới dạng “ hái hoa dân chủ”, chẳng hạn:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh được bắt đầu vào thời gian nào( 26/4/1975).
6


- Chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính Độc Lập mang số hiệu bao
nhiêu( số hiệu 390).
- Vị Tổng thống đầu hàng quân giải phóng lúc bấy giờ là ai? ( Dương Văn Minh)
- Chiến thắng ngày 30/4/1975, có ý nghĩa như thế nào với nhân dân Việt Nam?
Nhân dịp tháng 3, tôi tổ chức cho các em xem lại thước phim về chiến
dịch Điện Biên Phủ. Sau khi các em xem phim xong, tô tổ chức cho các em thi
giữa các nhóm “ai nhanh, ai đúng”, với những câu hỏi:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?

- Hãy nêu thời gian bắt đầu và kết thúc chiến dịch?
- Chiến dịch này diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm?
- Ai là người chỉ huy chiến dịch này?
- Trong trận đánh ở đồi Him Lam anh Phan Đình Giót đã có hành động gì?
- Trong chiến dịch này vị tướng nào của Pháp bị bắt sống?
Nhân ngày sinh nhật Bác Hồ, tôi tổ chức cho các em xem phim tài liệu
Bác Hồ với đất nước. Sau khi xem phim xong tôi tổ chức cho các em thi kể tên
những bài hát ca ngợi công lao của Bác, kể tên những bài hát nói về tình cảm
của Bác danh cho thiếu niên nhi đồng, những bài hát thể hiện tình cảm của nhi
đồng với Bác. Như vậy các em vừa thấy được công lao to lớn của Bác với đất
nước Việt Nam vừa thấy được tình cảm của Bác với mỗi người dân Việt Nam,
đặc biệt là tình cảm của Bác với các em thiếu nhi. Như vậy tự đáy lòng các em
càng thấy yêu quý Bác hơn.
Những thước phim tư liệu đã cho học sinh được tìm hiểu, được thấy
những hình ảnh đảm bảo tính chính xác, chân thật của quá khứ lịch sử Việt Nam.
Âm thanh, hình ảnh sôi động của phim tư liệu lịch sử là phương tiện tác động
đến thị giác và thính giác giúp cho quá trình thu nhận thông tin của học sinh dễ
dàng hơn, hào hứng hơn, tác động rất lớn đến tình cảm của các em. Các em như
bị lôi cuốn vào chính trong hoàn cảnh lịch sử đó. Chính vì vậy mà có rất nhiều
em đã xúc động rơi nước mắt khi xem cảnh Bác Hồ ra đi về với cõi vĩnh hằng
ngày 02/9/1969. Thông qua các thước phim các em được dạy làm người, góp
phần phát triền nhân cách, phẩm chất của một con người Việt Nam: yêu nước,
nhân ái, trung thực, khoan dung, dũng cảm, chăm chỉ, cởi mở tiếp nhận cái mới
và sống hòa thuận với thế giới xung quanh, trọng danh dự của bản thân và tôn
trọng sự khác biệt, yêu hòa bình. Đặc biệt các em sẽ cố gắng thực hiện tốt 5 điều
Bác Hồ dạy, để xứng đáng là “ cháu ngoan Bác Hồ”.
* Giải pháp 3: Thăm quan trải nghiệm tại nhà bia tưởng niệm, di tích
lịch sử, địa danh lịch sử, bảo tàng lưu trữ các minh chứng lịch sử.
Việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, thăm quan di tích lịch sử đã
tạo thêm niềm đam mê yêu thích lịch sử trong mỗi học sinh. Học sinh tiểu học

tư duy cụ thể chiếm vai trò quan trọng, tính bắt chước cao. Cho nên việc cung
cấp cho các em những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình
thành nhân cách con người, là chủ xã hội trương lai. Mặt khác nó giúp các em
hình thành những cơ sở ban đầu, như một “ sức đề kháng” chống lại sự xâm
7


nhập của cái xấu từ bên ngoài. Mà các biểu tượng anh hùng trong chiến đấu là
những tấm gương sáng cho các em noi theo.
Năm học 2018- 2019 này, với cương vị là giáo viên tổ chức các hoạt
động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, tôi đặc biệt quan tâm tham mưu với ban
giám hiệu nhà trường, phối kết hợp với các anh chị chủ nhiệm lớp tổ chức cho
các em học sinh được đi thăm viếng, chăm sóc nhà bia tại xã, học tập trải
nghiệm tại doanh trại bộ đội sở địa phương, thăm quan các bảo tàng di tích tại
địa phương.
a) Công tác chăm sóc nhà bia tại địa phương
Công tác chăm sóc nhà bia tưởng niệm được tôi xây dựng và tổ chức thực
hiện 1 lần/tháng, xoay vòng từ khối lớp 3 đến khối lớp 5. Xong khác với những
năm trước là các em đến đây chỉ để thắp hương, chăm sóc cây, quét dọn nhà bia
thì năm nay khi đến đây các em còn được nghe chú Đào Văn Toản - Bí thư Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh( phụ trách nhà bia) giới thiệu cho các em về tiểu sử, sự
đóng góp cho đất nước của các liệt sĩ xã nhà và nhắc nhở các em phải biết chăm
sóc, giúp đỡ các gia đình liệt sĩ bằng những việc làm cụ thể vừa sức. Thời gian
tiến hành các hoạt động này cũng được tôi thay đổi. Thay vì học sinh tiến hành
hoạt động chăm sóc nhà bia vào các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, chỉ có cô
giáo tổng phụ trách và học sinh tham gia. Thì năm nay, tôi xây dựng kế hoạch và
tổ chức cho học sinh tham gia vào cuối tiết 3 buổi chiều ngày 28 hàng tháng.
Việc thay đổi thời gian tiến hành chăm sóc nhà bia đã tạo điều kiện cho các giáo
viên chủ nhiệm lớp, thậm chí là các bậc phụ huynh được cùng tham gia. Học
sinh có nhiều thời gian để tìm hiểu về các liệt sĩ xã nhà cũng như có nhiều thời

gian để thực hiện các hoạt động chăm sóc. Từ tháng 3/2018 đến nay, tôi đã tổ
chức được 10 lần chăm sóc với hơn 200 lượt học sinh, 10 lượt giáo viên, hơn
100 lượt phụ huynh tham gia được Đoàn xã đánh giá cao.
b) Học tập trải nghiệm tại đơn vị bộ đội đóng trên địa bàn
Không chỉ cho các em thấy được công lao to lớn của các anh hùng trong
thời chiến mà tôi còn muốn cho các em thấy được hình ảnh của những người
lính Cụ Hồ trong thời bình, những người sẽ viết tiếp trang sử hào hùng của dân
tộc. Chính vì vậy mà tôi đã tham mưu và xây dựng kế hoạch tổ chức cho các em
học sinh khối 4, 5 được đi học tập trải nghiệm tại Trung đoàn 141 đóng trên địa
bàn xã nhà. Thiết nghĩ học tập trải nghiệm tại các doanh trại quân đội cũng là
một trong những hình thức để giáo dục tình yêu lịch sử rất hiệu quả. Tại Trung
đoàn 141, trong một ngày trải nghiệm các em được trải nghiệm, học được rất
nhiều điều từ các chú bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Các em thấy được hằng
ngày những người lính trong thời bình học tập và rèn luyện như thế nào. Các em
được thăm nơi ăn, nơi ở của các chú bộ đội, được xem các chú tập thể dục, múa
võ... và cùng trải nghiệm tăng gia sản xuất với chú, được trải nghiệm gấp trăn
màn...
Cũng trong buổi trại nghiệm các em được nghe lại truyền thống của trung
đoàn Hoài Ân, một trung đoàn có nhiều đóng góp cho công cuộc bảo vệ và xây
dựng tổ quốc. Buổi trải nghiệm tại Trung đoàn 141, đã để lại cho các em ấn
tưởng sâu sắc. Qua buổi trải nghiệm các em hiểu hơn về những anh bộ đội trong
8


thời bình, đồng thời các em học được ở các anh rất nhiều đức tính tốt đẹp: tính
kỉ luật, tinh thần sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước bất cứ khi
nào, tác phong làm việc, tình yêu hăng say lao động... Sau buổi trải nghiệm các
em được làm bài thu hoạch, các em tự cảm nhận về hình ảnh chú bộ đội trong
thời bình để liên hệ với chú bộ trong thời chiến. Kết quả là 58/58 học sinh tham
gia, trong đó nhiều bài viết được đánh giá cao. Bài thu hoạch của các em được

lưu giữ trong hồ sơ học sinh cá nhân trong nhà trường.
Việc tổ chức buổi trải nghiệm cho các em học sinh học tập trải nghiệm tại
Trung đoàn 141 thành công, đạt hiệu quả cao đã và sẽ tạo dựng, củng cố, xây
dựng niềm tin, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh vào mô hình giáo dục của nhà
trường “ gắn liền giáo dục với thực tiễn”. Đây cũng là nguồn động lực để tôi tiếp
tục tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho các em học sinh được
tham quan, trải nghiệm ở các di tích lịch sử, địa danh lịch sử.
c) Thăm quan các di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử
Đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam là đấu tranh chống ngoại
xâm, bảo vệ độc lập. Vì vậy trên lãnh thổ Việt Nam ở nơi nào cũng có các di tích
lịch sử, các địa danh lịch sử, các nhà bảo tàng gắn liền với sự phát triển của đất
nước như Đền Hùng, Ải Chi Lăng, Ngã ba Đồng Lộc..., các nhà bảo tàng, nhà
lưu niệm. Trong các hoạt động tham quan, trải nghiệm, tôi đã tận dụng những di
tích này để tổ chức cho các em được đến với những bài học lịch sử. Khi đến với
các di tích lịch sử các em được cụ thể hóa một cách sống động nhất, gắn liền nhà
trường với đời sống xã hội.
Cuối năm học 2017 - 2018, tôi đã tham mưu với nhà trường tổ chức cho
học sinh khối 5 và mời phụ huynh các em cùng tham gia học tập trải nghiệm tại
Đền Đô( Thờ các vị vua triều Lý) và bảo tàng quân đội Việt Nam( Hà Nội).
Thông qua di tích nhà Lý các em đã được tìm hiểu quá trình xây dựng nhà Lý,
những đóng góp của các triều đại thời Lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Các em càng thêm tự hào mình là người Việt Nam. Cũng trong đợt trải
nghiệm này các em còn được thăm quan bảo tàng quân đội Việt Nam ( Hà Nội),
được trực tiếp nhìn thấy những chiếc máy bay, xe tăng, pháo, những quả bom
các loại, rồi được xem lại sa bàn các trận đánh chiến dịch Điện Biên Phủ trên
không, Hồ Chí Minh... Tất cả đã lôi cuốn các em với quá khứ hào hùng của dân
tộc. Các em thấy được tội ác của chiến tranh, thấy được sự mất mát hi sinh của
cha ông và thấy mình may mắn được sống trong một đất nước hòa bình. Điều đó
đã phần nào giáo dục cho các em phải cố gắng học tập, xây dựng quê hương, đất
nước mà ông cha đã hi sinh xương máu để bảo vệ và gìn giữ.

Việc tổ chức thành công, chu đáo cả về mặt giáo dục các kiến thức lịch sử
lẫn sinh hoạt ăn uống cho các em đã tạo hứng thú khi tham gia trải nghiệm cho
các em, tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh với hình thức học tập này.
Đây cũng là bước đầu thuận lợi để năm học 2018 – 2019, tôi tiếp tục tham mưu
với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho các em học sinh không chỉ khối 5 mà
cả học sinh khối 3,4 được thăm quan di tích lịch sử, bảo tàng lịch sử ở Ải Chi
Lăng, thăm quan bảo tàng Hoàng Văn Thụ, thăm thành nhà Mạc. Buổi trải
nghiệm đã được học sinh hưởng ứng tích cực, phụ huynh đồng thuận, ủng hộ. Ở
9


các di tích, bảo tàng các em ngoài việc được các hướng dẫn viên giới thiệu về
các di tích, các hiện vật, các sự kiện lịch sử thì các các em còn được tôi tổ chức
các trò chơi như đoán tên nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Hoạt động này đã
khơi dậy sự húng thú tìm hiểu, tự liên hệ những kiến thức các em được học
trong sách với hiện thực lịch sử mà các em thấy trong các bảo tàng đồng thời
kích thích trí nhớ của các em một cách tốt nhất.
Chẳng hạn: Khi đến trải nghiệm tại Ải Chi Lăng, các em được tôi tổ chức
trò chơi “ đoán tên nhân vật và sự kiện lịch sử”:
- Ai là người bị chặt đầu ở Ải Chi Lăng? ( Liễu Thăng)
- Liễu Thăng là tướng giặc nhà nào?( tướng giặc nhà Minh)
Hay khi thăm công viên Hoàng Văn Thụ, thành Nhà Mạc tôi tổ chức cho
các em trả lời các câu hỏi:
- Anh Hoàng Văn Thụ sinh ngày tháng năm nào? Ở đâu?
- Hãy sơ lượt lại quá trình tham gia cách mạng của anh Hoàng Văn Thụ?
- Thành nhà Mạc được xây dựng dưới thời vua nào?
- Mục đích của xây dựng thành là để làm gì?
Sau buổi thăm quan học sinh được làm bài thu hoạch để cảm nhận về
chuyến thăm quan. Kết quả là 100% học sinh đạt yêu cầu. Trong đó những bài
viết rất hay như bài của em Ngô Anh Thế( học sinh lớp 5A3), Nguyễn Duy Khôi

( học sinh lớp5 A1), Triệu Phương Thùy ( học sinh lớp 5A2)...
Bên cạnh việc tham quan các bảo tàng ngoại khóa, tôi còn tổ chức cho các
em tham quan các địa danh, các di tích dưới hình thức nội khóa( qua hình ảnh).
Trong năm học vừa rồi tôi tổ chức được cho các em xem hình ảnh ngã ba Đồng
Lộc, nghĩa trang Trường Sơn. Mỗi hình ảnh, mỗi hiện vật đều thể hiện tinh thần
quật cường của dân tộc. Xem xong các hình ảnh đó các em càng thêm yêu, tự
hào về tổ quốc Việt Nam yêu quý.
* Giải pháp 4: Gặp gỡ các nhân chứng lịch sử.
Thay vì ngồi nghe giảng rồi ghi chép theo cách cũ khiến những kiến thức
lịch sử trở nên nhàm chán, khô cứng, học sinh sẽ được trực tiếp gặp gỡ những
“nhân chứng chiến tranh” để tìm hiểu thông tin sống động về những cuộc chiến
vốn chỉ được biết đến qua sách vở. Sau đó, chính các em sẽ đóng vai “giáo viên
nhí” để thuyết trình kiến thức trước bạn bè cùng lớp. Đây chính là hoạt động
nhằm khơi dậy trong học sinh tình yêu với môn lịch sử, từ đó giúp các em biết
tìm tòi, tiếp cận môn học này bằng niềm hứng thú và lòng say mê. Chính vì vậy
mà năm học 2018 – 2019, tôi liên hệ với cán bộ phụ trách văn hóa xã Hòa Lạc
để tìm hiểu về các quá trình tham gia chiến đấu của các cụ trên các chiến trường.
Phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức cho các em được gặp gỡ, nói
chuyện. Năm học này các em đã được nói chuyện với cụ Lý Văn Ngàm thôn
Tắng Mật; cụ Phương Văn Thành thôn Đồng Luông, Cụ Tô Văn Nhót thôn
Thịnh Hòa. Các em được nghe các cụ kể lại những câu chuyện oanh liệt của thời
kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Những trận đòn roi của nhà tù
Côn Đảo đối với những người chiến sĩ cách mạng( cụ Tô Văn Nhót) hay những
đòn tra tấn với những chiến sĩ hoạt động trong lòng địch, trận chiến dịch lịch sử
10


Hồ Chí Minh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước( cụ Lý Văn Ngàm). Tất
cả đều khơi dậy cho các em sự cảm phục sự chịu đựng gian khổ của những chiến
sĩ cách mạng; lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc đối với những người lính

Cụ Hồ. Và qua đó các em học được tinh thần dũng cảm, không khuất phục trước
kẻ thù. Từ đó các em có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình, yêu quê
hương đất nước mình hơn, tự hào vì là dân một nước có lịch sử hào hùng như
vậy.
Việc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử đã thúc đẩy các em sống có trách
nhiệm và tự giác hơn trong công việc chăm sóc các gia đình chính sách tại địa
phương. Chính vì vậy trong năm học vừa qua các em rất tích cực tham gia các
phong trào “ uống nước nhớ nguồn”, phong trào “ Trần quốc Toản”. Các em
muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình với thế hệ cha ông bằng những việc
làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi của mình như thường xuyên đến giúp đỡ các gia
đình chính sách quét dọn vệ sinh, tặng quà các gia đình nhân dịp 22/12. Năm
học này các em đã tặng được 3 xuất quà trị giá 1.500.000đ.
* Giải pháp 5: Tổ chức các trò chơi gợi nhớ kiến thức lịch sử
Đây là một hình thức gây hưng phấn, lôi cuốn học sinh tham gia. Kích thích cực
mạnh tới tâm lí, trí tuệ của học sinh. Học mà chơi, chơi mà học.
a) Trò chơi học tập
Trước đây trong các giờ chào cờ, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em
thường được tổ chức các trò chơi mang tính chất giải trí như: múa hát tập thể, trò chơi
khởi động chân tay, hay những câu đố vui về các con vật và cây cối. Thì nay các kiến
thức lịch sử được quan tâm và đưa vào tổ chức dưới hình thức trò chơi học tập. Và là
một hoạt động được duy trì tổ chức song song với kể chuyện lịch sử ở trường tôi. Hoạt
động trò chơi này được các anh chị phụ trách và các em lớp 5 tổ chức dưới nhiều hình
thức khác nhau:
* Trò chơi đoán tên nhân vật lịch sử: Qua các sự kiện lịch sử, câu
chuyện lịch sử, giáo viên( học sinh tổ chức) có thể yêu cầu học sinh tìm ra
nhân vật lịch sử mà mình muốn nhắc tới dưới hình thức là giải ô chữ, giải
câu đố, điền từ còn thiếu.... Hình thức này được tổ chức trong tiết sinh hoạt
dưới cờ không chỉ làm cho tiết chào cờ sôi động, học sinh thích thú, thoải
mái mà nó còn có tác dụng to lớn không chỉ với các em học sinh khối 4,5 mà
cả với các em học sinh lớp 1,2,3: ươm mầm yêu lịch sử dân tộc; khơi dậy

tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các thế hệ cha; sống yêu thương, đoàn
kết, nhân ái. Ngoài ra thông việc tổ chức trò chơi này rèn luyện cho các học
sinh kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể, khả năng diễn đạt, xử lí kịp thời
các tình huống cho học sinh. Đồng thời cũng là kênh thông tin cho giáo viên
giảng dạy môn lịch sử để biết học sinh của mình nắm bắt các kiến thức lịch
sử đến đâu, từ đó có những phương pháp bổ sung những kiến thức còn thiếu
cho các em học sinh.
Ví dụ: Khi tổ chức giải các ô chữ, để tìm ra các nhân vật lịch sử cần tìm, người
tổ chức có thể gợi ý để học sinh tìm được đúng tên nhân vật lịch sử, chẳng hạn:
11


+ Ô hàng ngang thứ nhất gồm có 8 chữ cái. Đây là tên người con gái chưa
đủ 18 tuổi bị tù đày và tử hình ở Côn Đảo. ( Đáp án: Võ Thị Sáu)
+ Ô hàng ngang thứ hai gồm 12 chữ cái. Đây là tên của vị tướng đã viết bài thơ
thần “ Nam quốc sơn hà”. ( Đáp án: Lý Thường Kiệt)
+ Ô hàng ngang thứ ba gồm có 8 chữ cái. Anh là ngọn đuốc sống thiêu rụi kho
xăng của giặc Pháp. ( Đáp án Lê Văn Tám)
+ Ô hàng ngang thứ tư gồm có 9 chữ cái. Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt
Nam? ( Đáp án: Hồ Chí Minh)
Hay thi giải đố: Người tổ chức trò chơi tìm những câu đố rõ ràng cụ thể, có gắn
liền với những đặc điểm nổi bật của nhân vật lịch sử để các học sinh nhận ra ngay,
chẳng hạn:
+ Câu đố thứ nhất:
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
Là ai? ( Đáp án: Hai Bà Trưng)
+ Câu đố thứ hai. Hai câu thơ sau, nhà thơ Tố Hữu nói về ai?
Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. ( Đáp án: Bác Hồ)
* Trò chơi ghép hình nhân vật lịch sử: Giáo viên có thể tạo những mảnh ghép từ
hình ảnh các nhân vật lịch sử để tổ chức cho học sinh thi ghép rồi đoán tên nhân vật
mình ghép được. Cách làm này giúp học sinh huy động mọi nguồn lực kiến thức về
nhân vật lịch sử các em tìm được, gây hứng thú với kiến thức lịch sử và các em nhớ lâu
hơn về những nhân vật được tìm hiểu đồng thời tạo cảm xúc đặc biệt với nhân vật đó và
sự kiện lịch sử đó. Trò chơi này được tôi tổ chức trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên
lớp. Đây cũng là trò chơi hay mà giáo viên dạy môn lịch sử có thể sử trong hoạt động
khởi động của các lịch sử hay trong các tiết học ôn tập Lịch sử cuối kì, cuối giai đoạn..
Ví dụ:

12


Mảnh ghép số 1: Cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài trong bao nhiêu
năm ?( 9 năm)
Mảnh ghép số 2: Vũ khí chiến lược quân ta dung trong trận Điện Biên
Phủ?( Pháo)
Mảnh ghép số 3: Điểm cực Tây nước ta nằm ở tỉnh nào? ( Điện biên)
Mảnh ghép số 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm mấy giai đoạn?( 3
giai đoạn)
Mảnh ghép số 5: Đảng CSVN là hợp nhất của 3 tổ chức nào?(ĐDCS liên
đoàn, Đông dương CS Đảng, An Nam Cộng sản Đảng)
Mảnh ghép số 6: Bán đảo Đông Dương gồm các nước nào? (Việt Nam,
Lào, Campuchia)
Mảnh ghép số 7: Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của nước ta ?(Trần Phú)
Mảnh ghép số 8: Cứ điểm quan trọng nhất trận địa Điện Biên Phủ là gì? ( Đồi A1)
Mảnh ghép số 9: Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian bao
lâu ?(56 ngày đêm)
Chân dung ở đây: Đại tướng Võ Nguyên Giáp


13


b) Tổ chức các trò chơi dân gian.
Những trò chơi dân gian vốn dĩ được hình thành trong quá trình hình thành lịch
sử. Vì thế việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian kết hợp với việc
giáo viên dùng hiểu biết của mình để giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ của các trò chơi
đó cũng là một cách giáo dục lịch sử cho học sinh.
Hiểu được về các trò chơi dân gian là học sinh trải nghiệm lại quá khứ. Nếu giáo
viên biết khéo léo vận dụng nội dung lịch sử thì khác sâu tình thần dân tộc và ý thức lịch
sử cho học sinh.
Ví dụ: Tổ chức cho học sinh đấu vật – dạy truyền thống yêu nước nhà Trần. Xem
hội nấu cơm thi – Dạy về trẩy quân đánh trận của người Việt cổ. Xem bắn nỏ - dạy về
hoạt động quân sự thời An Dương Vương. Xem các lễ hội – dạy về nguồn gốc lễ hội và
giá trị lịch sử của nó với thôn làng.
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu những nhân vật, sự kiện lịch sử giúp các em
học sinh có thêm kiến thức và hiểu biết về những trang sử hào hùng của dân tộc vốn
giàu lòng yêu nước như dân tộc Việt Nam. Ngoài ra còn thấy nhân cách của kẻ sĩ Việt
Nam, nhân cách người chiến sĩ cách mạng trong sự nghiệp giải phóng đất nước, nhân
cách của con người Việt Nam trong thời kì dựng nước và giữ nước... là những bài học
lớn về nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, học sinh cũng hiểu biết sâu sắc về nhân
cách của con người Việt Nam trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế
2. Đánh giá kết quả thu được
2.1 Tính mới, tính sáng tạo
Đưa ra các giải pháp mới như: kể chuyện lịch sử; xem phim tư liệu lịch
sử; chăm sóc nhà bia tưởng niệm, thăm quan các di tích lịch lịch sử; gặp gỡ các
nhân chứng lịch sử; trò chơi gợi nhớ kiến thức lịch sử trong việc khơi dậy tình
yêu lịch sử theo hướng kết hợp khai thác nội dung tổ chức và sử dụng các phương
pháp, hình thức hoạt động để giáo dục tình yêu lịch sử cho học sinh.

Xây dựng và áp dụng thành công các giải pháp giáo dục nhằm khơi dậy
tình yêu lịch sử cho học sinh Tiểu học Hòa Lạc thông qua các hoạt động trải
nghiệm thực tế, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ở đó ban giám hiệu nhà trường
quan tâm và chỉ đạo sát sao việc tổ chức giáo dục gắn liền với trải nghiệm thực
tế cho học sinh. Phụ huynh học sinh đồng thuận, ủng hộ các hoạt động giáo dục
của nhà trường. Giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò của tình yêu lịch sử dân
tộc đối với hình thành nhân cách của các em học sinh và chủ động, linh hoạt tổ
chức được các hoạt động trong các tiết học lịch sử, các tiết hoạt động ngài giờ
lên lớp. Học sinh được giáo dục, được trải nghiệm với những kiến thức lịch sử
đất nước một cách sinh động, chân thực và chuẩn xác. Khắc phục được những
hạn chế về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức môn lịch sử được tiến hành
trên lớp của các giáo viên không có điều kiện để thực hiện.
Tổ chức cho học sinh được tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh với kiến thức
lịch sử phong phú, sâu sắc một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, lôi cuốn từ đó củng cố,
khắc sâu, mở rộng những kiến thức lịch sử mà các em đã được học đồng thời
xây dựng niềm đam mê, tăng thêm niềm tự hào về lịch sử dân tộc, yêu thích lịch
sử Việt Nam. Học sinh biết liên hệ giữa kiến thức mà các em học được với trải
14


nghiệm thực tế. Thế nên đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh,
giúp các em hệ thống hóa được kiến thức và ghi nhớ một cách bền vững các sự
kiện lịch sử, nhân vật lịch sử…
Nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt trong nhà trường, nâng cao khả năng
sử dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy học, mở rộng vốn hiếu biết về lịch
sử dân tộc cho giáo viên.
2.2 Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
a) Khả năng áp dụng nhân rộng
Giải pháp ở trên đã được áp dụng thành công và có kết quả thực sự ở khối
lớp 5 trường Tiểu học Hòa Lạc thì tôi tin rằng sáng kiến là hoàn toàn khả thi nếu

mang nhân rộng không chỉ trong các trường Tiểu học mà còn có thể áp dụng
trong các trường THCS trong huyện. Vì các giải pháp dễ áp dụng, không mất
nhiều thời gian, phù hợp với định hướng giáo dục học sinh hiện nay, hiệu quả
thu được lại cao, có sức lan tỏa lớn, luôn nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao
của học sinh và phụ huynh học sinh.
Giải pháp đặc biệt có thể áp dụng trong các tiết dạy học lịch sử
Môn lịch sử lớp 5 với định biên 1 tiết /tuần. Lượng kiến thức trong bài dài
và nhiều. Cho nên giáo viên không thể dành được nhiều thời gian để khắc sâu
kiến thức lịch sử cho học sinh và cũng chưa có thời gian để hướng tới giáo dục
các em qua các kiến thức lịch sử. Chính vì vậy mà tổ chức các hoạt động giúp
học sinh yêu thích, say mê lịch sử dân tộc cho học sinh thông qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm thực tế tập trung là một phương án tối ưu. Học
sinh được khắc sâu kiến thức đã được học, đồng thời qua các hoạt động các em
được giáo dục tình yêu quê hương đất nước, sống trung thực, trách nhiệm...
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm thực tế đặc
biệt là các hoạt động có quy mô mô lớn sẽ lôi cuốn, thu hút được tất cả các em
học sinh toàn trường tham gia. Các em được phát huy, thể hiện những khả năng
của mình trước bạn bè, thầy cô và bố mẹ. Đồng thời tạo cơ hội cho các em được
giao tiếp trong môi trường quan hệ rộng: quan hệ với bạn bè trong lớp, trong
trường, các bạn khác trường, khách mời... Qua đó các em được hình thành
những nhân cách, phẩm chất mới.
Mỗi nhà trường Tiểu học đều được biên chế một giáo viên làm Tổng phụ trách
Đội, tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Việc tổ chức giáo dục tình yêu lịch sử cho học sinh thông qua các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo mối liên hệ, phối hợp mật thiết giữa giáo
viên chủ nhiệm lớp, các anh chị dạy môn lịch sử với giáo viên Tổng phụ trách
Đội. Tạo thành một sâu chuỗi, đồng bộ trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động
để giáo dục lòng ham mê khám phá, yêu thích lịch sử Việt Nam cho học sinh
“đúng” và “trúng”. Thông qua các giải pháp giúp giáo viên thực hiện giảng dạy
môn lịch sử thấy được vai trò không nhỏ của việc tổ chức học tập ngoài lớp học

đối với những kiến thức liên quan đến lịch sử, đề từ đó sẽ thường xuyên áp dụng
trong giảng dạy để nâng cao kết quả của bộ môn.
15


b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực
Sau khi tìm hiểu thực tiễn, hình thành ý tưởng nghiên cứu và hoàn thiện
đề cương chi tiết tôi đã đưa sáng kiến kinh nghiệm vào ứng dụng thực tế tại
trường tiểu học xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn từ tháng 3 năm
học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019. Tôi nhận thấy qua các giải pháp trên,
giáo viên đã hiểu rõ và có cái nhìn toàn diện về cách dạy Lịch sử; chủ động
được bài giảng và tạo ra hứng thú cho học sinh, các em tham gia chủ động, tích
cực vào bài giảng. Ngoài ra, giáo viên biết lựa chọn những bài có thể tổ chức
cho học sinh trải nghiệm và xây dựng kế hoạch thực hiện trải nghiệm linh hoạt,
có hiệu quả; biết gắn kết nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của cộng đồng
thông qua các hoạt động giáo dục.
Về phía học sinh, qua các tiết dạy học trên lớp cũng như các buổi trải
nghiệm thực địa, thăm di tích lịch sử, các em có hứng thú trong học tập, tìm hiểu
nghiên cứu và ghi nhớ kiến thức một cách khoa học, logic. Các em phát huy
được tối đa vai trò chủ thể; tích cực, chủ động qua việc sưu tầm những tư liệu,
thu thập thông tin từ những người thân; khi tham gia vào các hoạt động thực
tiễn; các hoạt động ngoại khoá; các em mạnh dạn trao đổi, nghiên cứu, khám
phá kiến thức một cách khoa học, logic và vận dụng vào cuộc sống linh hoạt,
sáng tạo. Đó là những minh chứng thiết thực nhất cho những bài lịch sử mà các
em đã học. Đặc biệt là học sinh có thái độ nghiêm túc đối với Bộ môn Lịch sử,
có lòng tự hào dân tộc và phát huy truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh đi trước.
Các giải pháp trên đã khắc sâu, mở rộng kiến thức, bồi dưỡng tình yêu,
hứng thú, thích khám phá các kiến thức lịch sử cho học sinh khối 5. Các tiết hoạt
động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp đã trở thành sân chơi lý tưởng của các
em, thu hút được tất cả học sinh tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác, hào

hứng và sôi nổi. Các em trở nên năng động, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp,
trình bày những hiểu biết của mình về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
Thậm chí các em còn hỗ trợ cô giáo tổ chức một số hoạt động đạt hiệu quả như
tổ chức giải câu đố, trò chơi tìm ô chữ... Học sinh không còn cảm thấy bị áplực,
chán ghét những kiến thức của lịch sử, kết quả học tập môn lịch sử tăng so với
các năm học trước. Từ chỗ mỗi lớp chỉ có vài em ( đầu tháng 9) kể lại được các
câu chuyện lịch sử trước học sinh toàn trường thì đến nay số học sinh này lên
đến hơn 70% số học sinh của khối 5.
Học sinh có mục tiêu học tập môn lịch sử đúng đắn. Thúc đẩy phong trào
tự học, ghi nhớ kiến thức một cách khoa học, logic. Học sinh phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức, tạo ra niềm say mê,
yêu thích học tập những kiến thức lịch sử dân tộc. Giúp các em hình thành và
rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: yêu quê hương, đất
nước, đoàn kết, kỉ luật, trung thực, dũng cảm, thân thiện… Đặc biệt là các em
học sinh biết thể hiện những đức tính đó bằng những việc làm thiết thực phù hợp
với lứa tuổi của mình như: tích cực tham gia các chăm sóc nhà bia tưởng niệm,
chăm sóc gia đình có công với cách mạng, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về lịch
sử, đoàn kết, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn….
16


So sánh đối chứng kết quả giữa kì II của khối 5 năm học 2017 - 2018 với
khối 5 năm học 2018 - 2019 (trình độ học sinh của hai năm học được xếp loại
tương đương nhau). Kết quả như sau:
Tổng số học sinh khối 5 tham gia khảo sát:
+ Năm học 2017 - 2018: 58 em
+ Năm học 2018 - 2019: 58 em
* Bảng 1. Khảo sát mức độ yêu thích, hứng thú và nắm kiến thức môn
lịch sử của học sinh.
Nắm vững các

nhân vật, mốc
thời gian, sự
kiện lịch sử đã
học.

Nhớ được các
nhân vật, mốc
thời gian, sự
kiện lịch sử đã
học.

Không nhớ Yêu thích
được các nhân lịch sử Việt
vật, mốc thời Nam
gian, sự kiện
lịch sử đã học.

Số
lượng

Số
lượng

Số
lượng

%

%


%

Số
lượng

%

Kết quả
khảo sát

15

25,9

20

34,4

23

39,7

32

55,2

Kết quả
thực nghiệm

35


60,4

21

36,2

2

3,4

56

96,5

+ 20

+ 34,5

+1

+ 1,8

- 21

- 36,3

+ 24

+

44,3

Tăng(+)
Giảm(-)

* Bảng 2. Bảng so sánh kết quả kiểm tra môn lịch sử cuối kì II năm
học 2017 – 2018 và kết quả kiểm tra cuối học kì I năm học 2018 – 2019.
Thời
Kết quả kiểm tra
gian
Điểm 9-10 Điểm 7- 8
Điểm 5 - 6
Điểm 3 - 4 Điểm 1 - 2
kiểm tra
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
Số
%
lượng
lượng
lượng
lượng
lượng
Kết quả

khảo sát

15

25,9

12

20,7

8

13,8

18

31

5

8,6

Kết quả
thực
nghiệm

22

37,9


20

34,4

14

24,1

2

3,4

0

0

Tăng(+)
Giảm(-)

+7

+
12,1

+8

+
13,8

+7


+
10,3

-16

27,6

-5

8,6

Việc áp dụng các giải pháp trên còn góp phần nâng cao khả năng ứng
dụng công nghệ thông tin, xử lí thông tin, chọn lọc thông tin, thiết kế thông tin
trong quá trình dạy môn Lịch sử của giáo viên. Bởi môn Lịch sử là môn có kiến
17


thức thuộc về quá khứ và công nghệ thông tin giúp cho giáo viên tái hiện lại quá
khứ thông qua các hình ảnh, video, hay các sơ đồ chiến thuật của các trận đánh
một cách chân thực, chính xác nhất. Từ chỗ giáo viên thỉnh thoảng sử dụng một
số hình ảnh, hay một số câu hỏi trong các hoạt động khởi động trong tiết học
lịch sử thì nay các hoạt động chơi trò chơi, xem vi deo tư liệu lịch sử được giáo
viên áp dụng thường xuyên vào các giờ học lịch sử để tìm hiểu các kiến thức
mới cũng như ôn tập lịch sử.
Bên cạnh đó giáo viên còn được rèn luyện kĩ năng xây dựng kế hoạch
hoạt động, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi trải nghiệm thực tế
ở các Bảo tàng, các khu di tích Lịch sử một cách cụ thể, chi tiết. Ở đó giáo viên
kết hợp khéo léo công tác giáo dục những kiến thức lịch sử thực tế với những
kiến thức lịch sử mà các em được học trong sách giáo khoa đồng thời định

hướng giáo dục các em những bài học làm người với những nhân cách sống
chân thực một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, hiệu quả.
Về phía phụ huynh từ chỗ còn lo lắng, chưa tin tưởng về mô hình giáo
dục này thì nay đã yên tâm, đồng thuận, ủng hộ các hoạt động giáo dục trải
nghiệm của nhà trường. Nhận thức của phụ huynh về về vai trò của lịch sử dân
tộc đối việc giáo dục và hình thành nhân cách của con em mình được nâng cao.
Bằng chứng cho thấy những lần trải nghiệm gần đây của nhà trường bên cạnh
học sinh tham gia đầy đủ thì cũng có rất nhiều phụ huynh cùng tham gia. Sau
mỗi lần tham gia cùng trải nghiệm với con phụ huynh rất phấn khởi và có
nguyện vọng nhà trường sẽ tổ chức được nhiều buổi học tập trải nghiệm cho học
sinh không chỉ ở môn lịch sử mà nên tổ chức cho những môn học khác nữa. Đây
cũng là một cách tuyên truyền hiệu quả nhất tới phụ huynh khác “ để phụ huynh
tuyên truyền tới phụ huynh”
IV. KẾT LUẬN
Việc áp dụng thành công các giải pháp: kể chuyện lịch sử; sử dụng các
thước phim tư liệu lịch sử; thăm quan các bảo tàng, di tích lịch sử; gặp gỡ các
nhân chứng lịch sử trong giảng dạy tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các
tiết hoạt động trải nghiệm tôi thấy học sinh có hứng thú, say mê tìm hiểu, nắm
được các kiến thức lịch sử. Các em nắm chính xác các sự kiện lịch sử; hiểu biết
các nhân vật lịch sử; biết cách trình bày tường thuật; kĩ năng sử dụng bản đồ;
thuyết minh về các trận đánh; liên hệ thực tế tốt. Chất lượng môn Lịch sử đạt và
vượt yêu cầu.
Giáo viên dạy môn lịch sử có thể áp dụng các phương pháp, hình thức tổ
chức các hoạt động linh hoạt, đa dạng phù hợp với điều kiện, đặc trưng của học
sinh để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc dạy các kiến thức lịch sử
nhằm khơi dậy lòng ham mê, muốn học, yêu thích, phát triển năng lực của học
sinh. Bởi vì những kiến thức lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng đối với giáo dục
thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, các em hiểu rõ truyền thống dân tộc,
tự hào với truyền thống đó. Từ đó hình thành cho các em nhân cách, phẩm chất
đạo đức chuẩn mực của truyền thống con người Việt Nam.

Giáo dục lịch sử là giáo dục tình yêu quê hương đất nước, cần cho các em
18


thấy được những vấn đề và thực tế lịch sử đã xảy ra. Muốn làm được việc đó
giáo viên phải hiểu đúng cái mình muốn dạy, đừng thụ động những nội dung
trong sách giáo khoa, đừng lệ thuộc vào những phương pháp đã cũ mà cần đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức để khơi dậy được những tiềm năng ẩn chứa
trong học sinh.
Tổ chức và dẫn dắt học sinh đi theo con đường tự học, tìm hiểu trên cơ sở
của tình yêu, sự yêu thích và xúc cảm say mê với những kiến thức lịch sử. Có
như thế chúng ta mới có thể đạt được những giá trị thực tế của những phương
pháp, hình thức dạy học định nghĩa trong thời đại hiện nay.
Với các giải pháp đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện như: kể chuyện lịch sử,
trò chơi lịch sử, xem phim tư liệu lịch sử, trải nghiệm lịch sử tại nhà trường đã
khắc phục được những hạn chế mà giờ học lịch sử chưa làm được.
Học sinh được khắc sâu, củng cố, mở rộng, khám phá những kiến thức
lịch sử có liên quan đến nội dung các bài học trong sách khoa.
Những kiến thức lịch sử được cung cấp cho các em một cách nhẹ nhàng,
tự nhiên, hấp dẫn, lôi cuốn, khơi dậy khả năng tìm tòi khám phá trong các em.
Từ đó các em yêu lịch sử Việt Nam một cách tự nhiên.
CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
VỀ SÁNG KIÊN
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong sáng
kiến là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tác giả

Nguyễn Thị Tiền
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


PHỤ LỤC

20


21


×