Vật lí 10 Cơ bản
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HUỆ
Giáo Án:
Vật lí 10
Cơ bản
Giáo viên: Trần Duy Ngân
Tổ: Vật Lí
Vật lí 10 Cơ bản
Soạn: Dạy:
CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
§1 - CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Hiểu và trả lời các câu hỏi:
+ Chuyển động là gì?
+ Quỹ đạo của chuyển động là gì?
- Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.
- Phân biệt được thời điểm và thời gian.
2. Kỹ năng:
- Chọn hệ quy chiếu, mô tả chuyển động.
- Chọn mốc thời gian, xác định thời gian.
- Trình bày được cách xác định vị trí của một điểm trên một đường cong và trên một mặt phẳng.
- Giải được bài toán đổi gốc thời gian.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Xem lại phần tương ứng trong sách giáo khoa lớp 8 để biết được học sinh đã học được những gì?
- Chuẩn bị tranh về chuyển động cơ.
- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về việc xác định vị trí của một điểm để cho học sinh thảo luận.
- Ví dụ tìm cách hướng dẫn dùng những vật mốc và hệ trục toạ độ để chỉ cho bạn đến trường em
Học sinh:
- Nhắc lại những vấn đề đã học ở lớp 8: thế nào là chuyển động, thế nào là độ dài đại số của một đoạn
thẳng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Nhận biết chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo trong
chuyển động
- Yêu cầu học sinh xem tranh và nêu câu hỏi về kiến thức
lớp 8 để học sinh trả lời.
- Gợi ý cho học sinh một số chuyển động cơ học điển
hình.
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
- Xem tranh, trả lời câu hỏi.
+ Chuyển động cơ là gì? Vật mốc? Cho ví dụ?
+ Chất điểm là gì? Khi nào một vật được coi là chất
điểm?
+ Trả lời câu hỏi C1.
+ Quỹ đạo là gì? Cho ví dụ?
- Đọc sách giáo khoa. Trả lời câu hỏi.
- Tìm cách mô tả vị trí của chất điểm trên quỹ đạo.
- Vẽ hình.
- Trả lời câu hỏi C2.
2) Vật làm mốc, thước đo và hệ toạ độ
- Gợi ý: điểm mốc, chiều dương, thước đo chiều dài để
đo khoảng cách từ vật mốc đến vị trí đang xét.
- Gợi ý: điểm mốc và hệ trục toạ độ vuông góc
- Gợi ý: vẽ hình 1.4 lên bảng, xác định O, Ox, Oy.
- Muốn xác định vị trí của một điểm trên quỹ đạo
tối thiểu cần phải biết những gì? Biểu diễn chúng
như thế nào? Trả lời câu hỏi C2.
- Muốn xác định vị trí của một chất điểm trên mặt
phẳng tối thiểu chúng ta cần phải biết những gì?
Biễu diễn chúng như thế nào? Trả lời câu hỏi C3
3) Mốc thời gian, thời điểm, thời gian.
- Giới thiệu cách đo thời gian, đơn vị
- Hướng dẫn cách biểu diễn, cách tính thời gian.
- Đo thời gian dùng đồng hồ như thế nào?
- Cách chọn gốc thời gian, biểu diễn trên trục số.
Vật lí 10 Cơ bản
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4.
- Khai thác ý nghĩa bảng giờ tàu 1.1 sách giáo khoa.
- Trả lời câu hỏi C4.
4) Hệ quy chiếu
- Gợi ý: vật mốc, trục toạ độ biểu diễn vị trí, trục biểu
diễn thời gian.
- Nêu định nghĩa hệ quy chiếu.
- Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào tập.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy
- Đọc sách giáo khoa phần hệ quy chiếu.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi 1 đến 4 sách giáo
khoa.
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm từ
5 đến 7 sách giáo khoa.
- Ghi nhận kiến thức về những khái niệm cơ bản.
6) Hướng dẫn về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những việc cần chuẩn bị cho bài sau.
Soạn: Dạy:
§2 - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Tốc độ trung bình v
tb
=S/t (lớp 8). (2.1)
- Định nghĩa chuyển động thẳng đều. (2.2)
- Công thức quãng đường s = vt. (2.3)
- Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều: x = x
0
+ vt.
- Chỉ xét trường hợp chuyển động theo chiều + của trục toạ độ.
- Đồ thị của chuyển động thằng đều.
2. Kỹ năng:
- Tính được v
tb
(lớp 8)
- Nhận biết được chuyển động thẳng đều qua bài toán cho các dữ kiện suy ra được v
tb
.
- Áp dụng được s = vt trong BT.
- Lập được phương trình chuyển động. Vận dụng phương trình chuyển động trong bài hai xe gặp nhau
trường cùng chiều.
- Vẽ được đồ thị khi cho phương trình chuyển động. Thấy và xác định được sự gặp nhau trên đồ thị.
II. CHUẨN BỊ:
- Thí nghiệm ảo: có hai chuyển động một thẳng đều, một biến đổi cùng v
tb
trên cả đoạn đường.
- Thí nghiệm giọt nước rơi trong dầu như sách giáo khoa (6 nhóm, 7 bộ thí nghiệm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi 1, 2, 4 của bài 1 trang 11.
- Xác định tốc độ trung bình của một bài toán nhỏ cho s, t.
2) Chuyển động thẳng đều: s = vt
- Trình bày thí nghiệm ảo: so sánh chuyển động đều và
chuyển động thẳng biến đổi.
- Yêu cầu học sinh tính v
tb
và so sánh chúng trong các
đoạn đường khác nhau
- Nhận xét và rút ra định nghĩa.
- Giáo viên nêu thêm các chuyển động thẳng đều trong
thực tế.
- Học sinh nghe, làm thí nghiệm minh hoạ, nêu ví dụ
ngoài thực tế.
- Hoạt động nhóm.
- Trả lời kết quả.
- Ghi nhận vào tập.
- Học sinh làm thí nghiệm sách giáo khoa và kết luận
chuyển động thẳng đều, tính được v
tb
= 3cm/s
3) Quãng đường trong chuyển động thẳng đều
- Giáo viên đặt câu hỏi tìm công thức tính s. - Học sinh tự rút ra công thức S = v
tb
.t
Vật lí 10 Cơ bản
- Ghi nhận vào tập.
4) Với KT phương trình chuyển động
a) Toạ độ của vật chuyển động thẳng: - Giáo viên chỉ nêu
lại vì vừa kiểm tra bài cũ.
b) Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều:
- Giáo viên vẽ hình kết hợp đàm thoại rút ra công thức xác
định x. Sau đó định nghĩa phương trình chuyển động
thẳng đều và ví dụ một phương trình cụ thể.
- Giáo viên nêu ý nghĩa của phương trình chuyển động.
- Làm việc theo nhóm
5) Với đồ thị
- Ôn lại đồ thị của hàm số: y = ax + b.
- Liên hệ với phương trình chuyển động rút ra dạng và vẽ
một đồ thị cụ thể.
- Giáo viên nêu và dùng đàm thoại tìm ra cách giải bằng
phép toán và đồ thị.
6) Củng cố bài tập về nhà
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại tiết học này đã học
những vấn đề gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm 10 bài
trong sách giáo khoa và ôn lại về véctơ.
Chú ý:
sửa một chỗ dòng 17 trang 13 trong sách giáo khoa: thay
vận tốc bằng tốc độ.
- Học sinh trả lời có 4 ý theo sách giáo khoa. Chú ý,
phương trình chuyển động chỉ xét chiều dương chọn
cùng chiều chuyển động.
Soạn: Dạy:
§3,4 - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Viết được công thức, định nghĩa, vẽ vectơ biểu diễn vận tốc tức thời, nêu được ý nghĩa vật lý của các đại
lượng trong công thức.
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều, chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều, nêu được ý nghĩa
vật lý của các đại lượng trong công thức, mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc và gia tốc trong các
chuyển động đó.
- Viết được công thức tính và nêu được đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của gia tốc trong chuyển động
thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều.
- Viết được công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh
dần đều và chậm dần đều, nói đúng dấu của các đại lượng trong các công thức và phương trình đó.
- Xây dựng được công thức tính gia tốc theo vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng biến
đổi đều.
2. Kỹ năng:
- Vẽ được đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Giải được các bài tập đơn giản về chuyển động thẳng biến đổi đều.
II. CHUẨN BỊ:
Dụng cụ để làm thí nghiệm chứng minh về chuyển động thẳng biến đổi gồm có:
- Một máng nghiêng dìa 1m.
- Một hòn bi xe đạp hoặc viên bi ve.
- Một đồng hồ bấm giây.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Vật lí 10 Cơ bản
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ.
- Nêu công thức tính tốc độ trung bình của một chuyển
động thẳng, đơn vị.
- Nêu định nghĩa, công thức quảng đường đi trong
chuyển động thẳng đều.
- Viết phương trình chuyển động trong chuyển động
thẳng đều.
2) Tạo tình huống học tập
- Gọi khoảng 3 học sinh lên quan sát thí nghiệm.
- Đặt câu hỏi:
+ Tốc độ chuyển động của hòn bi trên máng như thế
nào?. Có thể gợi ý:
. Càng ngày càng nhanh.
. Càng ngày càng chậm.
. Như nhau trên suốt đường đi.
+ Có nhận xét gì về tốc độ của hòn bi tại mỗi điểm trên
máng?
. Giống nhau.
. Khác nhau.
- Biểu diễn hình vẽ minh hoạ cho chuyển động của hòn
bi trên máng nghiêng trên bảng.
- Đặt vấn đề: vậy muốn biết tại M hay N hay P hòn bi
đang chạy nhanh hay chậm hơn so với các điểm còn lại
phải làm gì?
- Gợi ý cho học sinh (nếu cần) để các em biết mình phải
tìm tốc độ của hòn bi tại M, N, P.
- Vào bài với mục tiêu 1.
- Quan sát chuyển động thẳng của hòn bi trên ba phần
của máng nghiêng đã chia sẵn.
- Các học sinh còn lại nhận xét và bổ sung câu trả lời
của bạn.
- Phán đoán điều phải làm. Đưa ra ý kiến của mình.
3) Tìm hiểu các khái niệm:
a) Độ lớn của vận tốc tức thời và vectơ vận tốc tức
thời.
- Ghi tựa bài đề mục I.1
- Vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu học sinh viết công thức tính tốc độ trung bình
của xe đi từ M M’.
- Diễn giảng: ta thu ngắn MM’đến khi Δs rất nhỏ trong
khoảng thời gian Δt cũng rất nhỏ thì giá trị V
tb
trong
công thức trở thành giá trị vận tốc tức thời tại M.
- Ghi công thức: V = Δs/Δt
V: độ lớn vận tốc tức thời tại M.
- Liên hệ thực tế phần tốc kế của xe máy, yêu cầu học
sinh trả lời câu C1.
- Yêu cầu học sinh nhận xét quãng đường tìm được
- Đọc mục I.1 đồng thời xem hình vẽ trên bảng.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Trả lời câu C1 (10cm/s).
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Vật lí 10 Cơ bản
trong câu C1 và thời gian trong câu C1 => Δt,Δs rất nhỏ.
- Yêu cầu học sinh đọc mục I.2 và trả lời câu C2.
- Ghi bảng phần in nghiêng màu xanh sau khi yêu cầu
học sinh đọc to trước lớp.
- Yêu cầu học sinh lên bảng biểu diễn vectơ vận tốc tức
thời theo ví dụ mà giáo viên cho thêm.
b) Chuyển động thẳng biến đổi đều:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại chuyển động thẳng đều.
- Đặt câu hỏi: vậy khi tốc độ trung bình của chuyển
động thay đổi trên quãng đường đó gọi là gì? Gi đề mục
I.3.
- Yêu cầu đọc I.3.
- Đặt câu hỏi:
. Ta chỉ xét loại chuyển động nào?
. Trong chuyển động đó có đặc điểm gì?
- Trong chuyển động thẳng đều, để xác định xem xe nào
chạy nhanh hơn hay chậm hơn ta so sánh tốc độ tối đa
của hai xe. Vậy bây giờ tốc độ của mỗi xe đều thay đổi.
Như vậy trong chuyển động thẳng biến đổi đều, muốn
xem xe nào chạy nhanh hơn ta phải dùng đại lượng nào
để so sánh.
c) Gia tốc, vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng
nhanh dần đều
- Ghi đề mục I.1.a lên bảng.
- Diễn giảng để hướng học sinh đến khái niệm gia tốc: ta
thẩy trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tốc độ của
chuyển động thay đổi (vận tốc tức thời) nhưng chúng
thay đổi những lượng bằng nhau theo thời gian. Cho nên
ta sẽ so sánh lượng thay đổi đó của hai xe trong cùng
một khoảng thời gian (phần này có thể dùng số liệu cụ
thể để làm sáng tỏ hơn).
Xét trường hợp tổng quát: giả sử xét xe 1 có vận tốc tại
thời điểm t
0
là V
0
, ở thời điểm t là V.
V - V
0
là ΔV và ta thấy giá trị đó không đổi gọi là a. Nếu
a của xe nào lớn hơn thì xe đó chuyển động nhanh hơn
và a được gọi là gia tốc.
- Yêu cầu học sinh đọc to phần in nghiêng xanh mục
II.1a.
- Ghi phần định nghĩa công thức gia tốc lên bảng.
- Dựa vào công thức yêu cầu học sinh đưa ra đơn vị của
gia tốc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét xem a là đại lượng vô
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên. Trả lời câu C2.
- Ghi vào tập phần trên bảng và các câu trả lời của C1,
C2.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Trả lời câu hỏi.
- Đọc mục I.3.
- Trả lời câu hỏi.
- Ghi nhận phần định nghĩa chuyển động thẳng nhanh
dần đều, chậm dần đều.
- Học sinh theo dõi để trả lời các yêu cầu của giáo
viên.
- Học sinh tính toán và đưa ra nhận xét.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và ghi
nhận phần trên bảng vào tập.
- Học sinh đọc mục I.1b để trả lời câu hỏi.
- Học sinh ghi phần trên bảng.
- Học sinh đọc mục 2 => trả lời yêu cầu của giáo viên.
- Trả lời câu C3.
Vật lí 10 Cơ bản
hướng hay đại lượng vectơ (gợi mở cần thiết).
- Yêu cầu học sinh nhận xét phương, chiều của
a
và
của
0
V
,
V
.
- Ghi phần in nghiêng lên bảng.
d) Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng đều
- Đặt vấn đề: xác định vận tốc trong chuyển động thẳng
nhanh dần đều.
- Ghi lên bảng đề mục 2.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 => Công thức 3.2.
- Yêu cầu nhận xét công thức 3.2 => dạng đồ thị vận tốc
- thời gian.
- Ghi lên bảng công thức 3.2 và hình 3.5.
e) Quãng đường đi được của chuyển động thẳng
nhanh dần đều
- Ghi đề mục 3 lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 3 và trả lời câu hỏi.
- Ghi công thức 3.3.
f ) Công thức liên hệ giữa a, V, S trong chuyển động
thẳng nhanh dần đều.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 4 rồi thiết lập công thức 3.4.
- Yêu cầu một học sinh lên bảng xây dựng công thức
3.4.
- Nhắc lại học sinh phần dấu của a và V trong công thức
g) Xây dựng phương trình chuyển động của chuyển
động thẳng nhanh dần đều
- Ghi đề mục 5 lên bảng.
- Vẽ hình 3.7 lên bảng.
- Dựa vào hình vẽ và cách xây dựng phương trình
chuyển động thẳng đều thiết lập công thức 3.5.
- Chia thành 12 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm xem lại công thức 3.5 và ý nghĩa
các đại lượng trong công thức đó.
Ví dụ : số liệu cụ thể.
- Sau 5 phút, đề nghị nhóm trưởng của các nhóm trình
bày kết quả nhóm mình, các nhóm còn lại nhận xét và
đánh giá mức độ đúng sai.
- Chỉnh sửa và đưa ra nhận xét cuối cùng.
Lưu ý học sinh cách chọn mốc thời gian và gốc tọa độ.
h) Gia tốc, vận tốc, quãng đường đi được trong
chuyển động thẳng chậm dần đều
- Tổng kết lại toàn bộ các công thức 3.2, 3.3, 3.4, 3.5
đồng thời nhấn mạnh:
.
0
,VVa
↑↑
. a cùng dấu với V.
. Chiều dương là chiều chuyển động của vật.
. Gốc thời gian tại thời điểm t
0
.
- Đặt vấn đề: các công thức trên nếu trong chuyển động
thẳng chậm dần đều thì có thay đổi gì?
- Ghi đề mục III.1 a.b lên bảng.
- Yêu cầu đọc mục 1.
- Cho học sinh nhận xét về dấu của a so với dấu của vận
tốc. Giải thích tại sao?
- Ghi vào vở phần trên bảng và phần trả lời câu C3.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Ghi phần trên bảng.
- Trả lời câu C4, C5.
- Ghi trả lời C4, C5 vào vở sau khi giáo viên chỉnh sửa
hoàn chỉnh.
- Đọc mục 4
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Theo dõi trên bảng và trả lời các câu hỏi do giáo viên
đặt ra.
- Hoạt động nhóm:
. Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, bàn
bạc, thảo luận với nhau đối với từng nhóm và đưa ra
kết quả.
. Cử đại diện nhóm trưởng.
- Đọc các công thức theo yêu cầu của giáo viên và trả
lời câu hỏi của giáo viên đặt ra.
- Đọc mục III.1
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Ghi lại nội dung trên bảng vào vở.
- Đọc mục III.2.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Đọc mục 3.
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Trả lời câu C7,
C8.
Vật lí 10 Cơ bản
- Nhấn mạnh lại nhận xét cuối cùng.
- Ghi bảng phần in nghiêng xanh.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2. Cho biết trong chuyển
động thẳng chậm dần đều V tăng hay giảm theo thời
gian.
- Từ công thức 3.2 kết hợp nhận xét ở trên, yêu cầu học
sinh nhận xét dấu của a so với dấu của vận tốc => hình
dạng đồ thị.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 3.
- Yêu cầu học sinh nhận xét công thức tính quãng đường
đi được trong chuyển động thẳng chậm dần đều có khác
gì so với chuyển động thẳng nhanh dần đều không? Chỉ
ra điểm giống và khác nhau.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu C7, C8.
4) Cũng cố và bài tập về nhà
- Đặt lại các câu hỏi cho học sinh nhằm cũng cố lại các ý
trong bảng tóm tắt. Nhấn mạnh dấu của a và V trong các
công thức.
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập và câu hỏi
trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh làm C6.
- Ghi vào vở câu trả lời.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra.
- Ghi bài về nhà làm
Soạn: Dạy:
§5: BÀI TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Hs có kĩ năng làm được các bài tập liên quan đến chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều.
-Hs biết đọc và vẽ các đồ thị liên quan đến chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
Một số bài tập để Hs làm thêm
2.Học sinh:
Học kĩ lí thuyết và làm các bài tập ở nhà theo lời dặn ở tiết trước của giáo viên
III.Tiến trình dạy học:
1.Bài cũ:
Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều và nêu ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng trong phương trình.
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
-Yêu cầu Hs đọc và tóm tắt bài 13 tr 22 SGK
-Gia tốc của ôtô được tính như thế nào?
-Đơn vị gia tốc trong công thức là gì ?
-Nhận xét bài làm của Hs
- Yêu cầu Hs đọc và tóm tắt bài 14 tr 22 SGK
-Lưu ý Hs phải đổi các đại lượng trong công thức về
cùng đơn vị
-Khi dừng xe có tốc độ bằng bao nhiêu?
-Gia tốc được tính như thế nào?
-Quãng đường tàu đi trong quá trình hãm có thể tính như
thế nào?
-Nhận xét bài làm của HS
-Đọc và tóm tắt bài 13 tr 22 SGK
-Trả lời và tính gia tốc của xe
-Trả lời
-Ghi nhận
-Đọc và tóm tắt bài 14 tr 22 SGK
-Chọn và đổi các đại lượng trong công thức về cùng
đơn vị đo
-Trả lời
-Trả lời và tính
-Trả lời và tính
-Ghi nhận
Vật lí 10 Cơ bản
3.Cũng cố:
Phân tích bài làm của từng Hs và đưa ra các bài tập nhằm rèn luyện thêm những điểm Hs còn yếu
4.Dặn dò:
-Làm các bài tập thầy cho
-Tham khảo bài mới
Soạn: Dạy:
§6,7 - SỰ RƠI TỰ DO
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
- Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do.
2. Kỹ năng:
- Giải được một số bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
- Đưa ra được những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong 4 thí nghiệm ở mục I.1 gồm:
. Một vài hòn sỏi nhỏ.
. Một vài tờ giấy phẳng nhỏ, kích thước 15cm x 15cm.
. Một vài hòn bi xe đạp (hoặc hòn sỏi nhỏ) và một vài miếng bìa phẳng có trọng lượng lớn hơn trọng lượng
của các hòn bi.
- Chuẩn bị một số sợi dây dọi và một vòng kim loại có thể lồng vào sợi dây dọi để làm thí nghiệm về phương
và chiều của chuyển động rơi tự do.
- Vẽ lại ảnh hoạt nghiệm trên giấy khổ to theo đúng tỉ lệ và đo trước tỉ lệ xích của hình vẽ đó.
- Tiên liệu thời gian dành cho mỗi nội dung và hoạt động của học sinh.
- Trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sách giáo khoa.
Học sinh:
- Ôn bài: Chuyển động thẳng biến đổi đều.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Viết công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng
nhanh dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia
vào công thức đó.
- Viết công thức tính quãng đường đi được của chuyển
động thẳng nhanh dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng
tham gia vào công thức đó
2) Tạo tình huống học tập
- Đọc to câu hỏi và gọi học sinh trả lời.
- Dẫn vào bài mới: nhiều người cho rằng sở dĩ có hiện
tượng đó là do trọng lực của trái đất tác dụng lên hòn đá
lớn hơn trọng lực mà trái đất tác dụng lên chiếc lá.
Nguyên nhân đó có đúng không? Để tìm hiểu câu trả lời,
ta phải biết được yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sự rơi
nhanh, chậm của các vật khác nhau trong không khí.
- Nghe và trả lời câu hỏi: “Ở cùng một độ cao, hòn
đá hay chiết lá rơi xuống đất nhanh hơn”?
3) Tìm hiểu sự rơi trong không khí
- Lần lượt ghi tựa bài, đề mục I, mục 1. lên bảng. - Nghe giáo viên trình bài về sự rơi của vật.
Vật lí 10 Cơ bản
- Trình bài về sự rơi của vật.
- Ghi lại các nhận xét sơ bộ của học sinh lên bảng nháp.
- Lần lượt nêu cac thí nghiệm 1, 2, 3, 4 trong sách giáo
khoa.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về hình dạng khối lượng của
các vật trong từng thí nghiệm.
- Lần lượt tiến hành thí nghiệm.
- Ghi câu trả lời C1 lên bảng.
- Kết luận về sự rơi của các vật trong không khí. Yếu tố
nào có thể ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các
vật trong không khí?
- Nhận xét sơ bộ về sự rơi của các vật khác nhau
trong không khí.
- Nhận xét và dự đoán trước kết quả của các thí
nghiệm xem vật nào rơi đến đất trước.
- Quan sát giáo viên làm thí nghiệm, ghi nhận các
yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi của các vật trong không
khí (khối lượng, hình dạng của các vật).
- Học sinh trả lời câu hỏi C1.
- Thảo luận về các kết luận của C1.
- Học sinh suy nghĩ…
4) Tìm hiểu sự rơi trong chân không
- Ghi mục 2. lên bảng.
- Đặt câu hỏi: Niu-tơn và Ga-li-lê đã loại bỏ ảnh hưởng
của không khí trong thí nghiệm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi đã nêu ra trong phần
kết luận (Yếu tố nào…)
- Ghi câu trả lời của học sinh lên bảng.
- Định nghĩa sự rơi tự do.
- Đọc phần mô tả các thí nghiệm và dự đoán sự rơi
của các vật khi không có ảnh hưởng của không khí.
- Nhận xét về cách loại bỏ ảnh hưởng của không khí
trong thí nghiệm của Niu-tơn và Ga-li-lê.
- Trả lời…
- Trả lời câu C2.
- Học sinh ghi bài.
5) Chuẩn bị phương án tìm đặc điểm của chuyển động rơi
tự do.
- Gợi ý: sử dụng công thức đường đi của chuyển động
thẳng nhanh dần đều cho các khoảng thời gian bằng nhau
Δt để tính được Δs = a.(Δt)
2
.
- Chứng minh dấu hiệu nhận biết một chuyển động
thẳng nhanh dân đều: hiệu quãng đường đi được
giữa hai khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là một
hằng số.
6) Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà (câu 1, 2, 7, 8/27 sách
giáo khoa)
- Yêu cầu học sinh xem trước đề mục II.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi chuẩn bị cho bài sau.
Tiết 2
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các
vật khác nhau trong không khí?
- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật
sẽ rơi như thế nào?
- Học sinh làm bài tập 7, 8/27 sách giáo khoa.
2) Tìm hiểu đặc điểm của chuyển động rơi tự do
- Ghi đề mục II, tiểu mục 1. lên bảng.
- Yêu cầu học sinh xem sách giáo khoa trang 26.
- Hướng dẫn học sinh xác định phương thẳng đứng bằng
dây dọi
- Giới thiệu phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm.
- Gợi ý dấu hiệu nhận biết chuyển động thẳng nhanh dần
đều (đã chuẩn bị ở tiết trước).
- Ghi tóm tắt các đặc điểm của chuyển động rơi tự do
- Nhận xét về các đặc điểm của chuyển động rơi tự
do (phương, chiều).
- Làm câu C3 (tìm cách xác định phương của chuyển
động rơi tự do).
- Làm việc nhóm trên ảnh hoạt nghiệm để rút ra tính
chất của chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng
nhanh dần đều.
3) Xây dựng và vận dụng công thức của chuyển động
rơi tự do
Vật lí 10 Cơ bản
- Gợi ý áp dụng công thức của chuyển động thẳng nhanh
dần đều cho vật rơi tự do không có vận tốc đầu
- Ghi các công thức lên bảng.
- Hướng dẫn: từ công thức tính s suy ra t.
- Xây dựng công thức tính vận tốc và đường đi trong
chuyển động rơi tự do.
- Đọc sách giáo khoa trang 26 về gia tốc rơi tự do.
- Làm bài tập 9, 11/27 sách giáo khoa.
4) Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
Soạn: Dạy:
§8,9 - CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động tròn đều.
- Viết được công thức tính tốc độ dài và trình bày đúng được hướng của vectơ vận tốc của chuyển động tròn
đều.
- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của tốc độ góc trong chuyển động tròn
đều.
- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức và nêu được đơn vị của chu kỳ và tần số.
- Viết được công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
- Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và viết được công thức của gia tốc hướng tâm.
2. Kỹ năng:
- Chứng minh được công thức
T
fT
1
;
2
==
ω
π
; V = ωr;
2
2
ω
r
r
v
a
ht
==
và sự hướng tâm của vectơ gia
tốc.
- Giải được các bài toán đơn giản về chuyển động tròn đều.
- Nêu được một số ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Một vài thí nghiệm đơn giản để minh hoạ chuyển động tròn đều.
- Đĩa tròn bằng bìa cứng có trục quay.
- Hình vẽ 5.5 trên giấy khổ lớn dùng cho học sinh trình bày cách chứng minh.
Học sinh:
- Ôn lại các khái niệm vận tốc, gia tốc ở bài 3.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là sự rơi tự do?
- Nêu đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự
do?
2) Vào bài
- Ở bài trước các em đã khảo sát một số loại động
cơ như chuyển động thẳng đều, chuyển động
thẳng biến đổi đều nhưng trong thực tế các em
gặp rất nhiều chuyển động có quỹ đạo không phải
là đường thẳng như chuyển động của một điểm
trên cánh quạt máy, quỹ đạo của nó là đường
tròn. Để phù hợp với khả năng của các em hôm
Vật lí 10 Cơ bản
nay ta chỉ xét chuyển động tròn đều.
- Ghi đề bài, đề mục I
- Yêu cầu học sinh ghi các tiểu mục 1, 2, 3.
- Ghi đề mục I.
- Đọc các tiểu mục 1, 2, 3.
3) Tìm hiểu khái niệm chuyển động tròn đều
- Đặt câu hỏi và chỉnh sửa câu trả lời của học
sinh.
+ Thế nào là chuyển động tròn?
+ Tốc độ trong chuyển động tròn tính bằng công
thức nào?
+ Thế nào là chuyển động tròn đều?
+ Nêu câu hỏi C1 sách giáo khoa.
- Làm một vài thí nghiệm chuyển động tròn đều
đơn giản.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên như sách giáo
khoa.
- Ghi các tiểu mục và tóm tắt câu trả lời vào tập
4) Tìm hiểu khái niệm tốc độ dài, vectơ vận tốc.
- Yêu cầu học sinh đọc các tiểu mục 1, 2 trong đề
mục II, ghi đề mục III.
- Đặt câu hỏi.
+ Trong chuyển động tròn, tốc độ dài được tính
bằng công thức nào?
+ Để công thức này đúng cần phải có những điều
kiện gì?
+ Nêu câu hỏi C2.
- Vẽ hình 5.3 lên bảng
+ Vận tốc trong chuyển động tròn đều có phương
như thế nào?
- Đọc các tiểu mục 1, 2
-
t
s
v
∆
∆
=
- Trong khoảng thời gian Δt rất ngắn để cung
tròn có thể xem như một đoạn thẳng.
- Trả lời câu hỏi C2.
- Vẽ hình 5.3.
- Trả lời câu hỏi như sách giáo khoa.
- Ghi bài vào tập.
5) Tìm hiểu các khái niệm tốc độ góc, chu kỳ, tần
số. Tìm ra công thức liên hệ giữa tốc độ dài và
tốc độ góc.
- Yêu cầu học sinh đọc các tiểu mục a, b, c, d của
tiểu mục 3.
- Ghi các công thức 5.2, 5.3, 5.4 lên bảng.
- Dùng các ví dụ để làm rõ các định nghĩa tốc độ
góc, chu kỳ, tần số.
- Chia lớp ra thành 6 nhóm, nhóm 1 và 2 thực
hiện câu C3, nhóm 3 và 4 thực hiện câu C4,
nhóm 5 và 6 thực hiện câu C5.
- Cho các học sinh quan sát chuyển động quay
của đĩa tròn bằng bìa cứng trên đó có vẽ hai
điểm, một điểm gần tâm và một điểm xa tâm.
Yêu cầu học sinh nhận xét tốc độ dài và tốc độ
góc của hai điểm này và đưa ra lý giải.
- Yêu cầu các nhóm chứng minh công thức 5.5 và
trả lời câu hỏi C6.
- Đọc các tiểu mục a, b, c, d của tiểu mục 3.
- Ghi các định nghĩa và công thức vào tập.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu của giáo viên và
cử đại diện lên bảng trình bày.
- Học sinh quan sát và đưa ra nhận xét: Tốc độ
dài càng xa tâm càng lớn, tốc độ góc như nhau.
Học sinh giải thích và đi đến công thức
v=ωr
- Chứng minh công thức 5.5 và trả lời câu hỏi C6.
Cử đại diện lên bảng trình bày.
6) Tìm hiểu hướng và độ lớn của gia tốc hướng
tâm.
- Cho học sinh đọc mục III, ghi đề mục, công
thức 5.6, 5.7 lên bảng. Treo hình vẽ 5.5
- Chia lớp ra thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm
thảo luận.
- Đọc toàn bộ mục III, ghi đề mục, công thức
5.6, 5.7 vào tập.
- Các nhóm thảo luận chứng minh gia tốc hướng
tâm và có độ lớn
2
2
ω
r
r
v
a
ht
==
- Cử đại diện lên bảng trình bày.
7) Củng cố và giao công việc về nhà - Đọc phần tóm tắt.
Vật lí 10 Cơ bản
- Yêu cầu học sinh đọc phần tóm tắt bài.
- Cho học sinh làm các bài tập 8, 9, 10, 11 sách
giáo khoa.
- Cho bài tập về nhà 12, 13, 14, 15 sách giáo
khoa.
- Trả lời các bài tập.
- Ghi nhận các bài tập về nhà.
Soạn: Dạy:
§10 - TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Trả lời câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động?
- Trong những trường hợp cụ thể chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động.
- Viết được công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động cùng phương.
2. Kỹ năng:
- Áp dụng công thức để giải được một số bài toán cộng vận tốc cùng phương.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Một con lắc treo trên xe lăn, phía dưới con lắc có treo túi cát.
- Hình vẽ 6.2.
Học sinh:
- Ô tập công thức cộng vectơ trong toán học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Chuyển động tròn đều là gì?
- Thiết lập công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ
góc trong chuyển động tròn đều.
2) Tính tương đối của chuyển động: tìm hiểu tính
tương đối của quỹ đạo, tính tương đối của vận tốc
a) Tính tương đối của quỹ đạo.
- Làm thí nghiệm để học sinh nhận biết quỹ đạo
chuyển động của vật.
- Yêu cầu quan sát hình vẽ 6.1 trong sách giáo khoa
và trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Vật nào đứng yên, vật nào chuyển động?
Câu hỏi 2: Nếu lấy người đứng bên đường làm mốc
thì người đó sẽ thấy van xe đạp chuyển động theo
quỹ đạo gì?
- Đến câu C1 trong sách giáo khoa.
- Tổng hợp các câu trả lời của học sinh đưa ra nhận
xét về tính tương đối của quỹ đạo.
b) Tính tương đối của vận tốc
- Nêu ví dụ: thuyền đi xuôi và đi ngược dòng sông,
người ngồi trên xe ôtô nhìn cây cối hai bên đường.
Phân tích ví dụ đó.
- Hỏi học sinh khi lấy từng vật làm mốc khác nhau
thì vật nào đứng yên, vật nào chuyển động?
- Học sinh quan sát thí nghiệm.
- Trả lời câu hỏi 1.
- Trả lời câu hỏi 2.
- Trả lời câu C1.
- Ghi nhận xét đó vào vở.
- Ghi nhận hiện tượng.
- Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu C2.
- Ghi nhận kết luận vào vở.
Vật lí 10 Cơ bản
- Trả lời câu C2 trong sách giáo khoa.
- Kết luận tính tương đối của vận tốc.
3) Công thức cộng vận tốc: tìm hiểu thế nào là hệ
quy chiếu đứng yêu, hệ quy chiếu chuyển động. Cách
thiết lập công thức cộng vận tốc.
- Yêu cầu xem hình 6.2 trong sách giáo khoa và nhận
xét hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển
động.
- Yêu cầu nêu thêm ví dụ về các hệ quy chiếu đó.
- Nhắc lại công thức cộng vectơ trong toán học.
- Lấy ví dụ cụ thể tìm vận tốc của một vật chuyển
động so với một hệ quy chiếu đứng yên.
- Hướng dẫn học sinh cách tìm vận tốc đó từ công
thức đại số đến công thức vectơ trong hai trường
hợp. Vẽ hình minh hoạ.
- Đưa khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối,
vận tốc kéo theo.
- Nhận xét hình vẽ.
- Nêu các ví dụ.
- Nhắc lại các công thức cộng vectơ.
- Ghi nhận ví dụ.
- Vẽ hình minh họa công thức trong hai trường hợp.
- Ghi các khái niệm.
4) Củng cố và hướng dẫn làm bài tập về nhà.
- Giao bài tập về nhà trong sách giáo khoa và sách
bài tập.
- Xem trước bài 7 trong sách giáo khoa.
- Ghi bài tập về nhà.
- Xem bài cho buổi học kế tiếp.
Soạn: Dạy:
§11: Bài tập
I.Mục tiêu:
-Hs nắm chắc được về chuyển động rơi tự do, chuyển động tròn đều
-Biết sử dụng công thức cộng vận tốc để giải các bài toán liên quan
-Có kĩ năng giải các bài toán liên quan đến chuyển động rơi tự do, chuyển động tròn đều và công thức cộng vận
tốc
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Một số bài tập cho học sinh làm thêm
2.Học sinh:
Học kĩ lí thuyết và làm các bài tập giáo viên dã dặn ở tiết trước
III.Tiến trình lên dạy học:
1.Bài cũ:
Chuyển động tròn đều là gì? Viết biểu thức liên hệ giữa chu kì, tốc độ góc, tốc độ dài, gia tốc
Viết biểu thức cộng vận tốc
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
-Yêu cầu Hs đọc và tóm tắt bài10 tr 27 SGK
-Thời gian rơi của vật được tính như thế nào?
-Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất được tính như
thế nào?
-Nhận xét bài giải của HS
-Yêu cầu Hs đọc và tóm tắt bài 11 tr 34 SGK
-Lưu ý Hs thống nhất đơn vị các đại lượng trong bài toán
-Tốc độ dài được tính như thế nào?
-Đọc, tóm tắt bài 10 tr 27 SGK
-Nêu cách tính và tính thời gian rơi của vật
-Nêu cách tính và tính vận tốc của vật ngay trước khi
chạm đất
-Ghi nhận
- Đọc, tóm tắt bài 11 tr 34 SGK
-Đổi đơn vị các đại lượng cho phù hợp
Vật lí 10 Cơ bản
-Tốc độ góc đươctính như thế nào?
- Nhận xét bài giải của HS
-Yêu cầu Hs đọc và tóm tắt bài 7 tr 38 SGK
-Hai xe A và B chuyển động cùng chiều hay ngược
chiều?
-Vận tốc của xe B đối với xe A được tính như thế nào?
-Vận tốc xe A đối với xe B quan hệ như thế nào với vận
tốc xe B đối với xe A?
- Nhận xét bài giải của HS
-Trả lời và tính
-Trả lời và tính
-Ghi nhận
- Đọc, tóm tắt bài 7 tr 38 SGK
-Trả lời
-Trả lời và tính
-Trả lời và suy ra vận tốc xe A đối với xe B
-Ghi nhận
3.Cũng cố:
Cho học sinh trong làm một số bài tập tương tự
4.Dặn dò:
Tham khảo bài mới
Soạn: Dạy:
§12: SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý. Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
- Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lý.
- Phân biệt được hai loại sai số: Sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống (chỉ xét sai số dụng cụ)
1.2. Kĩ năng:
- Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.
- Tính sai số của phép đo trực tiếp.
- Tính sai số của phép đo gián tiếp.
- Viết đúng kết qủa của phép đo, với số các chữ số có nghĩa cần thiết.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:
- Một số dụng cụ đo như thước, nhiệt kế.
- Bài toán tính sai số để học sinh vận dụng
2.2. Học sinh:
3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các khái niệm về phép đo.
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Tìm hiểu và ghi nhớ các khái niệm: phép đo, dụng
cụ đo.
- Lấy ví dụ về phép đo trực tiếp và gián tiếp, so sánh.
- Nhắc lại các đơn vị cơ bản.
- Yêu cầu học sinh trình bày các khái niệm.
- Hướng dẫn phân biệt phép đo trực tiếp và
gián tiếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sai số của phép đo
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Quan sát hình 7.1, 7.2 và trả lời C1.
- Phân biệt sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.
- Giới thiệu sai số dụng cụ và sai số hệ thống.
- Giới thiệu về sai số ngẫu nhiên.
Hoạt động 3: Xác định sai số của phép đo.
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Xác định giá trị trung bình của đại lượng A trong n
lần đo
- Tính sai số tuyệt đối của mỗi lần đo và sai số ngẫu
nhiên.
- Giới thiệu cách tính giá trị gần đúng nhất với
giá trị thực của phép đo một đại lượng.
- Giới thiệu sai số tuyệt đối và sai số ngẫu
nhiên.
Vật lí 10 Cơ bản
- Tính sai số tuyệt đối của phép đo và viết kết quả đo
một đại lượng A.
- Tính sai số tỷ đối của phép đo
- Giới thiệu cách tính sai số tuyệt đối của phép
đo và cách viết kết quả đo.
- Giới thiệu sai số tỷ đối.
Hoạt động 4 : Xác định sai số của phép đo gián tiếp.
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Xác định sai số của phép đo gián tiếp - Giới thiệu quy tắc tính sai số của tổng và tích.
Đưa ra bài toán xác định sai số của phép đo gián tiếp
một đại lượng.
Hoạt động 5 : Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
4. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Soạn: Dạy:
§13-14: Thực hành : KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO.
XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO
I.Mục tiêu:
-Nắm được đặc tính và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ đo thời gian hiện số,sử dụng cộng tắc đống và ngắt cổng
quang điện
- Rèn luyện kỉ năng thực hành:thao tác khéo léo để đô được chính xác quãng đường s và thời gian rơi tự do của vật
trên những quãng đường khác nhau
- Vẽ được đồ thị mô tả sự thay đổi vận tốc rơi theo thời gian t,và quãng đường s theo t
2
.Từ đó rút ra tính chất của
chuyển động rơi tự do là nhanh dần đều.
- Tính g và sai số của phép đo g.
II.Chuẩn bị:
- Đồ thí nghiệm cho mỗi nhóm học sinh (do cán bộ phòng Lí chuẩn bị)
- Học sinh : . Học kĩ lí thuyết ở nhà,học kĩ về cách tính sai số.
.Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị,kẻ sẵn bảng số liệu theo mẫu trong bài 8 SGK
III.Tiến trình lên lớp:
1.Tại phòng thí nghiệm:
Hoạt động của trò Hoạt động của thầy
- Trả lời
- Trả lời
- Quan sát
- Quan sát
- Quan sát
3.Làm thí nghiệm:
- Đưa kết quả thí nghiệm cho GV xem
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà
- Mục đích của bài này?
- Để khảo sát chuyển động và đo gia tốc ta dựa
vào cơ sở nào?
2.Giới thiệu dụng cụ đo:
- Giới thiệu đồng hồ đo thời gian hiện số,các ổ lấy điện
từ đồng hồ,cách lắp đặt
- Giới thiệu giá đỡ và cách điều chỉnh thăng bằng
- Chỉ ra cách xác định toạ độ ban đầu của của vật rơi
- Quan sát theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình học
sinh làm thí nghiệm
- Nhận xét kết quả thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh về nhà làm báo cáo thí nghiệm
Vật lí 10 Cơ bản
2.Dặn dò:
Chuẩn bị ôn lại bài để kiểm tra một tiết
Soạn:
§15: Kiểm tra một tiết
Soạn: Dạy:
CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
§16 - TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC - ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
Phát biểu được:
- Định nghĩa lực.
- Định nghĩa của tổng lực vô phân tiêu cực.
- Quy tắc hình bình hành.
- Điều kiện cân bằng của một chất điểm.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hay để phân tích một lực thành
hai lực đồng quy.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị thí nghiệm hình 9.5 sách giáo khoa trang 27.
Học sinh:
- Ôn tập các công thức lượng giác đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
- Sửa bài kiểm tra.
2)
- Ôn lại kiến thức cũ
Những kết quả tác dụng của lực
. Cách biểu diễn lực bằng một vectơ.
. Cân bằng lực.
- Giáo viên mở rộng và nâng cao bằng cách sử dụng khái
niệm mới cũng như diễn đạt mới như:
. ‘gia tốc” thay cho “biến đổi chuyển động”
. “tác dụng gây gia tốc của lực” thay cho “tác dụng làm
biến đổi chuyển động của lực”.
- Lần lượt ghi đề bài và đề mục 1, 2, 3, 4 lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc các mục 1, 2, 3, 4 của sách giáo
khoa chuẩn.
- Đọc các câu hỏi và chỉnh sửa các câu trả lời của học
sinh dựa trên hình 91, 92, 93 sách giáo khoa.
Câu hỏi 1: Vật nào tác dụng vào cung làm cung biến
dạng? Vật nào tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bay đi?
- Yêu cầu học sinh nêu lại các kiến thức đã học.
Hoạt động các nhân
- Học sinh nhìn hình 91, 92, 93 và trả lời câu hỏi 1,
2, 3
- Học sinh ghi đề mục và tóm tắt các câu trả lời vào
vở.
Vật lí 10 Cơ bản
Câu hỏi 2: Những lực nào tác dụng lên quả cầu? Các lực
này do vật nào gây ra?
Câu hỏi 3: Đơn vị lực?
- Giáo viên thông báo: đường thẳng mang vectơ lực gọi
là giá của lực.
- Ghi dàn ý của mục II lên bảng.
3)
- Giáo viên bố trí các thí nghiệm hình 9.4. Yêu cầu học
sinh chỉ ra được các lực tác dụng vào vòng nhẫn và vẽ
các lực đó lên bảng.
-
1
F
,
2
F
,
3
F
là ba lực cân bằng nên ta thay thế hai
lực
1
F
,
2
F
bằng một lực
F
thì lực
F
phải có
phương và chiều như thế nào? Và độ lớn bằng bao
nhiêu?
- Nếu ta nối các đầu mút của các vectơ
1
F
,
2
F
và
F
ta thu được hình gì?.
- Từ thí nghiệm trên chúng ta rút ra được kết luận gì về
tính chất của lực.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu định luật hợp
lực và quy tắc hình bình hành.
- Hoạt động nhóm.
- Cá nhân đọc toàn bộ mục II của sách giáo khoa
chuẩn và chuẩn bị trả lời.
- Nhóm thảo luận cùng trả lời.
- Học sinh ghi đề mục II, các mục 1, 2, 3 vào tập.
4)Cũng cố:
- Lần lược ghi đề mục III và IV lên bảng.
- Với khái niệm hợp lực, em hãy phát biểu điều kiện cân
bằng của chất điểm.
- Giáo viên nêu vấn đề: Em nào có thể giải thích sự cân
bằng của vòng nhẫn theo một cách khác?
- Giáo viên gợi ý thêm: các em để ý đến tác dụng của
trọng lực
3
F
đối với hai dây.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu định nghĩa,
phân tích lực.
- Giáo viên cần lưu ý với học sinh, tuy phép phân tích là
phép làm ngược của phép tổng hợp lực nhưng nó khác
với phép tổng hợp lực ở chỗ phải có điều kiện. Đó là,
chỉ khi biết chắc chắn một lực
F
có tác dụng cụ thể
theo hai hướng nào thì ta mới được phép phân tích lực
F
theo hướng đó.
- Hoạt động nhóm.
- Từng nhóm thảo luận cho ý kiến và báo cáo trước
lớp.
- Học sinh ghi đề mục III và IV vào tập.
5) Giao bài tập về nhà:
- Trả lời các câu hỏi: 1, 2, 3, 4 sách giáo khoa chuẩn.
- Làm bài tập 5, 6, 7, 8, 9 sách giáo khoa chuẩn.
Soạn: Dạy:
§17,18 - BA ĐỊNH LUẬT NEWTON
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Phát biểu được định nghĩa quán tính,định luật I, II, III Newton. Định nghĩa khối lượng và nêu được tính
chất của khối lượng.
- Viết được hệ thức của định luật II và định luật III Newton và công thức tính của trọng lực.
Vật lí 10 Cơ bản
- Nêu được những đặc điểm của cặp "lực và phản lực".
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được định luật I Newton và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng đơn giản và để
giải bài tập trong bài.
- Chỉ ra được điểm đặt của cặp "lực và phản lực". Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng.
- Vận dụng phối hợp định luật II và định luật III Newton để giải các bài tập ở trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị một số ví dụ minh họa 3 định luật Newton để tăng niềm tin của học sinh vào sự đúng đắn
của 3 định luật.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức đã học về cân bằng lực và quán tính.
- Ôn lại quy tắc hợp lực của 2 lực đồng quy.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm ra bài cũ: trả lời cậu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 58
sách giáo khoa
2) Tìm hiểu thí nghiệm của Galilê
- Trình bày ý tưởng thí nghiệm của Galilê với 2 máng
nghiêng.
- Trình bày dự đoán của Galilê: Nếu không có ma
sát và nếu máng 2 nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn với
vận tốc không đổi mãi mãi.
- Nhận xét về quãng đường hòn bi lăn được trên máng
nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng.
- Xác định các lực tác dụng lên hòn bi khi máng
2 nằm ngang.
3) Tìm hiểu định luật I Newton và khái niệm quán tính
- Nêu và phân tích định luật I Newton.
- Nêu khái niệm quán tính. - Đọc sách giáo khoa và tìm hiểu định luật I.
- Vận dụng khái niệm quán tính để trả lời câu
C1.
4) Tìm hiểu định luật II Newton
- Nêu và phân tích định luật II Newton.
- Nêu và phân tích định nghĩa khối lượng dựa trên
mức quán tính.
- Viết biểu thức định luật II cho trường hợp có nhiều
lực tác dụng lên vật.
- Trả lời câu C2, C3.
- Nhận xét các tính chất của khối lượng.
5) Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi 1 đến 3 và bài tập về nhà 7 đến 10 trang
64-65 sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài cho tiết sau
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
Tiết 2
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Phân biệt trọng lực và trọng lượng
- Giới thiệu khái niệm trọng tâm của vật.
- Gợi ý: phân biệt trong lực và trọng lượng
- Suy ra từ bài toán vật rơi tự do.
- Vận dụng công thức rơi tự do.
- Nhớ lại các đặc điểm của trọng lực và biểu diễn
trọng lực tác dụng lên một vật.
- Xác định công thức tính trọng lực.
Trả lời câu hỏi C4
2) Tìm hiểu định luật III Newton
- Nhấn mạnh tính chất 2 chiều của sự tương tác giữa 2
vật.
- Nêu và phân tích định luật III Newton.
- Nêu khái niệm lực tác dụng và phản lực.
- Phân tích ví dụ về cặp lực và phản lực ma sát.
- Quan sát hình 10,1;10.2; 10.3; 10.4, nhận xét về lực
tương tác giữa 2 vật.
- Viết biểu thức của định luật III.
- Nêu các đặc điểm của lực và phản lực.
- Phân biệt cặp lực và phản lực với cặp lực cân bằng.
Vật lí 10 Cơ bản
- Trả lời câu hỏi C5.
3)Vận dụng, củng cố
- Hướng dẫn áp dụng định luật II và III - Làm bài tập: 11 và 14 trang 62 sách giáo khoa
4) Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi 4, 5, 6 và bài tập về nhà 12 đến 15 trang 64,
65 sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
Soạn: Dạy:
§19 - LỰC HẤP DẪN - ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được biểu thức lực hấp dẫn.
- Phát biểu được định nghĩa trọng tâm của một vật.
2. Kỹ năng:
- Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực
hấp dẫn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Một bức tranh miêu tả chuyển động của Trái đất quanh mặt trời và của Mặt trăng xung quanh Trái
đất.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu định luật III Newton
- Những đặc điểm của lực và phản lực.
2) Giới thiệu về lực hấp dẫn và định luật vạn vật
hấp dẫn.
- Giáo viên đưa ra một số ví dụ về sự rơi của các
vật.
- Giáo viên đưa ra bức tranh miêu tả chuyển động
của Trái đất và Mặt trăng. Gợi ý cho học sinh nhận
thấy có lực hút giữa Trái đất và các vật trên mặt
đất, giữa Mặt trời với Trái đất, giữa Trái đất với
Mặt trăng.
- Giới thiệu về lực hấp dẫn.
- Giáo viên đưa ra một vài ví dụ về tác dụng của
lực ma sát và lực đàn hồi để so sánh và rút ra lực
hấp dẫn là lực tác dụng từ xa.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích định luật.
- Dựa vào công thức đặt một số câu hỏi: khi thay
đổi khối lượng của các vật hoặc khoảng cách thì
lực thay đổi như thế nào?
- Từ công thức của định luật vạn vật hấp dẫn suy ra
công thức tính R hoặc m
1
, m
2
?
- Nêu phạm vi ứng dụng định luật.
- Học sinh nhắc lại vì sao vật rơi được?
- Học sinh nhắc lại chuyển động của Trái đất
và Mặt trăng như thế nào?
- Ghi các khái niệm về lực hấp dẫn.
- Dựa vào sách giáo khoa phát biểu định luật.
- Viết công thức.
- Biểu diễn lực hấp dẫn giữa hai chất điểm.
- Vận dụng được công thức.
- Biểu diễn lực hấp dẫn của hai hình cầu đồng
chất.
2) Xét trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp
dẫn
- Gợi ý: Trọng lực là lực hấp dẫn giữa vật có khối - Nhắc về trọng lực.
Vật lí 10 Cơ bản
lượng m và Trái đất.
- Hướng dẫn học sinh suy ra các công thức 11.2,
11.3.
- Yêu cầu học sinh quan sát bảng 11.1 sau đó cho
nhận xét và giải thích.
- Viết công thức cho lực hấp dẫn giữa Trái đất
và vật có khối lượng m ở cách mặt đất độ cao
là h.
- Chứng minh biểu thức 11.2 và 11.3.
- Tham khảo bảng 11.1 và trả lời dựa vào biểu
thức 11.2
3) Củng cố và hướng dẫn về nhà
- Đặt câu hỏi dựa trên phần tóm tắt và hướng dẫn
vận dụng công thức để giải bài tập.
- Ra bài tập ở nhà, soạn bài tập 4 và 6 trang 69, 70.
- Yêu cầu học sinh ôn lại một số kiến thức về lực
đàn hồi đã biết ở cấp II.
- Trả lời câu hỏi và làm bài tập.
- Ghi bài làm ở nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
Soạn: Dạy:
§20 - LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO - ĐỊNH LUẬT HOOKE
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Nêu được những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo về điểm đặt và hướng.
- Phát biểu định luật Hooke và viết công thức độ lớn của lực đàn hồi của lò xo.
- Nêu được các đặc điểm của lực căng dây và lực pháp tuyến về hướng.
2. Kỹ năng:
- Giải thích về sự biến dạng đàn hồi của lò xo.
- Biểu diễn được lực đàn hồi khi lò xo bị dãn ra, khi bị nén.
- Sử dụng được lực kế để đo lực, biết giới hạn đo của dụng cụ khi sử dụng.
- Vận dụng định luật Hooke để giải các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Vài lò xo, vài quả cân, một thước chia đến milimet.
- Vài loại lực kế.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về lực đàn hồi của lò xo và lực kế đã học ở lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ
thức của lực hấp dẫn.
- Nêu định nghĩa trọng tâm của vật.
- Tại sao gia tốc rơi tự do và trọng lượng của
vật càng lên cao thì càng giảm?
2) Tạo tình huống học tập
3) Xác định hướng và đặc điểm của lực đàn hồi
của lò xo.
- Giáo viên làm thí nghiệm về biến dạng với
một số lò xo để học sinh quan sát.
- Chỉ cho học sinh rõ hướng biến dạng của lò
xo.
- Chỉ cho học sinh rõ hướng và điểm đặt của
- Học sinh quan sát thí nghiệm của giáo viên với lò
xo.
- Biểu diễn hướng biến dạng của lò xo.
- Biểu diễn hướng và điểm đặt của lực đàn hồi.
Vật lí 10 Cơ bản
lực đàn hồi. - Trả lời câu hỏi C1.
4) Tìm hiểu về định luật Hooke
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
- Gợi ý cho học sinh về tác dụng của lực kéo
lên lò xo.
+ Dùng tay kéo lò xo.
+ Treo các vật nặng lên lò xo.
- Giới thiệu kiến thức mới về giới hạn đàn hồi.
- Phân tích định luật Hooke.
- Nhận xét sơ bộ về mối quan hệ giữa độ lớn lực
đàn hồi của lò xo với độ biến dạng của nó.
- Làm thí nghiệm, ghi kết quả về mối quan hệ giữa
lực đàn hồi và độ giãn của lò xo.
- Rút ra kết luận giữa mối quan hệ của lực đàn hồi
và độ giãn của lò xo.
5) Tìm hiểu một số lực đàn hồi khác
- Giới thiệu
- Lực căng ở dây cao su, dây thép.
- Lực có phương vuông góc với mặt tiếp xúc
- Biểu diễn
- Lực căng dây
- Lực có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
6) Vận dụng và củng cố
- Giới thiệu một số loại lực kế.
- Lưu ý về giới hạn đo của lực kế.
- Tìm hiểu một số loại lực kế.
- Cách sử dụng các loại lực kế.
7) Nhiệm vụ về nhà
- Giáo viên giao câu hỏi và bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
Soạn: Dạy:
§21 - LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Nêu được những đặc điểm của lực ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn.
- Viết được công thức lực ma sát trượt.
- Nêu được một số cách làm giảm hoặc tăng lực ma sát.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức của ma sát trượt để giải bài tập giáo khoa và sách bài tập.
- Giải thích được vai trò của ma sát nghỉ trong việc đi lại của con người, xe cộ...
- Có thể đề xuất và phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Bộ thí nghiệm lực ma sát (khối gỗ có khoét các lỗ để đựng những quả cân, một số các quả cân, lực
kế, máng nhựa, một vài ổ bi, con lăn.
Học sinh:
- Ôn lại lực ma sát ở lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu định luật Hooke, công thức, đơn vị.
- Biểu diễn lực tác động lên vật treo thẳng đứng vào
một lò xo và vật đứng yên.
- Làm bài tập sách giáo khoa 12.3, 12.5, 12.6
2) Tạo tình huống
- Lớp 8 chúng ta đã học ba loại lực ma sát đó là những
lực gì? Lực ma sát có lợi hay có hại?
- Nếu ôtô chuyển động trên đường, có người đi qua
Vật lí 10 Cơ bản
đường, tài xế đạp thắng nhưng bánh xe vẫn quay vì bố
thắng bị hỏng. Thì chuyện gì xảy ra?
- Nếu ta đang chạy xe trên đường và chạy qua một vũng
nhớt thì việc gì xảy ra?
- Xe đạp chúng ta để ngoài mưa sau một mùa hè, trục
xe, ổ bi bị sét. Nếu ta dùng thì phải đạp mạnh, tại sao?
- Làm thế nào để đạp nhẹ hơn?
- Vậy bài học hôm nay giúp ta giải thích được những
điều đó.
3) Giới thiệu lại về lực ma sát
- Khi nào thì xuất hiện các lực ma sát?
- Nhận xét trả lời của học sinh.
- Ma sát trượt: Khi vật này trượt trên mặt một vật
khác.
- Ma sát lăn: Khi vật này lăn trên mặt một vật khác.
- Ma sát nghỉ: Khi có lực tác dụng lên vật, phương
của lực song song mặt tiếp xúc và vật đứng yên.
4) Lực ma sát trượt
- Chia học sinh làm 8 nhóm
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm để trả lời C1.
- Độ lớn lực ma sát phụ thuộc các yếu tố nào?
- Hệ số ma sát trượt?
- Nhóm làm thí nghiệm
- Trả lời được hướng của lưc ma sát
+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ
của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực ( N )
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp
xúc
+ Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ
lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt
5) Ma sát lăn
- Tại sao trong trục xe người ta cho vào dầu mỡ vào ổ
trục, ổ bi? Nếu không thì sao? Còn thấy ở đâu ngoài xe?
- Giáo viên nêu câu hỏi C2
- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
- Học sinh cho ví dụ.
- Học sinh trả lời câu C2
+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt
một vật khác, để cản lại chuyển động lăn của vật.
+ Lực ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với ma sát trượt.
6) Ma sát nghỉ
- Giáo viên làm thí nghiệm lực ma sát trượt.
- Vật đứng yên:
+ Lực nào cân bằng với lực kéo ?
+ Hướng của nó thế nào ?
+ Độ lớn của nó thế nào?
* Đặc điểm lực ma sát nghỉ:
- Lực ma sát nghỉ có hướng ngược hướng lực tác dụng,
song song mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn lực tác
dụng khi vật chưa chuyển động.
- Lực ma sát nghỉ cực đại có giá trị lớn hơn lực ma sát
trượt.
* Vai trò lực ma sát nghỉ:
- Tại sao đường đất khi có mưa ta đi thường bị té? Cách
khắc phục?
- Học sinh quan sát thí nghiệm của giáo viên.
- Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên.
- So sánh ma sát nghỉ cực đại và ma sát trượt.
- Ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động.
- Có ma sát nghỉ ta mới cầm được các vật.
7) Ví dụ
* Một thùng gỗ có trọng lượng 250N chuyển động thẳng
Vật lí 10 Cơ bản
đều trên mặt sàn gỗ nằm ngang, lực kéo nằm ngang có
độ lớn 50N.
- Tìm hệ số ma sát giữa thùng gỗ và sàn nhà.
- Thùng gỗ ban đầu đứng yên.Nếu lực đẩy là 50N theo
phương ngang thì nó có chuyển động được không?
* GV gợi ý các lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng
đều
8) Củng cố
+ Làm bài và học thuộc phần ghi nhớ.
+ Xem bài lực hướng tâm.trả lời câu C1.
+ Học phần ghi nhớ.
+ Làm BT :4,5,6,7,8 sách giáo khoa.
+ Xem và trả lời câu C1.
Soạn: Dạy:
§22 - LỰC HƯỚNG TÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Phát biểu được định nghĩa và viết công thức của lực hướng tâm.
- Nêu được một vài ví dụ về lợi ích hoặc tác hại của chuyển động ly tâm.
2. Kỹ năng:
- Giải thích được lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn như thế nào?
- Xác định được lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn đều trong một số trường hợp đơn giản.
- Giải thích được chuyển động ly tâm.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Hình vẽ hoặc thí nghiệm chứng.
Học sinh:
- Ôn lại các định luật Newton, chuyển động tròn đều và gia tốc hướng tâm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu học sinh nhắc lại:
+ Định luật II Newton.
+ Gia tốc trong chuyển động tròn đều.
- Viết biểu thức định luật II Newton.
- Nêu đặc điểm về hướng và độ lớn của gia tốc
trong chuyển động tròn đều.
- Vật có khối lượng, có a
ht
, có F
ht
.
- F
ht
có thể là một lực hoặc hợp lực, định nghĩa. - Định nghĩa lực hướng tâm
- Xác định lực hướng tâm không phải là một loại
lực mới, bản chất có thể là một trong những lực đã
học hoặc hợp lực của chúng.
- Đưa từng ví dụ để học sinh phân tích lực và rút ra
bản chất lực hướng tâm trong mỗi ví dụ.
- Thảo luận nhóm: phân tích lực tác dụng trong
từng ví dụ và rút ra kết luận.
- Trở lại ví dụ hình 4.2: Nếu bàn quay nhanh thì
hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?
- Khi lực hướng tâm tác dụng vào vật nhỏ hơn lực
hướng tâm cần thiết để giữ vật chuyển động tròn thì
vật bay theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tròn ta
có chuyển động ly tâm.
- Nhận xét hiện tượng.
- Thảo luận và giải thích hiện tượng.
- Kết luận được khi nào có chuyển động ly tâm.
- Nêu ví dụ và giải thích các trường hợp chuyển
động ly tâm có hại.
- Thảo luận và đưa ra được mỗi trường hợp một
ví dụ.
- Công việc về nhà
- Làm các câu hỏi và bài tập từ 1 đến 7 trang 82 và
83 sách giáo khoa.
Vật lí 10 Cơ bản
- Xem qua phần "Em có biết" trang 83 và 84.
Soạn: Dạy:
§23: BÀI TẬP
I.Mục tiêu:
HS có kĩ năng giải các bài tập liên quan đến lực hướng tâm , chuyển động li tâm , các bài tập liên quan đến lực ma
sát và định luật Hooke
II.Chuẩn bị:
Một số bài tập cho học sinh làm thêm
III.Tiến trình dạy học:
1.Bài cũ:
Lực hướng tâm là gì ? Viết biểu thức của lực hướng tâm
2.Bài mới:
Hoạt động của trò Hoạt động của thầy
-Đọc ,tóm tắt bài
-Trả lời
-Trả lời , vẽ hình
-Trả lời , đổi đơn vị và tính lực hướng tâm
-Trả lời , tính áp lực lên cầu
-Đọc tóm tắt bài
-Trả lời
-Trả lời
-Trả lời , tính tốc độ , chu kì quay
-Yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài 5 tr 83 SGK
-Ô tô chuyển động trên cung tròn thì phải có lực gì?
-Lực nào đóng vai trò lực hướng tâm ?
-Trong bài này tốc độ ôtô phải dùng đơn vị gì ?
-Áp lực lên cầu được tính như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài 6 tr 83 SGK
-Bán kính quỹ đạo của vệ tinh ?
-Lực nào đóng vai trò lực hướng tâm trong chuyển
động này ?
-Tốc độ và chu kì quay tính như thế nào?
3.Cũng cố:
Hướng dẫn HS giải thích câu 7
4.Dặn dò:
Cho HS một số bài tập về nhà làm thêm , tham khảo bài mới
Soạn: Dạy:
§24 - BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
I. MỤC TIÊU:
1. Nhận thức:
- Diễn đạt được các khái niệm về phân tích chuyển động, chuyển động thành phần.
- Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần trong chuyển động ném ngang.
- Nêu được vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang.
2. Kỹ năng:
- Biết chọn được hệ toạ độ thích hợp nhất cho việc phân tích chuyển động ném ngang thành hai chuyển
động thành phần.
- Biết áp dụng định luật II Newton để lập các phương trình cho hai chuyển động thành phần để được
chuyển động của vật.
- Vẽ được quỹ đạo parabol của một vật ném ngang.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: