Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giáo án dạy học theo chủ đề Hóa học 12: Amin Aminoaxit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.76 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT - PROTEIN ( 6 TIẾT )
I. Nội dung cần dạy:
Tiết 1: Amin ( phần I, II )
Tiết 2: Amin ( phần III )
Tiết 3: Amino axit
Tiết 4: Peptit – protein ( phần A. I,II )
Tiết 5: Peptit – protein ( phần III + B )
Tiết 6: Luyện tập amin, amino axit, peptit – protein.
II. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
* Học sinh nêu được:
- Khái niệm, phân loại amin, amino axit, peptit, protein.
- Cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức) của amin, amino axit, peptit.
- Các tính chất hóa học của amin, amino axit, peptit.
* Giải thích được:
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin, amino axit.
- Tính chất hóa học của amin, amino axit, peptit.
- Nguyên nhân anilin thế brom dễ hơn so với benzen.
- Tính axit – bazơ của amino axit.
b. Kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, amino axit, peptit.
- Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Dự đoán được tính chất hóa học của amin, amino axit và peptit.
- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
- Tìm công thức phân tử amin, amino axit, peptit dựa vào thành phần % các nguyên tố, phản ứng tác
dụng với dd axit, kiềm, phản ứng thủy phân...
c. Thái độ
- Học sinh có ý thức quan sát, tìm tòi và say mê với môn học.
- HS sử dụng có hiệu quả, an toàn và tiết kiệm: hóa chất, thiết bị thí nghiệm.


d. Phát triển năng lực:
Năng lực chung
- Phát triển năng lực tự học
- Phát triển năng lực tính toán
- Phát triển năng lực giao tiếp
- Phát triển năng lực hợp tác
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác: thông qua tìm kiếm thông tin được giao; hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: qua việc tìm hiểu các khái niệm, gọi tên, viết PTHH…
- Năng lực thực hành hóa học: qua các thí nghiệm; quan sát hiện tượng thực tế.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học:
- Năng lực tính toán hóa học: qua làm các bài tập tính toán cơ bản.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: qua tìm hiểu ứng dụng của các hợp chất amin,
amino axit và peptit trong thực tiễn cuộc sống.
2. CHUẨN BỊ :
a.Giáo viên:
* Giáo án, sách giáo khoa đầy đủ.


- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, giá sắt, cốc thủy tinh, cánh hoa hồng,
đũa thủy tinh, diêm, đèn cồn.
- Hóa chất: quì tím, dd propanamin, anilin, dd nước brom, protein, dd CuSO4, dd NaOH,…
* Máy tính, máy chiếu.
- Các movie thí nghiệm: gly, lysin, axit gutamic với quì tím.
b. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập.
- Học bài cũ và đọc trước chủ đề trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
3. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung


Loại câu
hỏi/bài tập

1. AMIN

2.
AMINOAXIT
3. PEPTIT,
PROTEIN
Câu hỏi/ bài
tập định tính

Câu hỏi/ bài
tập định lượng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

- Khái niệm,
phân loại.
- Cách gọi tên
(theo danh pháp
thay thế và gốc
- chức).
- Phân biệt
được

amin
bậc 1, amin
bậc 2, amin
bậc 3.
- Định nghĩa,
đặc điểm cấu
tạo phân tử,
ứng
dụng
quan
trọng
của
amino
axit.
- Định nghĩa,
đặc điểm cấu
tạo phân tử,
tính chất hoá
học của peptit
(phản
ứng
thuỷ phân)

-Viết
được
các
PTHH
cho tính chất
hóa học của
amin, amino

axit, peptitprotein.
- So sánh
được
tính
bazơ của các
amin.
-

- Tìm công
thức phân tử
amin dựa vào
thành phần %
các nguyên tố.
- Đề xuất các
tính chất của
peptit,
protein.
- Hướng giải
quyết các bài
tập về phản
ứng thủy phân
hoàn toàn và
không hoàn
toàn peptit,
protein trong
môi trường
axit và trong
môi trường
kiềm.
- Năng lực

tính toán hóa
học: tính theo
phương trình
hóa học.
- Tìm lượng
chất dựa vào
phản
ứng
cháy,
phản
ứng với axit,
bazơ,
trùng
ngưng.
- Dựa vào
khối
lượng
muối bài cho

- Tính theo
phương trình
hóa học thông
thường.

Vận dụng
cao
- Nhận định
đúng, sai khi
làm bài tập.
- Phân biệt

các loại hợp
chất hữu cơ.
- Tính toán
tìm công thức
cấu tạo của
hợp chất khi
đã biết công
thức phân tử.

- Sử dụng
hiệu suất vào
tính toán.
- Vận dụng
giải bài tập
tìm công thức
phân tử, công
thức cấu tạo
của amin,
aminoaxit,


Bài tập thực
hành/Thí
nghiệm/ gắn
với hiện tượng
thực tiễn

- Mô tả và
nhận biết
được các hiện

tượng thí
nghiệm

- Giải thích
được các hiện
tượng thí
nghiệm



peptit.
- Tính khối
lượng của các
chất hữu cơ.

- Giải thích
được một số
hiện tượng thí
nghiệm liên
quan đến thực
tiễn

- Phát hiện
được một số
hiện tượng
trong thực tiễn
và sử dụng
kiến thức hóa
học để giải
thích.


4. HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP.
1. Câu hỏi định tính.
a. Mức độ biết:
Câu 1. Trong các chất dưới đây chất nào là amin bậc 2 ?
1. CH3 – NH2
2. CH3 – NH – CH3
3. (CH3)(C2H5)2N
4. (CH3)(C2H5)NH
5.
(CH3)2CHNH2
A. 1, 2
B. 3, 4
C. 2, 4
D. 4, 5
Câu 2. N, N- Etylmetylpropanamin có CTCT là
A. (CH3)(C2H5) NCH2CH2CH3
B. (CH3)2CH(CH3)NC2H5
C. (CH3)2NC2H5
D. (CH3)(C2H5)CHN(CH3)2
Câu 3. Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CxHyN (x ≥ 1)
B. CnH2n + 3N (n ≥ 1)
C. CnH2n +1 N (n ≥ 1)
D. C2H2n - 5N
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
A. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước
B. Các amin khí có mùi tương tự aminiac, độc
C. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen
D. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các amin đều có tính bazơ
B. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3
C. Amin tác dụng được với axit tạo ra muối
D. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng
tính
Câu 6. Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A Anilin có tính bazơ, phenol có tính axit
B. Dd anilin làm xanh quỳ tím, dd phenol làm đỏ quỳ tím
C. Anilin và phenol đều dễ tham gia phản ứng thế với dd Br2 tạo kết tủa trắng
D. Anilin và phenol đều có thể tham gia phản ứng cộng H2 vào nhân thơm
Câu 7: Hợp chất đa chức và hợp chất tạp chức giống nhau ở chỗ
A. đều là hợp chất có nhiều nhóm chức.
B. đều là hợp chất chứa các nhóm chức giống nhau.
C. phân tử luôn có liên kết π.
D. mạch cacbon trong phân tử có liên kết π.
Câu 8: Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo thu gọn: HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Tên gọi của
X
A. glixin.
B. alanin.
C. axit ađipic.
D. axit glutamic.
Câu 9: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?


A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.
B. Amino axit có tính lưỡng tính.
C. Amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng.
D. Amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử H trong phân tử.
Câu 10: Cho các chất sau: Ancol etylic, phenol, anilin, etylaxetat, metyl amin, glyxin lần lượt tác dụng

với dung dịch HCl, dung dịch NaOH. Viết các phương trình hóa học có thể xảy ra ?
b. Mức độ hiểu:
Câu 1. Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
C. C6H5CHOHCH3 và C6H5NHCH3
D. C6H5CH2OH và (C6H5)2NH
Câu 2. Hiện tượng nào sau đây không đúng?
A. Nhúng quỳ tím vào dung dịch metyl amin thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
B. Phản ứng giữa khí metyl amin và khí HCl xuất hiện khói trắng
C. Nhỏ vài giọt dd Br2 và dd anilin thấy xuát hiện kết tủa trắng
D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dd etyl amin thấy xuất hiện màu xanh
Câu 3. Anilin thường bám vào ống nghiệm. Để rửa sạch anilin người ta thường dùng dung dịch nào sau
đây trước khi rửa lại bằng nước:
A. axit mạnh
B. bazơ mạnh
C. muối ăn
D. nước đường
Câu 4. Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. CH3NHCH3
B. NH3
C. CH3NH2
D. C6H5NH2
Câu 5 Dãy gồm các chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. anilin, metyl amin, NH3
B. đimetyl amin, amoniac, natri axetat
B. anilin, amoniac, natri hyđroxit
D. amoniclorua, metyl amin, natrihyđroxit
Câu 6. Dung dịch metyl amin có thể tác dụng với chất nào sau đây: Na 2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng,
CH3COOH, C6H5ONa, quỳ tím:

A. FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, quỳ tím B. Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng, C6H5ONa
C. FeCl3, quỳ tím
D. Na2CO3, H2SO4 loãng, quỳ tím
Câu 7: Cho 3 chất hữu cơ: NH2CH2COOH (1); CH3CH2CH2CH2NH2 (2); CH3CH2COOH (3). Nhiệt độ
nóng chảy của chúng được xếp theo trình tự giảm dần là
A. (2) < (3) < (1).
B. (1) > (3) > (2).
C. (3) < (2) < (1).
D. (2) > (1) > (3).
Câu 8: Glyxin phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây (điều kiện phản ứng xem
như có đủ):
A. Quỳ tím , HCl , NH3 , C2H5OH.
B. NaOH, HCl, C2H5OH, H2N- CH2 - COOH
C. Phenoltalein , HCl , C2H5OH , NA.
D. Na , NaOH , Br2 , C2H5OH.
Câu 9: Số đồng phân của hợp chất hữu cơ thơm có công thức phân tử C 7H7NO2 (không tham gia phản
ứng tráng gương) là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 10: Viết các phương trình theo các quá trình sau.
a. Cho dung dịch Br2 dư tác dụng với anilin.
b. Cho dung dịch NaOH dư tác dụng với dung dịch alanin thu được dung dịch X.
c. Trùng hợp metylmetacrylat để điều chế thuỷ tinh hữu cơ.
d. Trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic để điều chế nilon-7.
c. Mức độ vận dụng:
Câu 1. Để khử mùi tanh của cá, nên sử dụng dung dịch nào sau đây:
A. Nước đường
B. Nước muối

C. giấm
D. Rượu
Câu 2. Anilin thường bám vào ống nghiệm. Để rửa sạch anilin người ta thường dùng dung dịch nào sau
đây trước khi rửa lại bằng nước:


A. axit mạnh
B. bazơ mạnh
C. muối ăn
D. nước đường
Câu 3. Xếp các chất sau theo chiều giảm dần tính bazơ: C2H5NH2 (1), CH3NH2 (2), NH3 (3), NaOH (4)
A. (4) > (1) > (2) > (3) B. (2) > (4) > (1) > (3) C. (3) > (1) > (2) > (4)
D. (4) > (2) > (1) . (3).
Câu 4. Trật tự tăng dần tính bazơ của dãy nào sau đây là không đúng:
A. C6H5NH2 < NH3
B. NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2
C. CH3CH2NH2 < (CH3)3NH
D. p – CH3C6H4NH2 < p – O2NC6H4NH2
Câu 5: Số đồng phân của các chất có công thức phân tử C 4H10O (1), C4H9Cl (2), C4H10 (3), C4H11N (4)
theo chiều tăng dần là:
A. (3), (2), (1), (4).
B. (4), (1), (2), (3).
C. (2), (4), (1), (3). D. (4), (3), (2), (1).
Câu 6: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C3H7O2N, A tác dụng được với dung dịch NaOH tạo
khí làm xanh quỳ ẩm, dung dịch HCl và làm mất màu dung dịch brom. Công thức cấu tạo đúng của A là
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. CH2=CHCOONH4.
C. HCOOCH2CH2NH2.
D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 7: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O.

H2NCH2COOH + HCl → HOOCCH2NH3Cl.
Hai phương trình phản ứng hoá học sau, chứng minh được nhận định rằng:
A. Glyxin là một axit.
B. Glyxin là một bazơ.
C. Glyxin là một chất lưỡng tính.
D. Glyxin là một chất trung tính.
Câu 8. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H11N.
a. Tính phần trăm theo khối lượng của N trong hợp chất.
b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của X ? Gọi tên các chất theo tên gốc chức.
d. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm trên hai chất phenol và anilin, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai:
A. Cho nước brom vào thì cả hai đều cho kết tủa trắng.
B. Cho dung dịch HCl vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất, còn anilin tách làm hai lớp.
C. Cho dung dịch NaOH vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất, còn anilin tách làm hai lớp.
D. Cho hai chất vào nước, với phenol tạo dung dịch đục, với anilin hỗn hợp phân làm hai lớp.
Câu 2 Cách thuận lợi nhất để nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 là
A. nhận biết bằng mùi. B. thêm vài giọt dung dịch H2SO4. C. thêm vài giọt dung dịch Na2CO3
D. Đưa đầu đũa thuỷ tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung
dịch CH3NH2.
NaOH
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: C9H17O4N (X) 
→ C5H7O4NNa2 (Y) + 2C2H5OH.
Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là
A. CH3OOCCH2CH(NH2)CH2COOCH(CH3)2, NaOOCCH2CH(NH2)CH2COONa.
B. C2H5OOCCH2CH(NH2)CH2OOCC2H5, NaOOCCH2CH(NH2)CH2COONa.
C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOC4H9, NaOOCCH2CH(NH2)CH2COONa.
D. C2H5OOCCH2CH(NH2)CH2COOC2H5, NaOOCCH2CH(NH2)CH2COONa.
Câu 4: Một hợp chất hữu cơ A mạch thẳng có công thức phân tử là C 3H10O2N2. A tác dụng với kiềm tạo
thành NH3. Mặt khác, A tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối amin bậc I. Công thức cấu tạo của A


A. H2NCH2CH2COONH4.
B. CH3CH(NH2)COONH4. C. A và B đều đúng. D. A và B đều sai.
NaOH
HCl
Câu 5: Cho dãy chuyển hóa:
Glyxin +
→ X +
→ Y
NaOH
Glyxin +HCl

→ Z +
→ T.

Y và T lần lượt là:
A. đều là ClH3NCH2COONa
B. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa
C. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa D. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa
2. Câu hỏi định lượng.
a. Mức độ biết:


Câu 1. Hợp chất hữu cơ X mạch hở trong đó N chiếm 23,73% về khối lượng. Biết X tác dụng với HCl
theo tỉ lệ mol 1:1. CTPT của X là:
A. C2H7N2
B. C3H7N
C. C3H9N
D. C4H11N
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 2 amin mạch hở thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Tên của 2 amin là:
A. Metylamin và etylamin

B. Etylamin và propylamin
C. propylamin và butylamin
D. Etylmetylamin và đimetylamin
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn một amin no đơn chức thu được VH2O = 1,5 VCO2. CTPT của amin là:
A. C2H7N
B. C3H9N
C. C4H11N
D. C5H13N
Câu 4: Tìm công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X chứa 32% C; 6,667% H; 42,667% O; 18,666% N.
Biết phân tử X có một nguyên tử N và X có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
A. H2NCH2COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. HCOONH3CH3. D. CH3COONH4
Câu 5: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 3:1:4:7. Biết phân
tử X có 2 nguyên tử nitơ. Công thức phân tử của X là:
A. CH4ON2.
B. C3H8ON2.
C. C3H8O2N2.
D. C2H5NO2
Câu 6: Sản phẩm của phản ứng este hoá giữa amino axit X và metanol thu được este có tỉ khối hơi so
với propin bằng 2,225. Tên gọi của X là
A. alanin.
B. glyxin.
C. axit glutamic.
D. Lysin.
b. Mức độ hiểu:
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lit khí oxi (đktc). CTPT
của amin là
A. C2H5NH2
B. CH3NH2
C. C4H9NH2

D. C3H7NH2
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp bậc 1 thu được 2,24 lit CO 2
(đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức của 2 amin là
A. CH3NH2 và C2H5NH2
B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2
D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp trong dãy đồng đẳng thu được CO 2 và
nước với tỉ lệ số mol nCO2 : nH2O = 1 : 2. Công thức phân tử của 2 amin lần lượt là
A. C2H7N và C3H9N
B. CH5N và C2H7N
C. C3H9N và C4H11N
D. C4H11N và C5H13N
Câu 4: Amino axit X chứa một nhóm chức amin bậc I trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X
thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. X là hợp chất nào sau đây:
A. H2NCH2COOH.
B. H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH(NH2)COOH.
D. CH3CH2CH2(NH2)COOH
Câu 5: X là một axit α-monoamino monocacboxylic, có tỉ khối hơi so với không khí là 3,07. X là
A. glixin.
B. alanin.
C. axit α - aminobutiric.
D. axit glutamic.
Câu 6. Nếu đốt cháy hết m gam poli etilen cần dùng 6720 lít O 2 (đktc). Giá trị của m và hệ số polime
hóa là
A. 2,8 kg và 100
B. 5,6 kg và 50
C. 8,4 kg và 50
D. 4,2 kg và 200

Câu 7. Thuỷ phân 2500 gam protein X thu được 850 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000
đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là
A. 328.
B. 453.
C. 479
D. 382.
Câu 8: X là một α-aminoaxit mạch thẳng chỉ chứa một nhóm –NH 2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3
gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,95 gam muối clorua của X.
a. Tìm CTCT thu gọn của X ?
b. Cho 5,15 gam X tác dụng với 60ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y
thu được bao nhiêu gam chất rắn.
c. Mức độ vận dụng:


Câu 1. Cho 20 gam hh 3 amin đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dd HCl 1M. Cô cạn dd thu được
31,68g hỗn hợp muối. Thể tích dd HCl đã dùng là:
A. 16 ml
B. 32 ml
C. 100 ml
D. 320 ml
Câu 2. Amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,81 gam muối. X

A. metanamin
B. etanamin
C. propanamin
D. benzenamin
Câu 3. Khi cho 13,95 gam anilin tác dụng với 0,2 lit dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn khối lượng muối thu được là:
A. 25,9
B. 20,25

C. 19,425
D. 27,15
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO 2, 0,56 lít khí N2 (các khí
đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2NCH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-COO-C2H5. D. H2N-CH2-COO-C3H7.
Câu 5: Một amino axit (X) có công thức tổng quát NH 2RCOOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được
6,72 lít CO2 (đktc) và 6,75 gam H2O. CTCT của X là :
A. CH2NH2COOH
B. CH2NH2CH2COOH
C. CH3CH(NH2)COOH
D. Cả B và C
Câu 6: Cho 4,41 gam một aminoaxit X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho ra 5,73 gam muối. Mặt
khác cũng lượng X như trên nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,505 gam muối clorua.
Xác định CTCT của X.
A. HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH
B. CH3CH(NH2)COOH
C. HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH
D. Cả A và C
Câu 7:
Amin no đơn chức, mạch hở X chứa 23,73 % N về khối lượng.
a. Tìm công thức phân tử của X.
b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của X ? Gọi tên.
Câu 11:
A là amino axit. Cho 100ml dung dịch A 0,2M tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch NaOH
0,25M. Cô cạn dung dịch này thì thu được 3,82 gam muối khan. Mặt khác, 80 gam dung dịch A 7,35%
tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 0,8M.
a. Xác định công thức phân tử của A ?
b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A ?
d. Mức độ vận dụng cao:

Câu 1: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp của nhau, tác dụng vừa đủ
với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên được trộn theo
tỉ lệ số mol 1:10:5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của 3 amin là
A. C2H7N, C3H9N, C4H11N.
B. C3H9N, C4H11N, C5H13N.
C. C3H7N, C4H9N, C5H11N.
D. CH3N, C2H7N, C3H9N.
Câu 2: Dung dịch X của HCl và H2SO4 có pH = 2. Hốn hợp Y gồm 2 amin no, đơn chức, bậc 1 có số C
trong phân tử < 5. Để trung hòa 0,885 gam hh Y cần vừa đủ 1,5 lit dd X. CTPT 2 amin là :
A. C2H5NH2 , C3H7NH2
B.C2H5NH2 , C4H9NH2
C.CH3NH2 ,C3H7NH2
D.
C3H7NH2 ,C4H9NH2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng 1 lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO 2,
12,6 gam H2O và 69,44 lit N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó O2 chiếm 20% thể
tích không khí. CTPT của X là
A. C4H14N4
B. C2H7N
C. C2H8N2
D. C3H10N2


Câu 4: Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, O, N) và ancol metyliC. Tỉ khối hơi của A
so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este A thu được 13,2 gam CO 2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít
N2 (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của A, B lần lượt là
A. CH(NH2)2COOCH3; CH(NH2)2COOH.
B. CH2(NH2)COOH; CH2(NH2)COOCH3.
C. CH2(NH2)COOCH3; CH2(NH2)COOH.
D. CH(NH2)2COOH; CH(NH2)2COOCH3.

Câu 5: A là một amino axit trong phân tử ngoài các nhóm cacboxyl và amino không có nhóm chức nào
khác Biết 0,1 mol A phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch HCl 1M tạo ra 18,35 gam muối. Mặt khác,
22,05 gam A khi tác dụng với một lượng NaOH dư, tạo ra 28,65 gam muối khan. Biết A có cấu tạo mạch
không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí α. Công thức cấu tạo thu gọn của A là
A. HOOCCH(NH2)COOH.
B. HOOCCH2CH(NH2)COOH.
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
D. CH3CH2CH(NH2)COOH.
Câu 6: Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được
dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M . Phần trăm khối lượng của mỗi chất
trong X là:
A. 58,53 % và 41,47 %
B. 55,83 % và 44,17 %
C. 53,58 % và 46,42 %
D. 52,59 % và 47,41%
3. Bài tập thực hành/Thí nghiệm/ gắn với hiện tượng thực tiễn
a. Mức độ biết:
Câu 1. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt
3 chất lỏng trên là
A. dung dịch NaOH
B. Quỳ tím
C. Dung dịch phenolphtalein
D. Nước Br2
b. Mức độ hiểu:
Câu 1. Có 4 chất đựng trong 4 lọ mất nhãn: phenol, anilin, benzen, stiren. Thứ tự nhóm thuốc thử nào
sau đây có thể nhận biết 4 chất trên?
A. Quỳ tím, dd Br2
B. dd Br2, dd NaOH
C. dd Br2, dd NaCl
D. Quỳ tím, dd NaOH

c. Mức độ vận dụng:
Câu 1. Có 4 dd riêng biệt mất nhãn: anilin, metyl amin, axit axetic, anđehit axetic. Thứ tự thuốc thử nào
sau đây nhận biết được 4 dung dịch trên:
A. dd NaCl, dd Br2
B. Quỳ tím, dd AgNO3/NH3,t0C
C. Quỳ tím, dd Br2
D. B, C
Câu 2: Cho các hợp chất: anilin, isopropylamin, N-metyletanamin, phenylamoni clorua và các chất
được ký hiệu Ala, Val, Glu. Tổng số chất làm quỳ tím ẩm đổi màu là:
A. 4.
B. 3.
C. 5
D. 6
Câu 3: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đựng trong các lọ mất nhãn: Anilin, ancol
etylic, benzen, axit axetic, anđehit fomic, etyl amin.
d. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1. Để nhận biết các chất: CH3NH2, C6H5NH2, C6H5OH, CH3COOH trong các bình mất nhãn riêng
biệt, người ta dùng
A. dd HCl và quỳ tím
B. Quỳ tím và dd Br2
C. dd NaOH và dd Br2
D. Phenolphtalein và dd NaOH


5. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a. Phương pháp và kí thuật dạy học chủ yếu:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác ( thảo luận nhóm,,)
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, xem video, ..)
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.

- Phương pháp sử dụng câu hỏi và bài tập.
b. Các hoạt động cụ thể:
TIẾT 3
AMINO AXIT
Hoạt động 1: Khái niệm, cấu tạo.
Hoạt động 2: Danh pháp.
Hoạt động 3: Tính chất vật lí.
Hoạt động 4: Tính chất hóa học.
Hoạt động 5: Phản ứng trùng ngưng.
Hoạt động 6: Ưng dụng.
Hoạt động 7: Củng cố.
Hoạt động của thầy và trò
HĐ vào bài: Hợp chất hữu cơ tạp chức? Đã biết những
hợp chất tạp chức? Tính chất hóa học của các hợp chất
hữu cơ tạp chức?
HS: Là những hợp chất hữu cơ phân tử có hai hay nhiều
nhóm chức khác loại. VD: các chất gluxit. Hợp chất hữu
cơ tạp chức có tính chất hóa học của những chức tạo nên
chất và có tính chất riêng.
GV: Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu một loại chất hữu cơ
tạp chức đó là amino axit. Thành phần, cấu tạo, tính chất
vật lí, hóa học của amino axit?
HĐ 1: Định nghĩa, cấu tạo
HS nghiên cứu SGK
- Đặc điểm cấu tạo của các hợp chất amino axit? Công
thức chung?
- Định nghĩa?
HS: Thành phần phân tử: C, H, O, N.
Cấu tạo: phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl.

(NH2)xR(COOH)y
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử
chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl
(COOH).
GV ghi nhận ý kiến của HS và bổ sung: trong amino axit,
NH2 là nhóm thế.
GV
-Tính chất của các nhóm chức trong phân tử amino axit?
Những tương tác hóa học có thể xảy ra trong phân tử
amino axit?

Nội dung

I. Định nghĩa, cấu tạo và danh pháp
1. Định nghĩa
Thành phần phân tử: C, H, O, N.
Công thức chung (NH2)xR(COOH)y
x,y ≥ 1
Khái niệm: Amino axit là loại hợp chất hữu
cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời
nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl
(COOH).

2. Cấu tạo phân tử
*Ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại ở
dạng ion lưỡng cực (muối nội)
*Trong dd dạng ion chuyển một phần nhỏ
thành dạng phân tử.

→ H3N+RCOOH2NRCOOH ¬



dạng phân tử
dạng ion lưỡng cực


- Viết cân bằng hóa học giữa dạng ion lưỡng cực và dạng
phân tử của amino axit NH2RCOOH
HS:
- Nhóm NH2 có tính bazơ, nhóm COOH có tính axit vì
vậy giữa chúng có thể xảy ra sự nhường thu proton.
H2NRCOOH ↔ H3N+RCOOGV ghi nhận ý kiến của HS và nhấn mạnh: ở trạng thái
kết tinh amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối
nội) trong dd dạng ion chuyển một phần nhỏ thành dạng
phân tử.
HĐ 2: Danh pháp
GV: HS nghiên cứu SGK, cho biết qui luật gọi tên amino
axit theo: tên thay thế, tên bán hệ thống
HS:
- Tên thay thế: axit số chỉ vị trí-tên nhóm thếtên mạch
chính-oic
- Tên bán hệ thống: axit chữ cái HL chỉ vị trí-tên nhóm
thếtên thông thường của axit tương ứng
GV lưu ý HS
- Nhóm NH2 là nhóm thế
- Trong tên bán hệ thống, tên axit là tên thường
HS gọi tên chất sau theo hai cách

3. Danh pháp
Amino axit có 3 cách gọi tên

- Tên thay thế
- Tên bán hệ thống
- Tên thường
*Tên thay thế
axit số chỉ vị trí-tên nhóm thếtên mạch
chính-oic
*Tên bán hệ thống
axit chữ cái HL chỉ vị trí-tên nhóm thếtên
thông thường của axit tương ứng

CH2CH2CH(NH2)COOH

OH

HS: axit 2-amino-4-(4-hiđroxiphenyl)butanoic
axit ∝- amino-δ-(p-hiđroxiphenyl)butiric
HĐ 3: Tính chất vật lí
GV: HS nghiên cứu SGK, cho biết những tính chất vật lí
đặc trưng của amino axit? Giải thích.
HS: Amino axit là các chất rắn, không màu, vị ngọt
Nhiệt độ nóng chảy cao (khi nóng chảy phân hủy)
Dễ tan trong nước
Vì amino axit tồn tại dưới dạng muối nội, là hợp chất ion
HĐ 4: Tính chất hóa học
GV: từ đặc điểm cấu tạo phân tử amino axit, hãy dự đoán
tính chất hóa học của amino axit?
HS: amino axit có tính chất bazơ, tính chất axit và tính
chất riêng
GV biểu diễn TN: nhúng quì tím lần lượt vào các dd
glyxin, axit glutamic, lysin

HS:
- Quan sát, nêu hiện tượng, giải thích khái quát chung về
tính axit-bazơ của amino axit.
- GV yêu cầu HS viết pthh của pư giữa glyxin với dd
HCl, NaOH ở dạng phân tử từ đó rút tính chất chung của
amino axit?

II. Tính chất vật lí
Amino axit là những chất rắn ở dạng tinh
thể không màu, vị hơi ngọt
Dễ tan trong nước
III. Tính chất hóa học
1. Tính chất axit-bazơ của dung dịch
amino axit
-Trong dd, glyxin có cân bằng:

→ H3N+CH2COOH2NCH2COOH ¬


dd glyxin không làm đổi màu quì tím
-Axit glutamic có cân bằng:


HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH ¬


-

OOC-CH2CH2CH(NH3+)COO- + H+
dd axit glutamic làm quì tím hoá hồng

-Lysin có cân bằng:


H2N[CH2]4CH(NH2)-COOH + H2O ¬


H3N+[CH2]4-CH(NH3+)-COO- + OHdd Lysin làm quì tím hoá xanh
TQ: Amino axit (NH2)xR(COOH)y
- Khi x = y, pHdd ≈ 7
- Khi x > y, pHdd > 7
- Khi x < y, pHdd < 7


- HS: aa tác dụng với dd axit mạnh, dd bazơ mạnh → 2. Tính chất lưỡng tính
amino axit có tính chất lưỡng tính.
Amino axit tác dụng với dd axit vô cơ
HS viết pthh của phản ứng este giữa glyxin với etanol và mạnh và dd bazơ mạnh
cho biết vai trò của khí HCl trong phản ứng này
H2NCH2COOH+HCl→ClH3NCH2COOH
H2HCH2COOH + C2H5OH H2NCH2COOC2H5 + H2O
H3N+RCOO- + HCl →ClH3NCH2COOH
Vai trò của HCl
H2NCH2COOH+NaOH→H2NCH2COONa
- Axit hóa nhóm COOH
- Xúc tác
3. Phản ứng este hóa của nhóm COOH
HĐ 5: Phản ứng trùng ngưng
H2HCH2COOH
+
C2H5OH

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK cho biết điều kiện H2NCH2COOC2H5 + H2O
về cấu tạo để các aa tham gia pư trùng ngưng.
4. Phản ứng trùng ngưng
-GV hướng dẫn HS viết pthh và đề nghị HS cho biết đặc Các ε - hoặc ω -amino axit tham gia pư
điểm của phản ứng trùng ngưng
trùng ngưng khi có xt, nhiệt độ tạo polime
GV ghi nhận ý kiến của HS và kết luận
thuộc loại poliamit.
* Các aa có nhóm NH2 từ C6 trở lên tham gia pư trùng NH [CH ] COOH
HN[CH2]5COn +
2
2 5
ngưng khi có xt, nhiệt độ tạo polime thuộc loại poliamit.
nH2O
tơ nilon-6
- Sản phẩm của pư ngoài poliamit còn các phân tử nước.
Sản phẩm của pư ngoài poliamit còn các
HĐ 6: Ứng dụng
phân tử nước.
HS đọc và nghiên cứu SGK, cho biết những ứng dụng
IV. Ứng dụng: SGK
của các amino axit?
HĐ 7: Củng cố bài: GV cho các nhóm thảo luận trả lời các câu sau:
Câu 1: Viết pthh phản ứng trùng ngưng axit ω -aminoenantoic tạo tơ nilon-7, của axit ω -aminoenantoic
tác dụng với dd HCl, tác dụng với dd NaOH.
Câu 2: Trong các chất sau: Cu, HCl, C2H5OH/HCl bão hoà, HNO3, KOH, Na2SO4, CH3OH/khí HCl.
Axit amino axetic tác dụng được với những chất nào? Viết các PTPƯ.
●HDVN: Làm toàn bộ bài tập trong SGK + 3.16; 3.17 (SBT)
Tìm hiểu bài : peptit và protein
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Ưu điểm:
- Nội dung chuyên đề phù hợp với yêu cầu dạy, học hiện nay.
- Giúp học sinh phát hiện nhanh dạng bài tập và định hướng đúng đắn cho việc giải bài tập dạng này.
- Góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông.
- Góp phần nâng cao khả năng tiếp cận với hướng ra đề của kì thi quốc gia.
2. Nhược điểm:
- Vấn đề đưa ra trong chuyên đề chưa thật sâu sắc.
3. Nội dung giao về nhà:
- Tiếp tục hoàn thành các phần kiến thức liên quan đến bài amin.
- Sử dụng bài amin để tiếp tục hoàn thiện cách kiểm tra đánh giá các bài tiếp theo: aminoaxit, peptit,
protein …



×