Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 16: Muốn làm thằng Cuội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.67 KB, 6 trang )

Tuần 16 Tiết 62

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
A-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs:
1.Kiến thức: hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà- buồn chán
trước thực tại đen tối và tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng một ước
mộng rất “ngông”
-Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ thất ngôn bát cú
Đường luật của Tản Đà: lời lẽ trong sáng, giản dị, rất gần với lối sống đời thường,
không cách điệu, xa rời, ý tứ hàm súc, khoáng đạt, cảm xúc bộc lộ thật tự nhiên,
thoải mái, giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng, pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.
2.Rèn luyện kĩ năng cảm nhận những nét mới mẻ, phóng túng trong hình
thức một bài thơ Đường luật cổ điển.
3.Thái độ: Giáo dục tinh thần trân trọng sáng tạo của người nghệ sĩ, trân
trọng những ước mơ táo bạo của con người.
B- CHUẨN BỊ:
1.Thầy: Giáo án, sgk, sgv, TKBG.
2 Trò: Sgk, vở ghi, soạn bài theo nd câu hỏi trong sgk
C- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: ÔĐTC:
Hoạt động 2:Kiểm tra sự chuẩn bị của hs:
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của PCT?


? Hãy trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh người chí sĩ cách mạng trong
bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”?
Hoạt động 3: Tổ chức dạy - học bài mới:
*Giới thiệu bài:
Bên cạnh bộ phận văn thơ yêu nước và cách mạng lưu ttruyền bí mật ở nước
ngoài và ở trong tù – như hai bài thơ của hai cụ Phan mà chúng ta vừa học, trên


văn đàn văn học công khai ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX còn xuát hiện những tác
phẩm thơ văn theo khuynh hướng lãng mạn mà Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu là
một trong những cây bút lừng lẫy nhất. bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của ông
tuy vẫn được viết theo thể thơ ttruyền thống nhưng đã chứa đựng nhiều nét mới mẻ
từ nhiều cảm hứng đến giọng điệu….
Hoạt động của thầy và trò
? Tóm tắt những nét chính về
tiểu sử tác giả?

Yêu cầu cần đạt
I-Tìm hiểu chung:
1.Tác giả(1889- 1939)
- Tên thật: Nguyễn Khắc Hiếu
-Quê: Hà Tây
-Bút danh: Tản Đà – Núi Tản Viên, Ba Vì ở
trước mặt, Hắc Giang (sông Đà) bên cạnh nhà
-Là nhà nho, đi thi không đỗ, chuyển sang làm
báo, viết văn thơ.
-Tính tình phóng khoáng, đa cảm, đa tình, hay
rượu, hay chơi, thường vào Nam ra Bắc.
-Suốt đời sống Nghèo, qua đời ở Hà Nội năm
1939
-Được xem là cái gạch nối, là nhịp cầu, là khúc
dạo đầu cho phong trào Thơ Mới lãng mạn


những năm 30 thế kỉ XX.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích:
-Đọc:
-Gv hd hs đọc: giọng nhẹ nhàng,

buồn mơ màng, nhịp thơ thay đổi
-Chú thích: SgkT156
từ 4/3 – 2/2/3; gv đọc mẫu, gọi
hs đọc, nhận xét
3. Tác phẩm:
- Theo 5 chú thích trong sgk
-Nằm trong quyển “Khúc tình con” XB năm
1917
? Nêu xuất xứ của bài thơ?
-Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
? Bài thơ được viết theo thể thơ
nào?
-Đọc 4 câu đầu
? Nhận xét về cách xưng hô của
nhà thơ đối với mặt trăng?

II-Phân tích:
1.4 câu đầu:
“Đêm thu buồn lắm chị hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi”
-Gọi trăng là chị Hằng, xưng là em: Cách xưng
hô tình tứ, mạnh bạo-> trăng trở thành người
bạn, người chị hiền tri âm tri kỉ
-Vì ông chán cs trần thế

? Lí do và mục đích nào khiến
Tản Đà muốn lên cung trăng? Vì
sao lại chán nhưng lại chán có
một nửa?


. XH còn nhiều ngang trái, bất công, đất
nước mất độc lập tự do.
. Tản Đà là một hồn thơ lãng mạn, ông tìm
cách trốn đời, lánh đời nên tìm đến rượu, thơ và
lang bạt vào Nam, ra Bắc.
-Chán nhưng lại chán một nửa vì Tản Đà vãn
tha thiết với cs đời thường


? Em hiểu ntn về các hình ảnh
“cung quế”, “cành đa”, “thằng
Cuội”?

-Theo thần thoại Trung Hoa thì cây quế mọc
bên cung trăng nơi Hằng Nga ở. Còn theo thần
thoại VN thì trên trăng có cây đa cổ thụ, có
thằng Cuội.
=> Giọng thơ hồn nhiên, thể hiện hồn thơ rất
độc đáo, rất ngông của Tản Đà.
2. 4 câu cuối:

? Nhận xét về giọng điệu cảu hai
câu thơ?
-Đọc 4 câu cuối
? Nhu cầu lên trăng để “chơi”.
Cái thú chơi của tác giả nơi cung
trăng là những gì?
? Có gì đặc biệt trong cách dùng
từ và phép đối ở hai câu này?


? Trong hai câu cuối, nhà thơ
tưởng tượng ra hình ảnh gì? Cảm
nhận của em về hình ảnh đó?
? Có 3 hành động chính trong
câu thơ, đó là những hành động
nào, trong đó hành động nào
được nhấn mạnh? (ngồi, trông
xuống, cười)
? Theo em, nhà thơ cười ai, cười
cái gì và vì sao mà cười?

-Có bầu có bạn để quên buồn tủi, để được vui
cùng gió cùng mây, để xa cách hẳn cõi trần thế
bụi bặm, bon chen (cách nói ngông)
-Dùng điệp ngữ: có, cùng; từ ngữ thông dụng:
can chi, thế mới.
-Ý câu trên đối với ý câu dưới
-Làm chú Cuội, tựa vai chị Hằng, nhìn xuống
thế gian cười vào đêm rằm.
=> Hình ảnh tưởng tượng kì thú -> Ngông, lãng
mạn

-Cười những con người tầm thường, lố lăng,
cười vì đã thoát được cõi thế gian đáng buồn,
đáng chán, được sống tự do tự tại cùng thiên
nhiên.
III-Tổng kết:


1. Nghệ thuật:

-Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật nhưng
ngôn ngữ tự nhiên hóm hỉnh
? Nghệ thhuật đặc sắc của bài
thơ?

? Nội dung chủ yếu của bài thơ?

-Tưởng tượng phong phú, táo bạo
2. Nội dung:
Bài thơ là tâm sự của một con người bất hòa
sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa …
(sgkT157)
*Ghi nhớ: SgkT157
*Luyện tập:
1.Thảo luận

-Hs đọc ghi nhớ

2. “Qua Đèo Ngang”: ngôn ngữ bác học..

? Nhận xét về phép đối trong
phần thực và phần luận của bài
thơ?
? So sánh ngôn ngữ và giọng
điệu của bài thơ với ngôn ngữ và
giọng điệu của bài thơ “Qua Đèo
Ngang” của bà huyện Thanh
Quan?
Hoạt động 4. Củng cố:
-Đọc diễn cảm bài thơ? Nội dung chủ yếu của bài thơ là gì?

-Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
Hoạt động 5.HDVN:
-Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc nd và nghệ thuật


- Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra Tiếng Việt
-------------------------------------------------------------



×