Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.72 KB, 1 trang )
Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học" - Những điều cần bàn
Ðất nước bước vào thời mở cửa. Nền kinh tế thị trường đương nhiên có nhiều yếu tố tích cực thúc đẩy kinh tế
nước nhà phát triển. Song, mặt trái của kinh tế thị trường tác động không nhỏ, làm băng hoại đạo đức, nếp sống
của một bộ phận xã hội. Các thầy cô giáo cũng không ngoại lệ.
Trong bối cảnh đó Bộ Giáo dục và Ðào tạo công bố Quyết định 14/2007 "Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học", tuy hơi muộn - nhưng như người ta nói: "Muộn còn hơn không". Tuy nhiên, cách làm quá vòng vo, hình như chưa
có tầm "chiến lược", mới dừng lại ở giải pháp "tình thế" nên giáo viên chưa "tâm phục khẩu phục".
Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã mất năm năm công phu và nghiêm túc, tham khảo kỹ lưỡng các chuyên gia nước ngoài, lấy ý
kiến rộng rãi nhiều ngành, nhiều giới, đáng ra Bộ phải soạn thảo "Chuẩn nghề nghiệp" cho giáo viên nói chung, từ mẫu
giáo đến đại học. Bởi vì đã là nhà giáo, dù dạy trẻ lần đầu cắp sách đến trường, cho đến sinh viên năm cuối, đều có đặc
điểm giống nhau: Ðạo đức người thầy, kỹ năng sư phạm, soạn giáo án giảng dạy, dự giờ, đặt câu hỏi phát vấn học
sinh...
Ngành sư phạm đều có chung một khẩu hiệu: "Tất cả vì học sinh thân yêu". Từ cái chung đó, có quy định riêng "Chuẩn
nghề nghiệp" cho giáo viên từng cấp là điều cần thiết, vì đối tượng dạy, chương trình dạy khác nhau... Nhưng nếu không
có cái nhìn toàn diện, tầm nhìn xa, mất năm năm mới có Quyết định 14/2007 cho giáo viên tiểu học, bao giờ Bộ Giáo dục
và Ðào tạo mới có "Chuẩn giáo viên" mầm non và cho các cấp khác, tránh khỏi điều trùng lập, dẫm đạp lên nhau, luẩn
quẩn, tốn tiền dân, mất quá nhiều thời gian, công sức.
Trở lại "Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học: "Hiểu biết tâm lý học sinh tiểu học", "Có kiến thức về giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật", "Viết chữ đúng mẫu, biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp", những điều này không
có gì mới, vì đó là điều kiện tối thiểu của thầy cô giáo đứng trên bục giảng.
Trong tiêu chuẩn "Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc biết tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác", từ "hoặc" thật
mù mờ, hiểu thế nào đây? Giáo viên chỉ cần biết một trong ba yêu cầu, hay buộc phải biết cả ba? "Hiểu biết tin học, hoặc
ngoại ngữ" đối với các thầy cô giáo ở thành phố đã vô cùng khó khăn, vì có phải trường nào cũng được trang bị phòng vi
tính để thực hành. Còn các trường ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, đến lớp học tranh tre nứa lá còn thiếu, yêu cầu trên
thật là xa xỉ. Còn tiêu chuẩn "Hoặc biết tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác", nếu đào tạo giáo viên người dân tộc dạy
ngay tại quê hương mình thì khỏi bàn. Nhưng để vận động được thầy cô giáo miền xuôi lên miền núi công tác, kèm theo
điều kiện này, e rằng vùng cao mãi mãi chẳng bao giờ đủ giáo viên.
Tiêu chuẩn: "Không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường" là nói chuyện đương nhiên mà lâu
nay bị xem nhẹ. Nói ngọng thì không được đứng lớp vì hạ thấp người thầy trước học trò. Giọng nói chuẩn, trầm, bổng là
một "giáo cụ trực quan" giúp học sinh hiểu bài sinh động, dễ dàng. Tiêu chuẩn này Bộ Giáo dục và Ðào tạo nên đưa về
các trường sư phạm, coi đây là tiêu chuẩn bắt buộc các trường sư phạm không tuyển học sinh nói ngọng. Vậy, giải quyết