SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ TRONG MÔN TẬP LÀM VĂN:
VẬN DỤNG TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH
TRONG VĂN MIÊU TẢ LỚP 5
Tác giả: Lê Thị Hồng Gấm
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
Nơi công tác:Trường tiểu học b Xuân Phong
Đơn vị áp dụng sáng kiến:Trường tiểu họcB Xuân Phong
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Ở tiểu học, văn tuy không được dạy như một môn học độc lập nhưng việc dạy
văn là cả một nghệ thuật của người thầy. Trước hết, bởi văn học là một môn học
dạy học sinh lòng nhân ái, trí thông minh, khả năng cảm thụ cái đẹp và nhu cầu tạo
ra cái đẹp trong cuộc sống. Một môn học như thế, trẻ em phải được học từ rất nhỏ.
Thêm nữa, trẻ em rất ham mê văn học. Các em không chỉ có khả năng cảm thụ
những tác phẩm văn học hợp với lứa tuổi mà còn hứng thú với sáng tác văn học.
Với học sinh tiểu học, phân môn Tập làm văn tuy không có mục đích dạy sáng tác
nhưng các bài văn của các em phần nào đó cũng là các sáng tác. Chính hứng thú
sáng tác đó của trẻ nhỏ đã khuyến khích tôi rất nhiều trong việc giảng dạy môn
Tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Trong quá trình giảng
dạy, tôi đã đi sâu nghiên cứu việc bồi dưỡng kỹ năng tập làm văn cho học sinh.
Theo tôi , đây là một phân môn tương đối khó. Dạy cho các em như thế nào để các
em viết một cách giàu hình ảnh những điều mình nghĩ, mình tưởng tượng quả
không phải là một vấn đề đơn giản chút nào. Nhưng tình yêu văn học, sự nhiệt tình
của một cô giáo trẻ và lòng say mê nghề nghiệp đã thôi thúc tôi tìm tòi nghiên cứu
để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Tôi đã giúp các em bước đầu làm
quen với ngôn ngữ văn học, rung cảm trước vể đẹp của ngôn ngữ, nắm được những
1
đặc điểm chính yếu của nó để vận dụng trong việc tiếp nhận và sáng tác văn học.
Tuy nhiên, trình độ nhận thức còn ở một mức độ nhất định của học sinh lớp 5 nên
tôi chú ý nhiều đến việc dạy học sinh vận dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong
văn miêu tả sao cho bài văn của các em giàu chất tạo hình và giàu nhạc điệu.
B. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
1/ Thực tế về việc dùng từ của học sinh trong văn miêu tả.
Qua giảng dạy, nghiên cứu, dự giờ, trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp, tôi nhận
thấy: có những bài học sinh làm rất khá, có bố cục rõ ràng, có chi tiết miêu tả hợp
lý, câu văn viết đúng ngữ pháp và ít nhiều đã biết sử dụng từ tượng thanh, từ tượng
hình có tính chất gợi tả. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số lượng lớn các bài
có rất nhiều hạn chế từ việc nắm vững và vận dụng các kiểu miêu tả tới việc bố cục
bài văn; từ đặt câu, lỗi chính tả. Đặc biệt việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng
hình trong văn miêu tả của học sinh còn nghèo nàn chưa có giá trị gợi tả, sáng tạo,
thậm chí có học sinh còn dùng sai từ.
Như chúng ta đã biết phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động, ảnh
hưởng lớn đến chất lượng của bài văn học sinh nói chung và khả năng dùng từ
trong văn miêu tả nói riêng. Nếu như giáo viên chỉ chú trọng lý thuyết, coi nhẹ kỹ
năng trong các tiết dạy, giáo viên chưa biết cách khêu gợi để các em huy động vốn
hiểu biết, khả năng sử dụng từ ngữ vào bài tập của mình thì văn của các em thường
có các biểu hiện sau:
- Vay mượn ý của người khác, sao chép một cách máy móc bất kể đầu bài quy
định như thế nào, không cần biết đối tượng miêu tả, không cần quan sát, không có
cảm xúc về chúng.
- Miêu tả hời hợt chung chung, dùng từ ngữ để diễn đạt từ láy, từ tượng thanh,
từ tượng hình còn nghèo nàn, không bộc lộ sắc thái riêng biệt của đối tượng trong
miêu tả, dùng từ chưa chính xác dẫn đến câu văn lủng củng, tối nghĩa. Tôi có thể
đơn cử ví dụ về một đoạn văn của học sinh :
2
“Ai cũng bảo Thanh Mai là em bé khau kháu nhất xóm, khuôn mặt đầy đặn.
Thanh Mai hay chập choạng sang nhà em chơi . Đôi má bầu bĩnh lúc nào cũng
hồng hồng, đôi môi đỏ chon chót. Hai mắt nhấp nháy như hạt nhãn. Đôi chân tròn
lẳn nung núc thịt. Mỗi lần thấy em, Thanh Mai nhảy nhót lên mừng rỡ”.
Mức độ sử dụng các từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn văn trên
như vậy là khá cao. Nhưng thật đáng tiếc những từ đó ( đã gạch chân) học sinh này
lại sử dụng không phù hợp thiếu chính xác. Đó là những lỗi rất phổ biến mà tôi đã
nhận thấy trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, giảng dạy. Từ đó, tôi đã nhận ra
một số biện pháp bồi dưỡng về cách dùng từ khi làm văn miêu tả cho học sinh.
2/ Một số biện pháp cụ thể:
Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 5 mới chỉ có 10 – 11 tuổi, vốn sống, vốn hiểu
biết của các em chưa phong phú, các em còn đang trong quá trình tìm hiểu thế giới
xung quanh. Các em quan sát được nhưng lại không biết chọn lọc sử dụng từ ngữ
sao cho sát hợp, gợi tả. Do đó giáo viên phải cung cấp vốn từ cho học sinh, làm
giàu thêm, phong phú hơn vốn từ cho học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải:
- Dạy tốt các tiết từ ngữ nhất là dạy kiểu bài. “cung cấp từ và luyện từ” cho học
sinh. Trong kiểu bài này, giáo viên cần chú ý xây dựng vốn từ cho học sinh. Ngoài
từ ngữ trong sách giáo khoa, các em có thể tự bổ sung “ một số từ khác” theo chủ
đề đã học.
- Biện pháp tiếp theo, giáo viên sưu tầm những đoạn văn, đoạn thơ hay, đặc sắc
thuộc thể loại văn miêu tả cho học sinh đọc và yêu cầu học sinh thống kê những từ
tượng thanh, từ tượng hình đã sử dụng trong đoạn trích đó.
Ví dụ:
Em hãy tìm những từ tượng thanh trong đoạn trích sau:
“ Bỗng một con gà trống….,tiếng gọi nhau í ới.”
(trích: “ Buổi sáng mùa hè trong thung lũng – sách Tiếng việt lớp 5 – tập II.)
3
Mục đích của bài này không chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh xác định được từ
tượng thanh trong đoạn văn mà thông qua đó giúp các em thấy được giá trị tác dụng
của các từ tượng thanh trong đoạn văn. Học tập cách sử dụng từ ngữ trong văn
miêu tả của nhà văn.
- Ngoài ra, giáo viên có thể ra các bài tập yêu cầu học sinh vận dụng linh hoạt
các từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn miêu tả.
Có một số dạng bài tập sau:
* Dạng 1: Tìm một số từ tượng thanh, từ tượng hình để miêu tả đôi mắt, giọng nói,
tiếng cười….
Ví dụ:
+ màu da: hồng hào, xanh xao, đỏ đắn…
+ Đôi mắt: long lanh….
+ Tiếng cười: khúc khích, khanh khách….
Dạng 2: Sửa lại những từ dùng sai trong đoạn văn sau:
“ Dáng người mẹ đậm đà, nước da đen lay láy vì dãi dầu mưa nắng, khuôn mặt
mẹ đầy đặn và có phúc. Dưới cặp lông mày thanh thản, đôi mắt mẹ luôn mở to thao
láo. Đôi mắt ấy đối với tôi thật gần gũi, sáng sủa biết bao…”
* Dạng 3: Nhận xét nghĩa của các từ láy sau( giảm nhẹ và mạnh thêm so với nghĩa
của từ gốc) chia các từ đó thành 2 nhóm: từ tượng thanh, từ tượng hình.
* Dạng 4: Em hãy tìm một từ tượng thanh, từ tượng hình để diễn tả kiểu đi, kiểu
chạy khác nhau.
Ví dụ:
- Đi: lò dò, hối hả, khệnh khạng.
- Chạy: thoăn thoắt, thình thịch, hấp tấp, vội vàng.
4
Mục đích của các kiểu bài này nhằm làm phong phú thêm vốn từ cho học sinh
đặc biệt là tập dùng các từ tượng thanh, từ tượng hình có tính chất gợi tả, tạo hình
ảnh sinh động.
Một biện pháp nữa là để viết được câu văn hay học sinh phải quan sát được đối
tượng một cách tinh tế. Do vậy tôi luôn chú ý tới phương pháp tổ chức cho học sinh
quan sát. Chỉ trên cơ sở có sự nhận xét trực tiếp, các ấn tượng cảm xúc trực tiếp của
mình, học sinh mới bắt tay vào làm bài. Để thực hiện các yêu cầu trên, tôi luôn dạy
tốt các tiết tập quan sát ( hoặc hướng dẫn các em quan sát trước ở nhà, ra các đề bài
nói đến đối tượng quan sát miêu tả gần gũi, học sinh có khả năng tiếp xúc. Có một
điều cần chú ý là khi hướng dẫn học sinh tập quan sát, tôi luôn khéo léo khêu gợi để
các em huy động vốn hiểu biết, khả năng liên tưởng cảm xúc và đặc biệt là vốn
ngôn ngữ để giúp cho việc quan sát tốt hơn.
Văn miêu tả lớp 5 khác nhiều so với văn miêu tả lớp 4, tả bút, tả cảnh ta có thể
vừa quan sát trực tiếp và tả…nhưng ở lớp 5 tả bà, tả mẹ, tả giờ ra chơi…thì phải sử
dụng hồi ức, phải huy động hiểu biết, nhận xét, cảm xúc đã có trong quá khứ để
miêu tả. Chính vì vậy tiết “ lập giàn bài” cũng rất quan trọng. Bài văn miêu tả tốt
khi hình ảnh sự vật được gợi lên trong tâm trí các em khá hoàn chỉnh.
Trong các tiết học này tôi luôn sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở: cô giáo có
dáng người như thế nào? nên dùng từ ngữ nào để miêu tả cho sát thực? Hoặc khi tả
bà: dáng người bà có giống dáng người cô giáo ở bài trước không? nên dùng từ ngữ
nào để miêu tả dáng người bà một cách chính xác và phù hợp nhất?
Nhưng cũng cần chú ý gợi cho học sinh thấy được những nét tiêu biểu, phù hợp
với từng đối tượng miêu tả. Và mỗi đặc điểm ấy có thể chọn nhiều từ ngữ khác
nhau để tránh sự lặp lại, giống nhau trong các bài làm.
Cứ như vậy, mặc dù tưởng tượng, các em vẫn có thể có đầy đủ các tư liệu chính
xác về đối tượng cần miêu tả. Những chi tiết cần ghi nhận được tại chỗ trước đó sẽ
trở lại với các em rõ ràng và gây ấn tượng.
5