GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8
TUẦN 22 - TIẾT 90: VĂN BẢN: CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu)
- Lí Công Uẩn I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng
cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “
Chiếu dời đô ”.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu, thấy được sức thuyết phục to lớn của “
Chiếu dời đô ” là sự kết hợp giữa lí và tình cảm; biết vận dụng bài học để viết văn nghị
luận.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên : soạn giáo án, tranh ảnh đền thờ Lí Bát Đế, Chùa Bút Tháp, tượng đài
Lí Công Uẩn
- Học sinh: Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bản dịch thơ của bài “Đi đường” Và phân tích giá
trị ND- NT của bài thơ?
2. Bài mới:
Kể tên các địa danh đã từng đóng vai trò thủ đô của nước ta trong lịch sử?
Phong Châu, Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Đông Đô, Phú Xuân, Hà Nội. Hà Nội trở
thành thủ đô nước ta từ bao giờ và gắn liền với những sự kiện lịch sử nào...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm
Giới thiệu vài nét về tác giả?
* Tác giả(974- 1028)
Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả
thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngoạ
Triều(Lê Long Đĩnh) mất, ông được triều
thần tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là
Thuận Thiên.
- Tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ
Bắc Giang(nay thuộc Từ Sơn- Bắc Ninh)
- Ông thông minh, tài giỏi, nhân ái, có chí
lớn
- Là vị vua đầu, là người sáng lập nên
triều Lí(1009-1225)
Trình bày những hiểu biết của em về tác * Tác phẩm
phẩm?
- Thể chiếu(thuộc kiểu VB nghị lụân)
Em hiểu gì về thể chiếu?
- Viết bằng chữ Hán
Chiếu là thể văn cổ, do vua dùng để ban
- Viết vào năm 1010 bày tỏ ý định dời đô
bố mệnh lệnh.
từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Thể loại chiếu xuất hiện từ thời cổ đại của
TQ, ban đầu gọi là mệnh, sau gọi là lệnh,
đến nhà tần đổi là chiếu.
Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền
ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón
nhận một cách trang trọng. Một số bài
chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao,
có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều
đại, đất nước.
HS quan sát SGK
Xác định bố cục của bài văn?
2. Chú thích
3. Bố cục
- Đoạn 1: từ đầu...không thể dời đổi
-> Phân tích cơ sở lịch sử và thực tiễn của
việc dời đô
- Đoạn 2: tiếp...muôn đời
-> Lí do chọn thành Đại la làm kinh đô
Đoạn 3: còn lại
-> Kết luận về việc dời đô
Yêu cầu đọc : Giọng trang trọng, nhấn II. Tìm hiểu văn bản
mạnh sắc thái tình cảm tha thiết, chân 1. Đọc
thành một số câu.
Bài văn nêu luận điểm chính là gì?
Sự cần thiết phải dời đô từ Hoa Lư về Đại
2. Tìm hiểu văn bản
La
Để làm sáng tỏ luận điểm chính tác giả
trình bày những luận điểm phụ nào?
- Vì sao phải dời đô
- Vì sao thành Đại la xứng đáng là kinh
đô
Tác giả mở đầu bài chiếu bằng cách a. Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời
nào?
đô
Mở đầu bài chiếu, Lí Công Uẩn đã viện -Viện dẫn sử sách TQ:
dẫn sử sách TQ nói về các vua đời xưa
cũng từng có những cuộc dời đô.
Đó là những cuộc dời đô nào?
Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô
của các vua nhà Thương, nhà Chu + Nhà Thương năm lần, nhà Chu ba lần
nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời dời đô khiến cho vận nước lâu dài, phong
đô ấy?
tục phồn thịnh
Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?
Em có nhận xét gì về cách lập luận của
tác giả?
-> đưa ra các số liệu cụ thể, suy luận chặt
Chuẩn bị cho lập luận ở phần sau: Trong chẽ
để làm tiền đề tiền cho luận
lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã điểm(Chúng ta nên noi gương)
từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc
Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác
thường, trái với quy luật
Như vậy bản chất của việc dời đo là chính
đáng, có lợi cho DT và tác động lớn đến
vận mệnh đất nước. Sử sách TQ đã ghi rõ
điều này, lẽ nào ta không noi gương họ
Việc viện dẫn tám lần dời đô của một
nước lớn cạnh nước ta lại càng có sức
thuyết phục
Sau khi viện dẫn sử sách TQ, Lí Công
Uẩn đã nhìn lại thực tế lịch sử VN và
đưa ra ý kiến ntn?
- Chứng minh bằng thực tế: triều Đinh, Lê
Theo Lí Công Uốn, kinh đô cũ ở vùng không dời đô là phạm sai lầm lớn
núi Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê là -> Bày tỏ sự đau xót, thái độ phê phán
không còn thích hợp, vì sao?
=> dời đô là hết sức cần thiết
Vì Hoa Lư có địa thế núi non hiểm trở,
ẩm thấp, chật hẹp, chỉ thích hợp với vị trí
phòng ngự lợi hại về quân sự.
Sở dĩ nhà Đinh, nhà Lê đóng đô ở đó vì
hai triều đại này mới khởi đầu XD một
XHPK ở nước ta, thế và lực chưa đủ
mạnh nên họ phải dựa vào đại thế rừng
núi hiểm trở của đất Hoa Lư chưa dám
nghĩ đến việc dời đô đến nơi khác
Đến thời Lí, với việc phát triển lớn mạnh
của đất nước, thì việc đóng đô ở Hoa Lư
không còn phù hợp nữa.
Vậy Lí Công Uẩn đã chọn nơi nào làm
kinh đô mới?
Thành Đại La có những lợi thế gì để
chọn làm kinh đô đất nước?
Thành Đại la xưa trước mắt là sông Hồng,
sau lưng là núi Ba Vì, là trung tâm nối b. Đại La xứng đáng kinh đô
liền các miền của đất nước
- Vị trí địa lí: ở nơi trung tâm đất trời, mở
Đó chính là sự lựa chọn tuyệt vời của trí ra bốn hướng, có núi, có sông, đất rộng
tuệ VN mà người đại diện tiêu biểu là Lí mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh
Công Uẩn
được nạn lụt lội, chật chội
Ngày nay, sau 1000 năm, thủ đô nước - Vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối
CHXHCNVN vẫn là Đại La, là Thăng giao lưu của bốn phương, là mảnh đất
Long, HN, nghĩa là chúng ta đã kế tiếp sự hưng thịnh
nghiệp của cha ông. Điều này càng khẳng
-> Đại La có đủ mọi điều kiện trở thành
định rõ việc dời đô là sáng suốt.
kinh đô.
Tại sao kết thúc bài chiếu Lí Thái Tổ
không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi?
Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
Theo em lí do nào khiến bài chiếu chiếu
giàu sức thuyết phục?
Nguyện vọng dời đô của vua phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân
c. Kết luận
Qua đây ta thấy Chiếu dời đô phản ánh
- Cách kết thúc mang tính chất đối thoại,
khát vọng gì của DT?
trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh
Dời đô chứng tỏ triều Lí đủ sức chấm dứt của vua với thần dân
nạn PK cát cứ, thế và lực của DT Đại Việt
đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc, thể -> Thuyết phục nguời nghe bằng lí lẽ chặt
hiện nguyện vọng của ND xây dựng đất chẽ và tình cảm chân thành
nước độc lập, tự cường.
=> Thể hiện khát vọng của ND về một
đất nước độc lập, tự chủ, phản ánh ý chí
tự cường của DT
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung: Thể hiện khát vọng của ND
về một đất nước độc lập, tự chủ, phản ánh
ý chí tự cường của DT (Ghi nhớ (SGK)
Phân tích trình tự mạch lạc trong hệ thống * Nghệ thuật:
lập luận của tác giả.
- Lập luận chặt chẽ:
+ Nêu sử sách làm tiền đề
+ Soi tiền đề vào thực tế hai triều đại
ĐInh, Lê
+ Kết luận: Đại La xứng đáng là kinh đô
- Kết hợp hài hoà giữa NL và BC
2.Luyện tập
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố:
- Nắm được những nét đặc sắc, giàu sức thuyết phục của bài chiếu
2. Huớng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng phần TK
- Chuẩn bị bài: Câu phủ định